IU khen ngợi khi Park Bo Gum nghiêm khắc với diễn viên nhí
Một hành động của Park Bo Gum trên phim trường đã để lại ấn tượng sâu sắc cho IU.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hội đình Chèm được tổ chức tại đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những ngôi đình thuộc loại cổ nhất ở Việt Nam, có lịch sử cách đây hơn 1.200 năm.
Đình Chèm hay còn gọi là đền Chèm nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 12km về hướng Tây Bắc. Hội đình Chèm gắn liền với truyền thuyết sự tích Lý Ông Trọng, người đã có công lớn với hai triều đại Hùng Duệ Vương và An Dương Vương. Những sử sách xưa nhất của Việt Nam như: Lĩnh Nam chích quái, Việt Điện u linh, Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Nam ngũ lục, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục đều có ghi chép về nhân vật lịch sử quan trọng này. Dân làng nay vẫn truyền tụng và giữ niềm tin về truyền thuyết và Đức Thánh của làng mình.
Theo truyền thuyết trong Đại Việt sử ký toàn thư: Ngài Lý Ông Trọng - người Từ Liêm, quận Giao Chỉ là một người cao to lạ thường, giỏi giang. Ngài đã sang nước Tần làm quan trấn thủ đất Lâm Thao, chống lại quân Hung Nô. Khi tuổi đã cao, Ngài xin về nước để an hưởng tuổi già. Một thời gian sau, quân Hung Nô biết Ngài đã trở về nước nhà, lại đem quân xâm lấn nước Tần.
Chỉ chủ tế làng Chèm, làng anh Cả, mới được thực hiện nghi lễ lấy nước. Ảnh: Trương Ngọc Anh
Tần sai sứ sang nước ta triệu Ngài sang Tần để dẹp Hung Nô. Sứ nhà Tần sang đến nơi thì Ngài đã hóa, vua Tần thương tiếc bèn đúc tượng đồng giống như hình Ngài, trong bụng chứa được hàng chục người có thể cử động được xe đến chỗ Hung Nô. Quân Hung Nô tưởng ngài còn sống hoảng sợ bỏ chạy. Khi Ngài mất tại làng Chèm, người dân nơi đây thờ phụng, coi Ngài là thần Thành hoàng, tin rằng Đức Thánh luôn phù hộ cho đất nước và dân làng.
Đình Chèm, ngoài Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng còn thờ Đức Bà - vợ của Đức Thánh Chèm; Ông Sứ - tương truyền là người cùng Đức Thánh Chèm sang nước Tần; Lục vị vương (con của Đức Thánh Chèm); Ông quản voi và hai nàng hầu. Việc thờ cúng ở đình Chèm là thờ một người anh hùng có gốc gác sinh ra tại chính địa phương. Không những thế, ở đây còn thể hiện cả tập quán thờ cúng tổ tiên theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ chồng mà cả vợ, các con cùng những tùy tướng, gia nhân. Tất cả các nghi lễ, tập tục của hội đình Chèm đều xoay quanh các nhân vật được thờ này.
Hội đình Chèm và những nghi thức “lạ”
Hội đình Chèm diễn ra từ ngày 14 - 16/5 (Âm lịch) hàng năm. Tương truyền, đây là ngày mà Đức Thánh Chèm "khao quân”. Một quy ước bất thành văn, hội phải được tố chức do nhân dân ở 3 làng sống kề cận kết nghĩa anh em với nhau. Đó là làng Chèm (hiện nay là phường Thụy Phương), làng Hoàng Xá và làng Hoàng Liên (thuộc phường Liên Mạc).
Sự kết nghĩa này lấy Đức Thánh Chèm làm trung tâm: Làng Chèm là nơi thờ chính được gọi là anh cả, làng Hoàng Xá thờ vọng được gọi là anh hai và làng Hoàng Liên cũng thờ vọng được gọi là anh ba. Cách xưng hô này giữa 3 làng là sự tôn trọng nhau nhưng cùng thề hiện vị trí quan trọng của người cầm trịch việc thờ Đức Thánh. Khi tổ chức lễ hội, thôn anh cả chịu trách nhiệm chính, đồng thời có quyền phân công các công việc phục vụ hội cho thôn anh hai và anh ba.
Hội đình Chèm diễn ra từ ngày 14 - 16/5 (Âm lịch) hàng năm. Nguồn: Internet
Ông Nguyễn Văn Sơn, 70 tuổi, một vị cao niên từng nhiều năm tham gia hội làng cho biết: Các cụ hiện nay cũng không biết tục kết nghĩa này có từ bao giờ, chỉ biết đời trước truyền cho đời sau là như thế. Con cháu cứ theo thế mà làm”.
Trước đây, trang phục của đội Phù Giá là đóng khố, cởi trần và đi chân đất. Hiện nay, trang phục của đội Phù Giá là mặc áo phông màu trắng, quần giống như một chiếc váy xòe màu đỏ, có thắt đai đỏ, chân đi giày ba ta và đội khăn xếp. Trước mỗi nghi lễ, đội Phù Giá đều phải làm lễ Thánh theo quy định. Khi làm lễ Tiểu Hiệu sẽ hô hiệu lệnh để các Phù Giá làm theo.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Tiểu Hiệu năm 2015, cho biết: Nghi lễ nào cũng phải hô khẩu lệnh cho Phù Giá thực hiện sao cho đồng đều, trang trọng. Khẩu lệnh như sau: "Thông, Phù Giá tam xã, liền anh chiếu trên, liền em chiếu dưới; nghe trống lễ, lễ cho đều, 1 tiếng thì lễ, 2 tiếng thì lên; nghe tang khăn bế khẩu (tức là lấy khăn che miệng lại); nghe trống khoan thanh, khoan thanh 3 tuần; dưỡng dực 2 hàng vào phụng nghinh văn tế (hoặc vào phục nghinh Đức Thánh)".
Đội Phù Giá ngoài việc tế theo đúng từng khẩu lệnh khi nghe đọc đến câu: khoan thanh 3 tuần, thì phải reo "ù chóe, ù chóe, ù chóe". Tiếng reo thường sẽ mất đi âm "ch" ở đầu cho nên chỉ còn là "ù óe, ù óe, ù óe". Càng reo rít miệng bao nhiêu thì âm thanh càng vang và càng hay bấy nhiêu. Tiếng reo này như một câu hèm mà "tối nghĩa" cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhưng là tập tục nên cứ truyền nhau thực hành.
Tập quán cũng quy định trong đội Phù Giá có 2 nữ. 2 Phù Giá nữ có nhiệm vụ theo hầu kiệu của Đức Bà và làm lễ Mộc Dục cho Đức Bà trong dịp hội. Họ phải được chọn từ những phụ nữ gốc ở làng Chèm, lấy chồng cùng làng, đã góa chồng, từ 60 tuổi trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, ngoại hình ưa nhìn. Những người nơi khác đến lấy chồng ở làng Chèm dù có đủ các tiêu chuẩn trên cũng không được tham gia là Phù Giá. Theo ông Nguyễn Văn Tạc, 82 tuổi: “2 Phù Giá này được ví như con gái của Đức Bà. Khi làm lễ Mộc Dục thì giống như con gái tắm cho mẹ”.
Bà Nguyễn Thị Nhợi, 67 tuổi, Phù Giá năm 2015 kể: Trước đây bà tham gia vào đội dâng hương của đình. Năm 2015, được các cụ ở đình mời làm Phù Giá. Lúc này, bà phải sắm lễ vật lên trình Đức Ông và Đức Bà để xin phép được theo hầu Đức Bà. Với bà, “được chọn như thế là rất may mắn và tự hào”. Khi làm Phù Giá, bà được chọn cho mình 1 người hầu. Nhiệm vụ của người hầu là làm những việc mà các bà sai bảo trên đường rước, đồng thời bê tráp trầu mà bà Phù Giá têm, đi cùng đoàn rước để mời những người có tuổi trong làng.
Lê vật dâng Thánh trong hội đình Chèm cũng được thực hiện theo tập quán riêng của làng. Đó là tục thi nấu chè kho và dâng lễ vật bằng chè kho. Chè được nấu bằng đỗ xanh, đường trắng, dầu chuối, mỡ lợn trong nồi đồng với khoảng thời gian là 50 phút. Chè nấu xong được đóng thành các bánh vuông và tròn, sau đó dâng Thánh và chấm điểm. Tất cả 7 tổ dân phố thuộc phường Thụy Phương (làng Chèm) đều tham gia, Hoàng Xá được chọn 2 tổ dân phố và Hoàng Liên được 1 (các tổ dân phố sẽ luân phiên nhau hàng năm). Mỗi tổ dân phố cử ra 6 người để thi nấu chè kho. Ban giám khảo do dân chọn, thường có 6 người (3 người trong ban tổ chức lễ hội, 1 người Ban Khánh tiết, 2 Tổ trưởng tổ dân phố). Chè được chấm theo tiêu chí: đỗ mềm, mịn, chè ngọt.
Đội Phù Giá nam ba làng làm lễ xin Mộc Dục. Ảnh: Trương Ngọc Anh
Độc đáo lễ Mộc Dục
Ngày 14/5 Âm lịch là ngày chính hội. Tập tục quy định có nhiều lễ rước. Các lễ rước được lần lượt cử hành. Mở đầu là lễ rước nước, thường được tiến hành vào buổi sáng, đây là cuộc rước nước lớn và uy nghi nhất, lấy nước làm lễ Mộc Dục.
Những người tham gia rước, quần áo đủ sắc màu mang theo đồ tế lễ đi bộ ngược bờ đê cách đình 3km rồi xuống 3 chiếc thuyền rồng loại lớn xuôi theo dòng sông đến trước cửa đình Chèm. Tại đây diễn ra nghi thức lấy nước. 3 thuyền cùng chèo chống làm sao cho cùng quay 3 vòng ở giữa dòng sông. Trong lúc thuyền quay, 1 người lấy gáo múc nước sông đổ vào chĩnh và đánh phèn cho nước trong. Tất cả mọi việc phải tiến hành xong khi thuyền quay hết vòng thứ 3. Khi thuyền quay, chiêng trống nổi lên cùng với tiếng hò "ù óe, ù óe” vang dội cả khúc sông vọng từ bờ Nam sang bờ Bắc.
Lấy nước xong, đoàn thuyền xuôi về bến Ngự, tức nhà mã cách đền khoảng 1km thì dừng lại, lấy đồ tế lễ và cuộc rước nước, rước mã ở trên bộ bắt đầu. Đi đầu đám rước là xe, voi, ngựa chóe nước, tất cả đều có lọng che và được nhiều người kéo. Sau đó đến kiệu mũ, áo, kiệu bát cống. Đám rước đi theo nhịp chiêng trống của ông Thủ Hiệu, ông Tiểu Hiệu, nhịp nhàng về tới sân đình để làm lễ Mộc Dục (tắm Thánh). Lễ Mộc Dục được diễn ra tại 2 tòa tiểu vương đình vào chính Ngọ tức là vào đúng 12h trưa. Sau khi làm lễ bài ban xin thực hành lễ, quân Phù Giá sẽ đưa kiệu vào để phụng nghinh long ngai của 2 Ngài từ hậu cung ra tiểu vương đình để làm lễ Mộc Dục. Trong quá trình rước long ngai của Đức Thánh ra thì tất cả mọi người tham gia trực tiếp vào việc rước đều phải bịt miệng bằng khăn đỏ.
Đàn ông mặc váy trong Hội đình Chèm. Ảnh: Internet
Ông Nguyễn Văn Tạc kể lại quy trình lễ Mộc Dục như sau: Có 5 người được tham gia Mộc Dục cho Đức Thánh Ông và Đức Thánh Bà, đó là: Chủ tế, Trưởng ban Khánh tiết, Thủ từ và 2 Phù Giá nữ. Có 2 loại gáo được sử dụng trong lúc Mộc Dục: 1 gáo nhỏ được dùng để múc nước từ chĩnh ra chậu và 1 gáo nhỏ như chén uống nước được dùng để múc nước ở chậu lên tắm tượng. Các cụ dùng 7 gáo nước để làm Mộc Dục theo trình tự như sau: đầu 3 gáo nước, bên phải 1 gáo, bên trái 1 gáo, phía trước 1 gáo, phía sau 1 gáo. Theo các cụ thì con số 7 biểu hiện cho 7 vì sao tinh tú. Sau khi dội nước xong, các cụ dùng khăn mặt mới bao sái (lau tượng) cho sạch sẽ, lấy nước hoa để tẩy uế và lấy khăn sạch lau lại một lần nữa cho thật khô rồi mới mặc trang phục cho nhà Ngài. Sau khi làm lễ Mộc Dục xong, long ngai của Đức Ông và Đức Bà được đưa vào kiệu và rước vào ban công đồng để thờ, đến khoảng 2h chiều đội Phù Giá tiến hành rước 2 Ngài từ ban công đồng vào hậu cung. Giải thích cho việc này các cụ ở đình cho biết, phải rước hai Ngài vào ban công đồng để các Ngài nghỉ ngơi và nghe kinh cúng quá độ.
Chiều tối tiến hành rước văn (văn tế). Cuộc rước được cử hành long trọng như rước nước. Văn tế đặt trên kiệu (gọi là long đình) được rước từ nhà ông Trưởng văn ra đền. Hai bên đường làng, nhiều ống hương được cắm thành tiêu, tạo không khí tôn nghiêm. Ngày 15 là lễ rước nước và Mộc Dục cho cụ Sứ. Ngày 16 là lễ rước nước để thờ cúng tại đình trong suốt 1 năm.
Hội đình Chèm là một trong những lễ hội kết hợp rất chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng với một tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp liên quan đến nước là cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an thông qua lễ rước nước, về sau, nhân dân sáng tạo gắn Đức Thánh Lý Ông Trọng với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh: Ngài đã chém thủy quái trên dọc đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội đưa đến sự bình yên cho dân làng chài lưới.
Hội đình Chèm phản ánh niềm tin tín ngưỡng của người Việt, không chỉ trong truyền thuyết Lý Ông Trọng mà còn là niềm tin Lý Ông Trọng hiện hình về phù hộ cho dân chúng và cho vua quan đời nhà Trần. Đây là một niềm tin tâm linh bất diệt và được ghi trong sử sách, truyền thuyết lưu truyền mãi đến các thế hệ sau.
Trong hội đình Chèm cũng có thể thấy sự tích hợp của các tín ngưỡng trên với cả Đạo giáo và Phật giáo. Thể hiện ở việc trong hội treo cờ Phật và xuất hiện nghi thức cúng Phát tấu, cúng Phan, cúng Khai quang, cúng Quá độ; các vị sư tăng làm lễ cúng Phật, lễ Thả chim.
Giá trị xã hội của hội đình Chèm cũng như các hội làng khác của cư dân đồng bằng Bắc Bộ là việc thực hành lễ hội chính là dịp để củng cố cộng đồng làng xã, củng cố các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ trong và giữa các làng xã với nhau, ở đây là mối quan hệ giữa 3 làng xưa, nay là cộng đồng cư dân Chèm, Hoàng Liên và Hoàng Mạc.
Trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, cả nước tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các Lễ hội đã tổ chức khai mạc phải giảm quy mô, thời gian tổ chức lễ hội; giảm các hoạt động trong lễ hội. |
Từ cuối tháng 9/1972, Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261) được lệnh đón lõng máy bay B-52 tại trận địa Cổ Loa, Đông Anh để bảo vệ Hà Nội. Mãi đến ngày 16/12/1972, đơn vị vẫn nghiêm túc tập luyện đánh B-52 theo hướng dẫn ghi trong “Sách đỏ”. Nếu B-52 xuất hiện, bộ đội hoàn toàn có thể hạ mục tiêu.
Một hành động của Park Bo Gum trên phim trường đã để lại ấn tượng sâu sắc cho IU.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố tạm dừng giao tranh với Ukraine vào dịp lễ Phục sinh, dự kiến bắt đầu lúc 18:00 giờ Moscow vào thứ Bảy và kéo dài đến nửa đêm ngày 21/4.
Chị Nguyệt (29 tuổi, Tuyên Quang) nhảy phốc từ cabin chiếc xe tải 30 tấn xuống mặt đường sau chuyến đi dài gần 400km. Mở thùng xe, chị thoăn thoắt vác từng chồng gạch xuống bãi. Nữ tài xế này đã ngược xuôi trên khắp nẻo đường miền Bắc từ nhiều năm nay.
Bị viêm mủ vòi trứng nặng nhưng lại nhập viện muộn, một phụ nữ đã khiến các bác sĩ cũng phải kinh hãi khi ổ bụng ngập dịch mủ trắng xóa, phải cắt bỏ 2 buồng trứng.
Sau chiến thắng 2-0 trước Everton tại vòng 33 Premier League, HLV Pep Guardiola đã đưa ra nhận định về cơ hội giành vé dự Champions League 2025/26 của Man City.
Những suất cơm ấm nóng được trao tận tay người bệnh không chỉ là nguồn động viên tinh thần, mà còn chứa đựng công sức và tấm lòng của những người làm chương trình. Tất cả xuất phát từ mong muốn lan tỏa yêu thương, sẻ chia đến thật nhiều mảnh đời kém may mắn.
Tìm thấy thi thể nghi can sát hại 2 người phụ nữ ở Bình Dương ở dưới sông Đồng Nai; thông tin mới vụ tội phạm ma túy nổ súng khiến 1 công an hy sinh; Bộ Công an bắt nữ cửa hàng trưởng một cửa hàng vàng lớn tại Đà Nẵng... là những tin nóng 24 giờ qua.
Ngắn ngày, cứng cây, chống đổ ngã và chống chịu tốt sâu bệnh, năng suất cao, đó là những ưu điểm vượt trội mà giống lúa TBR97 đem lại cho nông dân xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Nghệ An sẽ giữ lại tên gọi 2 địa danh nổi tiếng gồm Kim Liên và Cửa Lò. Phương án dự kiến trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An thống nhất giữ tên xã Kim Liên và đặt lại tên Cửa Lò.
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hải Dương năm 2025, sau sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Hải Dương còn 64 đơn vị hành chính cấp xã. Các xã, phường mới chủ yếu dự kiến được đặt tên mới theo tên đơn vị hành chính cấp huyện cũ và thêm số thứ tự.
Ông Nguyễn Văn Nhỏ, tỷ phú Bà Rịa-Vũng Tàu ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một nông dân đánh bắt hải sản xa bờ, doanh thu 18 tỷ/năm.Ông là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển.
SCTV khẳng định đã tạm ngưng phát sóng các chương trình có sự tham gia của BTV, MC Bích Hồng.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích rừng trồng lớn nhất cả nước, với trên 235.000 ha các loại cây thông, keo, bạch đàn… Với nắng nóng bất thường của thời tiết, sự khô hạn trong nhiều tháng gần đây, nguy cơ cháy rừng đang ở mức cao. Trước thực tế đó, tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra những giải pháp kịp thời.
Barca đã giành chiến thắng cực kỳ ngoạn mục 4-3 sau màn rượt đuổi đầy căng thẳng với Cetla Vigo tại vòng 32 La Liga và tiền đạo Raphinha đã được trang Sofascore chấm điểm 10.
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Kể từ khi Đại Vũ truyền ngôi cho con trai, thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc mở ra một hệ thống cha truyền con nối. Nhưng trong lịch sử có một triều đại, Thái hậu trước khi lâm chung khuyên Hoàng đế truyền ngôi cho em trai của mình, nguyên nhân vì sao?
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.