Vòng 19 LPBank V.League 2024/25: 1 điểm quý giá cho đội bóng sông Hàn
Vòng 19 LPBank V.League 2024/25 đã diễn ra với sự chú ý được dồn vào cặp đấu giữa SHB Đà Nẵng và Thép xanh Nam Định.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thưa ông, một báo cáo mới đây của Nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam do VCCI công bố mới đây đã đưa ra nhận định, nếu cứ ôm mãi cây lúa, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chậm phát triển. Nhóm chuyên gia đã đề xuất giảm diện tích lúa và theo tính toán, đến năm 2030 sẽ giảm 1 triệu ha. Đề xuất này cũng khiến nhiều người đặt ra lo ngại về vấn đề an ninh lương thực. Ông có thể cho biết quan điểm về vấn đề này?
- Câu hỏi giữ hay giảm đất lúa là bài toán mà chúng ta cần giải bằng được. Thứ nhất, lúa gạo là lợi thế của đất nước Việt Nam, trong tương lai lúa gạo chắc chắn sẽ tăng giá. Với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, diện tích trồng lúa trên thế giới ngày càng bị thu hẹp lại, kể cả vùng ĐBSCL diện tích trồng lúa cũng giảm dần bởi tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn tăng lên, nguồn nước ngọt hạn chế, chắc chắn thị trường lúa gạo thế giới sẽ hẹp dần.
So với các loại lương thực khác, thị trường buôn bán lúa gạo thế giới rất mỏng manh, và với tình hình như vừa nói, giá lúa gạo thế giới sẽ tăng. Câu chuyện về an ninh lương thực, an ninh lúa gạo là rõ ràng.
Nhưng ở khía cạnh thứ 2, không riêng gì Việt Nam mà các nước sản xuất lúa gạo ở Đông Nam Á nói chung như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, hay vùng Nam Á như Ấn Độ, người nông dân trồng lúa hoặc là người nghèo, hoặc thu nhập không cao. Rất ít trang trại sản xuất lúa gạo lớn, chủ yếu là nông dân sản xuất nhỏ.
Trong khi với quy mô diện tích trồng lúa trên bình quân đầu người của Việt Nam vào loại nhỏ nhất thế giới hiện nay thì dù có tăng vụ, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế đem lại cũng không cao được.
TS. Đặng Kim Sơn, chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: T.L
Cho nên để đảm bảo nông dân trồng lúa có lợi nhuận ít nhất 30% như mục tiêu chúng ta đã đề ra là rất khó. Nhưng ngay cả khi đạt được 30% đó, thì thu nhập từ lúa gạo đem lại cho người nông dân cũng không đáng kể vì mảnh đất quá nhỏ.
Điểm thứ ba, là ở những vùng trồng lúa chuyên canh theo chủ trương họ phải giữ đất lúa, nên việc chuyển đổi sang cây trồng vật nuôi khác có năng suất hiệu quả kinh tế cao hơn gặp rất nhiều khó khăn. Đáng nói đây lại là các tỉnh thuần nông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những vùng này thường gặp bất lợi, dẫn đến GDP của các tỉnh này bị hạn chế. Do đó, vùng trồng lúa là vùng không giàu.
Về mặt kinh tế thị trường không bền vững, vì vậy mà bà con có xu hướng chuyển đất lúa sang sản xuất cây trồng vật nuôi khác. Hoặc bỏ đất lúa để đi nơi khác làm ăn.
Ở một số địa phương trồng lúa đang có xu hướng khai báo sai diện tích, không chủ động, không tích cực bảo vệ đất lúa. Thực tế hiện nay, nếu kiểm kê số liệu và bản đồ đo bằng vệ tinh thì số liệu sẽ khác nhiều so với báo cáo thống kê.
Vậy theo ông, bây giờ phải giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?
- Trước hết, phải thấy rõ giữa nhu cầu an ninh lương thực và thực tế xung quanh cây lúa đang có mâu thuẫn. Đặc điểm cây lúa không phải là nông sản thông thường. Trên thị trường lúa gạo, phản ứng giữa cung và cầu không thể hiện bằng giá cả, bởi trong giá lúa gạo đang bị nhiễu loạn bởi rất nhiều chính sách.
Ở các nước phải nhập khẩu gạo, họ trợ cấp rất nhiều để người dân được ăn gạo rẻ. Đồng thời ở những nước này, họ cũng trợ cấp rất mạnh để người sản xuất của họ có lời. Ví dụ như Thái Lan, hay các nước nhập khẩu gạo như Nhật Bản, Philippines, họ đều có chính sách trợ cấp rất nhiều cho người tiêu dùng.
Đó là thực tế mà chúng ta phải thừa nhận hạt gạo có sức mạnh "mềm".
Nếu chúng ta nhìn ở góc độ chính trị, hạt gạo có vai trò chính trị thì chúng ta sẽ phải tính đến chuyện trợ cấp, đầu tư cho các tỉnh và cho nông dân trồng lúa. Còn nếu không đảm bảo được, ngân sách không cho phép, hay cán cân thương mại không cho phép thì chúng ta sẽ phải chấp nhận sự thật: Điều chỉnh đất lúa theo cơ chế thị trường.
Bởi khi giảm bớt đất lúa, lập tức giá lúa gạo sẽ tăng, đem lại lợi nhuận đáng kể hơn cho người trồng lúa.
Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu làm khả năng sản xuất lúa và sinh kế của người dân ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong ảnh, diện tích lúa của người dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre bị thiệt hại do hạn mặn gây ra vào năm 2016. Ảnh: Huỳnh Xây
Ở vùng ĐBSCL, cơ cấu nông nghiệp trước đây số 1 là lúa gạo, rồi mới đến thuỷ sản - trái cây, nhưng theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, cơ cấu nông nghiệp vùng được xác định chuyển đổi sang thủy sản - trái cây - lúa gạo. Phải chăng điều này đang mâu thuẫn với Nghị quyết của Quốc hội về việc giữ 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, thưa ông?
- Ngoài việc giữ đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực, chúng ta còn có một số mục tiêu khác, đó là Nghị quyết 120 của Chính phủ về việc phát triển triển bền vững ĐBSCL theo hướng thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết này lại khuyến khích phát triển đa dạng hoá vùng ĐBSCL, biến cái bất lợi thành lợi thế, chuyển sang sản xuất thuỷ sản, hay trồng cây ăn trái.
Ở đây, lại phải quay về câu chuyện an ninh lương thực. Ngoài khía cạnh sản xuất đủ lúa gạo, thì còn vấn đề khác là người dân cũng phải có đủ thu nhập để mua lương thực. Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới không phải thiếu lương thực, mà vì nông dân nghèo không có tiền mua lương thực. Trong khi ở Việt Nam hiện nay, chúng ta luôn thừa lương thực. Ngay cả khi thu hẹp diện tích hơn so với con số 3,5 triệu ha thì vẫn sẽ có đủ lương thực.
Hiện bình quân mỗi năm Việt Nam đang xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo, chúng ta hoàn toàn có thể thu hẹp sản lượng xuất khẩu còn khoảng 3-4 triệu tấn. Như thế giá lúa gạo sẽ tăng lên. Kể cả khi các tỉnh ven biển bị xâm nhập mặn thì vùng lõi của vựa lúa ĐBSCL là Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ sẽ vẫn có khả năng đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. Khi cần, nhưng vùng này có thể sản xuất 2-3 vụ lúa/năm với năng suất rất cao.
Một điểm nữa là, khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu về lương thực nói chung và lúa gạo sẽ giảm đi. Mấy chục năm qua, tiêu dùng gạo trên bình quân đầu người của Việt Nam giảm dần, nhưng con số này vẫn đang cao hơn so với mức tiêu dùng của Thái Lan, và cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế phát triển có sử dụng gạo như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
Tóm lại, trong tương lai người dân Việt Nam sẽ tiếp tục ăn gạo ít đi. Như vậy, vấn đề an ninh lương thực trong tương lai sẽ tiếp tục được đảm bảo. Chuyện cần đặt ra bây giờ, là sử dụng đất lúa như thế nào để vừa đem lại hiệu quả cho người dân, vừa giảm bớt sức ép về môi trường?
Lúa là 1 trong số những cây trồng sử dụng rất nhiều đất, nhiều nước, nhiều lao động. Với trình độ kỹ thuật sản xuất hiện nay của chúng ta, thì lúa gạo là 1 trong những nguồn phát thải khí carbon lớn. Đó là vấn đề mà chúng ta phải tính toán nhằm cải thiện sức ép lên môi trường trong tương lai.
Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa. Ảnh: I.T
Như ông vừa phân tích, thì có nghĩa quan điểm của ông là ủng hộ việc giảm đất lúa?
- Rõ ràng rồi. Như tôi đã nói, hiện nay an ninh lương thực chúng ta đã đảm bảo. Cái chúng ta cần hiện nay là thu nhập, đa dạng, thích nghi trong sản xuất, giảm bớt sức ép về môi trường. Nếu chúng ta phát huy được sức mạnh mềm của đất nước về mặt chính trị, quốc phòng, phát huy được sức mạnh của lúa gạo theo khía cạnh đa dạng chế biến để tận dụng được hết phế phụ phẩm của nó như rơm rạ, vỏ trấu, dầu cám...; nếu tận dụng được sức mạnh về các loại gạo chất lượng cao, hay chế biến thành bún, bánh, chứ không chỉ ăn cơm như hiện nay thì ngành lúa gạo sẽ đi lên một hướng mới khác hẳn.
Tôi cho rằng, cần nhìn an ninh lương thực một cách đa dạng hơn. An ninh lương thực không chỉ là có đủ dinh dưỡng từ tinh bột mà còn từ các giá trị dinh dưỡng khác do thu nhập tăng, từ giá trị dinh dưỡng do các loại giống mới đem lại.
Hiện nay, chúng ta đã có những giống lúa chất lượng cao, giúp giảm hàm lượng đường; hay một số loại gạo được chế biến thành các loại thực phẩm chức năng... Những điều đó sẽ làm thay đổi chất lượng của an ninh lương thực.
Theo tôi, cần phải thay đổi cách suy nghĩ về an ninh lương thực và chính vì thế, việc giữ cứng một diện tích đất trồng lúa là sẽ không thực tế.
Vậy theo ông, với những diện tích đất lúa kém hiệu quả, khi chuyển đổi thì cần phải được kiểm soát như thế nào để đất đó có thể quay trở lại trồng lúa khi cần, tránh bị sử dụng sai mục đích, hoặc phục vụ cho một nhóm lợi ích khác?
- Để sử dụng đất lúa theo hướng đa dạng hơn mà vẫn đảm bảo được an ninh lương thực, theo tôi phải luôn luôn chú ý tới việc đảm bảo quyền lợi của người nông dân. Đất đai là sinh kế quan trọng của bà con, là tài sản chính của gia đình người nông dân. Khi chuyển đổi đất lúa, rõ ràng đòi hỏi cần có kỹ thuật mới, nguồn vốn tích luỹ đáng kể để phục vụ quy mô sản xuất lớn hơn, đòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng...
Các vấn đề này đều tác động lớn đến đời sống người nông dân, cho nên các chính sách ban hành phải rất toàn diện.
Nói cách khác, là khi chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, thì vai trò của người nông dân phải là trọng tâm.
Xin cảm ơn ông!
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Vòng 19 LPBank V.League 2024/25 đã diễn ra với sự chú ý được dồn vào cặp đấu giữa SHB Đà Nẵng và Thép xanh Nam Định.
Các chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc mới đây đánh dấu một cột mốc quan trọng khi cất cánh từ căn cứ không quân Ai Cập vào giữa tháng 4/2025 trong cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Không quân 2 nước mang tên “Đại bàng của nền văn minh 2025”.
Địa đạo Củ Chi được tái hiện hoành tráng trên sân khấu Chương trình "Đất nước trọn niềm vui" diễn ra tối 20/4 tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Trong một động thái táo bạo làm rúng động chính trường châu Âu, ông Andriy Melnyk – đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc, đồng thời là cựu Đại sứ Ukraine tại Đức – đã kêu gọi ông Friedrich Merz, Thủ tướng tương lai của Đức cung cấp cho Kiev 115 máy bay, 100 xe tăng Leopard và 98 tỷ USD viện trợ.
Sáng 20/4 tại Hà Nội, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã có buổi trò chuyện với chủ đề “Lắng nghe Bụt bước giữa đời: Thơ Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Theo thông tin tình báo từ nhóm du kích Ukraine Atesh ngày 20/4, các gia đình của nhiều sĩ quan cấp cao thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đang lũ lượt rời khỏi bán đảo Crimea trong những tuần gần đây, trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về các cuộc tấn công từ Ukraine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần phải làm việc trên tinh thần thần tốc, táo bạo để chậm nhất đến ngày 19/12 là phải khánh thành còn sớm hơn thì tốt; đồng thời, chỉ đạo phải làm trạm dừng nghỉ khi đi kiểm tra tình hình triển khai Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Công an tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và lập biên bản xử lý với 2 trường hợp đăng tải bình luận tiêu cực trên mạng xã hộitin mới; thông tin mới vụ cán bộ công an hy sinh khi bắt tội phạm ma túy ở Quảng Ninh.
Hà Nội FC và ĐT Việt Nam đón tin vui từ 'gà son'; tiền vệ người Lào hâm mộ Man City; HLV Ancelotti có nguy cơ bị sa thải nếu Real thua Bilbao; Payet bị cáo buộc bạo hành bạn gái cũ; cựu sao Liverpool suýt qua đời vì bệnh tật.
Thiếu tướng Yuriy Shchyhol thuộc Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) vừa tiết lộ nhiều bí mật về các cuộc tấn công thành công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Phát biểu trong Chương trình Về nguồn tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên, nhà báo Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng nhà báo đương đại phải đối mặt với bão thông tin hỗn loạn từ mạng xã hội.
Trong tháng 5, 3 con giáp này thuận buồm xuôi gió, làm gì cũng thành công, không chỉ là người chiến thắng mà còn là bậc thầy về hạnh phúc.
Hành khách đi máy bay có thể sử dụng căn cước công dân gắn chip hoặc định danh điện tử VNeID để làm thủ tục tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất giúp tiết kiệm thời gian, từ đó giải tỏa áp lực ùn tắc.
Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không chỉ phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu mà còn phải chịu đựng những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. Những hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn tác động sâu sắc đến công tác giảm nghèo đa chiều, một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta.
Mạng xã hội lan truyền nhiều clip, thông tin về vụ việc nữ hành khách tố bị đối tác tài xế hãng TADA sờ đùi, quấy rối tình dục khi đi xe.
Trước vụ việc triệt phá đường dây thuốc giả “khủng” hàng trăm tỷ ở Thanh Hoá gây xôn xao dư luận, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân tra cứu thuốc tại trang chính thức để phân biệt thật - giả trước khi mua.
Thông qua việc giao đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới, mang nguồn lực từ bên ngoài vào, nhiều xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Xây dựng nông thôn mới Bình Phước còn là việc phát huy bản sắc văn hóa tộc người. Ngoài tiếng cồng, chiêng thì những âm thanh trầm bổng, du dương của nhạc cụ đàn tre, kèn lá đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của cộng đồng người dân tộc thiểu số S’tiêng, trên đất Bình Phước, bao đời nay. Nhưng nay, đàn tre, kèn lá trước nguy cơ bị mai một.
Chính quyền Nga và Ukraine lên tiếng cáo buộc nhau vẫn tiếp tục tiến hành hàng trăm cuộc tấn công bất chấp Tổng thống Putin tuyên bố ngừng bắn vào dịp lễ Phục sinh.
Bình tuyển những con hươu đực giống đảm bảo chất lượng do Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai có ý nghĩa quan trọng góp phần cấp con giống chất lượng, uy tín. Từ đó sàng lọc những con hươu đã thoái hóa, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để làm giống, tạo ra được thế hệ hươu con đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhung.
Trong suốt 13 năm gắn bó với công tác hội và phong trào nông dân, anh Dương Hữu Bão, Chủ tịch Hội Nông dân xã miền núi Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực tuyên truyền, tìm nhiều mô hình hiệu quả nhằm giúp đồng bào dân tộc Tày ở địa phương giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Bức tượng bằng đồng khắc hoạ hình ảnh người đàn ông gánh phở rong đã thu hút đông đảo du khách tham quan đến chụp ảnh, checkin tại Festival phở 2025, diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Nhóm ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, Ngân hàng Hợp tác xã và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2025.
Long mạch là khái niệm trong phong thủy học của Trung Quốc. Người xưa tin rằng các mạch núi ẩn chứa khí thiêng và sẽ tụ ở một điểm nào đó gọi là long huyệt. Nếu chôn cất tổ tiên vào long huyệt theo đúng phép tắc thì con cháu sẽ được phù hộ thịnh vượng và cao nhất là phát đế phát vương.
Là một trong những nghệ sĩ gạo cội tham gia dự án "Lật mặt 8" của Lý Hải, NSƯT Tuyết Thu đã có những chia sẻ về kỳ vọng của mình với vai diễn trong phim. Dịp này, chị đã có những trải lòng về chuyện đời, chuyện nghề với khán giả.
Hàng nghìn người dân đã xuống đường biểu tình tại Washington và nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ nhằm phản đối các chính sách của Tổng thống Donald Trump.
Sau khi được ban lãnh đạo và các cầu thủ của CLB B.Bình Dương thuyết phục, HLV Nguyễn Công Mạnh đã thay đổi quyết định và tiếp tục gắn bó với đội bóng đất thủ.
Trong quá trình lưu thông, xe máy do người phụ nữ cầm lái đã va quẹt với xe 16 chỗ, sau đó, người này chặn xe 16 chỗ để “nói chuyện”.
Vụ đông xuân 2024-2025, hai giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt ĐB18 và VNR10 của Vinaseed được nông dân Đà Nẵng đánh giá là những giống hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật, vượt lên trên mọi điều kiện ngoại cảnh, phát triển tốt cho ra những bông lúa trĩu hạt, năng suất cao.