HÀNH TRÌNH GIẢI CỨU 20 CHÚ CHÓ VÀ ĐÓNG CỬA CƠ SỞ GIẾT MỔ TẠI THÁI NGUYÊN
Ngày 18/11, HSI (tổ chức chuyên bảo vệ động vật trên thế giới) đã tiến hành giải cứu thành công 20 chú chó tại một cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Được biết, chủ cơ sở giết mổ chó đã tự nguyện đóng cửa vĩnh viễn việc kinh doanh thịt chó.
KHAI TRƯƠNG TRẠM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT
Sáng nay 18/11, HSI (tổ chức chuyên bảo vệ động vật trên thế giới) đã phối hợp với Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức triển khai, nâng cấp, khai trương trạm cứu hộ động vật và tiến hành giải cứu 20 chú chó tại một cơ sở giết mổ chó nổi tiếng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Hình ảnh sự kiện hợp tác trong vấn đề bảo vệ và cứu hộ động vật giữa Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và tổ chức HSI Việt Nam.
PGS,TS. Nguyễn Hưng Quang - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (trái) và bà Thẩm Phượng - Giám đốc HSI Việt Nam (phải) phát biểu tại sự kiện.
PGS,TS. Nguyễn Hưng Quang - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết, bệnh dại là dịch bệnh phổ biến ở Việt Nam, buôn bán thịt chó là một nguyên nhân góp phần làm lây lan vi rút này sang người. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng được hợp tác cùng HSI Việt Nam trong chương trình mô hình để thay đổi, một chương trình đầu tiên dành cho đất nước chúng tôi giúp chứng minh được những người buôn bán thịt chó hoàn toàn có thể chuyển đổi sang sinh kế tốt hơn, an toàn hơn.
Các đại biểu cắt băng khánh thành khai trương trạm cứu hộ động vật tại Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Giám đốc HSI Việt Nam, bà Thẩm Phượng chia sẻ: "Chúng tôi rất tự hào khi mang chương trình "Mô hình để thay đổi" về Việt Nam. Việc buôn bán thịt chó không chỉ tàn ác đến khó tin, mà còn tiềm ẩn nguy cơ vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người từ việc lây truyền các bệnh có khả năng gây chết người như bệnh dại.
Trạm cứu hộ động vật tại Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên được chia thành nhiều phòng rộng rãi và có cả khu vui chơi dành cho chó.
TIẾN HÀNH GIẢI CỨU THÀNH CÔNG 20 CHÚ CHÓ VÀ ĐÓNG CỬA CƠ SỞ GIẾT MỔ CHÓ TẠI THÁI NGUYÊN
Trong sáng nay 18/11, HSI Việt Nam cùng với các nhà quản lý và cán bộ chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã có mặt tại hiện trường để giúp ông Hiệp chấm dứt hoạt động giết mổ chó của mình và giải cứu 20 con chó còn sống được tìm thấy tại cơ sở.
Đại diện HSI Việt Nam kiểm tra tình trạng những chú chó tại cơ sở giết mổ và nhà hàng thịt chó của ông Đàm Thế Hiệp.
Được biết, ông Đàm Thế Hiệp, chủ cơ sở giết mổ và nhà hàng thịt chó (tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã đồng hành với HSI Việt Nam trong chương trình đóng cửa cơ sở và giải cứu những chú chó còn sót lại cuối cùng để chúng được chăm sóc và nhận nuôi.
Những chú chó trước khi tiến hành giải cứu.
Trong 5 năm qua, trung bình mỗi ngày ông Hiệp giết 10-15 con chó. Ông đã trở thành người đầu tiên trong cả nước tham gia "Mô hình để thay đổi" (Models for Change) - Mô hình chuyển đổi mới được thực hiện bởi tổ chức HSI tại Việt Nam, nhằm giúp cộng đồng chuyển đổi sinh kế khỏi hoạt động buôn bán thịt chó nguy hiểm và vô nhân đạo.
Đại diện HSI và các tình nguyện viên Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên giúp những chú chó giảm căng thẳng và kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành giải cứu.
Bà Lola Webber - Giám đốc chương trình động vật đồng hành - HSI cho biết, chương trình "Mô hình để thay đổi" (Models for Change) được thực hiện tại Hàn Quốc từ năm 2015 và chúng tôi đã đóng cửa 17 trại chó và giải cứu được hơn 2.500 con chó. Những nông dân ở đó mong muốn từ bỏ nghề buôn bán thịt chó đã được hỗ trợ chuyển đổi sang các sinh kế bền vững hơn như trồng ớt hoặc rau mùi tây. HSI Việt Nam hiện đã sẵn sàng áp dụng các mô hình tương tự để giúp đỡ và hợp tác, tạo ra các chuyển đổi tích cực đối với hoạt động buôn bán thịt chó tại Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội để sinh viên Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lĩnh vực chuyên môn.
HSI cho rằng, cùng với việc ngăn chặn và giải quyết được những hành động vô nhân đạo liên quan đến việc bắt, buôn bán và giết mổ chó lấy thịt ước tính 5 triệu con mỗi năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. "Mô hình để thay đổi" (Models for Change) cũng sẽ điều kiện cho người lao động có một nguồn sinh kế mới, thoát khỏi hoạt động buôn bán nguy hiểm, có nguy cơ lây nhiễm vi rút bệnh dại gây chết người. Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để lấy thịt, có hơn 70 người chết vì bệnh dại, với hầu hết các trường hợp do chó cắn, một số trường hợp đã được xác minh liên quan đến giết mổ chó và thậm chí là ăn thịt chó. Tháng trước, chính quyền Hà Nội đã thông báo về cái chết của một người đàn ông mắc bệnh dại sau khi giết mổ chó làm thịt.
Ông Đàm Thế Hiệp tự tay bế những chú chó bàn giao cho HSI Việt Nam.
Ông Đàm Thế Hiệp xúc động chia sẻ: "Trước đây, do hoàn cảnh khó khăn nên tôi đã mở nhà hàng kinh doanh giết mổ chó để kiếm sống. Mỗi lần giết mổ, nhìn vào ánh mắt của những chú chó tôi cảm thấy rất thương tâm. Mặc dù vậy nhưng mỗi ngày, những chú chó vẫn thể hiện hành động tình cảm với tôi nên hôm nay tôi quyết định dừng kinh doanh giết mổ chó vĩnh viễn và bàn giao 20 con chó cuối cùng cho tổ chức HSI và Đại học Nông lâm Thái Nguyên để chăm sóc và tìm người nuôi".
Trong quá trình di chuyển những chú chó, đội giải cứu gặp muôn vàn khó khăn bởi một số chú chó bị nhốt lâu ngày xuất hiện tình trạng căng thẳng, sợ hãi. Đại diện HSI đã phải chui vào tận chuồng để giải cứu.
HSI đã tiến hành cuộc nghiên cứu tại Thái Nguyên và xác nhận rằng nguồn cung cho hoạt động buôn bán thịt chó ở Việt Nam có cả nguồn đến từ việc bắt chó thả rông trên đường phố hoặc trộm chó từ nhà dân. Những kẻ buôn bán thường sử dụng mồi tẩm độc, thường tẩm xyanua vào trong thịt viên để dụ chó, và bắt chó bằng súng bắn điện hoặc kìm sắt gây đau đớn. Những thông tin về trộm chó thường xuyên được đăng tải trên các kênh truyền thông của Việt Nam. Chủ vật nuôi thường bị tổn thất và chịu tác động của những vụ trộm chó này, và thường phải mua lại người bạn yêu quý của họ nếu may mắn tìm thấy chúng sau khi bị bắt. Các lái buôn cũng thu mua chó từ người dân địa phương, những người thỉnh thoảng bán chó "dư thừa" để kiếm thêm thu nhập. Lái buôn đi từ làng này sang làng khác bằng xe máy để gom chó cho đến khi đủ số lượng để giao cho các lò mổ hoặc nhà hàng. Chó bị nhốt chặt trong những chiếc lồng nhỏ trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày, nhiều con chó bị thương cũng như kiệt sức vì mất nước, ngạt thở, say nắng hoặc chết trước khi xe vận chuyển đến điểm cuối – lò mổ, chợ chó hoặc nhà hàng thịt chó.
20 chú chó được tiến hành giải cứu thành công.
Được biết, mối liên hệ giữa việc lây truyền bệnh dại và buôn bán thịt cho ở Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới xác định rõ ràng, và việc loại bỏ bệnh dại đang bị cản trở bởi sự tiếp diễn của các hoạt động buôn bán thịt chó. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã chứng minh rằng một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị nhiễm vi rút sau khi tiếp xúc với chó không phải do bị cắn mà do giết, mổ, và ăn thịt. Mẫu não chó được thu thập từ các lò mổ tại các tỉnh miền Bắc và Nam cũng phát hiện có vi rút gây bệnh dại. Mối liên hệ giữa bệnh dại và buôn bán thịt chó đã được xác định rõ ràng nên trong các năm 2018 và 2019, chính quyền thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã khuyến cáo người dân không tiêu thụ thịt chó để giảm nguy cơ mắc và lan truyền bệnh dại.
Ông Đàm Thế Hiệp dỡ bỏ biển hiệu "đặc sản thịt chó" tại nhà hàng của mình.
Sau khi bỏ vĩnh viễn việc kinh doanh giết mổ thịt chó, ông Hiệp đã chuyển đổi sang kinh doanh giống cây trồng vật nuôi và phân bón.
20 chú chó được chuyển đến "ngôi nhà mới" tại trạm cứu hộ động vật - Khoa chăn nuôi - Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Một nghiên cứu năm 2016 – 2017 được thực hiện bởi Liên minh bảo vệ chó Châu Á (ACPA), trong đó HSI là một thành viên, phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia của Việt Nam, đã tiến hành sàng lọc bệnh dại trên 400 mẫu não chó từ 14 lò mổ ở Hà Nội. Kết quả cho thấy cứ 100 con chó thì có một con bị nhiễm bệnh dại, một tỷ lệ rất cao.
Sau khi được giải cứu, những chú chó sẽ được chăm sóc tại tại trạm cứu hộ động vật - Khoa chăn nuôi - Đại học Nông lâm Thái Nguyên và chờ người đến nhận nuôi.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Chiều ngày 21/4, nhiều cửa hàng đang kinh doanh ở tòa nhà Hàm cá mập chính thức dừng hoạt động, bắt đầu dọn dẹp để bàn giao mặt bằng nhằm chuẩn bị cho việc phá dỡ, mở rộng hồ Gươm về phía Đông.
Xã đảo duy nhất của TP HCM không sáp nhập là xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM). Nơi đây được nhiều bạn trẻ tìm đến trong những chuyến du lịch ngắn ngày.
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Bộ trưởng Phan Văn Giang tô son cột mốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Chiều ngày 19/4, gia đình, người thân cùng các đồng đội đã tiễn đưa Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải về nơi an nghỉ cuối cùng tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Khán đài với sức chứa hơn 5.000 chỗ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) cơ bản đã hoàn thiện.
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Khối đoàn quần chúng nhân dân gồm nông dân, trí thức, học sinh sinh viên… tươi tắn, rạng rỡ trong buổi hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập tối 18/4. Nhiều người cho biết cảm xúc vừa tự hào lẫn hồi hộp trong lần đầu tiên diễu hành trước sân khấu chính.
Những đoàn xe tải cỡ lớn, chở đá, cát, xi măng... xuất hiện thường xuyên trên đường mòn Hồ Chí Minh đã được lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm.
Trước diễn biến đê sông Đuống (đoạn đê hữu Đuống, thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) bị sạt lở nghiêm trọng, chỉ còn cách nhà dân khoảng 35 m, UBND TP Hà Nội đã công bố tình huống khẩn cấp.
Tối 18/4, 38 khối vũ trang lần đầu hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập để chuẩn bị cho buổi biểu diễu binh chính thức vào sáng 30/4. Người dân, du khách khắp nơi đổ về đứng hai bên đường, vẫy cờ hoa chào các chiến sĩ.
Dưới cái nắng như nung, gió Lào khô khốc, hàng nghìn công nhân trên công trường cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng đang vất vả, ướt đẫm mồ hôi tăng ca ngày đêm, dốc sức chạy đua để nhanh chóng hoàn thành những hạng mục cuối cùng của dự án trọng điểm này.
Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã ngã xuống trong lúc thực hiện nhiệm vụ cao cả – bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy. Sự hy sinh của anh là minh chứng rõ nét cho tinh thần dũng cảm, lòng trung thành và sự tận tụy của người chiến sĩ Công an nhân dân.
Sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên một viễn cảnh sông Nhuệ trở thành trục sinh thái - văn hóa rất được mong đợi.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.