Sáp nhập: Xã, phường nào ở Hà Nội đông dân và diện tích lớn nhất?
Theo phương án đề xuất sắp xếp xã, phường tại Hà Nội, xã Ba Vì có diện tích lớn nhất là 81,29 km2 và phường Hồng Hà dự kiến quy mô dân số lớn nhất hơn 126.000 người.
Sau hành trình đưa trái sầu riêng qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), chúng tôi liên lạc lại với những nông dân ở miệt vườn Cai Lậy (Tiền Giang) – những người đứng đầu trong chuỗi giá trị sầu riêng tỷ đô. Lúc này, mùa sầu trái vụ đã vào cao điểm thu hoạch.
Nông dân Huỳnh Công Danh ở ấp Phú Hòa (Cai Lậy, Tiền Giang) vui mừng thông báo, 80 cây sầu riêng trên 3 công đất cho gia đình thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Đây là doanh thu mơ ước với nhiều gia đình nông dân, nhưng để có được số tiền đó, ông Danh đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt mấy năm trời.
Ông Danh nhẩm tính công chăm sóc, lên luống, đắp đất, mua giống cây, thuốc, phân bón, điện, nước, … rồi cười: "Tính ra không được đáng kể, nhưng có lãi là vui rồi. Chỉ mong trời chiều lòng người, không nắng gắt, mưa nhiều, hạn mặn không xâm nhập".
Còn tại nhà bà Dũng ở xã Long Khánh, hàng chục công nhân tấp nập đi đi lại lại đẩy những xe rùa đầy ắp quả sầu qua cầu bê tông để chuyển lên xe tải. Một vụ mùa bội thu với gia đình bà Dũng.
Vào ngày nghỉ nên con gái bà Dũng cũng phụ giúp mẹ thu hoạch sầu riêng. Mỗi quả sầu có mẫu mã, cân nặng khác nhau sẽ được các thương lái phân loại sau. Còn tại vườn, bà Dũng bán giá 145 nghìn đồng/kg với loại A hoặc bán cả vườn (bán xô) giá 80 nghìn đồng/kg.
Với 4 công đất, gia đình bà Dũng ban đầu dự kiến thu hoạch khoảng 9 tấn sầu riêng trái vụ nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và việc chăm sóc cây chưa tốt nên sản lượng thực tế giảm nhiều. "Nhưng bán đổ xô, gia đình cũng lời khoảng 240 triệu đồng",
Theo bà Dũng, những năm gần đây hầu như toàn bộ người dân trong xã chuyển đổi nhiều loại cây trồng khác sang trồng sầu riêng bởi những năm gần đây quả sầu cho thu nhập cao, nhiều hộ dân nghèo có của ăn, của để, xây cất được nhà cao cửa rộng nên nhiều hộ dân khác đã làm theo.
Đầu mùa vụ, nông dân Trần Văn Nhật ở ấp Hiệp Ninh (xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tổ chức tiệc cùng bà con, bạn bè mừng sầu riêng được giá diễn ra từ cả tuần trước khi vườn được thu hoạch. Vườn sầu nhà ông được các thương lái nườm nượp vào hỏi mua. Cả vườn sau đó được chốt giá, với sầu Monthong loại A, ông Nhật bán được với giá 120 nghìn đồng/kg.
100 cây sầu riêng trên diện tích 5 công đất, năm nay ông thu hoạch lần đầu được 70 cây. Còn bên rìa quốc lộ, gia đình ông có một vườn nữa thu hoạch lần thứ hai. Trong lúc trò chuyện, ông Nhật vẫn nhận được thêm các cuộc gọi của thương lái hỏi mua vườn sầu. Mỗi người trả một giá khác nhau.
"70 cây dự kiến được khoảng 4 tấn, thu hơn 500 triệu đồng. Vì rụng nhiều quá, nếu không được nhiều hơn thế. Có những gia đình ở đây trồng lúc ra quả nhiều mà rụng hết cả vườn", ông Nhật nói.
Gần một tháng sau, khi tôi liên lạc lại, ông Nhật chia sẻ vườn sầu riêng bán được đúng như dự kiến. Sản lượng 4 tấn, thu về hơn 500 triệu đồng, trừ đi chi phí, ông Nhật có lời tiền trăm triệu.
Giá sầu riêng lên xuống thất thường, tùy vào chất lượng và mối lái trả giá. Ví dụ, sầu riêng Ri6 và Monthong mới hôm trước giá 110 nghìn đồng/kg, đến vài hôm sau thương lái chỉ trả 95 nghìn đồng/kg. Nhưng đến cuối vụ, sầu riêng đẹp, chất lượng tốt lại lên giá.
Những nông dân ở ấp Hiệp Ninh đa phần là thành viên của một HTX chuyên hoạt động dịch vụ trồng trọt, thu mua xuất khẩu sầu riêng tươi và đông lạnh. Nhưng theo ông Nhật, thành viên trong HTX giúp nhau kinh nghiệm trồng trọt, còn kết nối thu mua, nông dân chủ động làm. Thương lái đến vườn trả được giá có lãi, là bán.
Sau vụ thu hoạch, ông Tư ở ấp Phú Hưng (xã Phú Quý, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cũng vui nhưng không bằng những gia đình khác.
Năm nay quả sầu riêng nhà ông Tư không đạt sản lượng, chất lượng như mong muốn. Nhiều quả không đạt bởi quá bé, thương lái đến tận vườn cắt đều chê, đó là chưa kể đến chất lượng, có rất nhiều quả sầu riêng nhà ông Tư thương lái chỉ trả 40.000 đồng/kg bằng 1/3 so với thị trường.
"Nhưng năm gần đây lúc được mùa lúc thất thu, năm nay ít hơn năm ngoái đôi chút. Năm ngoái với 5 công đất được 11,8 tấn, năm nay 5 công đó chỉ được 9 tấn. Chi phí chăm sóc làm 5 công đất mất khoảng 240 triệu đồng. Nếu chăm sóc tốt thì mỗi công đất lãi khoảng 250 triệu đồng, còn chăm sóc không tốt được lãi khoảng 170 triệu đồng" - ông nông dân nhẩm tính.
Sản lượng giảm nhưng ông Tư vẫn cười xòa, bởi năm ngoái trồng được nhiều giá chỉ có 70 nghìn đồng/kg đã có lời vài trăm triệu. Năm nay, giá cao nên lãi còn nhiều hơn năm ngoái. "Có năm được, có năm thất, trồng sầu thu nhập hơn trồng lúa, trồng mít, đủ tiền sinh hoạt gia đình, cho con cái ăn học và mình thì ăn nhậu nữa chớ", ông Tư cười vui.
Năm qua, nông dân trồng sầu riêng ở ĐBSCL, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số khu vực khác đã góp công, góp sức để sản lượng sầu riêng cả nước đạt 1,2 triệu tấn (tăng 39% so với năm 2022), đưa loại quả này thành trái cây chủ lực trong xuất khẩu với giá trị ước đạt 2,3 tỷ đô la.
Trong giấc mơ triệu phú sầu riêng, vẫn có những tiếng nấc nghẹn và lo lắng suy tư của người nông dân. Chúng tôi đến cù lao Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang), một trong những địa bàn sản xuất sầu riêng chuyên canh nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang. Vượt qua nỗi đau do hạn mặn cách đây gần 3 năm, màu xanh của những cây sầu riêng đang trở lại với cù lao này.
Ông Nguyễn Hoàng Phong cả đời gắn bó với cù lao Tân Phong. Quả sầu riêng từng giúp ông và nhiều gia đình ông dân khác ở cù lao này đổi đời. Ông cũng từng là "triệu phú sầu riêng", nhưng giờ gần như tay trắng, phải gây dựng lại từ đầu.
Ông Phong bảo: "Trước đây, mỗi năm nhà tôi thu hoạch khoảng 6 tấn sầu riêng, thu nhập khoảng 600 triệu đồng".
Ấy thế, mùa hạn mặn 2021, hơn 100 cây sầu riêng đã được thu hoạch có biểu hiện khác lạ. Lá vàng, vỏ cây đổi màu, quả héo khi chưa đầy một tháng nữa đến vụ thu hoạch. Điều không mong muốn nhất đã xảy đến, vườn cây bị nước mặn xâm nhập.
Những con đường, cây cầu bắc qua kênh được xây dựng kiên cố, giúp bà con vận chuyển sầu riêng đi bán dễ dàng ở ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Ông Phong cùng gia đình thuê cả sà lan chở nước ngọt để chữa nhưng không cứu được cây. Ông nông dân khóc không ra nước mắt khi phải thuê người về cưa bỏ những cây bị hỏng. "Từ mỗi năm thu nhập mấy trăm triệu đồng trở về tay trắng, hàng trăm triệu đồng tiêu tan theo đợt hạn mặn", ông Phong nói. Nỗi đau ngày đó còn nhân đôi khi ông Phong và nhiều hộ dân khác ở Tân Phong cùng nhau đi mua giống mít Thái về trồng thay thế, nhưng giống cây không tốt, mấy năm chưa ra trái.
Năm nay, ông Phong quyết định cải tạo đất, trở lại với giấc mơ sầu riêng. Ông Phong kỳ vọng, nếu kiên trì cải tạo đất bị nhiễm mặn vẫn có thể trồng lại được sầu riêng, vài năm nữa có thu nhập.
"Giờ không trồng sầu riêng biết trồng cây gì, giá cả hiện nay không có cây nào hấp dẫn bằng cây sầu riêng cả. Chết tới đâu trồng tới đó, chứ giờ biết làm sao? – ông Phong ngẩng mặt lên nhìn trời, vừa hỏi.
Sống cùng cù lao với ông Phong, ông Hà Quốc Quân, là giáo viên, khi thấy bà con ăn nên làm ra nhờ sầu riêng cũng tham gia để có cơ hội thành triệu phú sầu riêng. Nhưng vào đợt hạn mặn 2020 - 2021, 200 cây sầu riêng ông trồng đã "chết đứng" toàn bộ bởi hạn mặn.
"Cây chết, cuộc sống khó khăn, đứa con đang học đại học đã nghĩ đến bỏ dở giữa chừng. Tôi phải nhờ hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng Agribank 50 triệu đồng mới có tiền trang trải" – ông Quân nhớ lại.
Ông Quân đã trồng lại sầu riêng trên diện tích cây chết từ 3 năm trước, với những nỗi lo thắc thỏm: "Gần đây thấy thông báo hạn mặn sắp đến, chính quyền cũng đã bàn cách ngăn mặn, không biết số cây sầu riêng đang tuổi phát triển có đủ sức chống chọi với thiên tai, hạn mặn hay không".
Những hộ gia đình ở Tân Phong, Ngũ Hiệp từng mất trắng vì sầu riêng, từng bước vực dậy với niềm tin vào loại trái cây đang đứng đầu bảng xuất khẩu của Việt Nam. Đối mặt với rủi ro, bà con vẫn sẵn sàng khai tử các loại cây trồng khác như mít, dừa, xoài, chanh để đưa sầu riêng tỷ đô vào thế chỗ.
Sầu riêng được mở rộng diện tích mỗi ngày, người nông dân bất chấp rủi ro để trồng loại cây "vua xuất khẩu" ở những khu vực dễ chịu tổn thương bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NNPTNT, dự kiến năm 2024 diện tích trồng sầu riêng sẽ tăng 130 nghìn ha, sản lượng đạt 1,2 triệu tấn. Để đạt được các mục tiêu sản lượng, chất lượng rau quả, Bộ NNPTNT yêu cầu tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, nguồn nước, khí tượng thủy văn;triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, không để thiếu nước cho sinh hoạt và ảnh hưởng tới sản xuất.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, người từng có nhiều năm nghiên cứu về cây sầu riêng cho biết, cây sầu riêng mới phát triển và phát triển nóng và chưa có quy hoạch một cách hợp lý. Hiện tại chủ yếu là các địa phương có khuyến cáo riêng đến bà con nông dân.
Theo TS Phan Việt Hà, hiện nay điện tích sầu riêng trên cả nước khá lớn, riêng khu vực Tây Nguyên khoảng 50.000 ha, nếu diện tích này ổn định, người dân chăm sóc tốt một năm có thể sản xuất ra được triệu tấn sầu riêng, nếu so cán cân nhu cầu của Trung Quốc là lượng 1 triệu tấn này là rất nhỏ.
"Để thu hoạch được một triệu tấn sầu riêng trong vòng 3 tháng rất khó, kể cả một vài doanh nghiệp đã đầu tư kho lạnh, phải dự trữ lượng lớn hơn nhiều, đó là điều phải xem xét" – TS Phan Việt Hà lo lắng.
Hiện nay một số nơi trồng sầu riêng không phải giống sầu riêng xuất khẩu và một số vùng trồng xen canh không có mã số vùng trồng cũng rất khó xuất khẩu, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Khi quả sầu riêng được giá, bà con đã "bóc lột" cây để lại nhiều quả, sử dụng nhiều phân hóa học, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết cũng là ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của quả sầu riêng xuất khẩu.
Thêm nữa, phát triển sầu riê