Gần 20 năm qua, Hà Nội dành nhiều nguồn lực với hy vọng "hồi sinh" các dòng sông chảy qua nội thành trong đó có sông Tô Lịch. Tuy nhiên, mỗi ngày hàng trăm cống xả thải đổ trực tiếp ra sông Tô Lịch, biến dòng sông này từ dòng chảy lịch sử trở thành cống nước đen lộ thiên giữa Hà Nội.
Gần 20 năm qua, Hà Nội dành nhiều nguồn lực với hy vọng "hồi sinh" các dòng sông chảy qua nội thành trong đó có sông Tô Lịch. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm tại con sông này không mấy cải thiện, thậm chí có lúc nghiêm trọng hơn.
Video: Hình ảnh cống xả thải, biến sông Tô Lịch thành cống nước đen lộ thiên giữa Thủ đô.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã tập trung nhiều lực với hy vọng "hồi sinh" các dòng sông chảy của sông Tô Lịch. Các đề án cải tạo, các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm được UBND TP.Hà Nội quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm của dòng sông này vẫn không mấy cải thiện.
Sông Tô Lịch là một trong những trục tiêu thoát nước chính của Hà Nội với chiều dài 14,6 km, chảy qua 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Con sông này được nạo vét và kè hai bên bờ vào năm 2003. Theo ước tính, mỗi ngày, sông Tô Lịch hứng 150.000 m³ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra. Hàng trăm miệng cống xả thẳng nước thải ra dòng sông, khiến tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng, màu nước đen kịt, rác kẹt dòng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một vệt màu đen, vắt qua thành phố.
Ghi nhận của PV Dân Việt, trên khúc sông từ đường Bưởi đến ngã Tư Sở có hàng chục cống xả thải trực tiếp xuống sông. Ông Lê Văn Luân (Cầu Giấy), thường tập thể dục trên đoạn đường này chia sẻ: "Dòng sông này có nước đen ngòm, thường xuyên bốc mùi hôi thối nồng nặc. Cá tôm khó mà sống được ở con sông này, tôi và những người tập thể dục ở đây điều lo lắng về sức khỏe của mình".
Theo ước tính, mỗi ngày, sông Tô Lịch hứng 150.000 m³ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra.
Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một vệt màu đen, vắt qua thành phố.
Hàng trăm miệng cống xả thẳng nước thải ra dòng sông, khiến tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng.
Màu nước đen kịt, rác kẹt dòng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng cuộc sống của người dân.
Những điểm tập kết rác xung quanh sông Tô Lịch càng làm tăng sự ô nhiễm của khu vực này. Đáng nói, sông Tô Lịch chảy qua khu vực Linh Đàm, nơi có mật độ dân số vào nhóm đông đúc nhất Hà Nội. Điều này làm cho việc quản lý môi trường dòng sông càng trở nên khó khăn.
Ông Lê Văn Luân (Cầu Giấy), thường tập thể dục trên đoạn đường này chia sẻ: "Dòng sông này có nước đen ngòm, thường xuyên bốc mùi hôi thối nồng nặc. Cá tôm khó mà sống được ở con sông này, tôi và những người tập thể dục ở đây điều lo lắng về sức khỏe của mình".
Nhiều gia đình sống cạnh sông Tô Lịch đoạn Kim Giang đã tận dụng những khoảng đất trống ít ỏi, những ô đất dưới gốc cây để gieo và canh tác hàng chục loại rau xanh và rau thơm phục vụ rau cho gia đình ăn quanh năm.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, dọc sông Tô Lịch đoạn Kim Giang kéo dài từ Ngã Tư Sở đến cầu Lủ có rất nhiều gia đình trồng rau cạnh con sông được mệnh danh là ô nhiễm nhất Thủ đô. Rau cải, mồng tơi, khoai lang, rau ngót được trồng nhiều nhất. Ngoài ra, nhiều loại rau thơm như tía tô, thì là, rau húng, diếp cá... cũng được người dân trồng nhiều.
Luống rau chạy dài khoảng hơn 200 m với rất nhiều loại rau khác nhau được trồng để tận dụng đất.
Luống rau tươi tốt nhờ được tưới bằng nước... sông Tô Lịch.
Không chỉ trồng rau cạnh bờ sông Tô Lịch, nhiều người dân còn tiến hành đánh bắt cá trên dòng sông ô nhiễm này.
Một khu vui chơi và tránh nắng được người dân tại khu vực Kim Giang dựng lên cạnh sông Tô Lịch.
Người dân tại đây cho biết, đây là nơi nghỉ ngơi và tập thể dục của người dân trong vùng. Mặc dù nhiều khi sông bốc mùi khó chịu nhưng người dân tại khu vực này cũng đã quen.
Mới đây, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một trong những điểm nhấn của quy hoạch là việc "hồi sinh" sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy. Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá là một trong những dự án quy mô lớn nhất và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải, với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng. Dự án bao gồm nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000 m3/ngày đêm và hệ thống cống thu gom, cống bao, hệ thống cống đầu nối dọc 2 bờ sông Tô Lịch, sông Lừ, quận Hà Đông và khu đô thị mới, với tổng chiều dài cống các loại khoảng 53 km.
Sau thời gian 8 năm thi công, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thành tuyến cống nước ngầm dài 15 km chuẩn bị "giải cứu" dòng sông Tô Lịch đang ô nhiễm. Dự án được chia thành 4 gói thầu, trong đó gói thầu số 2 là xây dựng hệ thống cống gom nước thải cho sông Tô Lịch do Công ty Tekken (Nhật Bản) thi công. Gói thầu này bắt đầu triển khai từ ngày 16/3/2020, đến nay đã đạt 93% tiến độ.
Với gói thầu này, nhà thầu sẽ thi công lắp đặt hệ thống cống ngầm chạy dọc sông Tô Lịch, điểm đầu từ ngã tư Hoàng Quốc Việt đến điểm cuối tại ngã ba sông Tô Lịch - sông Lừ thuộc địa phận quận Hoàng Mai.
Sau khi đi vào vận hành, dự án sẽ góp phần xử lý nước thải sinh hoạt của 7 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông và Thanh Trì. Hà Nội cũng đặt kỳ vọng dự án sẽ làm "giải cứu" những con sông ô nhiễm của thủ đô bao gồm sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.
Hệ thống cống ngầm chạy dọc sông Tô Lịch, điểm đầu từ ngã tư Hoàng Quốc Việt đến điểm cuối tại ngã ba sông Tô Lịch - sông Lừ thuộc địa phận quận Hoàng Mai.
Công nhân gấp rút thực hiện gói thầu hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính.
Sau thời gian 8 năm thi công, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thành tuyến cống nước ngầm dài 15km chuẩn bị "giải cứu" dòng sông Tô Lịch đang ô nhiễm.
Sau khi đi vào vận hành, dự án sẽ góp phần xử lý nước thải sinh hoạt của 7 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông và Thanh Trì. Hà Nội cũng đặt kỳ vọng dự án sẽ làm "giải cứu" những con sông ô nhiễm của thủ đô bao gồm sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu cơ quan đại diện Ngoại giao (thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động - Bộ Công an) là lực lượng quan trọng, đảm bảo an ninh tại các khu vực trọng yếu như cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, cơ quan nhà nước... Hiện nay, với 73 mục tiêu cần bảo vệ và 119 vọng gác, Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu đang triển khai lực lượng trên phạm vi rộng, bao phủ 7 quận và 22 phường của Thủ đô Hà Nội.
62 chiến mã của lực lượng Cảnh sát cơ động Kỵ binh được chăm sóc đặc biệt, chu đáo để đảm bảo sức khỏe và phong thái oai vệ cho đợt diễu hành trong dịp Đại lễ 30/4 sắp tới.
Hoạt động Giao lưu thiếu nhi Lạng Sơn, Việt Nam và thiếu nhi thị trấn Bằng Tường, Trung Quốc nằm trong chuỗi chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 9 năm 2025.
Chiều 16/4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã khai mạc. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự Lễ khai mạc và tham quan Triển lãm về Tăng trưởng xanh, được tổ chức ngay bên lề Hội nghị.
Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tham quan Cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan, thăm Đại đội Biên phòng và Trường Tiểu học số 4 (Bằng Tường, Trung Quốc).
Dân quân biển được đặc biệt chú ý khi lần đầu tiên tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng nay (16/4), tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116. Đây là hoạt động mở đầu cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Sáng 16/4, tại Trung đoàn Không quân 935 (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đồng chỉ đạo kiểm tra buổi tổng hợp luyện diễu binh diễu hành lần thứ 2 của 36 khối quân đội, công an để chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh là một trong những công trình giao thông trọng điểm, đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp thông xe vào dịp 30/4.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt mang tên “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”. Triển lãm trưng bày gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật quý liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trong đó có chiếc la bàn của Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng để xác định vị trí trên bản đồ chỉ đạo Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.
Ba lần trước ông Tập Cận Bình đến Việt Nam vào các năm 2015, 2017, 2023 trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, năm 2011 ông đến đất nước hình chữ S trên cương vị Phó Chủ tịch nước.
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam diễn ra ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.