Xem phim, tôi bỗng nhớ lại cái ngày kiểm tra camera trong nhà và phát hiện sự thật động trời: Tôi đã dạy con sai cách!
Tôi tức giận, rồi lại tự trách mình.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trải qua 50 năm hình thành và phát triển (kể từ ngày thành lập 3/9/1975), Petrovietnam đã đi từ không đến có, người Petrovietnam từ vị trí học việc đến làm chủ mọi vị trí chính yếu, làm chủ các công nghệ từ thăm dò, khai thác đến chế biến, chế tạo các sản phẩm trong cả một chuỗi giá trị của Hệ sinh thái Petrovietnam. Điều này thể hiện sự nỗ lực tự nghiên cứu, sáng tạo, tự tin và tinh thần không ngừng học hỏi vươn lên của các cán bộ, kỹ sư Petrovietnam.
Hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ Petrovietnam lên tầm cao mới, việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phải là nhu cầu tự thân. Trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn vươn mình, mỗi thành viên của Petrovietnam không ai được phép đứng ngoài cuộc. Trong đó, nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm mới, có giá trị cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn là yêu cầu tất yếu.
Cho đến nay, chưa một tập đoàn, doanh nghiệp hay ngành nghề nào trong nước đạt nhiều giải thưởng lớn về khoa học công nghệ như Petrovietnam, với 6 công trình nghiên cứu đạt giải thưởng Hồ Chí Minh và 4 công trình đạt giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ, 46 giải thưởng Vifotec và rất nhiều sáng kiến, sáng chế, giải pháp cải tiến công nghệ trải dài trong hệ sinh thái Petrovietnam từ thăm dò, khai thác dầu khí - dịch vụ dầu khí - chế biến dầu khí - công nghiệp điện và đến nay là năng lượng xanh.
Đơn cử, công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh là công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong tầng đá móng granitoit trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam” vào năm 2012.
Đây là công trình xuất phát từ thực tế tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu thô tại nước ta (khi đó chỉ có duy nhất Liên doanh Vietsovpetro là thành công thăm dò khai thác dầu thô), được đánh giá là bước ngoặt vô tiền khoáng hậu của ngành dầu khí thế giới. Bởi nước ta đã tìm ra dầu trong tầng đá móng nứt nẻ. Đây là phát hiện đánh đổ hoàn toàn khái niệm dầu không có trong tầng móng của ngành khoa học dầu khí thế giới trước đó.
Kể từ khi phát hiện và bắt đầu khai thác dầu từ móng mỏ Bạch Hổ - bể Cửu Long từ ngày 6/9/1988, gần 40 năm qua, nhiều mỏ dầu trong tầng chứa móng nứt nẻ sau dó lần lượt được phát hiện và đưa vào khai thác hiệu quả ở Việt Nam.
Trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2012, chúng ta đã khai thác từ tầng chứa móng nứt nẻ trên 200 triệu tấn dầu, thu gom trên 26 tỉ m3 khí với gần 6 triệu tấn LPG và condensate. Ước tính, tổng doanh thu dầu khai thác từ tầng đá móng trên 50 tỉ USD. Đó là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của Petrovietnam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực và sự phát triển ổn định chung của nền kinh tế Việt Nam.
Những thành tựu của các nhà khoa học Petrovietnam là niềm tự hào lớn. Tuy nhiên, để có sự đột phá mới, chắc chắn phải có cái nhìn mới về nghiên cứu khoa học. Trước hết, cần phải rạch ròi giữa “nghiên cứu khoa học” và “phát triển công nghệ”. Trong đó, phát triển công nghệ là sự hấp thụ công nghệ, phát triển lên một tầm cao mới, tốt hơn, phù hợp hơn với điều kiện đất nước, con người, phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh. Còn sứ mệnh thực sự của nghiên cứu khoa học là tìm ra cái mới, sản phẩm mới cho doanh nghiệp, đem lại sự đột phá trong sản xuất, kinh doanh... đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Sở dĩ cần phải tách biệt hai lĩnh vực trên bởi đối với doanh nghiệp, nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Nên việc hấp thụ công nghệ mới, phát triển công nghệ sẽ gắn chặt với sản xuất, xuất phát từ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Cần nhấn mạnh, trong gần 50 năm qua, Petrovietnam không chỉ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, giữ vai trò trụ cột bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn tạo ra nhiều sản phẩm chế biến, hóa dầu..., đóng góp quan trọng trong sản xuất công, nông nghiệp.
Đơn cử như hai nhà máy đạm là Phú Mỹ và Cà Mau đang đáp ứng trên 70% nhu cầu phân bón của cả nước, bảo đảm bình ổn thị trường, góp phần thúc đẩy việc tăng giá trị nông sản cũng như vị thế nông nghiệp nước nhà. Nhiều sản phẩm mới như phân bón tan chậm (sử dụng công nghệ nano), nhiều mặt hàng phân bón phù hợp với từng khu vực thổ nhưỡng tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng như những vùng cao nguyên, phân bón cải tạo đất trong thời gian ngắn…
Để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, Petrovietnam cần thực hiện 3 cơ chế đột phá gồm: Thu nhập xứng đáng; xử lý rủi ro khi công trình nghiên cứu khoa học không đạt kết quả như mong đợi và phân phối lợi ích từ công trình nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực cụ thể: Công nghệ năng lượng mới (lượng tử, pin hạt nhân, động cơ vĩnh cửu), công nghệ vật liệu siêu carbon (tổng hợp nhiên liệu hydrocarbon), công nghệ khai thác khoáng sản đáy biển (đất hiếm) và công nghệ chuyển đổi số (big data, AI, IOT).
Mặt khác, lãnh đạo Petrovietnam cũng đã thống nhất các định hướng nghiên cứu nhằm phát triển Tập đoàn theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các nhà khoa học, trong đó tính toán đến cả chiêu mộ nhà khoa học ngoài Tập đoàn phù hợp với chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Petrovietnam.
Năm 2025, Petrovietnam kỷ niệm 50 năm thành lập. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của đất nước cũng như của Tập đoàn, việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc. Gần đây, Petrovietnam cũng ban hành Chương trình hành động về “đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo động lực mới, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh để Tập đoàn bứt phá, tăng trưởng với tốc độ 2 con số”.
Theo nhu cầu và xuất phát từ sự phát triển bền vững và lâu dài, việc tổ chức lại mô hình quản trị các lĩnh vực hoạt động là điều bắt buộc, có sự thay đổi nhằm đồng bộ với nhu cầu phát triển của Tập đoàn và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của đất nước. Do đó, trong thời gian tới, Tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ tập trung tái cơ cấu theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu suất làm việc nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển đề ra.
Đồng thời, Tập đoàn sẽ rà soát đánh giá đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, để sắp xếp phù hợp với nhiệm vụ, chức năng và sứ mệnh của các đơn vị. Điều này giúp Tập đoàn có sự điều chỉnh và sắp xếp đồng bộ với nhiệm vụ, chức năng và sứ mệnh của các đơn vị, phù hợp với mục tiêu chiến lược.
Nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của Tập đoàn và các đơn vị là: Tập trung đưa khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào thực tiễn, tiếp thu tri thức của nhân loại và của đất nước, biến tri thức ấy thành nguồn lực, doanh thu, lợi nhuận và sản phẩm cụ thể.
Đặc biệt, với tên gọi mới, định danh mới, Petrovietnam đã xác định 3 trụ cột chiến lược: Năng lượng, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, năng lượng là cốt lõi, không chỉ tập trung vào khai thác, chế biến dầu khí truyền thống mà còn mở rộng sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân, hydro xanh, với mục tiêu đóng góp vào an ninh năng lượng và giảm phát thải.
Trụ cột công nghiệp sẽ hướng đến lọc hóa dầu, sản xuất nhiên liệu, hóa chất thân thiện môi trường, thiết bị năng lượng và khai thác khoáng sản, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trụ cột dịch vụ bao gồm kỹ thuật dầu khí, tài chính, logistics, công nghệ và đào tạo, được xác định là các lĩnh vực tiềm năng tăng trưởng lớn, hỗ trợ sự phát triển bền vững của tập đoàn.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế trên toàn thế giới, Petrovietnam luôn đặt công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số là nền tảng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tập đoàn đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, kết nối với mạng lưới quốc gia và quốc tế và triển khai 10 công nghệ chiến lược, như: công nghệ năng lượng ngoài khơi; sản xuất các dạng nhiên liệu sạch, hóa chất “xanh”; sản xuất và ứng dụng các vật liệu nhẹ, CNTs, graphene; lưu trữ năng lượng; khử carbon...
Đơn cử, ứng dụng công nghệ số vào quản lý và sản sản xuất, liên tục nghiên cứu cải tiến công nghệ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoạt động vượt công suất thiết kế từ 8-15% trong nhiều năm qua. Riêng trong năm 2024, BSR đã ghi nhận 649 ý tưởng, 584 cải tiếp được áp dụng.
Một trong những giải pháp nổi bật đã được áp dụng đó là tối ưu hóa hệ thống làm mát bằng nước biển giúp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm hơn 1,9 triệu USD/năm và góp phần làm giảm phát thải khí CO2. Đến nay, Dung Quất là nhà máy không chỉ cung ứng hơn 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước mà còn đảm bảo toàn bộ nguồn nhiên liệu cho Quốc phòng (xăng dầu phục vụ cho các thiết bị, vận tải quân sự).
Những giải pháp công nghệ số đã góp phần giúp Tập đoàn duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu 16,7% và nộp ngân sách 21,3% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024, với doanh thu vượt 1 triệu tỉ đồng năm 2024 và lợi nhuận trước thuế trên 238 nghìn tỉ đồng giai đoạn 2021-2024. Bởi vậy, Tập đoàn đặt mục tiêu nâng mức chuyển đổi số của công ty mẹ lên mức 5 (mức dẫn dắt) và toàn Tập đoàn lên mức 4 vào năm 2030, đồng thời phấn đấu lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Petrovietnam đang thể hiện một khát vọng lớn cùng quyết tâm xây dựng và củng cố vị thế dẫn đầu ngành công nghiệp và năng lượng xanh trong hành trình xây dựng một Việt Nam thịnh vượng. Với sự đóng góp liên tục 9-10% GDP/năm, Petrovietnam là minh chứng cho thấy ngành công nghiệp và năng lượng là trụ cột cho khát vọng “Việt Nam 2045” - một quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế quốc tế vững chắc.
Có thể thấy rằng, với một hệ thống quản trị tiên tiến, sự đổi mới từ cốt lõi trên nền tảng nguồn nhân lực dày kinh nghiệm và giàu truyền thống, chắc chắn rằng khoa học công nghệ sẽ là nguồn “nội lực” quan trọng và mạnh mẽ nhất để đưa Petrovietnam vững bước vào kỷ nguyên mới với vị thế dẫn dắt ngành công nghiệp - năng lượng Việt Nam.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ các nhà khoa học Petrovietnam đã có 6 công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm: Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong tầng đá móng granitoit trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam (2012); Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam (2017); Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam (2017); Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam (2022); Hệ thống trạm đo carota tổng hợp xách tay TBM-02 và Bộ quy trình minh giải tài liệu địa vật lý Loginter 2.0 (2022); Nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam (2022).
Những năm qua, nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay từ Agribank, hàng nghìn hộ nông dân tại các xã vùng biên giới tỉnh Tây Ninh đã có thêm điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần.
Tôi tức giận, rồi lại tự trách mình.
Sáng nay 18/7, Báo NTNN/Dân Việt tổ chức tọa đàm "Cấm xe máy, hạn chế ô tô chạy xăng dầu ở Hà Nội: Biện pháp mạnh, hỗ trợ gì để giảm phát thải?". Nhiều câu hỏi đặt ra như cấm và hạn chế thế nào để không tạo ra rào cản sinh kế cho người dân, lộ trình ra sao để xe điện, giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng có thể thay thế hiệu quả, người dân được hỗ trợ gì khi chuyển đổi… và còn nhiều vấn đề khác – tất cả sẽ được bàn luận trong tọa đàm sáng nay.
Phan Ngạn là tướng dụng binh rất kiên quyết và mưu trí đáng xếp vào hàng tướng tài của vua Lê - chúa Trịnh. Tiếc thay, ông là tướng tài thời loạn và cuối cùng vì ham mê sắc đẹp nên ông chết dưới tay một người đàn bà đã có chồng.
Lý Quảng Lợi xuất thân không có gì nổi bật, nhưng nhờ cơ hội và quyết đoán mà trở thành một danh tướng vang danh thiên hạ. Tuy vậy, cuối đời Lý Quảng Lợi lại trải qua những năm tháng nhục nhã. Gia tộc bị tiêu diệt, bản thân trở thành vật tế thần...
Người sinh ngày Âm lịch này, cho dù tuổi trẻ vất vả nhưng họ vẫn dùng sự lạc quan, chăm chỉ và hướng thiện của mình để giành được chiến thắng.
Sở GDĐT Hà Nội đã giao thêm 900 chỉ tiêu xét tuyển cho 2 ngôi trường công lập mới ngay trong chiều nay 18/7, ngay sau khi công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung lớp 10 năm 2025-2026.
Ở cuộc đọ sức tại lượt trận thứ 2 bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025, U23 Indonesia thi đấu lấn lướt và nhẹ nhàng giành chiến thắng 1-0 trước U23 Philippines.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã góp phần làm dịu lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với chính quyền Ukraine, theo tờ The Washington Post dẫn các nguồn tin cấp cao.
Thành đoàn Hải Phòng đã trao bằng khen cho nam tài xế dũng cảm cứu cháu bé thoát chết trước mũi tàu hỏa trong gang tấc.
Tổng thống Emmanuel Macron vừa ký sắc lệnh nâng hạng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh cho vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngọc từ bậc Hiệp sĩ lên bậc Sĩ quan. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã gửi thư chúc mừng vợ chồng giáo sư.
Ca sĩ Tuấn Hưng đã bất ngờ xuống tóc trên đỉnh Yên Tử vào sáng nay (18/7) để cầu nguyện cho mẹ đang bị ốm nặng.
Thủ tướng Đức Friedrich Merz tuyên bố châu Âu cần “tự làm nhiều hơn” sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào Mỹ.
1 trong 6 con sếu đầu đỏ được chuyển giao từ Thái Lan về Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đã chết do không thích nghi với môi trường mới.
6 tháng đầu năm 2025, nhiều mặt hàng của ngành trồng trọt đều đạt sản lượng và giá trị xuất khẩu cao. Trong đó, xuất khẩu cà phê đạt hơn 950.000 tấn, mang về 5,45 tỷ USD, tăng tới 67,5% giá trị, gạo đạt 4,9 triệu tấn, tăng 76%, hạt điều đạt 2,36 tỷ USD, tăng 20,4%.
Người dân ở xã Thanh Tùng, tỉnh Cà Mau (mới) nghi ngờ chất lượng công trình tuyến giao thông nông thôn ở địa phương vì mới đưa vào sử dụng đã xảy ra sạt lở, hư hỏng.
Giáo hoàng Leo hôm thứ Sáu 18/7 mạnh mẽ kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực tại Dải Gaza, sau khi Israel bắn vào nhà thờ Công giáo Thánh Gia – giáo xứ Công giáo duy nhất tại đây – khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 10 người bị thương, trong đó có linh mục quản xứ Gabriel Romanelli.
HLV Kim Sang-sik gặp “cú sốc" ở U23 Việt Nam; Adou Minh muốn gắn bó với Hồng Lĩnh Hà Tĩnh; Trần Phi Sơn tổ chức đám cưới; HLV Ten Hag muốn tái ngộ Antony; Newcastle quyết không bán Isak cho Liverpool.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi tuyên bố của Tư lệnh lực lượng lục quân NATO Christopher Donahue về tỉnh Kaliningrad là hành động thù địch.
2 tuần tới, 3 con giáp này dù không phát tài bất ngờ nhưng nhờ chăm chỉ, chi tiêu hợp lý mà tích lũy ngày càng vững chắc, tiền bạc rủng rỉnh dần theo thời gian.
Photoism - tiệm photobooth ở Hà Nội trong vụ du khách Hàn Quốc xô xát với 2 cô gái Việt Nam đã lên tiếng xin lỗi, đồng thời khẳng định không bao che hoặc tiếp tay cho người vi phạm.
Sử dụng rượu bia xong, nhóm thanh niên gây sự đánh nhau với một toán khác và hai nhóm tập hợp nhau lại, phóng xe đi quanh các tuyến phố tìm đối thủ rồi xô xát dẫn đến tai nạn khiến 3 người trong đó tử vong.
SHB Đà Nẵng nhiều khả năng sẽ có được sự phục vụ của Ngô Hồng Phước cho mùa giải 2025/2026. Mùa vừa qua, cựu tiền đạo U23 Việt Nam này đã ra sân 23 trận cho CLB Bình Định, nhưng không thể giúp đội bóng đất Võ trụ hạng V.League thành công.
Nghệ sĩ Nhân dân Lê Chức có hàng loạt cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà, ở cả hai vai trò nhà quản lý và nghệ sĩ.
Sau khi điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 được công bố, danh sách các trường xét học bạ 2025 ở Hà Nội được chúng tôi cập nhật sau đây.
Thị trường bất động sản bật “sóng mới” sau “giờ G” sáp nhập, nhiều địa phương hưởng lợi từ hạ tầng, dòng tiền dịch chuyển, tạo ra các “tâm điểm” mới và mặt bằng giá có nơi tăng tới 30%.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, các tầng lớp nhân dân Thái Bình đã nối tiếp nhau quật cường chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau ở các tỉnh, thành cả nước và trên đất Thái Bình. Trong các thủ lĩnh phong trào vũ trang chống Pháp ở Thái Bình thì dân gian còn lưu truyền là “thứ nhất Đề Hiện Quang Lang”.
Chiều 18/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa ra quyết định truy nã Nguyễn Quốc Thịnh (SN 1995), thường trú phường Ninh Kiều, TP Cần Thơ, về tội “Trộm cắp tài sản”.
Chiều nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã làm việc tại tổ, thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng; tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và phân bổ đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Giữa núi rừng của phường Đông Kinh, tỉnh Lạng Sơn, có một chàng trai trẻ đã và đang viết tiếp câu chuyện về cây mắc ca. Anh đã kế thừa tâm huyết của người cha đi trước, nâng tầm giá trị của "nữ hoàng quả khô", trồng cây dược liệu xen canh dưới tán rừng....
Mải miết với những chuyến đi, tôi bất chợt nhìn thấy những mâm nhãn đầu mùa bày bán ven đường. Lúc ấy, trong lòng chợt có chút bâng khuâng, khi nhớ lại hình ảnh về những mùa nhãn xưa ở xứ vườn Mỹ Đức - Khánh Hòa, xã Mỹ Đức, tỉnh An Giang mới khi tôi còn hớt tóc húi cua.