Chuyên gia: Hậu quả không thể đảo ngược, EU đối mặt cú sốc
Ngành công nghiệp châu Âu sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do lệnh trừng phạt đối với nhôm Nga, giáo sư Đại học Helsinki Tuomas Malinen cho biết.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi vượt hơn 100km từ thành phố Đông Hà, chạy theo quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh huyền thoại nép bên sông Đakrông để đến thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị thăm nhà nghệ nhân ưu tú Kray Sức - người lưu truyền văn hoá Pa Kô.
Kray Sức (giữa) dạy đàn Ta Lư và làn điệu dân ca Pa Kô cho người dân xã A Bung, huyện Đakrông. Ảnh: Ngọc Vũ.
Thấy khách đến chơi nhà, Kray Sức vội rót ly nước lá rừng rồi đon đả mời. Ở tuổi 62, có chòm râu dài trắng bạc, nhưng Kray Sức vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và sự hóm hỉnh. Khí chất của ông khi vừa đánh đàn Ta Lư, vừa hát làn điệu Cha Chấp của người Pa Kô đúng với phong cách của một nghệ sĩ nông dân thực thụ, phiêu bồng nhưng mộc mạc, dễ gần.
Sau khi nhận tràng vỗ tay tán thưởng của những khán giả miền xuôi, Kray Sức nhấp ngụm nước rồi bắt đầu câu chuyện cuộc đời lưu giữ văn hoá truyền thống cho chúng tôi nghe.
Ông là con thứ 9 trong gia đình 11 anh chị em. Cái thời chiến tranh vất vả ấy, không hiểu lý do gì, 10 anh chị em của ông đều lần lượt rời bỏ thế gian. Chỉ còn một mình Kray Sức ở với mẹ, trong khi bố đi bộ đội.
Trước khi lên đường nhập ngũ, bố để lại cho mẹ một cây đàn Ta Lư. Hai mẹ con Kray Sức dựng túp lều nhỏ để có chỗ chui ra, chui vào. Nhưng nếu máy bay Mỹ đến, họ phải tháo dỡ căn lều rồi chui vào hang trốn để tránh bị phát hiện.
Thuở nhỏ, ban ngày cậu bé Kray Sức theo mẹ lên rẫy, lên nương. Tối đến, mẹ con rau cháo qua bữa, rồi mẹ bắt đầu gảy đàn Ta Lư hát ru cho con trai từ từ chìm vào giấc ngủ. Tiếng đàn của mẹ ngày qua ngày hằn sâu vào tâm thức của Kray Sức.
Một lớp học hát làn điệu dân ca Pa Kô do Kray Sức và các học trò giảng dạy thu hút khá đông người đồng bào Pa Kô theo học. Ảnh: Ngọc Vũ.
Kray Sức nhớ lại, trong tiếng đàn, lời ca mẹ hát có câu "toi tiếng ton", nghĩa là dù mệt mỏi vẫn cố gắng làm việc. Đó không phải lời ca thán của mẹ, của người Pa Kô. Đó là nỗi nhớ thương chồng. Lời động viên chồng ở tiền tuyến hãy yên tâm, ở nhà vợ vẫn chịu thương, chịu khó, siêng năng làm việc để hậu phương vững chắc.
Năm Kray Sức 12 tuổi (1976), người Pa Kô tổ chức lễ hội A Riêu Ping lần thứ nhất kể từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng. Nhìn các già làng, các anh, chị cử hành lễ đâm trâu, hát, nhảy múa bên ngọn lửa bập bùng, hoà trong tiếng đàn, điệu cồng chiêng, Kray Sức say mê, thổn thức và nhớ tiếng đàn Ta Lư của mẹ. Từ đó, cậu bé người Pa Kô nước da đen nhẻm ấy quyết tâm tìm đến già làng Kôn Sen theo học đánh đàn Ta Lư.
Tháng năm trôi qua, Kray Sức trở thành chàng thanh niên sức vóc, có giọng ca hay nhất vùng, cùng với tiếng đàn Ta Lư thánh thót khiến bao cô gái miền sơn cước đắm say. Hầu như ở các cuộc thi văn nghệ, Kray Sức đều đạt giải cao.
Thế nhưng, có một điều Kray Sức luôn canh cánh trong lòng. Đó là các làn điệu dân ca của người Pa Kô theo tháng năm cứ dần mai một. Số người làm được đàn Ta Lư, chơi được nhạc cụ truyền thống thưa dần. Giới trẻ hầu như không biết văn hoá người Pa Kô, đa số sử dụng tiếng phổ thông để nói chuyện. Và đáng buồn hơn là khi đến địa phương khác giao lưu thì văn hoá người Pa Kô bị nhầm lần với người Vân Kiều hoặc Tà Ôi.
Không thể để người Pa Kô mất nguồn cội, Karay Sức quyết tâm bước vào công cuộc phục hồi, bảo tồn.
Kray Sức (ngoài cùng bên phải) đã cống hiến rất nhiều để bảo tồn, lưu truyền bản sắc văn hoá dân tộc Pa Kô. Ảnh: Ngọc Vũ.
Từ năm 2004, cùng với chiếc máy ảnh nhỏ và cuốn sổ ghi chép, Kray Sức không quản ngày đêm, trèo đèo vượt suối đi khắp các bản làng của người Pa Kô ở Quảng Trị. Thậm chí, ông còn qua tận nước bạn Lào để gặp các già làng, những người còn nhớ, hiểu biết lịch sử, văn hoá dân tộc Pa Kô. Đi đến đâu, gặp ai, Kray Sức cũng chụp ảnh, tỉ mẩn ghi chép văn hoá, lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ… của người Pa Kô.
Sau 14 năm rong ruổi đó đây, Kray Sức có cho mình một cuốn biên niên sử Pa Kô với 300 bức ảnh. Đó là những tư liệu vô cùng quý giá, bởi nếu không có nó, khi những già làng mất đi, văn hoá Pa Kô sẽ khó khôi phục.
Cũng chính năm ấy, Kray Sức có một quyết định táo bạo mà ít ai làm được. Ở miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhưng Kray Sức đã bán con trâu duy nhất của gia đình để lấy tiền làm triển lãm ảnh văn hoá Pa Kô.
"Nghe tôi nói bán trâu triển lãm ảnh văn hoá Pa Kô, ban đầu vợ con phản đối. Dân làng bảo ông này làm những việc khác người, không biết đầu óc có bị gì không. Nhưng tôi đã thuyết phục được mọi người. Tôi dám hy sinh quyền lợi bản thân, lặn lội đi tìm lại lịch sử văn hoá dân tộc mình thì phải triển lãm, giới thiệu cho mọi người biết. Bác Hồ dạy rồi, văn hoá là gốc của dân tộc, phải hiểu, bảo tồn và phát huy" – Kray Sức nói.
Sau khi bán con trâu được 42 triệu đồng, Kray Sức giành 25 triệu đồng để triển lãm 300 bức ảnh tại thành phố Đông Hà, thị trấn Krông Klang và các xã A Ngo, A Vao, Tà Rụt (huyện Đakrông). Sức hút của triển lãm văn hoá Pa Kô bằng "câu chuyện ảnh" vượt xa sự tưởng tượng của ông. Người đến xem nườm nượp, ai cũng trầm trồ vì nhiều điều độc lạ của văn hoá Pa Kô lâu nay họ chưa từng biết đến.
Không chỉ sưu tầm, bảo tồn, Kray Sức còn làm kẻ "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", khi chuyên tâm lưu truyền văn hoá Pa Kô đến khắp các bản làng.
Vuốt chòm râu cằm trắng bạc, Kray Sức nhìn về dãy Trường Sơn bên dòng Đakrông rồi hồi tưởng, năm 2000, nhạc cụ như đàn Ta Lư, cồng chiêng của người Pa Kô ở Quảng Trị còn rất ít. Sau nhiều năm tích cóp, Kray Sức tìm đến già làng Kôn Máy đặt hàng làm 10 cây đàn Ta Lư, mỗi cây 20.000 đồng đem phát cho 9 thôn ở xã Tà Rụt, còn một cây đàn dành cho bản thân ông.
Dù có công lao rất lớn trong việc bảo tồn, phát huy văn hoá Pa Kô, nhưng Kray Sức rất khiêm tốn và không bao giờ nhận hết công lao về mình. Ông nói rằng, mình chỉ là người đánh thức, kết nối để mọi người phát huy văn hoá dân tộc mình. Còn công lao lớn nhất vẫn là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với chính sách dân tộc. Ảnh: Ngọc Vũ.
Có đàn Ta Lư, Kray Sức bắt đầu tìm đến từng bản làng, kêu gọi người dân đi học. Ông trở thành thầy dạy đàn từ đó. Việc dạy đàn chủ yếu vào ban đêm, vì ban ngày người dân phải đi làm kiếm sống.
Qua nhiều năm cần mẫn làm "thầy giáo", gót chân Kray Sức đã in trên hầu hết các bản làng Pa Kô. Nhờ vậy, nhiều người dân bắt đầu chơi được đàn Ta Lư và hát được vài làn điệu dân ca dân tộc mình. Thế nhưng, dân ca Pa Kô mà ông sưu tầm có gần 50 làn điệu như Ka Lơi (hát để khen nhau, hoá giải nỗi buồn), Cha Chấp (lời mời gọi), Tăn Y (hát ru), A Dêng, A Rơng… Những làn điệu ấy không chỉ hoà vào tiếng đàn Ta Lư mà còn có tiếng khèn, cồng chiêng… Nhưng, Kray Sức chỉ biết đánh đàn Ta Lư.
Để giải quyết vấn đề này, Kray Sức lại cất công đi tìm những người biết thổi khèn, chơi cồng chiêng, quy tụ thành nhóm nhạc để truyền dạy dân ca Pa Kô.
"Nhiều người bảo tôi có công lưu truyền văn hoá Pa Kô, nhưng tôi không dám nhận. Tôi chỉ nhận mình thích, đam mê văn hoá dân tộc truyền thống Pa Kô nên sưu tầm, kết nối mọi người cùng đánh thức, gìn giữ văn hoá Pa Kô" – Kray Sức chia sẻ.
Kray Sức cùng học trò trong một lớp dạy dân ca truyền thống người Pa Kô. Ảnh: Ngọc Vũ.
Năm 2015 Kray Sức vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú do Chủ tịch nước trao tặng vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2017, Kray Sức được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Theo Kray Sức, quan trọng nhất là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội đã quan tâm, tạo điều kiện nên văn hoá Pa Kô mới được phục hồi. Đơn cử như trước đây, thế hệ trẻ người Pa Kô rất hiếm khi mặc trang phục dân tộc mình, vì ngượng ngùng. Nhưng vài năm gần đây, Đảng uỷ, chính quyền địa phương có quy định khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Pa Kô, sáng thứ hai hàng tuần mặc trang phục truyền thống của người Pa Kô. Từ đó, giới trẻ hiểu, tự hào về trang phục của dân tộc mình và ngày càng có nhiều người mặc.
Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước còn tổ chức nhiều cuộc thi trình diễn văn hoá truyền thống, mang đậm nét đặc trưng dân tộc các vùng miền, trong đó có dân tộc Pa Kô; hay phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá dân tộc… Đó là dịp để đồng bào các dân tộc vừa có dịp giới thiệu, phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống đến bạn bè trong nước và quốc tế, vừa phát triển kinh tế.
Từ năm 2004, Kray Sức đã tự sáng tác bài hát "con mồ côi đi tìm nhà" để đoàn dân ca văn hoá truyền thống xã Tà Rụt dự thi và đoạt giải xuất sắc tại chương trình nhịp cầu xuyên á tại Quảng Trị.
Nhờ Kray Sức, Tà Rụt là xã đầu tiên ở Quảng Trị khôi phục được làn điệu dân ca truyền thống dân tộc Pa Kô.
Ngày nay, lớp trẻ người dân tộc Pa Kô đã hiểu và tự hào về truyền thống, văn hoá dân tộc mình. Họ say mê học, tập luyện hát những bài ca của dân tộc Pa Kô để giới thiệu đến bạn bè. Ảnh: Ngọc Vũ.
Không chỉ lưu truyền văn hoá dân tộc cho đồng bào Pa Kô trong huyện Đakrông, Kray Sức còn nhận lời đi dạy ở các xã của huyện Hướng Hoá và ngoại tỉnh. Nơi nào người Pa Kô cần, Kray Sức sẽ có mặt, đem hết nhiệt huyết của mình truyền dạy văn hoá Pa Kô.
Đồng hành cũng ông là 7 học trò xuất sắc Hồ Văn Hữu, Hồ Xuân Nam, Hồ Xuân Niên, Hồ Văn Việt, Hồ Văn Ngư, Hồ Thị Thôi và Hồ Thị Sở đều trú tại xã Tà Rụt.
Đến nay, Kray Sức và 7 học trò đã truyền dạy văn hoá Pa Kô cho hàng trăm người dân, trong đó có nhiều bạn trẻ chỉ mới mười tám, đôi mươi.
Em Hồ Thị Ngọc (18 tuổi, thôn Cựp, xã A Bung, huyện Đakrông) cho biết, sau khi được Kray Sức dạy, em cảm thấy vui, tự hào về bản sắc văn hoá người Pa Kô mình. Từ đó, em sẽ giới thiệu đến nhiều bạn trẻ khác để cùng nhau bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp.
Kray Sức (giữa) và 4/7 học trò xuất sắc được ông lựa chọn để tham gia giảng dạy văn hoá Pa Kô. Ảnh: Ngọc Vũ.
"Tôi cho học trò tham gia truyền đạt văn hoá Pa Kô để các em làm quen, dần dần thành thạo. Sau này, khi tôi không đủ sức nữa thì các em sẽ trở thành trụ cột trong việc lưu truyền văn hoá dân tộc, quyết không để mai một cùng năm tháng" – Kray Sức tâm sự.
Kray Sức mong rằng, các học trò của mình sẽ được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, để làm sao được cấp chứng chỉ dạy văn hoá dân tộc truyền thống Pa Kô. Từ đó, có điều kiện tốt hơn trong việc "giảng dạy", lưu truyền, phát huy văn hoá Pa Kô trường tồn với dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Dù nằm cách xa kinh thành nhất, lăng Gia Long-Thiên Thọ Lăng lại là lăng đặc biệt hơn tất cả các lăng tẩm vua chúa khác ở Huế.
Ngành công nghiệp châu Âu sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do lệnh trừng phạt đối với nhôm Nga, giáo sư Đại học Helsinki Tuomas Malinen cho biết.
Khi con trai được 2 tuổi, tôi không thể nhịn được nữa định đưa con đi xét nghiệm ADN.
Phim điện ảnh "Mưa đỏ" ra mắt trailer “nghẹt thở” trên từng khung hình, hướng đến kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Ngày 18/4, Đại học Harvard đã đệ đơn kiện chính quyền ông Trump nhằm phản đối việc áp đặt các điều kiện liên quan đến quỹ tài trợ liên bang và quyền tự chủ trong quyết định học thuật.
Sau tình huống suýt xảy ra va chạm giao thông trên quốc lộ 1A, tài xế xe khách nhắc nhở thì bị chửi bới. Chưa dừng lại ở đó, chiếc xe khách bị ép vào trước cổng khu công nghiệp ở thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Tại đây, tài xế và phụ xe khách bị một nhóm người hành hung phải nhập viện cấp cứu.
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Theo bảng quy đổi chứng chỉ IELTS, mức yêu cầu tối thiểu là 5.5.
Trong trận tứ kết cuối cùng của Cúp quốc gia trên sân Lạch Tray, Hải Phòng dù là chủ nhà nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước CLB CAHN.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể nông dân thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại.
Thủ tướng vừa họp lần thứ 5 về chủ trương đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại, trong đó quan điểm của Chính phủ đặt ra là không làm phức tạp vấn đề; không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Người dân Thủ đô truyền tai nhau về cây hoa bún nở rộ ở làng Đình Thôn (Mỹ Đình) mà ít ai biết, ở quận Hà Đông cũng có một cây hoa bún đang bung nở ngợp trời tại chùa Hà Trì.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
Ngày 21/4, Hội Nông dân huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức cấp phát 2.000 cây giống bưởi da xanh cho hội viên nông dân tại xã Việt Tiến.
Phụ nữ ở vùng nông thôn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã mạnh dạn tiếp cận những lợi ích của nền tảng mạng xã hội như TikTok, Zalo, Facebook…để giới thiệu sản phẩm, đặc sản cơ sở kinh doanh. Mô hình này tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo...
Sáp nhập tỉnh An Giang, Kiên Giang, tỉnh mới dự kiến mang tên Kiên Giang sẽ là vùng đất vô số đặc sản, với không gian rộng, có sông to, biển rộng, có núi đá hồ lớn, có rừng ngập mặn...yếu tố tạo nên phong cách ẩm thực dân gian. Dưới đây là top 7 đặc sản Kiên Giang sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh An Giang.
Những biến động vĩ mô mang tính chu kỳ đều gây ra ảnh hưởng nhưng cũng là phép thử cho năng lực thích ứng và sức bền của doanh nghiệp.
Liên quan vụ lật xe chở 20 học sinh tại xã Bình Giáo, huyện Chư Prông (Gia Lai) sáng 22/4, lực lượng CSGT đã tiến hành đo nồng độ cồn tài xế Phan Đình Dư tại bệnh viện.
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Dương. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền tại Vĩ tuyến 17, nhưng các bên tham gia Hội nghị khẳng định rõ: ranh giới này chỉ mang tính chất quân sự tạm thời, tuyệt đối không được xem là biên giới chính trị hay lãnh thổ quốc gia.
Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn TP.HCM đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể, bao gồm khơi dậy động lực tự thân của mỗi người trong học tập, rèn luyện kỹ năng số và tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển công nghệ và chuyển đổi số.
Tuy mới 21 tuổi nhưng tiền vệ Trần Nam Hải của SLNA đã gây ấn tượng nhờ sở hữu chiều cao 1m82 cùng kinh nghiệm thi đấu khá dày dạn so với các đồng nghiệp cùng trang lứa.
Đà Nẵng chốt phương án đặt tên 18 phường xã sau sáp nhập, nhiều tên gọi hợp lòng dân, thông tin vừa được công bố sau phiên họp Ban chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng vừa kết thúc.
Thịt heo chỉ cần thay đổi cách chế biến, bạn đã có một món ăn ngon cực hao cơm được nhiều người yêu thích. Hãy thử nhé!
TAND tỉnh Bình Thuận vừa mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phạm Hàn Châu 14 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 22/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường tuyên truyền chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
“A Minecraft Movie” bị mất ngôi vương phòng vé sau 3 tuần công chiếu. Dù vậy, đây vẫn là một trong những tác phẩm ăn khách nhất hiện tại, vững chắc với danh hiệu bộ phim Hollywood có doanh thu cao nhất năm 2025.
Khởi phát những triệu chứng tưởng chừng đơn giản giống cảm cúm thông thường như sốt cao, đau họng, ho khan, mệt mỏi, nữ sinh 22 tuổi sau đó rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng, suýt mất mạng.
Chiều 21/4, đoàn đại biểu LĐBĐ Hàn Quốc và Hiệp hội Bóng đá Sinh viên Hàn Quốc do ông Park Hang-seo – Phó chủ tịch LĐBĐ Hàn Quốc và ông Park Han Dong – Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Sinh viên Hàn Quốc dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo LĐBĐ Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, Mỹ, EU, Nga, Canada và Thái Lan là 5 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tại Lễ khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX năm 2024.
Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink bất ngờ tuyên bố từ chức giữa lúc chính quyền Trump có nhiều nỗ lực chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine. Bà Brink dường như là người đứng giữa hai làn đạn, khi vừa không được lòng ông Zelensky vừa bất đồng với ông Trump.
Năm 2025, Agribank xác định mục tiêu đổi mới sáng tạo, tăng tốc, đột phá, tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, tăng trưởng an toàn, hiệu quả, đóng góp thiết thực cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.