HÀ NỘI: NGƯỜI DÂN TRỒNG RAU Ở BÃI GIỮA SÔNG HỒNG LOAY HOAY TRONG NHỮNG NGÀY GIÃN CÁCH XÃ HỘI
3 giờ sáng tại bãi giữa sông Hồng, nhiều người dân trồng rau đã miệt mài hái những ngọn rau non để kịp đi chợ buổi sáng. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân trồng rau tại bãi giữa sông Hồng đang loay hoay tìm cách tiêu thụ.
RA ĐỒNG TỪ LÚC MẶT TRỜI CHƯA LÓ DẠNG
Khu bãi giữa sông Hồng nằm dưới chân cầu Long Biên, là nơi thâm canh khá nhiều rau củ quả, tại đây từ tờ mờ sáng, nhiều người dân làm nghề trồng rau bí, muống và nhiều loại củ quả khác đã bắt đầu công việc của mình với chiếc đèn pin.
Trong ánh sáng không rõ mặt người, chị Nguyễn Thị Hạnh trú tại phường Ngọc Thụy (quận Long Biên) thoăn thoắt tay cắt, ôm những ngọn rau muống tươi non.
Từ đầu mùa hè tới giờ, vợ chồng chị Hạnh phải thức dậy từ 3 đến 5 giờ sáng để ra bãi cắt rau bán. Mỗi ngày, chị và chồng cắt khoảng 30 - 40 bó rau, sau đó đem bán cho các thương lái tại chợ Long Biên. Một đêm thức trắng như vậy, gia đình chị Hạnh có thể thu về khoảng 400.000 - 500.000 đồng.
Cũng đang tất bật với công việc cắt rau muống, anh Nguyễn Hoàng Đức trú tại Ngọc Lâm (quận Long Biên) chia sẻ: "Rau muống nếu muốn giữ được độ tươi và bán được giá cao thì phải cắt đêm, vì lúc đó ngọn rau đang phát triển mạnh".
Sau khi cắt rau muống xong vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Đức sẽ đi giao hàng cho các nhà hàng và tiểu thương các chợ dân sinh. “Những ngày chưa có dịch bệnh, sau khi thu hoạch rau từ mờ sáng chúng tôi sẽ đưa rau lên cầu Long Biên. Thương lái thân quen sẽ thu gom để đưa hàng ra chợ đầu mối. Sau khi TP.Hà Nội thực hiện giãn cách, thương lái không thể thu gom khiến một phần diện tích rau đã trồng dù thu hoạch cũng khó lòng bán được”, anh Đức nói thêm.
LOAY HOAY TÌM ĐẦU RA
Thời gian gần đây khi dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, đời sống của người dân và các hoạt động xã hội bị ảnh hưởng đã khiến cho cuộc sống của những hộ gia đình canh tác tại đây gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là sau khi chợ đầu mối Long Biên phải đóng cửa vì có ca nhiễm Covid-19.
Nguồn thu nhập từ những luống rau xanh tuy không lớn, nhưng với người nông dân đó lại là nguồn thu ổn định. Với diện tích 3 sào, trung bình mỗi tháng cho thu hoạch 1 lần, sau khi trừ các loại phân bón những hộ gia đình như gia đình chị Nguyễn Thị Hoa ở Ngọc Thụy ( quận Long Biên) có hơn 10 triệu đồng. Không chỉ chị Hoa mà còn rất nhiều hộ gia đình khác đã dành dụm tiền nuôi các con vào học đại học như thế.
Chị Hoa chia sẻ: “Từ khi chợ Long Biên tạm thời đóng cửa, chúng tôi không còn nguồn thu nhập, rau cắt mang về cũng chỉ để phục vụ bữa ăn gia đình, ai cần thì chúng tôi chia sẻ, dịch bệnh làm cho cuộc sống ngày càng bấp bênh”.
Khi mặt trời đã lên cao, dưới ánh nắng chói chang nơi bãi giữa, chị Hoa xếp từng bó rau chất lên xe chở về khu xóm trọ và chuẩn bị mang ra chợ để bán.
"Đối với tôi nơi này là kế sinh nhai từ trước đến nay của mình, tôi đã gắng bó với việc trồng rau ở đây hơn 20 năm. Dù biết sắp tới sẽ khó khăn trong việc tiêu thụ vì ảnh hưởng Covid-19, nhưng vẫn phải cố gắng cải tạo đất đai cho vụ mới", anh Hùng chia sẻ.
Tuy phải thức xuyên đêm làm việc và gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh, nhưng hàng chục người dân làm nghề trồng rau nơi bãi giữa sông Hồng đều hi vọng và bám trụ với mảnh đất nơi đây. Bởi vài năm họ tin rằng, cuộc sống sẽ nhanh chóng trở lại bình thường, từ đấy việc buôn bán của họ sẽ tốt hơn.
KHÔNG CÓ CHỢ NÊN ĐÀNH BÁN NGOÀI ĐƯỜNG
Do chợ Long Biên đã tạm thời ngưng hoạt động, các chợ tạm cũng bị cấm hoạt động, nên những người nông dân này chỉ biết tranh thủ lúc sáng sớm bán để bán hàng ở... ngoài đường.
Những chuyến xe chở rau củ quả của người dân bãi giữa xuất phát từ 5 đến 6 giờ sáng.
Bó rau mơn mởn, xanh rì được hái để bán cho người dân. Khu vực bán ngay dưới cầu Long Biên, ngay sát chợ đầu mối.
“Rau thu hoạch xong không biết bán ở đâu, giờ tình hình dịch bệnh đang căng nên mọi người cũng ngại ra đường mua. Người trồng rau như chúng tôi chỉ biết bán một lúc buổi sáng cho khách đi đường, những lúc rau quá nhiều chúng tôi mang đến nơi quyên góp lương thực để hỗ trợ người dân vùng cách ly”, chị Hòa chia sẻ.
Video: Người nông dân cần mẫn làm "bà đỡ" cho những chú thỏ (TTTH Số Dân Việt).
Khu đất trống trên đường Nguyễn Xiển thuộc phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang là nỗi ám ảnh với người dân xung quanh khi nơi đây trở thành bãi tập kết rác thải xây dựng rộng hàng nghìn mét vuông.
Công trình trọng điểm quốc gia nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã được khánh thành vào sáng ngày 19/4 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Dự án với công suất 20 triệu khách /năm được kỳ vọng gỡ thế ùn tắc cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Chiều ngày 19/4, lễ truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và trao bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã diễn ra dưới sự xúc động của người thân và đồng đội tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ. Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng.
Sau khi bị bắt, đối tượng Bùi Đình Khánh khai nhận toàn bộ hành vi và cho biết bản thân tự thấy không thể trốn thoát được, án tử đã treo trên đầu, không còn gì để mất nên chỉ về Thanh Hóa cho khuây khỏa...
Tại cơ quan công an, Bùi Đình Khánh khai nhận, sau khi cùng đồng bọn gây án, đối tượng đã bắt taxi, di chuyển lòng vòng qua nhiều tỉnh, thành như Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ cũng là nhằm đánh lạc hướng công an.
Tối 18/4, hơn 10.000 người thuộc 38 khối lực lượng công an, quân đội cùng các khối quần chúng đã lần đầu hợp luyện diễu binh, diễu hành tại TP.HCM, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ, có nơi trên 37 độ. Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35 - 37 độ C, một số nơi trên 37 độ C. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng
Thông tin về sự hy sinh của Thượng úy Nguyễn Đăng Khải khiến bao người nghẹn ngào, tiếc thương. Ở tuổi 29, anh đã chọn đối mặt với hiểm nguy, ngã xuống trong cuộc chiến cam go chống lại tội phạm ma túy – để giữ gìn sự bình yên cho Nhân dân.
Chiều 18/4, hàng trăm người đã có mặt tại lễ tang để tiễn đưa Thượng úy Nguyễn Đăng Khải – cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh – người chiến sĩ Công an nhân dân đã anh dũng hy sinh khi tham gia triệt phá một chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng.
Không khí trang nghiêm, lặng lẽ bao trùm nhà tang lễ...
Giá lợn hơi tăng 4-5% so với năm trước, đạt mức cao nhất trong nhiều năm, tạo điều kiện cho người chăn nuôi TX. Nghĩa Lộ (Yên Bái) phục hồi sản xuất và cải thiện thu nhập. Mặc dù vậy, nhiều hộ vẫn thận trọng tái đàn do lo ngại dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.