"Trend" mới của người chơi cây cảnh, đẹp mắt, ngon miệng, dễ trồng, mang đầy cảm giác bội thu
Cây cảnh trồng trong chậu này đang được ưa chuộng vì không chỉ để ngắm và ăn, dễ chăm sóc mà còn mang lại cảm giác thu hái vụ mùa bội thu.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 có chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển".
Tham dự Đại hội có 995 đại biểu chính thức, là những cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của hơn 10 triệu cán bộ, hội viên nông dân trong cả nước. Về cơ cấu xã hội: Đại biểu nam: 703 đại biểu, chiếm 70,48%; đại biểu là nữ: 293 đại biểu, chiếm 29,51 %; đại biểu là đảng viên: 949 đại biểu, chiếm 95,38%; tuổi bình quân của đại biểu: 47,8 tuổi; đại biểu cao tuổi nhất: 68 tuổi; đại biểu ít tuổi nhất: 22 tuổi…
Đến dự và chỉ đạo tại Đại hội có:
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng chí Nông Đức Mạnh, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn An, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Thường trực Ban Bí thư.
Đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội
Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân Vận Trung ương.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
Đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
Đại hội xin trân trọng giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, các đồng chí Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí đại diện lãnh đạo Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đại diện lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà tài trợ, đơn vị phối hợp đã tới dự Đại hội.
Đại hội trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan có lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trọng thể sáng nay, 26/12 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1-Đài Truyền hình Việt Nam và được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử Dân Việt, địa chỉ: danviet.vn.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc, công phu và hoành tráng chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII do các ca sỹ, nghệ sỹ thể hiện
- Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đồng chí Võ Văn Thưởng -Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Và Đồng chí Nông Đức Mạnh - Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tới dự Đại hội.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các vị đại biểu khách quý cùng toàn thể đại biểu Đại hội chuẩn bị thực hiện nghi lễ chào cờ.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Phạm Tiến Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:
Đồng chí Phạm Tiến Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW, ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028; Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 được diễn ra từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 12 năm 2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia -Thủ đô Hà Nội nhằm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam; bàn, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân khóa VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Hôm nay, tại phiên khai mạc trọng thể, Đại hội chúng ta vinh dự, phấn khởi được đón các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố; các vị đại biểu khách quý đã về dự và chỉ đạo Đại hội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Đại hội nhiệt liệt chào mừng và xin trân trọng giới thiệu:
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng chí Nông Đức Mạnh, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn An, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Thường trực Ban Bí thư.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân Vận Trung ương.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng , Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dự và chỉ đạo Đại hội.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự và chỉ đạo Đại hội.
Đại hội xin trân trọng giới thiệu và nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, các đồng chí Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí đại diện lãnh đạo Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đại diện lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà tài trợ, đơn vị phối hợp đã tới dự Đại hội.
Đại hội trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan có lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Đại hội xin trân trọng giới thiệu các đồng chí Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam qua các thời kỳ.
Các đại biểu tham dự Đại hội.
Xin trân trọng giới thiệu:
Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII.
Đại hội xin trân trọng giới thiệu các đồng chí Phó Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương Hội khóa VII.
Đại hội nhiệt liệt chào mừng 995 đại biểu, là những cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của hơn 10 triệu cán bộ, hội viên nông dân trong cả nước đã về dự Đại hội.
Đại hội phấn khởi chào đón các Anh hùng lao động, nhà khoa học của nhà nông có nhiều cống hiến trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn tới dự Đại hội:
- Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời.
- Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed.
- Ông Hồ Quang Cua, Tác giả nghiên cứu giống lúa ST25 – Đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019, năm 2023.
Đến dự và đưa tin về Đại hội có đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của Trung ương và địa phương.
Sự có mặt đông đủ của các đồng chí đại biểu, các vị khách quý là nguồn động viên to lớn, góp phần quan trọng vào thành công của Đại hội. Đại hội xin nhiệt liệt chào mừng, trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe các quý vị đại biểu.
Tại ngày làm việc thứ nhất, ngày 25/12/2023, Đại hội đã tiến hành Bầu Đoàn Chủ tịch đại hội gồm 18 đồng chí; Đoàn thư ký đại hội gồm 5 đồng chí và hoàn thành các nội dung phiên làm việc thứ nhất.
Đại hội rất vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và chỉ đạo Đại hội. Đại hội xin trân trọng kính mời:
- Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân Vận Trung ương tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội.
Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, thay mặt Đoàn Chủ tịch lên khai mạc Đại hội.
Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, thay mặt Đoàn Chủ tịch cho biết:
Giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam rất vui mừng, phấn khởi đón nhận Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, đúng vào dịp Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, long trọng khai mạc. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng đối với Hội Nông dân Việt Nam; đồng thời, cũng là trách nhiệm của các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện để Nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh chóng và hiệu quả.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình hoạt động, tại Đại hội lần này, với tinh thần tự phê bình nghiêm túc, nêu cao trách nhiệm trước toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân cả nước, các đại biểu sẽ thảo luận, đánh giá đúng mức, khách quan, toàn diện những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khuyết điểm và rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Đồng thời, trên cơ sở những cơ hội, thuận lợi và cả những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Đại hội nghiêm túc bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nhất là Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 20 tháng 12 năm 2023, thảo luận và quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động cho nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội lần này bám sát các quy định của Đảng, thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ qua sẽ thảo luận, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đoàn Chủ tịch Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII.
Đại hội sẽ nghe và cho ý kiến về Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII và sáng suốt lựa chọn những đồng chí xứng đáng, thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, bản lĩnh và trí tuệ, đủ khả năng lãnh đạo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đề ra, đáp ứng được niềm tin, sự mong đợi của cán bộ, hội viên, nông dân cả nước để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII.
Đại hội chúng ta tiếp tục khẳng định niềm tin, sự trung thành tuyệt đối của nông dân và Hội Nông dân Việt Nam với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Đồng chí Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023- 2028 diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thực hiện "khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc".
Vì vậy, đặt ra yêu cầu đối với các cấp Hội Nông dân Việt Nam phải tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội; làm tốt vai trò đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân, cầu nối giữa nông dân với Đảng, Nhà nước; phát huy vai trò tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và liên minh "công nhân - nông dân - trí thức". Phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Với những nhiệm vụ nêu trên, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức Hội và giai cấp nông dân cả nước. Đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Phát huy những kết quả đã đạt được, với niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta quyết tâm xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII:
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, công tác xây dựng tổ chức Hội có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực, đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, khơi dậy khát vọng vươn lên của hội viên, nông dân. Trong đại dịch Covid-19, các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như chương trình "Triệu phần quà, nghìn tấn nông sản nghĩa tình", hỗ trợ thu hoạch, kết nối tiêu thụ nông sản, góp phần cùng cả nước vượt qua đại dịch Covid-19, củng cố vững chắc niềm tin của nông dân với Đảng, Nhà nước.
Tổ chức bộ máy các cấp Hội tiếp tục được củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động; chất lượng cán bộ được nâng lên; hoạt động cơ sở Hội và chi Hội có nhiều đổi mới; việc xây dựng chi, tổ Hội nông dân theo nghề nghiệp đạt kết quả tốt, qua đó thu hút, kết nạp nhiều hội viên mới. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật được thực hiện nghiêm túc; thi đua, khen thưởng tiếp tục đổi mới, đi vào thực chất. Vai trò của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân ngày càng được khẳng định, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, trình độ và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Công tác vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững đi vào thực chất, hiệu quả. Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn; tính chủ động, sáng tạo của hội viên, nông dân được phát huy; xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có mức thu nhập cao.
Hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng, thiết thực, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giàu, khởi nghiệp thành công. Công tác đào tạo và phối hợp đào tạo nghề được đẩy mạnh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hội viên, nông dân. Hoạt động cung ứng vật tư đầu vào trong nông nghiệp gắn với chuyển giao kỹ thuật cho nông dân được tăng cường. Các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ nông sản được chú trọng. Công tác tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được quan tâm.
Các cấp Hội đã tập trung hỗ trợ, hướng dẫn hội viên xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình trang trại tổng hợp, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi giá trị; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả. Vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thực hiện nếp sống văn minh; tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Chủ động tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện của Đảng và Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tuyên truyền, tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi); tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, nhất là các nội dung về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát huy quyền dân chủ của nông dân trong các hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Chính phủ, cấp ủy, chính quyền với nông dân; thường xuyên nắm bắt, kịp thời phản ánh ý kiến của nông dân với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đại biểu dân cử; phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Vận động hội viên, nông dân đi bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở, tham gia "Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc".
Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới"; phối hợp tổ chức tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới, xây dựng và duy trì "Điểm sáng vùng biên", vận động ngư dân bám biển sản xuất gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tuyên truyền, vận động nông dân tham gia "Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", xây dựng và duy trì các mô hình tự quản về an ninh trật tự ở nông thôn, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, trọng tâm là thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối ngoại, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, giới thiệu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người, nông sản hàng hóa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế. Các hoạt động hợp tác, giao lưu, đoàn kết, hữu nghị ngày càng chủ động, đa dạng và thiết thực. Đến nay Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân thế giới (WFO).
ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam điều hành tham luận tại Đại hội.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam điều hành tham luận tại Đại hội:
Đại hội đã nghe Báo cáo tóm tắt và phóng sự kết quả công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 - 2023; phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028. Để tiếp tục khẳng định, làm rõ những kết quả nổi bật trong công tác Hội và phong trào nông dân cả nước 5 năm qua và có thêm cơ sở thực tiễn xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân cả nước trong nhiệm kỳ mới, sau đây Đại hội tiến hành tham luận tại hội trường.
Ông Nguyễn Huy Anh - Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La báo cáo tham luận với nội dung ''Kết quả công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị''.
Tại Đại hội, ông Nguyễn Huy Anh - Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La báo cáo tham luận với nội dung ''Kết quả công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị''.
Theo ông Nguyễn Huy Anh, Đoàn đại biểu tỉnh Sơn La xin bày tỏ sự nhất trí cao với những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ tới được trình bày trong dự thảo báo cáo chính trị do Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII trình Đại hội.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh ủy Sơn La về "Phát triển nông nghiệp xanh, nhanh và bền vững", "Phấn đấu đưa Sơn La sớm trở thành trung tâm chế biến nông sản của vùng Tây Bắc", các cấp Hội Nông dân tỉnh Sơn Là đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, sát với thực tình hình thực tế.
Một là, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động hội viên nông dân, gắn tuyên truyền miệng với xây dựng mô hình, sử dụng các phương pháp truyền thống kết hợp với hiện đại, phù hợp với các đối tượng cán bộ, hội viên nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hội đã phối hợp mở các chuyên mục trên Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nông thôn ngày nay, tổ chức các hội thi về các chủ đề "Hội Nông dân Sơn La với chuyển đổi số", "Hội Nông dân tỉnh Sơn La với tiêu thụ nông sản"... Chính từ các hoạt động thiết thực, hiệu quả này đã góp phần khơi dạy lòng yêu nước, ý chí tư lực, tự cường tự, khát vọng vươn lên của nông dân, chuyển từ tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh, từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị.
Đoàn Chủ tịch Đại hội Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII.
Hai là, trực tiếp và phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp xây dựng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân đạt hiệu quả cao. Điển hình như: Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa Công ty cổ phần mía đường Sơn La với hơn 10.500 hộ tham gia, diện tích trên 9.200ha; Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu với 558 hộ tham gia, 27.790 bò sữa; Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa Nhà máy chế biến cà phê Phúc Sinh Sơn La với 10.700 hộ tham gia, diện tích 20.000ha cà phê Arabica. Các mô hình đã góp phần tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho hội viên nông dân.
Ba là, tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư, cây giống, con giống, kiến thức, công nghệ sản xuất, chế biến và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh.
Để tạo nguồn vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, các cấp Hội tập trung vận động, phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay tổng nguồn quỹ của đạt gần 80 tỷ đồng, tăng trên 26 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra. Từ nguồn vốn của Quỹ, Hội đã đầu tư cho 877 lượt dự án, cho 2.833 hộ vay. Hội cũng phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng NNN&PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho trên 42.000 hộ vay thông qua nhóm hộ, với tổng dự nợ đến tháng 6/2023 đạt trên 2.500 tỷ đồng, qua đó thúc đẩy các hộ liên kết trong sản xuất kinh doanh.
Hội đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp tổ chức 6.631 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 375 nghìn lượt hôi viên nông dân, trong đó chú trọng phương thức ''Nông dân dạy nông dân''; tổ chức cung ứng gần 12 nghìn tấn phân bón, 2.903 tấn thức ăn, giống, thuốc bảo vệ thực vật theo phương thức trả chậm cho hội viên nông dân; hỗ trợ xây dựng 110 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; hằng năm tổ chức tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu; hỗ trợ 4.319 hộ SXNN tham gia sàn TMĐT Postmart tạo điều kiện cho hội viên nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Bốn là, tập trung chỉ đạo xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc "5 tự" và "5 cùng" gắn với xây dựng THT, HTX sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. Khuyến khích nông dân SXKD giỏi tham gia hướng dẫn, hỗ trợ phát triên SXKD, làm nòng cốt trong xây dựng các chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp, phát triển THT, HTX. Trong nhiệm kỳ, Hội đã thành lập và duy trì hoạt động 119 chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp; hỗ trợ thành lập mới 42 hợp tác xã và 109 Tổ hợp tác.
Năm là, chủ động phối hợp tham mưu thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Tỉnh ủy Sơn La và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2022 - 2025 và các chương trình phối hợp với các đơn vị liên quan, trong đó tập trung vào việc tuyên truyền, vận động, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho hội viên nông dân.
Kết quả hoạt động của các cấp Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị tỉnh Sơn La, đưa Sơn La từ một tỉnh nghèo, khó khăn đã vươn lên trở thành "Hiện tượng nông nghiệp của cả nước", đứng thứ 2 cả nước về diện tích trồng cây ăn quả; với 145 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; cấp 294 mã số vùng trồng với diện tích 3.141 ha phục vụ xuất khẩu; xây dựng 254 chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn; 110 sản phẩm OCOP; có 26 sản phẩm nông sản, thủy sản của Sơn La được cấp Văn bằng bảo hộ thương hiệu; có 744 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 17 sản phẩm nông sản xuất khẩu sang thị trường 21 nước, như: Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Nông dân Sơn La phấn khởi vì mận đầu mùa được giá.
Đoàn đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La rất phấn khởi đón nhận Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Đây là động lực thúc đậy công tác Hội, phong trào nông dân cả nước nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Để góp phần chuyển hóa động lực này vào thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân, Đoàn Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La xin có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
- Kính đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điệu kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, trong đó Chính phủ sớm chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai ba chương trình mục tiêu quốc.
- Kính đề nghị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tập trung đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân; xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp gắn với phát triển THT, HTX sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sớm triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, tạo sinh khí mới cho công tác Hội và phong trào nông dân.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát biểu chỉ đạo Đại hội
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, trân trọng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của giai cấp nông dân và của các cấp hội nông dân trong cả nước.
Tổng Bí thư cảm ơn sự giúp đỡ đầy thiện chí, hợp tác có hiệu quả của các tổ chức nông dân trên thế giới và bạn bè quốc tế đối với Hội Nông dân Việt Nam và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nước ta.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đánh giá cao những đóng góp quan trọng của nông dân trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, góp phần vào sự thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới, đưa ngành nông nghiệp, kinh tế nông thôn ngày càng trở thành trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Tổng Bí thư chỉ rõ mặc dù đã có nhiều cố gắng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhưng công tác Hội và phong trào nông dân vẫn chưa bắt kịp yêu cầu của thực tiễn tình hình đất nước, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội công nghệ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Hoạt động của các cấp Hội ở một số nơi còn chậm đổi mới, hiệu quả chưa cao; dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề quy mô còn nhỏ, chưa đa dạng.
Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của nông dân có lúc, có nơi chưa kịp thời. Việc phổ biến, thông tin cho hội viên, nông dân về chính sách nhập khẩu của các nước, của thị trường quốc tế, vận động, thu hút các nguồn lực quốc tế hỗ trợ nông dân, nông thôn còn hạn chế.
Việc tham gia giám sát, phản biện xã hội hiệu quả chưa cao. Một bộ phận cán bộ Hội còn chậm đổi mới tư duy; trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phong trào nông dân phát triển chưa đồng đều; sự hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh còn thiếu bền vững. An ninh nông thôn một số nơi còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Trong bối cảnh phát triển nền nông nghiệp sinh thái, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý người nông dân cần có những thay đổi trong tư duy và hành động để thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong xu thế số lượng nông dân làm nông nghiệp giảm và già hóa, lao động dư thừa ở các đô thị, khu công nghiệp sẽ di chuyển về nông thôn tìm sinh kế từ nông nghiệp, do đó, các cấp Hội Nông dân Việt Nam cần đổi mới phương thức hoạt động để ngang tầm với nhiệm vụ; đủ sức đồng hành, giúp sức, hỗ trợ nông dân trong 5 năm tới và xa hơn nữa trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh, cùng cả nước hướng tới mục tiêu trở thành một nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội.
Tổng Bí thư đề nghị các cấp Hội Nông dân cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội; xây dựng Hội Nông dân Việt Nam ngày càng vững mạnh, thực sự là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; phát huy thật tốt vai trò là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân, là cầu nối giữa nông dân với Đảng, Nhà nước; là nhân tố tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, liên minh "công nhân-nông dân-trí thức"; chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đối ngoại nhân dân.
Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độ, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân cùng với sự phát triển của đất nước; phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, tăng cường dân chủ ở cơ sở, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tích cực hội nhập quốc tế, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cấp Hội cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, sáng tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp bảo đảm số lượng, chất lượng, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là ở cơ sở. Cán bộ Hội các cấp nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về hội nhập, hợp tác quốc tế, kỹ năng nghiệp vụ; gắn đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị với nghiệp vụ công tác hội nông dân; quan tâm đến đối tượng chi hội trưởng chi hội nông dân, nâng cao chất lượng hội viên, củng cố cơ sở Hội vững mạnh.
Các cấp Hội cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dun
Phó Chủ tịch UBND xã Thu Cúc (tỉnh Phú Thọ mới, sau sáp nhập Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) Hà Thị Tố Nguyệt cho biết thêm: Xã có gần 30 cán bộ, công chức là cán bộ của huyện Tân Sơn cũ và các xã lân cận được điều động đến làm việc. Tuy khoảng cách từ nhà đến xã gần 20km nhưng các cán bộ đều nỗ lực làm viêc, có những hôm làm xong việc đã 23 giờ đêm mới về nhà, nhưng sáng hôm sau đã có mặt sớm tại trụ sở làm việc.
Cây cảnh trồng trong chậu này đang được ưa chuộng vì không chỉ để ngắm và ăn, dễ chăm sóc mà còn mang lại cảm giác thu hái vụ mùa bội thu.
Một phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh đã bị hoại tử đại tràng, phải tạo hậu môn nhân tạo sau 6 tháng thụt tháo bằng chanh muối để khỏe mạnh hơn.
Đại sứ Campuchia tại Liên Hợp Quốc đã kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” với Thái Lan, sau khi hai nước láng giềng tiếp tục giao tranh đẫm máu sang ngày thứ hai – với việc Bangkok cũng thể hiện sẵn sàng đối thoại.
Phút 90+5, Noah Leddel là người tru cản Nguyễn Quốc Việt ngay trước vòng 16m50 của U23 Philippines, thế nhưng trọng tài Muhammad Usaid Jamal lại rút thẻ đỏ đối với Jaime Rosquillo...
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/7 sau hai ngày hồi phục nhẹ với hy vọng lấy đà tăng nhưng cuối ngày 25 rạng 26/7, giá giao dịch dầu thô trên các trang giao dịch lớn bất ngờ lao dốc không phanh.
Có dịp đi tàu dọc theo các tuyến sông lớn ở vùng ÐBSCL (trong đó có sông Cổ Chiên, đoạn qua tỉnh Vĩnh Long), người đi sẽ bắt gặp những thùng phi sơn màu đen nổi trên mặt nước, được giăng ngang giữa dòng sông đang chảy xiết. Ðó là phao của những hàng đáy (còn được gọi là bè đáy) đánh cá…
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cùng các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đến đảo Phú Quý( tỉnh Bình Thuận cũ) dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đặc khu Phú Quý, nhấn mạnh đến xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả kinh tế biển...
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế hoạch thanh tra chuyên đề diện rộng, với hơn 898 dự án thuộc diện rà soát. Mục tiêu là làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và những vướng mắc pháp lý tại các dự án này.
Tại vùng đất từng oằn mình trong đói nghèo như xã Hướng Hiệp (Quảng Trị), mỗi mái nhà mới được dựng lên, mỗi đàn bò được trao, mỗi người con xuất khẩu lao động gửi tiền về… đều là minh chứng sống động cho hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững góp phần tạo nên một Hướng Hiệp hôm nay ấm no, khởi sắc.
Phim hành động mới nhất của Điện ảnh Công an Nhân dân tái hiện vụ cướp máy bay có thật, hứa hẹn những pha hành động nghẹt thở và chân thực.
Hà Nội đề xuất giao UBND cấp xã xác nhận điều kiện thu nhập cho người thu nhập thấp không có hợp đồng lao động khi mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhằm kiểm soát đúng đối tượng thụ hưởng.
Một số hộ nông dân xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên cũ) đã cải tạo ruộng kém hiệu quả, khu đất bỏ hoang để nuôi ốc bươu đen-ốc nhồi (là loại ốc đặc sản). Nổi lên trong mô hình nuôi ốc bươu đen là ao nuôi của anh Đỗ Duy Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã.
Chiều 25/7, xã Vị Xuyên tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.
Theo nhiều sinh viên, trường Đại học Điện lực tăng học phí lên đến 20% cho khóa học cũ và 30-40% cho khóa mới là con số chưa phù hợp, gia đình không thể xoay xở.
Cổ phiếu bất động sản SJS tăng gần 50% sau 6 phiên “tím lịm”, vươn lên nhóm đắt giá nhất sàn. Nhưng nghịch lý là Chủ tịch HĐQT lại không sở hữu cổ phần nào tại thời điểm chốt quý 2/2025.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố trong vòng đàm phán thứ ba ở Istanbul đã đạt được một thỏa thuận mang tính nguyên tắc về cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Tác giả Niê A Dũng gửi về cuộc thi viết "Việt Nam trong tôi" do báo điện tử Dân Việt phát động bài thơ mang tên "Đất nước".
Bức xúc vì trọng tài đưa ra quyết định gây tranh cãi, HLV Kim Sang-sik đã ra sát đường biên phản ứng và lập tức phải nhận 1 thẻ vàng từ vị “vua áo đen” điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Philippines.
Điều tra vụ chiếc vali bốc mùi nghi chứa thi thể nữ ở TP.HCM; người đàn ông nổ súng khi cảnh sát kiểm tra hành chính; Bộ Tài chính lên tiếng về một Vụ trưởng tử vong tại Cơ quan Bộ... là những tin nóng 24 giờ qua.
Bà Phạm Thị Diêm, xã Xuân Sơn, TPHCM (trước sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TP HCM, xã Xuân Sơn thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vươn lên làm giàu nhờ nuôi heo rừng lai. Mô hình nuôi loại heo đặc sản này giúp bà Diêm có doanh thu hơn 1 tỷ/năm.
Anh Phạm Minh Đức, Chủ nhiệm CLB Chim săn mồi tỉnh Cà Mau (mới), cho biết, hiện CLB có 15 thành viên chính thức, ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau, nhưng có chung niềm đam mê biến những con chim rừng, chim hoang dã như chim đại bàng, diều hâu, cú mèo, chim cắt...trở nên gần gũi, biết nghe lời.
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Ninh Bình mới (bao gồm 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam cũ) đang diễn biến phức tạp, đặc biệt sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình, tính đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại 19 xã, phường, buộc phải tiêu hủy hơn 3.000 con lợn, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi địa phương.
Giữa đại ngàn xanh thẳm của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng mới, sau sáp nhập tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận), quần thể 108 cây thông hai lá dẹt-loài cây cổ thụ đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng nhau trải qua 14 ngày, đi qua 10 tỉnh, thành phố, khám phá những vùng đất giàu bản sắc văn hóa và lịch sử; cùng nhau vun đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Nghe đến đâu, tôi thấy như ai đó vừa vạch ra con người mình đến đó.
Tối ngày 25/7, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Hà Tĩnh vinh dự trở thành trung tâm của võ thuật Châu Á với lễ khai mạc Giải Vô địch Pencak Silat Châu Á 2025.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tấn công Okinawa, quân đội Nhật ép buộc người Lưu Cầu tự sát, còn mở cuộc tàn sát người dân Lưu Cầu. Dẫn đến dân số Lưu Cầu giảm một phần tư trong chiến tranh thế giới thứ hai.
U23 Indonesia đã giành chiến thắng trong cuộc đọ sức rất kịch tính với U23 Thái Lan tại vòng bán kết giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 để lọt vào trận chung kết gặp U23 Việt Nam.
Triều đại hưng suy thay đổi, nhân gian vật đổi sao dời nhưng dưới lòng đất lăng mộ ngàn năm của Tần Thủy Hoàng trải qua phong sương vẫn không bị xói mòn. Vinh quang và trí tuệ của đế chế cổ đại đã khép lại nhưng vô số điều vẫn còn là ẩn đó với hậu thế.