Thức đêm xem phim, tôi bật khóc nhận ra mình đã làm con trai đau khổ 20 năm: Thương con nhưng lại kìm hãm "sự thật" của con
Tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng tôi lại hành động đi ngược với điều đó.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Giàu khoáng sản, nghèo kinh tế
Được biết, trong cấu trúc một sản phẩm khoáng sản có thuế tài nguyên, tiền thuế đất, ký quỹ môi trường, VAT, thuế xuất khẩu, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác...
Trong đó có khoản thu từ phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP sẽ được dùng để phục vụ công tác phòng ngừa sự cố môi trường, quản lý môi trường, cải tạo môi trường, tạo cảnh quan nơi xảy ra hoạt động khoáng sản, và khoản thu này địa phương nơi thực tế diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản được hưởng 100%.
Tuy nhiên trên thực tế theo ghi nhận của phóng viên, ở những nơi đang có hoạt động khai thác khoáng sản thì địa phương (cấp xã) chưa thực sự nhận được phân bổ từ nguồn thu này.
Nguồn nước bị đổi màu, có dấu hiệu ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra ở thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Văn Hoàng
Dọc tuyến đường tỉnh ĐT 532 từ thị trấn Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An qua các xã Châu Lộc, Châu Tiến rất nhiều mỏ đá đang được khai thác, nhà máy chế biến cũng vận hành hết công suất. bà H, xóm Lộc Tiến, xã Châu Tiến vừa ngơi tay làm cỏ vườn nói với phóng viên trong tiếng ầm ầm của máy đập đá: "Nhà tôi ở đây chưa thấy được hưởng gì ngoài bụi đá và tiếng ồn".
Cách nhà bà H vài trăm mét, bên cạnh bãi đá thải màu trắng chất cao như núi, gần lối vào Xí nghiệp khai thác số 2 của Công ty Trung Hải Nghệ An có hàng chục ngôi nhà đóng cửa im lìm, có nhà bạt quây kín. Sát đường tỉnh nhiều nhà dân đã chuyển đi nơi khác nhường chỗ cho các hoạt động khai thác đá, những ngôi nhà xây kiên cố bị phá hủy dang dở như vừa bị một trận pháo kích đánh trúng.
Trao đổi với phóng viên tại trụ sở làm việc, ông Lang Văn Hanh, Chủ tịch UBND xã Châu Tiến cho biết: "Châu Tiến là xã giàu tài nguyên, hiện có hai mỏ khai thác thiếc và đá có giải quyết được lao động phổ thông cho địa phương. Còn tiền phí bảo vệ môi trường khai thác người dân không được hưởng gì từ nguồn thu đó, chỉ được "hưởng" bụi bặm, tiếng ồn, lũ lụt do khai thác đá làm tắc các hang đá tự nhiên không thoát được nước, năm 2009 ngập một nửa xã miền núi này.
Theo người dân thôn Lộc Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp thì hoạt động khai khoáng gây hỏng đường giao thông, bụi đá ảnh hưởng đến hoa màu của bà con, còn tiếng ồn thì ở mỏ đá nào cũng có. Ảnh: Văn Hoàng
Tiếp tục đi dọc "tuyến đường đau khổ" bậc nhất tỉnh Nghệ An đang ngày đêm bị "băm nát" bởi xe tải trọng lớn chở đá qua lại.
Phóng viên di chuyển theo những chiếc xe đầu kéo chở đá trắng "kéo" bụi tung mù mịt khi chúng di chuyển. Đến xã Châu Hồng, nơi có trụ sở làm việc 2 tầng khang trang.
Tại phòng làm việc của mình, ông Trương Văn Hóa – chủ tịch UBND xã Châu Hồng nói: "Trụ sở UBND xã mới được xây dựng, các doanh nghiệp hoạt động ở địa phương đóng góp không đáng kể. Còn hậu quả do khai thác khoáng sản để lại thì thấy rõ".
Ông Hóa lấy ví dụ: "Đường tỉnh lộ là tuyến đường huyết mạch của xã mà đã hơn 20 năm bị xe tải quần nát nhưng không được sửa chữa, thỉnh thoảng doanh nghiệp đổ vật liệu lấp ổ gà, mùa hè nắng bụi, mùa mưa xảy ra nhiều tai nạn giao thông, đi lại rất vất vả. Mỗi lần tôi ra trung tâm huyện họp dù trời nắng vẫn phải mặc áo mưa vì bụi".
Xe tải chở đá dii chuyển trên đường từ thị trấn Quỳ Hợp vào xã Châu Tiến, Châu Hồng gây bụi bay mù mịt. Ảnh: Văn Hoàng
Đó là chưa kể có những doanh nghiệp sau khi khai thác hết hạn giấy phép hoặc không còn khoáng sản đã bỏ đi nơi khác mà không hoàn thổ đúng như cam kết.
Dù các doanh nghiệp có ký quỹ bảo vệ môi trường nhưng cũng chưa hoàn thiện hết nghĩa vụ của mình, hoặc tiền ký quỹ thấp hơn cả tiền thực hiện hoàn thổ nên doanh nghiệp thà bỏ tiền ký quỹ hơn là thực hiện nghĩa vụ hoàn thổ phục hồi môi trường, điều này để lại hậu quả lớn cho địa phương.
"Xã Châu Hồng có nhiều hoạt động khoáng sản, cư dân địa phương trực tiếp hứng chịu ảnh hưởng nhưng trên thực tế không được hưởng nhiều từ phí bảo vệ môi trường" - ông Hóa nói. Mặc dù Châu Hồng là một trong những xã có nhiều mỏ và nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất nhì của huyện Quỳ Hợp - 13 doanh nghiệp với 12 mỏ đang hoạt động.
Là người đứng đầu chính quyền xã và nhiều năm công tác ở UBND xã nên ông Trương Văn Hóa hiểu rất rõ niềm mong mỏi của người dân đang sinh sống ở vùng đất giàu khoáng sản nhưng nghèo kinh tế. Ông mong muốn: "Cần tu sửa tuyến đường tỉnh lộ 532 cho bà con đi lại thuận tiện. Mong doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, có trách nhiệm và ủng hộ bà con nhân dân nhiều hơn nữa".
Thời gian gần đây ở Quỳ Hợp xảy ra nhiều vụ sụt lún, nhà dân bị nứt được cho là do hoạt động khai thác quăng thiếc gây nên. Ảnh một mot khai thác quặng thiếc ở xã Châu Tiến, Quỳ Hợp: Văn Hoàng
Hiện nay trên địa bàn xã Châu Hồng có một số công ty khai thác khoáng sản đang hoạt động như Công ty Kim loại màu, Công ty Hà An, Công ty Hồng Lương, Công ty Tân Hoàng Khang, Công ty Duyên Hằng, Công ty Trung Hải Nghệ An, Công ty Phú Thắng, Công ty 747, Công ty Chính Nghĩa, Công ty Á Châu… Có một số công ty đã không còn hoạt động ở địa phương nhưng chưa hoàn thổ như tại mỏ đá Phủ Quỳ của Công ty đá Phủ Quỳ .
Đặc biệt, thời gian gân đây hiện tượng sụt lún, nứt nhà xảy ra nhiều hơn ở Quỳ Hợp, người dân địa phương cho rằng nguyên nhân là do hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Ông Nguyễn Giang Hoài, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Quỳ Hợp cho biết: Tỉnh lộ 532 phân cấp vốn duy thu, bảo dưỡng, cải tạo của tỉnh. Các doanh nghiệp hàng tháng vẫn góp tiền đổ bột đá lu lại. Để làm một con đường 60 - 70 tỷ đồng, không đủ kinh phí. Một năm xã Châu Hồng thu không dưới 6-7 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản với các mỏ, cả huyện 20 tỷ, theo luật phải phân bố khoản này cho các xã có hoạt động khoáng sản.
Hiện nay khoản này được chia cho các xã như nhau (trong đó có các xã không có hoạt động khoáng sản những vẫn được nhận như nhau). Chúng tôi đã kiến nghị Sở tài chính, UBND tỉnh, nhưng làm việc này còn liên quan đến luật phân bổ ngân sách.
"Nơi nào chịu nhiều tác động từ khai thác phải được hưởng nhiều hơn"
Không riêng gì các xã Châu Tiến, Châu Hồng, tại xã Châu Quang nằm sát thị trấn Quỳ Hợp, ông Phạm Công Truyền, Chủ tịch xã Châu Quang khi làm việc với phóng viên tại trụ sở cũng nói "địa phương chưa được hưởng lợi gì từ khai thác đá".
Theo tìm hiểu của phóng viên, khi mỏ dừng khai thác, đơn vị đó phải thực hiện đề án đóng của mỏ, tỉnh thành lập hội đồng thẩm định đề án đó, phê duyệt đề án xong sẽ thực hiện đóng cửa mỏ, chọn nhà thầu xây dựng, sau đó thẩm định xem đã đúng đề án đóng của mỏ.
Đối với việc phục hồi môi trường sau khai thác, trước khi được cấp phép mỏ phải nộp quỹ vào 1 tài khoản hay còn gọi là ký quỹ bảo vệ môi trường, sau khi đóng cửa mỏ, nếu doanh nghiệp thực hiện phục hồi môi trường thì lấy lại tiền đó, còn nếu không làm thì quỹ này lấy ra để thuê đơn vị khác phục hồi môi trường.
Hoạt động khai thác khoáng sản tại Nghệ An đang phải đánh đổi giữa môi trường và kinh tế rất lớn. Công tác hoàn thổ sau khai thác ở một số nơi chưa được thực hiện như cam kết của doanh nghiệp. Ảnh: Văn Hoàng
Với cương vị lãnh đạo cấp huyện, ông Nguyễn Đình Tùng – Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết: "Mấy năm vừa rồi, huyện đã thành lập Đoàn liên ngành chống thất thu thuế, đã giải quyết được nhiều vấn đề, tăng thu ngân sách. Tuy nhiên huyện mới bỏ cách đây mấy tháng do trái với quy định của Luật thuế".
Được biết, một năm hoạt động khoáng sản nói chung trên địa bàn huyện Quỳ Hợp nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 300-350 tỷ đồng, ngoài ra còn có khoản tỉnh Nghệ An giao cho huyện thu (năm 2021 thu 180 tỷ), một số doanh nghiệp tỉnh thu (theo phân cấp); hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Quỳ Hợp nhưng đăng ký nộp thuế ở địa bàn khác như họ nộp tại Hải quan cảng Hải Phòng, cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa), cảng Cửa Lò xuất khẩu theo đường hàng không, đường bộ.
Tiếp tục nói về vấn đề được hưởng gì từ các hoạt động khai thác đá trên địa bàn, ông Tùng thẳng thắn: "Trong khi, Nghị đinh 203/2013/NĐ-CP và Luật Khoáng sản quy định rõ về tiền cấp quyền và tiền trúng đấu giá phải phân bổ lại lại cho địa phương nơi có khoáng sản (xã, huyện) để phát triển kinh tế và NĐ 164/2016/NĐ-CP quy định tiền phí bảo vệ môi trường được phân bổ cho địa phương khắc phục hậu quả môi trường do hoạt động khai khoáng gây ra, nhưng địa phương hiện nay hòa chung các khoản trên vào ngân sách địa phương và chi theo Luật ngân sách gây mâu thuẫn với Luật Khoáng sản quy định, đã đề nghị cấp trên xem xét"
Khi phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề minh bạch trong thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường thì cơ quan thuế không trực tiếp đi kiểm tra, doanh nghiệp hiện nay tự kê khai sản lượng, có những doanh nghiệp được cấp phép 30 năm mà chưa đến 3 năm đã khai thác hơn số sản lượng được phép, có doanh nghiệp được cấp phép khai thác đá thông thường nhưng khai thác đá hoa trắng dẫn đến nguồn thu không thực chất, đánh giá trữ lượng không chuẩn, lỗi trong thẩm định và kê khai.
Vậy chính quyền địa phương đã vào cuộc như thế nào để đảm bảo nguồn thu và xác nhận đúng loại đá? Đã chấn chỉnh như thế nào? Về nội dung này ông Tùng giới thiệu phóng viên sang ngành thuế để trao đổi.
Nhiều hộ dân ở xã Châu Tiến đã phải dời chỗ ở để nhường cho hoạt động khai thác đá. Ảnh: Văn Hoàng
Về vấn đề thuế trong khai thác khoáng sản nói chung và đá nói riêng ở tỉnh Nghệ An, ông Trịnh Thanh Hải - Cục trưởng Cục thuế tỉnh Nghệ An đã giải trình tại Kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đầu tháng 12/2021.
Theo đó, tại kỳ họp ông Hải nói: "Trong hoạt động quản lý thuế, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Cục thuế hiện quản lý 294 tổ chức doanh nghiệp có khai thác khoáng sản và nộp thuế tài nguyên, bảo vệ môi trường. Năm 2020 đã nộp 869 tỷ, riêng 11 tháng năm 2021 đã nộp 1.125 tỷ, gần 8% tổng thu ngân sách.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản là lĩnh vực nhạy cảm, nhiều rủi ro. Thời gian qua, ngành đã triển khai tham mưu nhiều biện pháp chống thất thu thuế, đơn cử như xây dựng các định mức tiêu hao vật liệu nổ trong khai thác khoáng sản về đá, tiêu hao năng lượng trong chế biến đá, xác minh hàng hóa qua cảng, các đơn vị khác, tham mưu thành lập các đoàn liên ngành ở Quỳ Hợp, đã góp phần chống thất thu ngân sách.
Năm 2020 triển khai 86 đoàn thanh tra, kiểm tra, truy thu hơn 25 tỷ; 11 tháng năm 2021 thực hiện 60 đoàn, truy thu 15,6 tỷ. Tuy nhiên công tác quản lý tài nguyên nói chung, thu ngân sách nói riêng đối với hoạt động khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập. Trong đó, có 2 hiện tượng: Khai thác trái phép, khai thác vượt công suất thiết kế.
Tuy phát hiện ra nhưng ngành Thuế không có đủ thẩm quyền, chức năng xác định thực tế sản lượng khai thác. Cục đã có văn bản gửi Sở TNMT, Bộ TNMT giải quyết vấn đề này để làm cơ sở xác định mức thuế phải nộp để chống thất thu ngân sách".
Khai khoáng mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, tình trạng khai thác trái phép gây nên tình trạng thất thu thuế. Ảnh: ĐT
Chuyện tương tự cũng xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa, ông Đoàn Quang Phi, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Yên Lâm nói: "Theo quy định, năm 2021, xã được hưởng 20% phí BVMT, 10% thuế tài nguyên. Theo đúng Luật Khoáng sản, các doanh nghiệp trên địa bàn nào phải có trách nhiệm đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng của địa bàn đó. Trước đến nay xã cũng đã vận động doanh nghiệp về chính sách xã hội, năm hết tết đến đóng góp cho các hộ khó khăn. Đúng ra mà nói nơi nào chịu nhiều tác động từ khai thác phải được hưởng nhiều hơn".
Ở cấp quản lý cao hơn, ông Hoàng Văn Tiến – Trưởng phòng TNMT huyện Yên Định khẳng định "thời gian tới sẽ hành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra chuyên ngành từng nội dung như giám sát việc kê khai thuế, thực hiện các công tác bảo vệ môi trường".
"Hơn 2 năm qua, tôi không đi làm được, chỉ đi viện chăm con. Gia cảnh túng quẫn quá, tôi không biết làm sao để có tiền vừa chữa bệnh cho con nhỏ, vừa lo cho con lớn được học hành tới nơi tới chốn".
Tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng tôi lại hành động đi ngược với điều đó.
Những người sinh vào 4 ngày Âm lịch này dường như được định sẵn là sẽ giàu có. Khi họ già đi, của cải của họ sẽ tích tụ như nước nhỏ giọt và biến thành vàng.
Chính phủ Ukraine ngày 24/4 cho biết nước này đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ nhằm tái cơ cấu khoản nợ khoảng 2,6 tỷ USD, làm dấy lên nguy cơ vỡ nợ khoảng 600 triệu USD vào hạn chót cuối tháng 5 tới.
Làm sao để người làm báo tiếp nối truyền thống báo chí cách mạng, chủ động thích ứng công nghệ và xây dựng môi trường văn hóa trong mỗi tòa soạn?
Fanpage chính thức của Thép xanh Nam Định vừa phát đi thông báo cho biết, đội bóng thành Nam đã đạt thoả thuận gia hạn cùng lúc với 13 ngôi sao của đội. Trong số này, Nguyễn Xuân Son được gia hạn thêm 6 năm.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã điều một tàu khu trục Mỹ tiến vào vùng biển nhạy cảm giữa Trung Quốc và Đài Loan hôm thứ Tư 23/4, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng.
Người ta nói rằng cuộc nổi dậy An Sử thời Đường, và Đường Huyền Tông Lý Long Cơ chạy đến Tứ Xuyên để lánh nạn, đã mở ra một tiền lệ cho việc đào thoát của hoàng đế triều Đường.
Trong cơn mưa lớn tối 24/4, trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM, xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến một nam sinh viên tử vong.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã quyết định hủy bỏ một phần chương trình trong chuyến thăm chính thức tới Nam Phi và lập tức trở về Kiev sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn vào lãnh thổ Ukraine.
Một chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMP-55 hiếm hoi – được cải tiến từ xe tăng T-55 thời Liên Xô – lần đầu tiên được phát hiện đang hiện diện trên chiến trường Ukraine, theo The War Zone.
HLV Kim Sang-sik nói không với Công Phượng? HLV Tan Cheng Hoe làm Giám đốc kỹ thuật FAM; M.U từ bỏ thương vụ Osimhen; cầu thủ phải trốn dưới gầm giường vì sợ những kẻ đột nhập; Madam Pang phải nhập viện.
Bên cạnh các gói combo Internet-Truyền hình MyTV, khách hàng của VNPT có nhiều lựa chọn mới với các gói cước Truyền hình MyTV. Các gói cước với đa dạng chính sách về kênh và nội dung cùng mức giá hấp dẫn giúp gia tăng trải nghiệm của người dùng.
Chợ Mới Ông Già – ngôi chợ có tên lạ tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội được công nhận là một trong những chợ lâu đời nhất thế giới. Gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử, nơi đây là biểu tượng văn hóa sống động ven sông Hồng.
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành 5 quyết định xử phạt về lĩnh vực môi trường đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
12 mẫu cà phê tham gia cuộc thi tuyển chọn chất lượng cà phê Việt Nam năm 2025 sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản, bao bì được in quốc kỳ Việt Nam.
Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về công tác tổ chức và cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường. Qua đó, ông Phan Thế Anh, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Ninh Bình, giữ chức vụ Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
"Làm hết việc, không hết giờ" là thông điệp được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh khi TP.HCM bước vào giai đoạn nước rút, dồn toàn lực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chính quyền Trump vừa sa thải quan chức giám sát điều tra những cáo buộc "tội ác chiến tranh" của Nga, thu hẹp các nỗ lực truy cứu trách nhiệm Moscow. Đây là một trong những động thái mới nhất giữa bối cảnh chính quyền Trump dừng hàng loạt nỗ lực chống lại Nga.
Những phiền muộn của 4 con giáp này dường như đều được cơn mưa đầu mùa cuốn trôi, chỉ còn lại sự tràn đầy hạnh phúc và thỏa mãn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đại sứ EU Julien Guerrier nhất trí Việt Nam và EU đều có nhu cầu duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới để phát triển.
Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Bí thư các bộ, cơ quan trung ương, tỉnh ủy, thành ủy quan tâm chỉ đạo sắp xếp trụ sở làm việc, tài sản công khi xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
ĐT Malaysia có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng hiếm thấy trước màn so tài với ĐT Việt Nam vào ngày 10/6 tới.
Sau khi sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới không chỉ nổi tiếng với Dân ca Quan họ mà còn là quê hương của một Á hậu quốc tế giúp Việt Nam kéo dài chuỗi thành tích tại đấu trường nhan sắc uy tín Miss Intercontinental (Hoa hậu Liên lục địa).
Nuôi một loài kiến vốn được coi là hung dữ trong chính vườn ca cao của mình, lão nông Nguyễn Thanh Long, xã Phước Cát 2, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, đã thu về kết quả khiến nhiều người bất ngờ: Năng suất cao nhất xã, thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhiều khách sạn 4-5 sao tại thủ đô đã triển khai các gói ưu đãi gồm giảm giá phòng, các combo dịch vụ, phòng nghỉ kèm tiệc trà, gala, hay xe đưa đón miễn phí hấp dẫn nhằm kích cầu du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế.
Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều du khách và cựu chiến binh rất xúc động khi tới tham quan không gian trưng bày.
Trong các ngày từ 16 – 25/4, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức 5 lớp tập huấn nghiệp vụ cho khoảng 400 cán bộ, hội viên nông dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Các Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh, Luyện Văn Phương, Nguyễn Thế Công và nhiều cán bộ công chức vừa bị điểm tên vì chậm trễ thủ tục hành chính.
Mô hình trồng mít ruột đỏ xơ vàng lá bầu-cây trồng ra quả đặc sản của ông Ngô Văn Được– Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phú Thịnh TN, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Sau sáp nhập, mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã sẽ được triển khai như thế nào?
3