Xem phim "Sex Life", tôi ngỡ ngàng nhận ra lý do vợ đưa đơn ly hôn: Cứ tưởng hôn nhân tốt đẹp, vì điều này mà dẫn đến tổn thương
Khi vợ đưa đơn ly hôn, bảo tôi ký vào để giải thoát cho nhau; tôi đã rất sốc.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cái tin các anh, các chị bị giam ở ngoài Côn Đảo đã nổi dậy giải phóng đảo và được hải quân ta ra đón về đất liền, trong đó có cả anh Lê Quang Vịnh, làm cho lòng tôi cứ bổi hổi, xốn xang cả lên. Tôi chỉ muốn được gặp anh ngay, chỉ muốn được nghe anh kể lại cái toà án quân sự đặc biệt năm 1962 của Mỹ Diệm đã xử tử anh cùng với ba đồng chí nữa, cái phiên toà đã bị anh biến thành nơi tố cáo tội ác của kẻ thù, làm chấn động dư luận trong nước và trên thế giới.
Tôi quên làm sao những ngày tháng 5/1962 ấy, khi còn đang học trong trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng tôi đã trao đổi về anh, về những người trí thức Miền Nam bất khuất đã chọn được con đường đi đúng nhất.
Lê Quang Vịnh người con quang vinh! Tôi khắc tên anh vào trái tim tôi..., ngày ấy chúng tôi đã hát về anh như thế. Và tờ báo nào phát hành ở Miền Bắc cũng viết bài, đăng thơ về tiếng thét của anh :
Anh giơ tay chặn lũ quan toà
Chặn những lời buộc tội xấu xa
Rồi thét lớn, cả gian phòng rung chuyển
" Đả đảo Ngô Đình Diệm
Đả đảo luật pháp dã man, phát xít giết người "
Anh đứng hiên ngang, mắt nảy mặt trời ...
Thế mà hôm nay tôi đã đạt được những điều mong muốn kể trên của mình. Một buổi tối tại Vũng Tàu, anh Lê Quang Vịnh tâm sự với tôi: Anh đang có ý định viết một tập hồi ký, không phải để nói riêng về mình, mà để nói về bước đường đi theo cách mạng của lớp thanh niên như anh. Anh dự định viết với những chương mục như: "Hấp hối", "Mồ côi", "Song sắt"...
Tôi vẫn hình dung rất rõ cái ánh mắt đặc biệt của anh. Anh gầy yếu, võ vàng, trong mình mang nhiều bệnh tật của mười ba năm cấm cố ở Côn Đảo, nhưng đôi mắt ấy vẫn trẻ trung lạ thường, vẫn rực sáng một ngọn lửa nồng nàn không tắt, nhất là khi anh nói đến cái chương cuối cùng trong cuốn sách dự định, chương "Giải phóng".
Kỳ thi đáng nhớ của GS toán Lê Quang Vịnh
Tôi sinh năm 1936, ở Thành Nội, Huế, trong một gia đình tiểu tư sản - anh Vịnh bắt đầu câu chuyện. Ba tôi đi dạy học ở Đà Nẵng. Đồng lương ít ỏi của ba tôi chỉ vừa đủ nuôi sống má và ba anh chị em tôi một cách chật vật.
Lần ấy, vào năm 1950, ba tôi cho biết sẽ về Hoà Vang thăm quê mấy bữa. Đấy là vào độ thực dân Pháp đang liên tục mở rộng những cuộc hành quân càn quét, cướp bóc. Ba tôi đi được ba ngày thì bỗng có tin đột ngột báo về: Ông cụ bị Tây bắn chết, vứt xác ngoài đồng!
Chúng tôi chưa rõ vì sao ông cụ lại bị giết hại, chỉ biết một điều, cái tang lớn ấy đã đè lên cái gia đình bé nhỏ của chúng tôi một gánh nặng quá sức. Cả đời sống tinh thần và vật chất của gia đình tôi bị sụp đổ. Chúng tôi lập tức lâm vào cảnh túng thiếu. Má và chị tôi phải đi may thuê vá mướn để nuôi chúng tôi. Năm ấy, tôi đang học lớp đệ ngũ ở trường Khải Định. Để có thể tiếp tục theo học, tôi phải dạy kèm cho mấy đứa nhỏ, con cái các nhà giàu có để kiếm thêm.
Mười bốn tuổi đầu, tôi đã hiểu thế nào là nỗi khổ của một người dân mất nước. Được các anh lớn dìu dắt, tôi tham gia "Đoàn học sinh kháng chiến Huế" và tích cực tham gia trong các công tác đấu tranh chính trị của đoàn. Ít lâu sau, tổ chức bị phát hiện và đàn áp. Chúng tống tôi vào tù. Bảy tháng nằm trong nhà lao Huế, mặc dù chịu mọi cực nhục của tù đày, nhớ nhà, nhớ bạn, nhớ trường vô hạn, nhưng tôi cũng đã lớn lên khá nhiều...
Cựu tử tù Côn Đảo Lê Quang Vịnh tại bảo tàng chứng tích chiến tranh của gia đình tại TP Huế. Ảnh: Báo CAND
Lê Quang Vịnh dừng lời. Gương mặt anh tái đi vì mệt và xúc động. Mái tóc húi cua lởm chởm đã có vài ba sợi bạc, khuôn mặt hơi dài, gầy gò của người yếu phổi lâu năm, tất cả vẫn còn in hằn dấu vết một cuộc đời nhiều gian truân. Nhưng cái giọng Huế của anh sao mà ân tình và nồng hậu, cái chất người ấy gợi về một cái gì thật nghệ sĩ. Anh là một giáo sư toán nhưng lại say mê cả âm nhạc và thi ca. Tôi muốn hỏi anh về những điều ấy, nhưng anh đã mỉm cười tiếp tục câu chuyện.
- Ra khỏi tù, tôi trở lại trường học. Kỳ thi trung học phổ thông năm ấy là một kỳ thi đáng nhớ đối với tôi. Sau khi lọt qua phần thi viết, vào phần thi vấn đáp môn Sử - Địa, thầy giáo giám khảo hỏi mấy câu tôi đều tắc tị không trả lời được. Ông tỏ ý rất giận:
- Tại sao trò không chịu học môn Sử - Địa ? Nó là môn cơ sở của khoa học xã hội đấy.
Lúc bấy giờ tôi cảm thấy khổ tâm và uất ức vô cùng. Tôi không cầm được nước mắt. Thầy giáo dịu giọng nhưng vẫn không bớt nghiêm khắc:
- Trò bị oan hay sao mà khóc ?
- Dạ, không phải con không biết như thế, nhưng con không có thì giờ để học.
- Làm gì mà không có thì giờ ? Trò lo học Toán hay sao ?
- Con vừa ra tù - Tôi đáp khẽ.
- Trò làm gì mà phải tù ?
- Con tham gia học sinh kháng chiến. Tôi mạnh dạn đáp, mặc dù lúc ấy tâm trạng đang bối rối, tôi vẫn không thể không nhận thấy nét mặt thầy giáo thay đổi một cách thật lạ lùng. Ông nhìn tôi vừa ngạc nhiên vừa tò mò, ánh mắt hồn hậu và đầy yêu thương. Lặng đi một lúc, ông mới hỏi rất dịu dàng :
- Em ở tù bao lâu ?
- Dạ, bảy tháng.
Ông kể ra tên tuổi một vài người bạn của ông cũng ở tù và hỏi tôi có biết những người đó không ? Tôi đáp "có". Thầy rất vui và an ủi tôi:
- Em cứ yên tâm đừng lo gì cả.
Tôi bước ra khỏi phòng thi, còn đang bâng khuâng không hiểu ra sao thì đã nghe tiếng thầy gọi lại. Ông hỏi :
- Vịnh à, em thi môn này là môn chót phải không? Tôi cho thầy biết tôi còn môn Vạn vật chưa vào thi, vì thấy chưa nắm vững bài. Thầy hỏi:
- Ai hỏi môn Vạn vật?
Tôi trả lời. Thày cho biết có quen thân ông này và an ủi tôi một lần nữa:
- Em cứ yên tâm, ngày mai chỉ học một bài thôi, thầy sẽ gỡ giùm cho.
Quả nhiên như vậy. Sáng hôm sau tôi vào phòng thi môn Vạn vật. Thày giáo hỏi môn này hóm hỉnh cười nhìn tôi, ông bảo tôi thuộc bài nào cứ đọc bài đó. Tôi đọc như cái máy và được thầy cho điểm ưu. Đấy là năm 1951.
Người giúp đỡ tôi chính là giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ. Tôi cảm ơn thầy Kỵ không chỉ vì thầy đã cứu tôi qua khỏi một kỳ thi, mà chính vì cử chỉ của thầy đã làm cho tôi ý thức thêm được giá trị của cuộc kháng chiến của dân tộc, làm cho tôi càng tin tưởng và tự hào về con đường mình đã chọn, con đường mà các anh đi trước đã chỉ ra cho tôi, mà chính ba tôi đã có lần nói với chúng tôi: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách".
Cũng từ năm học ấy, giáo sư Kỵ chính thức là người phụ trách môn Việt văn và Pháp văn của chúng tôi và của riêng tôi. Ngoài những giờ lên lớp, ông thường dạy thêm cho tôi học. Đặc biệt, ông hay mang cho tôi những sách báo tiến bộ bằng tiếng Pháp, ông dịch và giảng cho tôi từng đoạn, vừa để học văn chương vừa để học tư tưởng.
Tác phẩm mà tôi nhớ nhất trong số đó chính là cuốn Thép đã tôi của Ôxtrôpxki. Câu triết lý mạnh mẽ và sâu sắc của Paven lay động đến tận đáy tâm hồn tôi: "Cái quý nhất của con người là đời sống, người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao quý nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người".
Tôi học thuộc lòng câu đó. Sau này tôi có phổ nhạc và trình bày trong các dạ hội sinh viên. Mỗi lần hát lên cái điệp khúc ấy tôi đều không nén nổi xúc động.
Thực ra, không phải một lúc mà tôi có thể cảm thụ được như vậy. Nhận thức của con người đều có một quá trình cả. Lịch sử đất nước đã cho tôi niềm tự hào vô hạn qua các thời đại chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Sau cách mạng tháng Tám, những hình ảnh chiến đấu của quân đội ta lại càng khắc sâu trong tôi niềm tin ở tương lai đất nước, nhất là khi biết được và hiểu được những lời nói tuyệt vời của Bác Hồ: "Thà chết chứ nhất định không chịu mất nước", "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho kỳ được độc lập".
Đó cũng là những ý để sau này quy tụ vào câu nói bất hủ của Người: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
Vụ ám sát hụt đại sứ Mỹ
Trời Vũng Tàu hôm nay nóng nực, anh Vịnh lại ho. Tôi đề nghị anh nghỉ một lúc, nhưng anh lắc đầu: Phải tranh thủ làm việc. Một quãng đời gian truân của anh vừa kết thúc như một giấc mơ, anh nói cho tôi nghe mà cũng để ôn lại cho mình trước khi bước tiếp một chặng đường mới. Câu chuyện lại sôi nổi theo giọng kể của anh:
Năm 1955, Mỹ Diệm bắt đầu trả thù những người kháng chiến cũ. Tôi bị bắt lần thứ hai. Không có tội trạng gì cụ thể, chúng nhốt tôi một năm tù rồi thả ra. Biết ở đất Huế không thể sống nổi, má tôi bảo tôi vào Sài Gòn. Đến Sài Gòn, tôi theo học cả hai trường Đại học khoa học và Đại học sư phạm. Trong những năm từ 1956-1960, phong trào quần chúng bị đàn áp dữ dội và Sài Gòn sống nghẹt thở trong bóng đêm của chế độ độc tài phát xít họ Ngô. Trong học sinh, sinh viên dạo ấy, nổi bật nhất là những phong trào chống nền văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, đòi giảng dạy tiếng Việt trong chương trình đại học, lành mạnh hoá nếp sống...
Tuy chưa được hiểu sâu sắc về con đường cách mạng, nhưng tôi tham gia tất cả những phong trào ấy với nhiệt tình của tuổi hai mươi, viết nhạc, làm thơ, tổ chức những buổi sinh hoạt văn nghệ lành mạnh, những buổi cắm trại về với thiên nhiên, với nhân dân... Tôi phụ trách một tổ hoạt động và phát triển thêm được năm tổ nữa. Năm 1960, tổ chức bị bể. Nhờ anh em kiên quyết không xưng khai, nên tôi không bị bắt. Cũng năm ấy tôi tốt nghiệp cử nhân Toán và cử nhân Giáo khoa.
Năm 1960 đánh dấu một mốc lớn trong đời sống xã hội Miền Nam. Giặc Mỹ tăng cường can thiệp sâu vào Miền Nam. Chế độ Ngô Đình Diệm đã phơi bày tất cả bộ mặt khát máu của nó. Chiếc máy chém và luật 10/59 là tất cả biểu tượng của một chế độ tàn bạo bậc nhất trong lịch sử. Năm 1960 đồng thời cũng là năm ra đời của các cơ quan đầu não của cách mạng Miền Nam, của lực lượng vũ trang cách mạng Miền Nam. Trong dịp đó, "Hội liên hiệp sinh viên, học sinh giải phóng" ra đời và ngay trong học sinh,sinh viên đã hình thanh một đội công tác võ trang. Một trong những người xây dựng đội này là anh Lê Hồng Tư, anh bạn tù của tôi đây ...
Anh Vịnh dừng lời. Tôi đứng dậy nắm chặt tay anh Lê Hồng Tư. Nét mặt anh cũng gầy xanh và tóc lại còn bạc nhiều hơn anh Vịnh, anh Tư vẫn giữ được một nụ cười thật tươi và một cái nhìn sắc sảo như thuở nào anh đối diện với kẻ thù trước phiên tòa lừng danh. Hai anh theo nhau như bóng với hình và cùng có chung nhiều kỷ niệm đẹp đẽ.
Ảnh chụp bài báo về anh Lê Quang Vịnh được in trên báo QĐND tháng 5/1975. Ảnh: Anh Ngọc
May mắn sao, giờ đây hai anh lại cùng trở về với nhân dân, với cách mạng giữa ngày vui giải phóng, bước qua cái án tử hình của quân giặc. Nhân câu chuyện về đội võ trang của anh Lê Hồng Tư, anh Vịnh kể lại cho tôi nghe một chiến công của đội đã từng làm chấn động dư luận trong và ngoài nước dạo ấy. Đấy là vụ ám sát hụt tên đại sứ Mỹ Nâutinh, tháng 6/1961. Câu chuyện có thể tóm tắt như sau.
Đội võ trang giao nhiệm vụ ám sát tên đại sứ Mỹ cho hai anh Thành và Trí. Sau khi điều tra kỹ quy luật đi về của tên Nâutinh từ nhà riêng ở đường Trần Quý Cáp đến chỗ làm việc ở đường Catina, Thành và Trí quyết định sẽ dùng thủ pháo chống tăng để tiêu giệt tên này vì chiếc xe nó dùng là một chiếc xe hơi thiết giáp. Đội cử người lên Khu xin một trái. Trên cho.
Theo đúng quy luật, gần đến 11 giờ trưa hôm ấy, Thành và Trí đi chiếc xe gắn máy đến đợi ngay ở cửa công sở của tên đại sứ Mỹ. Trí lái xe. Còn Thành thì ngồi sau, quả thủ pháo bỏ trong túi, buộc bằng sợi dây thun. Cho đến 11 giờ không thấy tên Nâutinh ra. Đợi thêm gần tiếng nữa cũng không thấy nó.
Đúng 12 giờ trưa, giữa lúc hai anh đã nản thì từ trong cửa, chiếc xe chạy vụt ra. Trí lập tức rú máy đuổi theo. Chiếc xe hơi theo đường Paxtơ phóng rất nhanh. Trí không đuổi kịp. Đến chỗ vòng sang đường Trần Quý Cáp, chiếc ô tô giảm ga xin rẽ, nhân thời cơ, Trí rú máy lao tới cặp sát bên cửa xe.
Hôm ấy, tên đại sứ Mỹ đi với tên hộ vệ và một tên khác nữa, cửa kính xe quay xuống. Dịp may hiếm có, Thành ngồi sau xe rút kíp thủ pháo lẳng ngay vào trong ô tô. Quả thủ pháo rơi trúng chân tên Nâutinh kêu đánh cộc một tiếng. Thủ pháo không nổ! Có lẽ do phải cất giấu dưới đất nhiều nên kíp bị thối mà các anh không biết. Tên Mỹ thét lên. Cảnh sát rú còi inh tai. Chiếc ô tô phanh rít lại, tên vệ sĩ trong xe lao ra, hai tay vung hai khẩu súng nổ túi bụi vào chiếc xe gắn máy của Thành và Trí.
Không may lúc ấy một chiếc tắc xi chạy vút qua trước mặt Trí, anh phanh gấp, chiếc xe gắn máy loạng choạng và bỗng tắt máy! Thành nhảy xuống và nhanh như chớp, anh tụt chiếc dép liệng thẳng vào chiếc ô tô. Tên vệ sĩ nằm rạp xuống. Thành lao vào ngõ hẻm mất hút. Trí cũng nổ máy và phóng biến vào đám đông.
Sau vụ đó, địch bủa lưới bắt một số đông anh em trong phong trào học sinh, sinh viên. Lê Hồng Tư, Lê Văn Thành không may đều bị sa lưới. Nhờ tổ chức cẩn mật, anh Vịnh vẫn không bị lộ. Anh vẫn tham gia đấu tranh hợp pháp trên cương vị giáo sư của trường Pêtơruýt Ký.
Cũng tháng 6 năm ấy, sau khi đi chấm thi ở Huế về, anh Vịnh được lệnh Khu gọi ra gấp. Dịp ấy đang là vụ nghỉ hè. Anh Vịnh đã là một Đảng viên. Ra đến Khu, anh được giao nhiệm vụ viết một bức thư gửi Hội nghị sinh viên quốc tế bấy giờ sắp họp ở Hà Nội và viết một bản báo cáo tình hình đấu tranh của sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ngày 20/8, anh Tám, anh Ba và các anh thường trực Hội duyệt thông qua và chuẩn bị điện đi. Suốt một đêm làm việc căng thẳng, đến 5 giờ sáng thì có tin địch càn vào căn cứ. Anh em dấu tài liệu và phân tán xuống các hầm. Nhưng mấy hôm ấy trời vừa mưa lớn, hầm hố đều ngập nước, không thể nấp được. Các đồng chí tìm đường chạy ra bưng. Địch cho nhiều máy bay oanh tạc và thám thính quần đảo trên đầu, dưới đất bộ binh chúng chia làm nhiều cánh quân khép chặt dần địa bàn của đơn vị.
Không thể có lối nào chạy thoát, trong tay không có đủ phương tiện chiến đấu, mấy anh em đành chém vè tại chỗ (ngụp mình xuống sình, ẩn vào các lùm lau sậy ). Bọn địch ào tới, dùng chĩa xăm vào các chỗ rậm. Chúng bắt được bốn người: Anh Tám, đồng chí liên lạc, chị vợ một cán bộ lên thăm chồng và anh Vịnh.
Tên trung úy gí trung liên vào lưng chị vợ anh cán bộ, thét chị dứng dậy, chị không đứng, nó xiết cò, chị ngã sấp xuống bùn. Nó quay qua hỏi đồng chí liên lạc một câu gì đó đồng chí vừa cất tiếng trả lời, nó kéo luôn một loạt. Biết chúng có ý định giết hết tất cả, anh Tám hô to "Đả đảo Mỹ Diệm khát máu". Chúng bắn anh nhừ nát thân thể. Lúc ấy, anh Vịnh đang đứng cạnh một tên trung sĩ chờ đến lượt mình ăn đạn thằng trung uý. Bỗng tay trung sĩ hỏi:
- Anh người Huế phải không ?
- Phải. Anh Vịnh đáp.
- Tui cứu anh, tui cũng người Huế.
Tay trung sĩ quay lại nói với thằng trung uý: "Ta cũng phải bắt một thằng tù binh về lấy thưởng chớ", rồi kéo anh đi. Anh ta mở ba lô anh Vịnh rút tập giấy xé vụn và ném đi, rồi giao anh cho tên khác. Thằng này lục soát trên người anh và bắt ngay được hai bức thư anh vừa soạn thảo chưa kịp huỷ. Thấy anh không có súng, nó bực mình quát:
- Mày cướp mất của tao bốn trăm. Không có súng thì còn lĩnh thưởng cái nước mẹ gì, thôi, tao lấy tạm cái mật mày, bán bậy cho mấy chú Chệch kiếm ít tiền vậy.
Nói đoạn, nó trói quặt tay anh ra sau lưng. Vừa hay thằng trung uý tới, nó cầm cái thẻ giáo sư của anh lên ngắm nghía :
- Anh là Lê Quang Vịnh ? Anh dạy Pêtơruýt Ký ?
- Phải.
- Được rồi. Nó quay qua thằng lính - Đừng tầm bậy nghe mày, lãnh thưởng dữ đa.
Lập tức, chúng đưa anh Vịnh về an ninh quân đội, rồi qua tổng nha cảnh sát. Với hai bức thư mà chúng nắm được trong tay, không cần khai thác gì thêm nữa, chúng ghép anh vào chức vụ "Ủy viên Hội liên hiệp sinh viên" và gọi anh ra toà.
- Và thế là - anh Vịnh sôi nổi nói với tôi - chúng tôi lại có dịp diện đối diện với kẻ thù, chúng tôi quan niệm phiên toà là một bãi chiến trường, dù phải chết cũng phải chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Còn gì sung sướng bằng được cầm lấy vũ khí để đánh vào giữa tim kẻ thù, vũ khí ấy đối với chúng tôi lúc này là tiếng nói…
(Còn nữa)
Lê Quang Vịnh sinh năm 1936 tại làng Xuân Hoà, xã Hương Long, TP Huế. Năm ông Vịnh lên 14 tuổi thì bố ông là Lê Quang Dực bị lính Pháp bắn chết. Nợ nước, thù nhà khiến ông quyết định chọn cho mình con đường cách mạng.
Sau này ông trở thành một thanh niên trí thức hoạt động sôi nổi trong phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định trước ngày miền Nam giải phóng. Tên của ông đã đi vào lịch sử đấu tranh của thanh niên, sinh viên học sinh Việt Nam những năm 60 sôi sục của thế kỷ XX.
Câu chuyện xúc động này đã được tác giả viết thành ký sự "ÁNH MẮT LÊ QUANG VỊNH", in 5 số liền trên Báo QĐND ngay thời điểm đó. Trong loạt "Nhật ký phóng viên chiến trường Xuân 1975", tác giả dẫn lại bài ký ấy, chủ yếu chỉ để lại lời kể của anh Lê Quang Vịnh được ghi lại trong nhật ký của ông - NV
Khi vợ đưa đơn ly hôn, bảo tôi ký vào để giải thoát cho nhau; tôi đã rất sốc.
Vòng 19 V.League 2024/2025, SHB Đà Nẵng đã có được 1 điểm quý giá trước đương kim vô địch Thép Xanh Nam Định, qua đó tiếp nối hi vọng ở cuộc đua trụ hạng.
Trong trận chiến này, quân Thục Hán dưới sự chỉ huy của Phí Y đã đuổi giết quân Ngụy đến tận Quan Trung, khiến nước Ngụy gần 20 năm không dám xâm lược nước Thục. Nhưng vì điều này, Phí Y cũng đã trở thành cái gai trong mắt Tào Ngụy.
Tối 20/4, một chiếc xe container bất ngờ bốc cháy dữ dội giữa đêm trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội. Lửa kèm tiếng nổ lớn khiến người đi đường hoảng sợ.
Ai sinh tháng Âm lịch này dù sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng càng trưởng thành càng giàu có, gia đình hạnh phúc, tuổi già mãn nguyện.
Vòng 19 LPBank V.League 2024/25 đã diễn ra với sự chú ý được dồn vào cặp đấu giữa SHB Đà Nẵng và Thép xanh Nam Định.
Các chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc mới đây đánh dấu một cột mốc quan trọng khi cất cánh từ căn cứ không quân Ai Cập vào giữa tháng 4/2025 trong cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Không quân 2 nước mang tên “Đại bàng của nền văn minh 2025”.
Địa đạo Củ Chi được tái hiện hoành tráng trên sân khấu Chương trình "Đất nước trọn niềm vui" diễn ra tối 20/4 tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Trong một động thái táo bạo làm rúng động chính trường châu Âu, ông Andriy Melnyk – đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc, đồng thời là cựu Đại sứ Ukraine tại Đức – đã kêu gọi ông Friedrich Merz, Thủ tướng tương lai của Đức cung cấp cho Kiev 115 máy bay, 100 xe tăng Leopard và 98 tỷ USD viện trợ.
Sáng 20/4 tại Hà Nội, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã có buổi trò chuyện với chủ đề “Lắng nghe Bụt bước giữa đời: Thơ Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Theo thông tin tình báo từ nhóm du kích Ukraine Atesh ngày 20/4, các gia đình của nhiều sĩ quan cấp cao thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đang lũ lượt rời khỏi bán đảo Crimea trong những tuần gần đây, trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về các cuộc tấn công từ Ukraine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần phải làm việc trên tinh thần thần tốc, táo bạo để chậm nhất đến ngày 19/12 là phải khánh thành còn sớm hơn thì tốt; đồng thời, chỉ đạo phải làm trạm dừng nghỉ khi đi kiểm tra tình hình triển khai Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Công an tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và lập biên bản xử lý với 2 trường hợp đăng tải bình luận tiêu cực trên mạng xã hộitin mới; thông tin mới vụ cán bộ công an hy sinh khi bắt tội phạm ma túy ở Quảng Ninh.
Hà Nội FC và ĐT Việt Nam đón tin vui từ 'gà son'; tiền vệ người Lào hâm mộ Man City; HLV Ancelotti có nguy cơ bị sa thải nếu Real thua Bilbao; Payet bị cáo buộc bạo hành bạn gái cũ; cựu sao Liverpool suýt qua đời vì bệnh tật.
Thiếu tướng Yuriy Shchyhol thuộc Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) vừa tiết lộ nhiều bí mật về các cuộc tấn công thành công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Phát biểu trong Chương trình Về nguồn tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên, nhà báo Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng nhà báo đương đại phải đối mặt với bão thông tin hỗn loạn từ mạng xã hội.
Trong tháng 5, 3 con giáp này thuận buồm xuôi gió, làm gì cũng thành công, không chỉ là người chiến thắng mà còn là bậc thầy về hạnh phúc.
Hành khách đi máy bay có thể sử dụng căn cước công dân gắn chip hoặc định danh điện tử VNeID để làm thủ tục tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất giúp tiết kiệm thời gian, từ đó giải tỏa áp lực ùn tắc.
Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không chỉ phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu mà còn phải chịu đựng những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. Những hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn tác động sâu sắc đến công tác giảm nghèo đa chiều, một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta.
Mạng xã hội lan truyền nhiều clip, thông tin về vụ việc nữ hành khách tố bị đối tác tài xế hãng TADA sờ đùi, quấy rối tình dục khi đi xe.
Trước vụ việc triệt phá đường dây thuốc giả “khủng” hàng trăm tỷ ở Thanh Hoá gây xôn xao dư luận, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân tra cứu thuốc tại trang chính thức để phân biệt thật - giả trước khi mua.
Thông qua việc giao đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới, mang nguồn lực từ bên ngoài vào, nhiều xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Xây dựng nông thôn mới Bình Phước còn là việc phát huy bản sắc văn hóa tộc người. Ngoài tiếng cồng, chiêng thì những âm thanh trầm bổng, du dương của nhạc cụ đàn tre, kèn lá đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của cộng đồng người dân tộc thiểu số S’tiêng, trên đất Bình Phước, bao đời nay. Nhưng nay, đàn tre, kèn lá trước nguy cơ bị mai một.
Chính quyền Nga và Ukraine lên tiếng cáo buộc nhau vẫn tiếp tục tiến hành hàng trăm cuộc tấn công bất chấp Tổng thống Putin tuyên bố ngừng bắn vào dịp lễ Phục sinh.
Bình tuyển những con hươu đực giống đảm bảo chất lượng do Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai có ý nghĩa quan trọng góp phần cấp con giống chất lượng, uy tín. Từ đó sàng lọc những con hươu đã thoái hóa, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để làm giống, tạo ra được thế hệ hươu con đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhung.
Trong suốt 13 năm gắn bó với công tác hội và phong trào nông dân, anh Dương Hữu Bão, Chủ tịch Hội Nông dân xã miền núi Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực tuyên truyền, tìm nhiều mô hình hiệu quả nhằm giúp đồng bào dân tộc Tày ở địa phương giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Bức tượng bằng đồng khắc hoạ hình ảnh người đàn ông gánh phở rong đã thu hút đông đảo du khách tham quan đến chụp ảnh, checkin tại Festival phở 2025, diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Nhóm ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, Ngân hàng Hợp tác xã và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2025.
Long mạch là khái niệm trong phong thủy học của Trung Quốc. Người xưa tin rằng các mạch núi ẩn chứa khí thiêng và sẽ tụ ở một điểm nào đó gọi là long huyệt. Nếu chôn cất tổ tiên vào long huyệt theo đúng phép tắc thì con cháu sẽ được phù hộ thịnh vượng và cao nhất là phát đế phát vương.