Ông Võ Tấn Bảo - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới cho biết: Toàn xã Tịnh Thới có 1.144ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng xoài chiếm gần 1.100ha, lớn thứ 2 về diện tích trồng xoài trong tỉnh Đồng Tháp; sản lượng xoài cung ứng cho thị trường hằng năm lên đến trên 10.000 tấn xoài các loại. Trong đó, diện tích sản xuất của HTX là 150ha; sản lượng hàng năm gần 2.000 tấn.
"Do sản lượng lớn, thị trường trong nước không thể tiêu thụ hết, nên việc tổ chức sản xuất như thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu là một trong những vấn đề quan trọng"- ông Bảo nói.
Theo Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới: Từ khi thành lập, HTX phối hợp với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam triển khai 42ha sản xuất xoài đủ điều kiện xuất khẩu (tiêu chuẩn VietGAP) phục vụ các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nga, Hà Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Ngoài ra, đơn vị phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Cao Lãnh thực hiện mô hình xoài rải vụ với diện tích hàng trăm héc ta; liên kết với nhiều công ty sản xuất, cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học cung cấp cho thành viên trả trong 4 tháng không tính lãi. HTX còn liên kết với Trường Ðại học Cần Thơ thực hiện mô hình sản xuất xoài theo hướng bền vững thích ứng biến đổi khí hậu gắn với hợp đồng tiêu thụ, với diện tích gần 150ha.
HTX đã phối hợp triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài theo hướng hữu cơ cho tất cả thành viên HTX, với 100% thành viên áp dụng theo quy trình VietGAP, an toàn. Tuy nhiên khó khăn nhất trong việc sản xuất xoài theo hướng hữu cơ là thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học sang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong xử lý sâu bệnh.
Chính vì thế, để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng HTX đã ký hợp đồng trực tiếp với một doanh nghiệp ở Việt Nam trong cung ứng các loại chế phẩm, thuốc BVTV sinh học trong quy trình sản xuất xoài của HTX.
Vùng sản xuất xoài của HTX được xác định là vùng đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu. HTX Tịnh Thới cũng là đơn vị cung ứng xuất lô xoài đầu tiên sang thị trường châu Âu. 100% diện tích xoài của HTX được cấp mã vùng trồng truy xuất nguồn gốc và được sử dụng chỉ dẫn địa lý xoài Cao Lãnh.
Thành viên HTX Tịnh Thới phấn khởi khi mới đầu năm, xoài đã được doanh nghiệp thu mua để xuất sang châu Âu. Ảnh: Huyền Trang
Ông Bảo phấn khởi cho biết: Nỗ lực của HTX đến nay đã có những kết quả cụ thể. Khi cửa khẩu xuất sang Trung Quốc đang bị ùn tắc, năm 2021, HTX đã thực hiện liên kết để xuất khẩu xoài sang Mỹ, Malaysia và gần đây là sang thị trường châu Âu.
Tháng 2/2022, 3 tấn xoài Cát Chu Cao Lãnh do HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới sản xuất và kết hợp cùng một doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp xuất sang thị trường châu Âu. Mức giá xuất khẩu xoài là 11-13 EUR/kg, còn mức giá bán xoài tại các siêu thị châu Âu là 18 EUR/kg.
Nông dân Sơn La liên kết trồng xoài. Ảnh: N.Chương
"Lô xoài 3 tấn dù không lớn nhưng đó là lô hàng đầu tiên của năm 2022. Ðặc biệt, qua lần liên kết xuất khẩu này, HTX Tịnh Thới chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng thị trường cho sản phẩm đặc trưng của địa phương, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Và đây cũng là định hướng của HTX ngay từ khi thành lập" - ông Bảo phấn khởi cho biết.
Chia sẻ kinh nghiệm, Giám đốc HTX Võ Tấn Bảo cho biết: Để xuất khẩu được sang châu Âu, HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới phải thay đổi mô hình sản xuất từ đơn lẻ sang ứng dụng khoa học công nghệ và liên kết với doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi. HTX cũng xúc tiến, tìm kiếm thị trường để giải quyết đầu ra cho trái xoài.
Ðể tiếp tục hỗ trợ các thành viên liên kết sản xuất và tiêu thụ, thời gian tới, HTX sẽ phối hợp với UBND xã xây dựng thêm nhà sơ chế đóng gói và trụ sở HTX để thuận tiện trong việc liên kết tiêu thụ. Ðồng thời xúc tiến quảng bá hình ảnh HTX và sản phẩm của HTX thông qua website của đơn vị; trồng xoài hướng hữu cơ. Phối hợp với ngành chức năng thực hiện cấp mã vùng trồng xoài 174ha và chuẩn bị cấp mã số cơ sở đóng gói để tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ.
Tiếp tục thỏa thuận ký hợp đồng liên kết tiêu thụ xoài với nhiều doanh nghiệp đang thực hiện trên địa bàn. Tập trung nghiên cứu thị trường, áp dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm chế biến sâu từ trái xoài.
Đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Bắc Sơn triển khai mô hình "Nuôi tắc kè hoa theo hướng bán chăn thả" tại xã Bắc Quỳnh, Chiến Thắng với mục tiêu giúp người dân phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, đồng thời góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm...
Hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm đến 83%, doanh số chỉ đạt 27 triệu USD. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan đã gia tăng thị phần lên 62,3%, so với mức 36,9% cùng kỳ năm trước, vượt Việt Nam giành lại vị trí đầu bảng.
Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico - mã: ANV) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Doanh thu thuần của Nam Việt tăng 9% lên hơn 1.100 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gấp đôi cùng kỳ ở mức trên 20%, thu về 132 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao gấp gần 8 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Những vườn quýt hồng, đặc sản của huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã hồi sinh trở lại sau khi bà con áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm.
Sau chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương về việc đặt tên xã, phường mới gắn với địa danh, lịch sử, văn hóa, nhiều huyện ở Hải Dương đã dự kiến những cái tên mới cho các xã sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
Vườn cây cổ thụ-cây thanh trà ở ấp 4, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai của gia đình ông Nguyễn Hiệp và bà Trần Thị Nga. Vườn có 31 gốc cây cổ thụ đều trên hơn 30 năm tuổi. Những cây thanh trà cổ thụ này có tán cây xòe rộng, gốc cây to, bám đầy rong rêu.
Sáp nhập tỉnh Gia Lai, Bình Định sẽ ra một tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích. Tỉnh Gia Lai mạnh về nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, năng lượng tái tạo thì Bình Định lại nổi trội ở công nghiệp, dịch vụ, cảng biển và du lịch.
Dương Kinh ở Hải Phòng được xem là một trong các kinh đô của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, di tích kinh đô Dương Kinh nhà Mạc thuộc địa phận xã Kiến Hưng của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Thoại Ngọc Hầu (1761–1829) quê Quảng Nam, bậc khai quốc công thần triều Nguyễn, được biết đến không chỉ là một danh tướng kiệt xuất, nhà ngoại giao tài ba, mà còn là một nhà doanh điền xuất sắc được người dân Tây Nam Bộ tôn kính. Hai công trình có giá trị vô cùng to lớn thể hiện công lao của ông là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế.
Hiện nay, cả nước đang quan tâm đến đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, đặc biệt là việc sáp nhập xã và đặt tên đơn vị hành chính sau sáp nhập. Nhân đây xin khái quát quang cảnh chung về làng xã ở Thái Bình xưa và nay.
Biển Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon không đâu sánh bằng. Tuy nhiên không thể không kể đến cá bồng bồng - loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị, nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách sẽ khó có thể cưỡng được vị thơm ngon mà loại cá này mang lại.