Chiều ngày 16/4, thầy trò nhà trường được chứng kiến khoảnh khắc đặc biệt của Lễ khánh thành “Điểm trường mơ ước" bản Nậm Vì. Thời khắc ấy bản nghèo như được thắp lên một nguồn sáng mới, ánh sáng của niềm hy vọng rằng trong tương lai không xa, cuộc sống nơi đây sẽ khởi sắc và vươn lên mạnh mẽ như chính sự hồi sinh của sức mạnh truyền thống Điện Biên lịch sử sau những trận đánh ác liệt trong chiến tranh.
Là người chứng kiến công trình đặt những viên gạch đầu tiên, anh Lù A Dia (SN 1978, bản Nậm Vì) đã chuẩn bị bộ quần áo đẹp nhất cùng con trai là cháu Lù A Thắng (SN 2016) đến trường trong ngày khánh thành. Nhìn con vui vẻ anh Dia cũng cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. Lần đầu trong đời, anh Dia được tham gia buổi lễ khánh thành trang trọng như vậy.
Hai phòng học được xây dựng với tâm huyết và trách nhiệm của Báo NTNN cùng nhà tài trợ dành cho thế hệ trẻ với mong muốn đem lại cho các em một không gian học tập an toàn và khang trang hơn.
Qua khung cửa sổ, gian phòng như bừng sáng để đón những tia nắng cuối Xuân. Chẳng bao lâu nữa, không gian này sẽ được lấp đầy bởi những tiếng ê a học chữ, những bài ca giờ âm nhạc của cô trò.
Với niềm vui háo hức ngập tràn, Lù A Thắng (học sinh lớp 2) bước vào trong lớp học mới, đôi chân trần của em vẫn còn bỡ ngỡ bước đi trên nền nhà ốp đá hoa mát lạnh, thật khác với nền đất gồ ghề của lớp học trước đây. Đôi mắt cậu học trò nhỏ long lanh ngắm nhìn từng góc trong căn phòng còn thơm mùi sơn mới, đây là lần đầu tiên em được thấy một lớp học đẹp như lời kể của các thầy cô. Em bất giác thốt lên: “Phòng này đẹp hơn phòng cũ, em muốn học ở đây”.
Cùng con trai ngắm nhìn dãy phòng học mới được xây dựng kiên cố anh Dia thấy thật sự hạnh phúc. Vậy là từ nay, giấc mơ của anh, của con, và của người dân bản đã được thực hiện.
Điểm trường bản Nậm Vì thuộc Trường PTDTBT TH Chung Chải 2, là nơi học tập của 40 em học sinh lớp 1 và 2; tất cả các em đều là người dân tộc Mông. Trước khi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Báo NTNN và các mạnh thường quân thì nơi đây là một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện Mường Nhé nói riêng và của tỉnh Điện Biên nói chung.
Lớp học được dựng tạm từ những nguyên liệu sẵn có và thô sơ nhất như: Cửa tre, nền nhà đất, vách tường đất, mái tôn mỏng. Trải qua thời gian dài sử dụng, cơ sở vật chất của điểm trường đều đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến an toàn của thầy và trò khi đến lớp.
Dù cơ sở vật chất của điểm trường không đảm bảo an toàn cho các bạn nhỏ khi đi học, thế nhưng để không bị cái nghèo giới hạn đi ước mơ của mình, hàng ngày thầy Sinh và các em vẫn phải vật lộn với cái nóng như đổ lửa mùa hè, cái rét thấu xương của mùa đông cùng sự bụi bẩn ngày nắng, sình lầy ngày mưa. Dẫu vậy, ước mơ thoát nghèo vẫn là một giấc mơ xa vời với thầy trò và cả những người dân nơi đây. Số hộ nghèo chiếm tới 85% trên tổng số 100 hộ dân của bản, rất khó khăn cho việc triển khai công tác vận động xã hội hoá.
Ông Pờ Xè Chừ - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Chung Chải hạnh phúc phát biểu tại buổi lễ chia sẻ: “Thôn Nậm Vì là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Chung Chải với 85% hộ dân thuộc hộ nghèo. Chúng tôi rất hạnh phúc vì được Báo NTNN/Điện tử Dân Việt, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Công ty TNHH Thanh Thuý (Tỉnh Điện Biên) và các nhà hảo tâm đã quan tâm hỗ trợ, xây dựng "Điểm trường mơ ước" bản Nậm Vì. Tôi mong rằng, sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các đơn vị, các cấp chính quyền địa phương để xã từng bước tháo gỡ những khó khăn".
“Điểm trường mơ ước" bản Nậm Vì được Báo NTNN/Điện tử Dân Việt phối hợp cùng Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) và Công ty TNHH Thanh Thuý (tỉnh Điện Biên) tài trợ xây dựng với 2 phòng học trên diện tích hơn 130m2. Được biết, công trình sẽ được đưa vào hoạt động trong năm học 2024 - 2025 với hai khối lớp 1 và 2, là nơi chắp cánh ước mơ cho các em học sinh và cả người dân nơi đây.
Theo chia sẻ của thầy Trịnh Văn Lập – Bí thư chi bộ - Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường, điểm trường mới không chỉ là món quà đặc biệt dành cho thầy và trò, mà còn thắp lên niềm hy vọng nơi bản nghèo. Với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp còn rất hạn chế, vì vậy một môi trường giáo dục chuẩn là điều vô cùng ý nghĩa và thiết thực. Mái trường sạch, đẹp, an toàn sẽ giúp cho phụ huynh yên tâm đưa con đến trường, gửi gắm ước mơ của các con về một môi trường học tập có thể giúp cho con em họ được phát triển toàn diện hơn.
Trong 40 năm hình thành và phát triển, Báo Nông Thôn Ngày Nay luôn dành sự quan tâm đến các hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Nổi bật trong gần 400 chương trình thiện nguyện mà Báo NTNN tổ chức, thực hiện trong 40 năm qua là chuỗi chương trình tặng hơn 1 triệu cây, con giống cho bà con nghèo. Bên cạnh đó, 50 chiếc cầu dân sinh, hơn 200 ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hoàn cảnh, tạo điều kiện cho bà con, địa phương phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Trong lĩnh vực y tế, báo tổ chức các chương trình khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí, thay thủy tinh thể, mổ hàm ếch… cho 20.000 học sinh và người dân.
Đặc biệt trong công tác giáo dục, luôn kết nối, hỗ trợ kịp thời, sát sao và trách nhiệm. Những công trình mang đậm dấu ấn “tờ báo vì nông dân” đã được hình thành và đưa vào sử dụng, góp phần cho trẻ luôn vui đến trường.
Từng “Điểm trường mơ ước” vững chãi mọc lên đã mang theo niềm hy vọng, nuôi dưỡng ước mơ chạm đến cánh cửa tương lai của các thế hệ thầy và trò nhiều địa phương. Trong những năm qua, báo đã trao tặng 80 điểm trường và nhà công vụ giáo viên, 100 vườn rau dinh dưỡng, giếng nhân ái, bếp ăn nghĩa tình cùng hơn 1.000 tủ sách, thư viện trải dài khắp các tỉnh thành: Hà Giang, Đồng Nai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa...
Không dừng lại ở việc hỗ trợ về cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục, các vấn đề về đời sống sinh hoạt của thầy và trò tại các trường học cũng luôn được Báo NTNN quan tâm, chú trọng. Các thiết bị như TV, máy tính, máy lọc nước, máy nước nóng… được gửi tặng nhà trường đã góp phần nâng cao công tác dạy và học tại các ngôi trường mà Báo đã để lại dấu ấn trên hành trình “sát cánh cùng nông dân Việt”.
Bà Mơ sinh được 7 người con thì 3 cô con gái cùng với bà bị ung thư buồng trứng. "Nhà cửa, đất đai, mẹ tôi đã bán hết để chữa bệnh cho chồng con", chị Mai Thị Mừng vừa điều trị bệnh, vừa chăm sóc mẹ trong bệnh viện bộc bạch.
"Kể từ khi sinh con đầu năm 2000, cuộc đời tôi gần như chỉ biết tới bệnh viện và nỗi đau, sự bất lực khi không cứu được con khỏi bệnh hiểm nghèo. Bây giờ, vợ chồng tôi chỉ còn biết cầu trời, mong các nhà hảo tâm giúp đỡ để có tiền chữa bệnh cho cháu Bảo An"...
"Tôi rất vui khi các học sinh của mình được trải nghiệm tại Phiên Chợ Trái Tim. Tại đây, các con được chia sẻ, lan tỏa yêu thương tới cộng đồng, có ý thức có trách nhiệm hơn và trân trọng những gì mình đang có", cô giáo Phạm Minh Châm bày tỏ.
Gần 1 tháng kể từ ngày được ra viện, đôi mắt của cô bé Giàng Thị Viên đã bình phục. Nhờ vậy, em tiếp tục được đến lớp như bao bạn bè cùng trang lứa và mang theo niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng.
"Cách đây 2 năm, chồng tôi bị tai nạn gãy hai chân và tay trái. Ít lâu sau, con gái tôi phát hiện bị bệnh tim. Chồng tôi mới đi làm trở lại được khoảng nửa tháng thì lại bị tai nạn chấn thương sọ não. Tôi khóc đã cạn nước mắt rồi..."
Trong tháng 3/2025, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt đã tiếp tục ghi dấu ấn sâu đậm trong các hoạt động thiện nguyện với 5 chương trình được tổ chức. Tổng trị giá các chương trình lên tới 200 triệu đồng.
Bà Mén mang trong mình nhiều bệnh tật, sống đơn độc trong căn nhà rách nát giữa thời tiết mưa nắng khắc nghiệt ở Long An. Không may, căn nhà bị cháy, giờ đây, bà phải ngủ dưới nền đất, dùng tấm bạt nhựa che tạm để tránh mưa gió.
“Cuối tuần, hai bố con lại về quê, vừa tranh thủ làm thuê kiếm thêm tiền, vừa tiết kiệm chi phí. Chỉ có như vậy, gia đình tôi mới có thể xoay xở lo tiền chữa trị căn bệnh ung thư mũi giai đoạn 3 cho con” - ông Luyện chia sẻ.
Sau gần một tháng điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và trải qua hai ca phẫu thuật để giữ lại chân trái bị máy cày cuốn khi đi làm ruộng, anh Hầu đang mang trong mình nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Giữa khó khăn chồng chất, anh chỉ biết đặt hy vọng vào tấm lòng hảo tâm của mọi người để giúp gia đình vượt qua cơn hoạn nạn.
Gần một tháng sau khi gửi thư tới Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt mong các nhà hảo tâm giúp đỡ, sức khoẻ của anh Thường đã tạm ổn định, trở lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bên gia đình.
Mỗi dòng thư tay là những tâm sự, kỷ niệm, là bài thơ, là cảm xúc của mọi người khi đến với Chương trình Bữa Cơm Yêu Thương thuộc Dự án Thiện nguyện Phiên Chợ Trái Tim.
Ở tuổi 76, ông Toán vẫn gồng mình lo toan cho hai cháu gái mồ côi cha mẹ đang tuổi ăn học và người em khuyết tật. Gia tài của ông chẳng có gì ngoài những tấm giấy khen của cháu, nhưng dù cuộc sống khốn khó đến đâu, ông vẫn kiên trì bám trụ, chỉ mong các cháu không phải dang dở học hành.
Với những người bệnh đang nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện, một suất cơm mang hương vị tình thân càng làm nỗi nhớ quê hương thêm phần da diết. Vì thế, mỗi thứ 7 hàng tuần, họ đến “ngôi nhà” của Phiên Chợ Trái Tim, tìm thấy sự sẻ chia và hơi ấm yêu thương trên hành trình chiến đấu với bệnh tật.
“Tôi luôn nghĩ việc mình được sống là sự may mắn. Vì vậy, mọi người hãy cố gắng lạc quan, hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta phải có niềm tin bởi có niềm tin là sẽ có tất cả”, Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ chia sẻ tại Bữa Cơm Yêu Thương số 95.
"Mỗi lần con tôi vào viện điều trị, tổng chi phí mất hơn chục triệu đồng. Vợ chồng tôi được nhà nội cho mượn sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng 100 triệu đồng, vay thêm họ hàng 50 triệu đồng chữa trị cho cháu mà không biết khi nào mới trả nổi".
Bị ung thư máu suốt 15 năm qua, chị Phan Thị Tuyên dường như đã quên mất mình đang mang trọng bệnh. Mọi tâm tư của chị đều hướng về con trai Trần Bảo Khang (16 tuổi): "Mới sinh ra 3 ngày cháu đã phát hiện có khối u tuỷ ở cột sống bị vỡ, phải phẫu thuật. Từ đó đến nay, cháu ở viện nhiều hơn ở nhà".