HCV đấu kiếm SEA Games Bùi Thị Thu Hà: "Nghe tin con sốt, tôi đã định vượt rào"
SEA Games 32 chỉ còn khoảng chục ngày nữa sẽ khởi tranh. Kiếm thủ Bùi Thị Thu Hà cùng các đồng đội đang tập trung hết sức cho nhiệm vụ bảo vệ 2 HCV cá nhân, đồng đội kiếm chém nữ. Chứng kiến bầu nhiệt huyết, máu lửa của cô gái quê Đan Phượng (Hà Nội), ít ai ngờ thuở nhỏ, Thu Hà vốn chẳng ưa thích thể thao...
Kể từ lần đầu tiên góp mặt tại SEA Games 22 năm 2003 tổ chức trên sân nhà, Nguyễn Thị Lệ Dung đã "vô đối" trên đường đấu kiếm chém nữ. Trong các kỳ SEA Games liên tiếp sau đó cho tới khi giã từ đường đấu khu vực sau SEA Games 2015 (Singapore), Lệ Dung cùng các đồng đội đã thống trị nội dung kiếm chém nữ trên đấu trường khu vực (trừ 2 kỳ SEA Games 2009, 2013 nước chủ nhà không tổ chức môn đấu kiếm).
Sau Lệ Dung, những tưởng kiếm chém nữ Việt Nam sẽ không còn duy trì được vị thế khi không giữ được HCV cá nhân ở SEA Games 30 - 2017 và SEA Games 31 - 2019. Phải đến khi SEA Games 32 trở lại Việt Nam vào tháng 5 năm ngoái, Bùi Thị Thu Hà mới có thể tìm lại ánh hào quang sau 7 năm.
Chứng kiến Bùi Thị Thu Hà quỳ xuống ăn mừng và bật khóc hạnh phúc, rất nhiều đồng đội, người thân, người hâm mộ có mặt tại Cung điền kinh Hà Nội (Mỹ Đình) thời điểm đó cũng cảm thấy vô cùng xúc động. Và sự xúc động ấy sẽ biến thành niềm cảm phục nếu biết hành trình Thu Hà đã vượt qua để mang vinh quang về cho Tổ quốc.
"Sau SEA Games 2019 tại Philippines, tôi đã quyết định lập gia đình và sinh con. Khi tôi quay lại tập luyện chuẩn bị cho SEA Games 31 với chuyến tập huấn cùng toàn đội ở Tam Đảo, con tôi mới được 10 tháng. Những ngày đầu bắt nhịp trở lại với cường độ vận động cùng đội tuyển sau 2 năm xa đường đấu quả thực rất khó khăn. Lúc đó tôi vừa cai sữa và cảm giác rất "tức", trong khi con mình ở nhà lại không có sữa uống. Tôi cảm thấy mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, đặc biệt là nỗi nhớ con", Bùi Thị Thu Hà hồi tưởng.
Theo dòng tâm sự cùng Dân Việt, Thu Hà kể về một kỷ niệm mà cô đã có ý định "trốn trại" về nhà: "Thời điểm SEA Games 31 sắp diễn ra, các đội tuyển thể thao trong đó có đấu kiếm đều cấm trại 100%. Đêm hôm đó, tôi nhận được tin nhắn của chồng: "Con đang sốt cao, chồng phải cho đi viện". Tôi lo lắng vô cùng vì chỉ có mỗi chồng ở nhà với con, ông bà thì lại về quê. Tôi đắn đo xem việc có nên "vượt rào" về nhà không, vì như vậy sẽ vi phạm quy định của đội. Có nghĩa là khả năng tôi mất suất dự SEA Games sẽ hiển hiện.
Tôi liên lạc lại với chồng mãi không được và đúng lúc nóng ruột nhất định làm liều thì chồng đã gọi lại báo con chỉ bị sốt vì chân tay miệng, ở lại bệnh viên theo dõi một hôm là ổn, ở bệnh viện có các bác sĩ nên tôi mới bình tâm trở lại. Mọi thứ chỉ diễn ra chốc lát nhưng với tôi nó dài như cả năm với rất nhiều suy nghĩ đấu tranh trong đầu".
Lo xong cho con nhỏ, đến lượt chính Thu Hà phải đối mặt với thử thách của riêng mình khi cô là VĐV cuối cùng của đội đấu kiếm bị nhiễm Covid-19:
"Thời điểm đó, tôi vẫn chưa có tên chính thức trong thành phần được dự Đại hội. Chúng tôi vẫn hàng ngày phải tập luyện, cạnh tranh tích cực để có suất dự SEA Games 31. Khi bị Covid-19, tôi rất buồn vì đã sát ngày tuyển chọn, chốt danh sách rồi. Tôi phải "chạy đua với thời gian", chiến thắng Covid-19, trở lại với guồng quay tập luyện cùng đội tuyển… Và cuối cùng, sau tất cả là cảm giác vỡ òa khi tôi thắng VĐV Singapore trong trận chung kết để giành HCV cá nhân kiếm chém nữ SEA Games. Tất cả những vất vả, nhọc nhằn mà tôi đã vượt qua như vỡ tan, hòa trong niềm hạnh phúc, vinh dự, giây phút thiêng liêng được đứng trên bục hát Quốc ca, dõi theo lá Quốc kỳ được kéo lên ở vị trí cao nhất".
Tấm HCV SEA Games 31 là thành quả xứng đáng cho những gì mà kiếm thủ Bùi Thị Thu Hà đã vượt qua trên hành trình 14 năm theo đuổi đam mê, tính từ thời điểm năm 2008 khi bắt đầu theo tập đấu kiếm.
"Thời còn đi học, tôi không thích chơi thể thao. Cơ duyên bắt đầu từ việc các thầy ở Sở TDTT Hà Tây cũ về trường tôi tuyển VĐV trẻ, thấy tôi có chiều cao tốt nên chọn, khi đó tôi mới học gần hết lớp 6, chuẩn bị sang lớp 7.
Các thầy đã phải về nhà động viên, nói "hết nước hết cái" với cha mẹ tôi cho tôi đi tập nửa buổi chiều, buổi sáng vẫn đi học văn hóa bình thường. Cha mẹ tôi cũng suy nghĩ nhiều bởi nhà tôi có 2 chị em, tôi là con đầu, sau tôi có em trai sinh năm 2001 thời điểm đó còn nhỏ quá. Tôi học văn hóa cũng tốt nên cha mẹ càng không muốn cho đi tập thể thao. Mãi sau các thầy mới thuyết phục được cha mẹ tôi đồng ý.
Bản thân tôi thì không nghĩ gì nhiều, chỉ biết đi tập sẽ có chế độ phụ cấp, cha mẹ vốn vất vả vì việc đồng áng, buôn bán mưu sinh cũng đỡ cơ cực vì không còn phải lo cho tôi nữa", Thu Hà bộc bạch.
Những ngày đầu tiên tập ở đội đấu kiếm Hà Tây, Thu Hà may mắn được "đàn anh" Nguyễn Tiến Việt lúc đó đã là một VĐV trụ cột của ĐT đấu kiếm Việt Nam kèm cặp, dẫn dắt. Khoảng cuối 2009, đầu 2010, Thu Hà mới được lên tập trung ở Mỹ Đình, tận hưởng bầu không khí tập luyện bên cạnh các tuyển thủ quốc gia.
"Khoảng hai năm tập luyện ở Mỹ Đình, tôi được đi dự giải U17 châu Á ở Indonesia và giành được HCV ngay ở giải quốc tế đầu tiên của mình. Thời điểm đó chúng tôi đi thi đấu không có HLV, chỉ có bác Quang (ông Phùng Lê Quang – phụ trách bộ môn đấu kiếm Tổng cục TDTT) và các VĐV "đàn anh" như anh Vũ Thành An, Nguyễn Xuân Lợi chỉ bảo mình thi đấu. Trước khi lên đường đấu tôi cũng hồi hộp lắm. Nhưng vào đấu rồi, tôi lại chẳng sợ gì cả, chẳng cần biết đối thủ là ai và thi đấu hết sức để cuối cùng giành được HCV. Chỉ sau đó ít lâu, tôi có được tấm HCV đầu tiên ở cấp độ ĐTQG nội dung đồng đội nữ kiếm chém giải vô địch Đông Nam Á 2013 (TP.HCM) cùng chị Dung, chị Chung và chị Loan".
Nói về những tấm huy chương thì nhanh như vậy, nhưng đằng sau đó là chuỗi ngày dài khổ luyện và có những thời điểm Bùi Thị Thu Hà cũng nản lòng, muốn xin về: "Khi mới tới Mỹ Đình tập trung các bạn đội tuyển trẻ, tôi vừa gầy, vừa yếu, có thể nói là yếu nhất trong lứa của mình. Do VĐV trẻ đông nên các thầy phải tập trung chú trọng các bạn tốt hơn, còn tôi thì chưa được quan tâm nhiều.
Có nhiều đêm tôi buồn không ngủ được, nghỉ tới buổi sáng hôm sau tới phòng tập thấy nản vô cùng. Nhưng nghĩ lại mình đã từng hứa, quyết tâm như nào khi xin bố mẹ cho đi tập, giờ lại đòi về thì xấu hổ quá, nên thôi, lại cố gắng, nỗ lực đi tiếp…", Bùi Thị Thu Hà trải lòng.
Động lực để Bùi Thị Thu Hà có thể vững vàng đi tiếp và chạm tới HCV SEA Games không có gì to tát, mà nằm ở chính tấm gương của những "đàn anh, đàn chị" đi trước: "Đầu tiên, tôi cố gắng tập luyện thật tốt để được các thầy quan tâm, chỉ bảo nhiều hơn. Tôi nhìn sang thấy các anh chị đi trước giành được HCV SEA Games, được đi dự ASIAD, Olympic… có tiền lo cho cuộc sống cá nhân, giúp đỡ gia đình và lấy đó để tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Những thành công luôn đáng nhớ, nhưng với tôi, đáng nhớ hơn nữa là những thất bại. Như thời điểm đi dự giải trẻ vô địch Đông Nam Á ở Malaysia năm 2015, các thầy rất kỳ vọng tôi sẽ giành HCV. Nhưng đó lại là giải đấu tôi chơi dưới sức và thất bại. Tôi đã tự gây áp lực cho chính mình với suy nghĩ phải chiến thắng nên bị tâm lý. Đó là bài học theo tôi suốt cho tới lúc này. Mỗi khi bước vào đường đấu, tôi chỉ cố gắng chơi tốt trong từng đường kiếm, rồi điều gì đến sẽ đến".
Khi phóng viên đặt vấn đề về việc đấu kiếm Việt Nam không có được những điều kiện tốt về trang thiết bị tập luyện, cơ sở vật chất như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc mà gần nhất là Thái Lan, Singapore… Và nếu được đầu tư tốt hơn, có thể đấu kiếm Việt Nam đã giành được những tấm huy chương ASIAD và đặt được dấu ấn tại Olympic? Thu Hà thể hiện quan điểm:
"Mọi so sánh đều khập khiễng và tôi nghĩ không chỉ đấu kiếm, nhiều môn thể thao khác của Thể thao Việt Nam đều trong tình cảnh tương tự. Nhưng bây giờ là thời đại 4.0, công nghệ rất phát triển và thông qua mạng internet, chúng tôi có thể học hỏi được rất nhiều kỹ thuật thi đấu từ các VĐV tại các giải đấu lớn trên thế giới. Chúng tôi cũng biết được quá trình chuẩn bị của các nước bạn khi họ chia sẻ hình ảnh, clip thi đấu qua facebook, instagram.
Qua mạng xã hội, tôi còn được xem một số VĐV ở các nước nghèo họ tận dụng phế liệu để chế biến dụng cụ thi đấu, ví dụ như ở môn bóng rổ, mà vẫn đạt được thành tích. Ở góc độ đó, VĐV chúng tôi vẫn thấy mình may mắn và cần quyết tâm thi đấu tốt hơn, từ đó, sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội với các doanh nghiệp"…
Năm nay đã 28 tuổi và sự nghiệp thi đấu đỉnh cao không còn dài, vậy Thu Hà đã nghĩ đến việc mình sẽ làm gì sau khi "gác kiếm"? Dân Việt gợi mở và nhà vô địch kiếm chém nữ SEA Games bày tỏ:
"Là con gái, tôi cũng có sở thích làm đẹp. Thời điểm nghỉ đấu kiếm lập gia đình và sinh con, tôi đã mở chuỗi hệ thống bán mỹ phẩm trong khoảng 1 năm và thu nhập rất tốt. Đó là một hướng suy nghĩ của tôi.
Hiện nay, tôi đang học chuyên sâu golf tại Đại học TDTT Bắc Ninh, chuẩn bị bước sang năm thứ 3. Khi đi học và tiếp xúc với golf, tôi thấy đó là môn rất hay, có nhiều điểm tương đồng với đấu kiếm, thiên về tư duy, cần sự bình tĩnh, tinh tế. Có thể đó là môn thể thao tôi sẽ lựa chọn sau đấu kiếm".
U23 Việt Nam đã có chiến thắng ngược 2-1 trước U23 Philippines để giành vé vào chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Thế nhưng chiến thắng của thầy trò HLV Kim Sang-sik trở nên không trọn vẹn khi Nguyễn Đình Bắc và Nguyễn Quốc Việt dính chấn thương.
Nhiều tuyến đường du lịch ở trung tâm Đà Nẵng xuất hiện tình trạng nhân viên hàng quán công khai chèo kéo, đeo bám khách, thậm chí chặn đầu xe mời mọc, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách.
Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI), Erick Thohir, yêu cầu đội tuyển U23 Indonesia sẵn sàng đối đầu với U23 Việt Nam trong trận chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025.
Sự hậu thuẫn từ Techcombank không chỉ mang lại nguồn lực tài chính dồi dào cho TCBS mà còn tạo sự kết nối chặt chẽ với các khách hàng lớn trong hệ sinh thái.
Chiều 25/7, Đảng ủy xã Phú Mỡ, tỉnh Đắk Lắk (mới, sau sáp nhập tỉnh Phú Yên) phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về chuyển đổi số hưởng ứng phong trào 100 ngày “Bình dân học vụ số”.
Khi tôi còn là một thằng cu con bé nhỏ. Những câu chuyện chiến trường hằng đêm của bố luôn làm tôi say mê. Nhưng phải đến khi lớn lên rồi tôi mới biết, đằng sau những tình tiết li kì, những chiến thắng oai hùng trong những câu chuyện ấy là những mất mát hi sinh, những thương tật hằn sâu trong cơ thể bố.
Từ làm công nhân, làm thuê đủ nghề, anh Đinh Thế Hoàng, xóm Máy (xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cũ; nay là phường Tân Hòa, tỉnh Phú Thọ mới) mạnh danh nuôi con đặc sản là loài dúi mốc. Sau gần chục năm, anh Hoàng đã trở thành tỷ phú Phú Thọ (mới), sở hữu trang trại nuôi dúi lớn nhất đất Mường, mỗi năm xuất bán cả vạn con giống, thu về bạc tỷ.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại xã Quy Mông, tỉnh Lào Cai mới (trước sáp nhập Lào Cai, Yên Bái, Quy Mông là một xã của tỉnh Yên Bái cũ), khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn điêu đứng,nhiều trang trại lợn đã trống chuồng.
Học viện Kỹ thuật Quân sự vừa có thông báo điều chỉnh ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) các chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn đối tượng đào tạo đại học dân sự năm 2025.
Công ty CP Vinpearl đủ điều kiện huy động vốn xây dựng nhà ở tại dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân, với tổng mức huy động gần 17.000 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng của Hà Nội xác định, việc xuất hiến hố tử thần trên đường Trường Chinh do ống nước bị hở, nước làm sói mòn nền đường theo cống nước thải.
TS.BS Đỗ Thị Thuý Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, sức khoẻ hai cháu bé bị thương rất nặng trong vụ tai nạn liên hoàn tại đường Nguyễn Trác, Dương Nội đã có chuyển biến tích cực.
Mở rộng điều tra chuyên án điều tra vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc quy mô khoảng 350 tỷ đồng trên không gian mạng, Công an TP.Đà Nẵng vừa triệu tập, làm rõ hành vi của 19 đối tượng, khởi tố 14 người, trong đó có 10 bị can bị bắt tạm giam.
Bao đời nay, người dân xã Mỹ Lý, Nghệ An chưa từng chứng kiến một trận lũ nào kinh hoàng đến vậy. Chỉ sau một đêm, dân bản không còn nhà để về. Những bản làng trù phú bên dòng sông Nậm Nơn giờ đây chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát.
Ngành Nuôi trồng thủy sản đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho giới trẻ.
Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, sáng nay (27/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã dự Lễ khởi công xây dựng Trường liên cấp Tiểu học – Trung học cơ sở Si Pa Phìn tại bản Nậm Chim 1, xã Si Pa Phìn.
Ngày 27/07/2025, tại trạm Macao (Trung Quốc), Phương Mỹ Chi đã có phần tranh tài tại Chung kết cuộc thi âm nhạc quốc tế Sing!Asia 2025. Nữ ca sĩ ghi dấu ấn với nhiều khán giả trong và ngoài nước bởi các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa.
Trong lúc nhiều nông dân loay hoay với điệp khúc "được mùa mất giá" thì lão nông Nguyễn Hồng Phương ở An Giang đã mạnh dạn đưa giống lúa Nhật vào sản xuất lúa sạch, giúp hơn 200 thành viên HTX cùng vươn lên làm giàu.
Giữa khói lửa kháng chiến, khi máu đổ và xương rơi nơi tiền tuyến, một ngày đặc biệt đã ra đời để cả dân tộc tri ân những người con ngã xuống vì độc lập tự do. Ngày 27/7 – Ngày Thương binh Liệt sĩ – không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà là bản tuyên ngôn của lòng biết ơn, được hun đúc từ tấm lòng của Bác Hồ và nghĩa tình của nhân dân dành cho những người đã hy sinh anh dũng vì Tổ quốc.
Sau khi lắp hàng rào cứng trên đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng, Sở Xây dựng Hà Nội vừa yêu cầu tiến hành thi công hàng rào phân làn phương tiện trên cầu Nhật Tân để phân làn phương tiện.
Nhiều người dân, tài xế vẫn lo xe bị ảnh hưởng khi sử dụng xăng sinh học. Thực tế, chỉ sau một thời gian triển khai E5 trước đây, hiện các cột xăng E5 trên thị trường gần như mất hút.