Nhân vật nào đã tận diệt con cháu Tư Mã Ý, mở đường cho con trai xưng đế?
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Giáo sư, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính vừa nhận Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái- Vì tình yêu Hà Nội với các công trình trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa. Bằng tình yêu với Hà Nội, ông đã dành cả đời theo đuổi công việc bảo tồn các di tích của thành phố. Đặc biệt, ông được mọi người ghi nhận là "hiệp sĩ của di tích" song ông cho biết bản thân chỉ đóng góp một phần nhỏ.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), phóng viên Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.
Trước hết, xin chúc mừng GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính đã nhận giải thưởng Bùi Xuân Phái năm nay. Thưa Giáo sư, với hơn nửa thế kỷ gắn bó với công tác bảo tồn di tích, di sản văn hóa ở Hà Nội, ông thấy mình đã để lại được những "di sản hay thành tựu" gì cho Thủ đô?
Bản thân tôi không làm việc gì lớn lao, cũng không để lại được gì nhiều, nhưng với tư cách là một nhà chuyên môn hơn nửa thế kỷ qua tôi đã tham gia trùng tu, tu bổ thành công nhiều công trình ở Hà Nội, đó là di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà hát lớn Hà Nội, đình Tây Đằng, chùa Tây Phương...
Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: D.V.
Trải qua thời gian, tôi cũng đã xác định được đường đi, nước bước, quan điểm, phương pháp kỹ thuật ứng dụng trong việc trùng tu, tu bổ các di tích lịch sử. Và Việt Nam hiện nay đang tiếp cận theo hướng phù hợp trong việc bảo tồn các di tích lịch sử.
Ông đã chủ trì trùng tu, tu bổ thành công nhiều công trình ở Hà Nội như Đình Tây Đằng, Chùa Tây Phương, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà hát lớn Hà Nội, … Quan điểm của ông khi "đụng tay" vào các công trình này để bảo tồn được các giá trị lịch sử, văn hóa?
Trước tiên về công trình, từ cuối những năm 70 tôi đã chủ trì, tham gia trực tiếp vào việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di sản văn hóa, với tôi đó là một cột mốc đặc biệt.
Với công trình tu bổ đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội, đây là công trình có kiến trúc cổ nhất Việt Nam từ thế kỷ 16. Việc trùng tu ngôi đình Tây Đằng đặt ra nhiều vấn đề cho chúng tôi ở thời điểm cuối những năm 1970, khi hoàn cảnh kinh tế đặc biệt eo hẹp và chúng ta hầu như chưa hình thành những quan điểm bài bản về trùng tu di tích kiến trúc gỗ.
Nhưng sau đó, chúng tôi đã thực hiện tu bổ theo hướng bài bản, khoa học, tu bổ trên quan điểm không phải giống các vụ ngày xưa thường làm "hỏng đâu sửa đấy" mà thực hiện theo hướng bảo tồn nguyên vẹn.
Và một loạt giải pháp kỹ thuật được đưa ra đối với việc trùng tu đình Tây Đằng đó là hạn chế tối đa sự thay thế. Nếu cấu kiện nào đó bị hư hại thì tu sửa theo kỹ thuật truyền thống "chắp-vá-nối" để giữ lại nó; cấu kiện nào không thể giữ lại được thì thay thế bằng loại gỗ tương tự, lặp lại hình dáng của cấu kiện gốc.
Khi trùng tu, cứu chữa di tích lịch sử, tôi luôn muốn làm cho di tích có khả năng tồn tại lâu dài, thoát ra khỏi tình trạng xuống cấp, hủy hoại của tự nhiên.
Việc này nó cũng giống như chữa trị cho một bệnh nhân. Bệnh nhân sau khi được chữa trị, tóc sẽ đen lên, khỏe lên, béo lên. Nhưng với di tích, cái khó nhất là khi có vật liệu mới, vật liệu thay thế nhưng không được làm cho di tích mất đi tính chất lịch sử, đặc trưng kiến trúc và bảo tồn nguyên vẹn. Và chính điều này tôi lần đầu tiên thực hiện được ở di tích đình Tây Đằng.
Và sau này, phương pháp này đã được khẳng định, được nhân dân đón nhận. Chúng tôi đã tiếp tục trùng tu chùa Kim Liên (Tây Hồ); chùa Thầy (Quốc Oai); chùa Tây Phương (Thạch Thất).
Các công trình văn hóa lịch sử phần lớn làm bằng gỗ hiện nay đều bị thay thế rất nhiều, có những công trình phải đến 70-80% là gỗ mới; rồi việc trùng tu không thể hiện theo bản cổ, bản cũ của các cụ ngày xưa cho nên việc tu bổ không triệt để. Thành ra công trình tu bổ tốn kém, không còn giữ được nguyên vẹn.
Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: D.V.
Tôi giả sử có hàng nghìn di tích làm bằng gỗ cần thay thế, vậy nếu thay thế hết bằng gỗ mới thì Việt Nam lấy đâu ra gỗ hay phải đi mua từ bên nước ngoài. Rồi khi tu bổ rất tốn kém, chưa kể thiếu nghệ nhân kinh nghiệm, làm bài bản.
Bản thân tôi luôn bảo vệ quan điểm là không nên đấu thầu khi tu bổ các công trình di tích lịch sử, nhất là công trình đặc biệt quan trọng của quốc gia, công trình của dân tộc. Bởi việc này có thể sẽ kéo théo hệ lụy những người thực hiện việc tu bổ thiếu chuyên môn, xâm hại đến di tích, mất đi tính nguyên vẹn của nó.
Trong những công trình đã thực hiện ở Hà Nội, đâu là công trình tâm huyết nhất của ông, thưa Giáo sư?
Với tư cách là một nhà chuyên môn, người phụ trách tu bổ bảo tồn di tích nhiều công trình, nhất là thời kỳ bao cấp, tôi nghĩ rằng có một công trình là cột mốc trong sự nghiệp của tôi đó việc tu bổ chùa Kim Liên (Tây Hồ), rồi đến những công trình phức tạp, quan trọng, đặt ra nhiều thử thách như việc bảo tồn trùng tu Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà Hát Lớn Hà Nội. Đây là ba công trình đã thực hiện xong và vượt qua được những thách đố lớn trong việc trùng di tích.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là công trình di tích văn hóa lịch sử đặc biệt quan trọng. Đây là công trình kiến trúc trọn vẹn ăn nhập với nhau không có sự tương phản, không có sự tan vỡ mà vẫn là một kiến trúc quần thể hóa.
Bởi vậy việc tu bổ là đặt vấn đề tạo dựng mái che cho 82 bia Tiến sĩ. Với công trình này tôi tham gia với tư cách là người chủ trì, người chỉ đạo anh em trong quá trình trùng tu, bảo tồn.
Một số chuyên gia nói rằng lấy hóa chất để che phủ lên trên bia nhưng cách này, theo tôi đây là việc phá hoại những tấm bia Tiến sĩ một cách nhanh nhất. Rồi sau đó cũng có ý kiến làm một nhà che bia Tiến sĩ bằng sắt thép, kim loại nhưng sau đó cũng không phù hợp.
Sau đó, chúng tôi đã đề nghị làm một nhà che bia theo kiểu truyền thống. Để tránh tạo ra những nhà che bia có kích thước lớn, thách thức Khuê Văn Các và không gian sân thứ 3, chúng tôi chia thành 2 dãy, 8 nhà che bia, ăn nhập về tỷ lệ xích với quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Và giải pháp này sau đó được người dân Thủ đô đón nhận, không chê, kể cả những người khó tính nhất.
GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính. Ảnh: Dân Việt.
Rồi đến không gian trong sân thứ 5 Văn Miếu Quốc Tử Giám, chúng tôi cũng làm theo kiến trúc truyền thống không giả một thời nào cả, đồng thời biến nơi đây một không gian đậm nét văn hóa. Ngoài việc nơi này dành cho khách tham quan, đây cũng là nơi diễn ra buổi lễ trao giải Bùi Xuân Phái, thu hút đông đảo quan khách trong và ngoài nước.
Với Nhà hát Lớn Hà Nội, tôi cũng đặt vấn đề thống nhất với quan điểm bảo tồn di tích và di sản văn hóa xuyên suốt trong sự nghiệp của mình, đó là giữ gìn tính nguyên gốc.
Việc tu bổ, nâng cấp phải khắc phục được tình trạng xuống cấp và khẳng định giá trị hiện hữu của Nhà hát Lớn Hà Nội. Phải làm cho di tích khỏe hơn, đẹp hơn và giữ được tối đa những giá trị nguyên gốc.
Đặc biệt, quá trình trùng tu không được làm biến đổi, đề cao giá trị ban đầu của kiến trúc cũng như trang trí Nhà hát lớn Hà Nội cho phù hợp. Có những thiết bị nặng 300 tấn được đưa vào một công trình cổ như Nhà hát lớn Hà Nội nhưng chúng tôi khi trùng tu vẫn phải đảm bảo không để bị ảnh hưởng, đảm bảo không gian truyền thống vốn có.
Thưa Giáo sư, từ khi Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) đến nay, Hà Nội đã có nhiều thanh đổi mạnh mẽ về quy mô, kiến trúc, dân số. Với góc nhìn của một kiến trúc sư, ông thấy sự thay đổi này có đi đúng hướng với một đô thị như Hà Nội?
Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiện nay vẫn đang cố gắng bảo quản, duy trì can thiệp tối thiểu, bảo quản tối đa, không trẻ hóa di tích, phải giữ cho di tích với độ tin cậy của nó là chứng nhân lịch sử, phải là những ông cụ già sống lâu, tóc vẫn bạc, mắt vẫn nhăn nhó nhưng không trẻ hóa…
Ông có góp ý gì để Thủ đô vừa phát triển đô thị hiện đại, vừa giữ lại những nét cổ kính, xưa cũ, lãng mạn?
Hiện nay TP.Hà Nội quan tâm rất tốt đến việc bảo tồn di tích và di sản, việc làm này tương đối ổn, nhưng cái đáng lo nhất là Hà Nội làm sao phát triển nhanh nhưng vẫn phải cân bằng.
Đừng biến cả vốn liếng đô thị rất nhỏ nhoi, mỏng manh ấy bị teo đi, bị đè bẹp đi bởi một đô thị quốc tế hóa đồ xộ, chiếm dụng thiên nhiên một cách quá tay.
Trân trọng cám ơn ông!
Báo Dân Việt đã nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc liên quan đến việc triển khai Đề án xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Vậy trong thời gian tới, liệu có thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố khi triển khai Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng hay không?
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Kể từ khi Đại Vũ truyền ngôi cho con trai, thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc mở ra một hệ thống cha truyền con nối. Nhưng trong lịch sử có một triều đại, Thái hậu trước khi lâm chung khuyên Hoàng đế truyền ngôi cho em trai của mình, nguyên nhân vì sao?
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Mảnh đất Hải Phòng, Hải Dương có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như NSND Trần Nhượng, NSND Tố Uyên, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Anh...