Từ vùng trũng đến khu đô thị mới, từ hạ tầng đơn sơ đến những toà cao ốc chọc trời… sau 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP HCM ngày nay phát triển vượt bậc với những công trình mang tính biểu tượng mới.
Nằm bên bến Bạch Đằng ở trung tâm quận 1, công trường Mê Linh là một điểm đến rất quen thuộc với người dân TP HCM. Ảnh trái là góc nhìn từ trên cao về công trường Mê Linh trước 1975. Từ một vòng xoay giản đơn sau 50 năm, khu vực này vẫn giữ nguyên tên gọi nhưng đã lột xác với sự xuất hiện của hàng loạt cao ốc hiện đại (ảnh phải). Tượng Danh tướng Trần Hưng Đạo, biểu tượng lịch sử của công trường, sau trùng tu vẫn được đặt lại nguyên vị trí, như một điểm nhấn bền vững giữa nhịp sống đô thị ngày càng sôi động.
Bến Bạch Đằng
Bến Bạch Đằng từng là hình ảnh quen thuộc với những chuyến phà qua lại Thủ Thiêm cách đây 50 năm. Khi đó, bến sông tuy nhộn nhịp nhưng rất giản đơn (ảnh trái). Ngày nay, khu vực này đã khoác lên mình diện mạo mới với công viên bến Bạch Đằng trải dài hơn 1,3 km, khánh thành giai đoạn đầu năm 2022. Những tuyến xe buýt đường sông hiện đại, bến du lịch và không gian cây xanh giờ đây thay thế cho cảnh “trên bến dưới thuyền” xưa kia, mang đến một góc nhìn mới mẻ về sự giao thoa giữa lịch sử và hiện tại.
Khu vực Tân Cảng
Tân Cảng được xây dựng năm 1960, là nơi khai thác dịch vụ xuất nhập khẩu và vận tải biển, nằm dưới chân cầu Sài Gòn. Ngày nay, nơi này trở thành khu đô thị hiện đại với điểm nhấn là tòa tháp Landmark 81 tầng, cao nhất Việt Nam (ảnh phải).
Khu vực Thủ Thiêm và bán đảo Thủ Thiêm
Thủ Thiêm của những năm 1970 là vùng đất ngập nước với nhà tranh và lối đi lầy lội (ảnh trái). Qua 50 năm, bán đảo Thủ Thiêm đã lột xác thành khu đô thị mới đầy triển vọng. Cầu Thủ Thiêm 2 (nay là cầu Ba Son), hoàn thành năm 2022 với thiết kế dây văng ấn tượng, nối liền quận 1 với khu vực này, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ được xây dựng thành Trung tâm Tài chính Quốc tế, trở thành nơi thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế, gia tăng nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm ở TP HCM.
Cầu Rạch Chiếc - đất cảng Trường Thọ
Cầu Rạch Chiếc và khu vực đất cảng Trường Thọ, thuộc phía Đông TP HCM, 50 năm trước chỉ là những con đường nhỏ và bến cảng đơn sơ (ảnh trái). Ngày nay cầu Rạch Chiếc mới trên tuyến vành đai 2 đã thay thế cây cầu cũ chật hẹp, mở rộng kết nối giao thông giữa Quận 7 và TP Thủ Đức. Khu vực đất cảng Trường Thọ cũng đang được định hình thành khu đô thị thông minh, hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho vùng phía Đông TP HCM.
Xa lộ Hà Nội
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, xa lộ Hà Nội là tuyến đường huyết mạch của Sài Gòn. Qua 50 năm, xa lộ Hà Nội đã chứng kiến sự lột xác ấn tượng về hạ tầng giao thông. Từ một con đường hai làn giản đơn nối Sài Gòn với miền Đông, tuyến đường này nay mở rộng lên 8-10 làn xe, được trang bị cầu vượt, hầm chui và các nút giao thông hiện đại (ảnh phải).
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)
Chính thức đi vào hoạt động thương mại từ ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đánh dấu bước ngoặt trong quá trình chuyển đổi giao thông đô thị của TP HCM. Đồng thời, mở ra kỷ nguyên mới cho đường sắt đô thị TP HCM.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu các sở, ngành và UBND quận Bắc Từ Liêm tập trung đẩy nhanh tiến độ để khởi công dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội trước ngày 2/9/2025. Dự án này có tổng diện tích hơn 200 ha, vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Từ vùng trũng đến khu đô thị mới, từ hạ tầng đơn sơ đến những toà cao ốc chọc trời… sau 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP HCM ngày nay phát triển vượt bậc với những công trình mang tính biểu tượng mới.
Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều du khách và cựu chiến binh rất xúc động khi tới tham quan không gian trưng bày.
Những ngày cuối tháng 4, đường phố Hà Nội và TP HCM rực rỡ sắc cờ hoa dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Hoa hậu Thanh Thủy, Tuyết Vân, Nguyễn Trần Duy Nhất hào hứng trong buổi hợp luyện tối 22/4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP HCM) chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Chiều 22/4, hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về trung tâm TP HCM để xem hợp luyện diễu binh. Trước giờ hợp luyện, các chiến sĩ đã rạng rỡ chụp ảnh, hát vang ca khúc Bác cùng chúng cháu hành quân cùng đông đảo người dân.
Tối nay (22/4), trong khuôn khổ chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc Nam”, Hà Nội sẽ tổ chức màn bắn pháo hoa hoành tráng tại đường đua F1. Để có trải nghiệm xem pháo hoa một cách thuận tiện và trọn vẹn, người dân cần lưu ý các phương án di chuyển và tìm vị trí lý tưởng.
10 người trong một đại gia đình ở Long An đã có mặt tại TP HCM để hoà chung cùng không khí 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sáng 22/4, họ đã cùng nhau ngắm nhìn máy bay chiến đấu Su-30MK2 và Yak130, trực thăng kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc trên bầu trời.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Chiều ngày 21/4, nhiều cửa hàng đang kinh doanh ở tòa nhà Hàm cá mập chính thức dừng hoạt động, bắt đầu dọn dẹp để bàn giao mặt bằng nhằm chuẩn bị cho việc phá dỡ, mở rộng hồ Gươm về phía Đông.
Xã đảo duy nhất của TP HCM không sáp nhập là xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM). Nơi đây được nhiều bạn trẻ tìm đến trong những chuyến du lịch ngắn ngày.