Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đang được xây dựng tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) nằm sát mặt đường đại lộ Thăng Long, dự án được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 38,66 ha và có tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng.
DỰ ÁN NẰM Ở VỊ TRÍ ĐẸP, CÁCH TRUNG TÂM HÀ NỘI VÀI CÂY SỐ
Video: Toàn cảnh Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đang được xây dựng.
Đây là dự án cấp đặc biệt, do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm chủ đầu tư. Khu vực xây dựng bảo tàng chỉ cách trung tâm Hà Nội vài cây số, cụ thể cách khu vực phát triển của quận Cầu Giấy chỉ 3 km, cách hồ Gươm khoảng 10 km. Để di chuyển đến khu vực này, người dân và khách tham quan không mất nhiều thời gian vì nơi này đường sá thông thoáng.
Dự án xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 38,66 ha, trong đó diện tích giai đoạn 1 là 13,4 ha, được thiết kế theo phong cách hiện đại với 4 tầng nổi và một tầng bán âm.
Bảo tàng được thiết kế theo phong cách hiện đại, đơn giản và tạo dòng chảy lịch sử bằng trực giác, hài hòa với chiếu sáng kiến trúc công trình và ánh sáng tự nhiên, ngoài ra khi đưa vào hoạt động sẽ sử dụng hệ thống thiết bị đa phương tiện kết hợp với hệ thống âm thanh định hướng để khách tham quan có thể tương tác, đem lại trải nghiệm mới mẻ.
BÊN TRONG DỰ ÁN BẢO TÀNG 2.500 TỶ ĐỒNG CÓ GÌ?
Thượng tá Nguyễn Thành Lê - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết, hiện dự án đang triển khai đồng loạt các gói thầu và cơ bản hoàn thành các mục công việc giai đoạn 1. Dự kiến, đưa vào phục vụ và đón khách tham quan sau ngày 30/6/2024.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ mang ý nghĩa to lớn, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân. Trong tổng số 38,66 ha sử dụng để trưng bày hiện vật, khu vực ngoài sân chiếm diện tích khá lớn (trưng bày khối lớn ngoài trời) được chia thành zone 1 và zone 2, hay còn được gọi là cánh trái và cánh phải có nhiều hiện vật là vũ khí của Mỹ, Pháp và Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh khói lửa ác liệt.
Vũ khí của Pháp, Mỹ phía Việt Nam thu được
Hiện tại số lượng vũ khí của quân đội Pháp, Mỹ qua nhiều thời kỳ chiến tranh mà Việt Nam thu giữ được đã trưng bày. Trong số này có một số loại vũ khí, khí tài nổi tiếng như pháo tự hành 175 mm do Mỹ thiết kế và sản xuất, được mệnh danh là Sấm sét - Vua chiến trường; vận tải cơ C130 - đây là máy bay vận tải quân sự của Mỹ hơn 34 tấn được tháo rời, vận chuyển trên 5 xe đầu kéo từ TP.HCM ra Bảo tàng lịch sử quân sự ở Hà Nội.
Ngoài ra còn có các máy bay A28, máy bay F5 được mệnh danh là "hổ bay", xe tăng M48, trọng liên 4 nòng...
Đây đều là loạt vũ khí, khí tài quân đội ta thu giữ được của quân đội Pháp, Mỹ trong hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc ta.
Vũ khí Việt Nam
Nhìn từ tòa nhà chính của bảo tàng, bên trái là loạt vũ khí của quân đội Việt Nam, theo cán bộ của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, những hiện vật này được di chuyển từ Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam (28A đường Điện Biên Phủ, Hà Nội) và nhiều địa điểm khác.
Trong số này có thể kể đến như tàu phóng từ, ống phóng ngư lôi từ tàu hải quân, xe tăng mang các số hiệu 250, 985, 025, máy bay MIG17...
Ngoài ra còn có máy bay IL14 (do Liên Xô tặng), hay máy bay chở khách AH26... Các loại vũ khí, khí tài đều được bảo dưỡng cẩn thận, phía dưới bánh xe được giằng bởi những sợi dây vào trụ bê tông cố định.
HÀNG LOẠT BẢO VẬT QUỐC GIA HỘI TỤ
Máy bay MIG21 số hiệu 4324, một trong những Bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại tầng 1 bảo tàng.
Đây là máy bay đã xuất kích tham gia chiến đấu ngăn chặn các đợt tấn công của không quân Mỹ tại miền Bắc Việt Nam và có 14 lần bắn rơi máy bay Mỹ.
Máy bay chiến đấu MIG21 số hiệu 5121 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển, bắn rơi máy bay B-52 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không vào đêm 27/12/1972.
Ngoài ra, chiếc MiG-21 này còn bắn rơi thêm 4 máy bay các loại của Mỹ khi được phi công khác điều khiển. Năm 2012, chiếc tiêm kích này được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Chiếc xe tăng T-54B số hiệu 843 từng dẫn đầu đội hình tiến công về Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 giờ đây đã nhuốm màu thời gian cũng được trưng bày tại bảo tàng.
Chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ giờ cũng đã trở thành Bảo vật quốc gia.
Tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam còn có nhiều hiện vật giá trị khác như chiếc Jeep mang biển số 15770, đã tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Đây là chiếc xe là “nhân chứng” của thời khắc chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.
DỰ ÁN CÓ KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI, THIẾT KẾ THÂN THIỆN
Tòa nhà chính được thiết kế theo phong cách hiện đại cao 35,8 m. Chính giữa quảng trường là Tháp Chiến thắng cao 45 m, tượng trưng cho năm 1945 đất nước giành độc lập.
Sau khi hoàn thành, nơi đây sẽ trưng bày 6 chủ đề tiến trình lịch sử, 8 chuyên ngành. Đây sẽ là công trình ý nghĩa cho cả quá khứ và tương lai, tạo điểm nhấn không chỉ cho quân đội, mà cho cả thủ đô Hà Nội.
Không gian trưng bày chính của bảo tàng là tòa nhà cao 35,8 m. Hiện các gói thầu đang được triển khai nhanh chóng để đưa vào hoạt động sau ngày 30/6/2024.
Tòa nhà chính sẽ được bố trí thành nhiều khu vực trưng bày với các chủ đề theo không gian và tiến trình lịch sử. Cụ thể; tầng 1 gồm 6 chủ đề từ thời cổ sử, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và ngày nay. Tầng 2 trưng bày 8 chuyên đề; 7 bộ sưu tập vũ khí, trang bị quân sự và hiện vật khác. Tầng 3 gồm các hiện vật từ 12 chuyên ngành quân sự như Không quân, Hải quân, Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học... Tầng 4 là nhà đa năng, không gian trải nghiệm, khu vực ăn uống.
Công trình đồ sộ này được đánh giá có kiến trúc thiết kế thân thiện.
Các công nhân đang tích cực thi công tại dự án.
Theo Ban quản lý dự án, bảo tàng sẽ góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa, giúp Hà Nội phát triển kinh tế, du lịch... Tương lai, đây cũng là nơi sẽ bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao về chuyên ngành bảo tàng.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Bộ trưởng Phan Văn Giang tô son cột mốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Chiều ngày 19/4, gia đình, người thân cùng các đồng đội đã tiễn đưa Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải về nơi an nghỉ cuối cùng tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Khối đoàn quần chúng nhân dân gồm nông dân, trí thức, học sinh sinh viên… tươi tắn, rạng rỡ trong buổi hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập tối 18/4. Nhiều người cho biết cảm xúc vừa tự hào lẫn hồi hộp trong lần đầu tiên diễu hành trước sân khấu chính.
Những đoàn xe tải cỡ lớn, chở đá, cát, xi măng... xuất hiện thường xuyên trên đường mòn Hồ Chí Minh đã được lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm.
Trước diễn biến đê sông Đuống (đoạn đê hữu Đuống, thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) bị sạt lở nghiêm trọng, chỉ còn cách nhà dân khoảng 35 m, UBND TP Hà Nội đã công bố tình huống khẩn cấp.
Tối 18/4, 38 khối vũ trang lần đầu hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập để chuẩn bị cho buổi biểu diễu binh chính thức vào sáng 30/4. Người dân, du khách khắp nơi đổ về đứng hai bên đường, vẫy cờ hoa chào các chiến sĩ.
Dưới cái nắng như nung, gió Lào khô khốc, hàng nghìn công nhân trên công trường cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng đang vất vả, ướt đẫm mồ hôi tăng ca ngày đêm, dốc sức chạy đua để nhanh chóng hoàn thành những hạng mục cuối cùng của dự án trọng điểm này.
Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã ngã xuống trong lúc thực hiện nhiệm vụ cao cả – bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy. Sự hy sinh của anh là minh chứng rõ nét cho tinh thần dũng cảm, lòng trung thành và sự tận tụy của người chiến sĩ Công an nhân dân.
Sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên một viễn cảnh sông Nhuệ trở thành trục sinh thái - văn hóa rất được mong đợi.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu cơ quan đại diện Ngoại giao (thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động - Bộ Công an) là lực lượng quan trọng, đảm bảo an ninh tại các khu vực trọng yếu như cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, cơ quan nhà nước... Hiện nay, với 73 mục tiêu cần bảo vệ và 119 vọng gác, Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu đang triển khai lực lượng trên phạm vi rộng, bao phủ 7 quận và 22 phường của Thủ đô Hà Nội.
62 chiến mã của lực lượng Cảnh sát cơ động Kỵ binh được chăm sóc đặc biệt, chu đáo để đảm bảo sức khỏe và phong thái oai vệ cho đợt diễu hành trong dịp Đại lễ 30/4 sắp tới.
Hoạt động Giao lưu thiếu nhi Lạng Sơn, Việt Nam và thiếu nhi thị trấn Bằng Tường, Trung Quốc nằm trong chuỗi chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 9 năm 2025.