Cổ phiếu đầu tư công của Vinaconex 'dậy sóng', Chủ tịch vẫn 'trắng' cổ phần
Tiền bất ngờ đổ mạnh vào cổ phiếu VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đẩy cổ phiếu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/7.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tiến sĩ Lê Hữu Kiều sinh năm 1691, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng. Thân phụ của ông là Tiến sĩ Lê Hữu Danh, đỗ Hoàng giáp khoa thi năm Canh Tuất đời vua Cảnh Trị (1670).
Ở Liêu Xá, giai thoại khoa bảng của dòng họ Nguyễn Danh được lưu truyền khá ly kỳ liên quan tới ngôi mộ của bà thủy tổ đời thứ 6. Chuyện kể rằng, con cháu dòng họ Lê Hữu dù có tài văn chương nhưng cứ hễ đi thi thì lại trượt.
Đến thời cụ Lê Hữu Dụng dạy học nơi xa có quen biết một người giỏi phong thuỷ ở Hải Dương tên là Đồ Cẩm và được người này giúp chọn đất đặt huyệt lại cho người mẹ đã quá cố của cụ Dụng.
Tuy nhiên, khi ngôi huyệt mới đào thì ngập đầy nước nên con cháu đành để tạm nồi hài cốt vào ria lũy tre làng, đợi tạnh mưa sẽ đem chôn. Khi tạnh mưa, thì chuyện lạ đã xảy ra khi nồi hài cốt đã bị mối đùn thành một gò lớn. Đồ Cảm tính toán cho rằng, ngôi mộ thiên táng là kiểu đất "ngôn kỳ đại thế" khiến đinh tài lưỡng vượng, con cháu phát phúc khoa bảng.
Quả nhiên, con trai cụ Dụng là Lê Hữu Danh sau đó đỗ Hoàng giáp khoa thi năm Canh Tuất đời vua Cảnh Trị (1670). Ông làm quan đến chức Sơn Tây Hiến sát xứ sau lại được phong chức Tham chính, được phong tặng là Kim tử vinh lộc đại phu, tước Văn Uyên bá. Ông có 10 người con đều hay chữ, giỏi thơ văn, có 3 người đỗ Tiến sĩ.
Trong đó, Lê Hữu Kiều là con út, khi mới được 3 tháng tuổi đã mồ côi cha, lên 4 tuổi thì mồ côi mẹ, nên được bà ngoại là Hiến phó Phạm phu nhân và cậu ruột là Vệ úy Lạc Sơn công đem về nuôi dạy. Thuở nhỏ, người ông gầy yếu nhưng lại rất thông minh, trí nhớ rất tốt. Lên 8 tuổi ông đã biết đọc sách, lên 10 tuổi thì được anh ruột là Lê Hữu Hỷ - khi đó vừa đỗ Tiến sĩ dạy dỗ.
Thế nhưng tính tình của Lê Hữu Kiều mải chơi, không chịu để chí vào việc học hành nên nhiều lần bị đòn roi. Sau đó, ông hối hận, chuyên tâm ôn luyện kinh sách, hi vọng một mai sẽ bảng vàng đề tên. Năm 18 tuổi, ông cùng với anh trai là Lê Hữu Mưu đỗ Hương giải, năm 25 tuổi đỗ khoa Hoành từ, được bổ chức quan văn trong kinh. Năm 28 tuổi, ông đỗ đầu trong hàng Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1718).
Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi này có đoạn: "Bấy giờ sĩ tử dự thi hơn 3.000 người, lựa chọn hạng xuất sắc được 17 người. Ngày tháng 6 vào Điện thí, ban cho Vũ Công Tể đỗ Tiến sĩ cập đệ; Nguyễn Tuyền, Ninh Địch đỗ Tiến sĩ xuất thân, bọn Lê Hữu Kiều 14 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân.
Gọi loa xướng tên người thi đỗ. Quan bộ Lễ rước bảng vàng ra treo ngoài cửa nhà Thái học. Sau đó ban áo mũ cân đai, cho dự yến Quỳnh hoa bạc, cho dựng nhà ở để được vẻ vang về làng. Lại theo lệ được ban chức tước, mưa móc như từ trời cao ban xuống, ơn nhuần rất mực long trọng".
Ông có tài văn kiêm võ được cử làm Giám sát Thanh Hoá, quyền Hiến sát Kinh Bắc, tham dự việc các trấn Thái Nguyên, Cao Bằng và Phó Đô ngự sử. Năm 47 tuổi (1737), ông được thăng Thừa chỉ, lại thăng Hữu Thị lang bộ Công, sau đi sứ Trung Quốc, khi về được thăng Tả Thị lang bộ Công, tước Liêu đình bá.
Năm 1740, ông vào phủ làm Bồi tụng, thăng chức Đô đài, phong tước hầu, lại làm Lưu thủ ở Thanh Hoá. Năm 1742, ông làm Thượng thư bộ Công, năm đó ông lại ra làm Lưu thủ Thanh Hóa, rồi cùng Hà Tông Huân đi thị sát các quan lại và dân tình, xem xét việc phòng thủ của các đạo trước những cuộc nổi dậy của nông dân Đàng Ngoài.
Năm 1743, Lê Hữu Kiều lại trở về kinh làm Tham tụng. Ông kiến nghị với chúa Trịnh Doanh rằng kỷ luật quân lính sơ sài, xin cấp thêm quân và quan cho mặt trận, đồng thời đặt chức võ quan tuần phủ. Trịnh Doanh làm theo đề nghị của ông.
Năm Giáp Tý (1744), ông vâng mệnh đi làm Đốc trấn Thái Nguyên. Năm Bính Dần (1746), làm Tham thị ở Nghệ An. Năm Mậu Thìn (1748), ông làm Thượng thư bộ Lễ. Năm Kỷ Tỵ (1749), ông làm Tham tụng, quyền hành như Tể tướng trong triều. Năm Nhâm Thân (1752), thăng Thượng thư bộ Binh, năm sau lại vào giảng bài trong điện Kinh diên. Năm Ất Hợi (1755), 65 tuổi ông về hưu được thăng Thượng thư bộ Lễ.
Liên quan đến nghiệp công danh của Tiến sĩ Lê Hữu Kiều, danh sĩ Phạm Đình Hổ chép trong sách "Tang thương ngẫu lục" kể câu chuyện lúc còn nhỏ, Lê Hữu Kiều là người phóng đãng, không chịu sự ràng buộc của khuôn phép.
Ông là học trò của Thám hoa Vũ Thạnh (người phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, nay Hà Nội, đỗ Thám hoa năm 1685, dưới triều vua Lê Hy Tông), được thầy Vũ Thạnh rất yêu quý. Lê Hữu Kiều từng giao du với Phạm Viên Chân Nhân (nhân vật bí ẩn). Tương truyền, Chân Nhân cũng là một người rất hay chữ, được chính Thám hoa Vũ Thạnh thử tài và công nhận rằng là "người làm văn này phải là bậc thần tiên".
Vì ngưỡng mộ tài danh của Phạm Viên Chân Nhân nên Thám hoa Vũ Thạnh nhiều lần sai người đón, mời tới đàm đạo, dạy học nhưng ông không chịu đến. Lê Hữu Kiều cũng vì ngưỡng mộ tài danh đó nên bỏ học để đi theo ông mấy tháng trời. Thế nhưng, do biết chí hướng của Lê Hữu Kiều là làm quan, trong khi mình lại muốn lánh xa thế tục nên Phạm Viên Chân Nhân đã khuyên ông trở về.
Sau Lê Hữu Kiều nghe theo những lời khuyên này, về nhà tu chí học hành, làm nên công danh, sự nghiệp lẫy lừng và trở thành một tấm gương sáng ngời cho những người theo nghiệp bút nghiên.
"Nếu chẳng có lời khuyên của Phạm Viên Chân Nhân thì ắt là Lê Hữu Kiều chẳng thể nào qua cầu khoa cử để được hưởng vinh hiển suốt một đời. Mới hay, Phạm Viên Chân Nhân quả đúng là "chân nhân" – Phạm Đình Hổ đánh giá trong sách "Tang thương ngẫu lục".
Tài năng và đức độ của Lê Hữu Kiều khiến cho một người kiêu ngạo như Lê Quý Đôn cũng phải đến xin làm học trò. Trong quá trình học tập, Tiến sĩ Lê Hữu Kiều cảm mến tài năng của học trò Lê Quý Đôn mà gả người con gái tên là Lê Thị Trang cho làm vợ, trở thành rể dòng họ Lê Hữu.
Theo gia phả dòng họ Lê Hữu, năm Tiến sĩ Lê Hữu Kiều 47 tuổi, khi đó đang giữ chức Thừa chỉ Công bộ Hữu Thị lang thì được sung làm Phó sứ sang Trung Quốc vào năm Vĩnh Hựu thứ ba triều Lê (1738).
Sau hai năm công cán ở xứ người, đoàn sứ bộ đã hoàn thành sứ mệnh và theo lệnh trở về Thăng Long. Trên đường trở về, đoàn sứ bộ dừng nghỉ chân tại Quý Châu, Trung Quốc. Quan lại địa phương ở đây thấy đoàn ngoại giao của An Nam trên đường về nước thì tiếp đón rất chu đáo. Ngoài thiết yến tiệc còn mời đoàn đi tham quan những thắng cảnh trong vùng.
Chiều hôm ấy, Phó sứ Lê Hữu Kiều khi đi du ngoạn quanh vùng thì gặp một ngôi chùa cổ có phong cảnh u tịch nên tò mò muốn ghé vào thăm. Khi vào đến nơi, ông thấy không gian thoáng đãng, cây cỏ bát ngát, cửa thiền lộng lẫy nguy nga.
Vị sư trụ trì cùng đoàn chư tăng đón tiếp thành kính. Khi đi tham quan xung quanh ngôi chùa, nhìn thấy mọi nơi đều sạch sẽ phong quang và ngăn nắp, cây cảnh, giò lan, khóm trúc đều như mới được chăm sóc cắt tỉa, khiến ông thích thú và ngỏ lời khen ngợi.
Sư trụ trì chùa nghe xong thì chắp tay thưa rằng: "Tối qua bần tăng vừa nằm chợp mắt thì thấy Đức Phật báo cho biết rằng, ngày mai sẽ có hòa thượng sư tổ về thăm chùa nên nhà chùa cần phải quét dọn sạch sẽ.
Tỉnh dậy, bần tăng đã cho chúng đệ tử trong chùa quét dọn, chuẩn bị mọi thứ để nghênh tiếp vị hòa thượng sư tổ đó. Thế nhưng, chúng tôi chờ từ sáng mà không thấy ai tới, mãi bây giờ đã xế chiều mới thấy võng lọng của quý quan hạ cố. Thật là vinh dự cho chúng tôi và chắc là ứng vào lời Phật đã báo cho biết trước vậy".
Lê Hữu Kiều nghe vậy thì lấy làm ngạc nhiên, không hiểu sự việc thế nào. Đương lúc trẻ vốn là người ham chơi, tính tình lại hiếu thắng và rất ghét đạo Phật. Bởi thế, nghe sư trụ trì nói vậy thì tính tò mò lại càng nổi lên. Sau khi dâng hương lễ Phật xong, ông xuống thăm nhà tổ và đi vãn cảnh xung quanh chùa.
Khi đến một ngọn tháp cao to, đọc bia ghi trong tháp thì giật mình thấy tên hiệu của vị sư tổ chùa này là Tốn Trai, trùng với tên hiệu của mình. Đọc kỹ nữa thì thấy tên húy cũng giống y hệt mình là Lê Hữu Kiều.
Liên hệ với câu chuyện mà sư trụ trì vừa kể với sự việc trùng hợp tên hiệu một cách lạ lùng này, Lê Hữu Kiều nghĩ mãi mà không thể luận ra được những lẽ huyền bí bên trong đó như thế nào. Liệu mình có đúng là "đầu thai", chuyển thế của vị sư thờ ở trong tháp kia không?
Không biết có phải vì lý do này hay không mà khi về nước, từ một người bài xích đạo Phật, Tiến sĩ Lê Hữu Kiều quay sang nghiên cứu giáo lý đạo Phật và lập một cơ sở chuyên giảng đạo Phật, người đến nghe rất đông mà chủ yếu là những nhân vật tiếng tăm. Các chúa Trịnh Minh Vương (Trịnh Doanh), Trịnh Tĩnh Vương (Trịnh Sâm) ban chức hòa thượng cho nhiều vị sư, trong số đó nhiều người là học trò của ông.
Theo lời kể, khi Tiến sĩ Lê Hữu Kiều còn sống đã cho tạc tượng mình với y phục như một nhà tu hành, trên đầu đội khăn nhiễu màu tím quấn hình chữ nhân, mình mặc chiếc áo dài màu nâu, xổ vắt chéo kiểu áo nhà chùa. Sau khi ông qua đời, bức tượng ấy được đặt trong khán thờ, trước khán thờ có khắc hai chữ Tốn Trai thếp vàng.
Lê Hữu Kiều là một người văn võ song toàn, từng làm thượng thư nhiều bộ, ba lần được bổ làm Tể tướng. Hơn 40 năm làm quan, dưới 5 đời vua và 4 đời chúa, công lao đức vọng nổi tiếng một thời.
Ông còn góp phần không nhỏ trong giáo dục và tuyển chọn nhân tài khi nhiều lần được cử làm Tri Cống cử, trực tiếp tổ chức các kỳ thi Hội tìm kiếm nhân tài cho quốc gia. Với sự cẩn trọng và uy tín, ông đảm bảo mỗi kỳ thi diễn ra công bằng, góp phần xây dựng đội ngũ nhân sự tài đức cho triều đình.
Khi ông về được vua Lê Hiển Tông ban cho câu đối vào lá cờ thêu: "Tại triều, tại quân, văn kiêm vũ/ Vu quốc, vu gia, hiếu tố trung" (Khi ở triều, khi ở quân văn mà kiêm võ/ Với nước, với nhà lấy hiếu làm trung), và "Ốc ưu quốc sủng cung tam mệnh/ Thanh bạch gia phong mỹ tứ tri" (Ơn nước dồi dào được làm Tể tướng 3 lần/ Nếp nhà thanh bạch như Dương Chấn).
Theo gia phả dòng họ và các tư liệu đăng khoa, dòng họ Nguyễn Hữu có cả thảy 6 người đỗ đại khoa, gồm: Lê Hữu Danh đỗ Hoàng giáp năm 1670, Lê Hữu Hỷ đỗ năm 1700, Lê Hữu Mưu đỗ năm 1710, Lê Hữu Kiều đỗ năm 1718, con cụ Lê Hữu Kiều là Lê Hữu Dung đỗ năm 1775, cháu họ là Lê Trọng Tín con anh trai Lê Hữu Mưu đỗ năm 1748.
Dòng họ Lê Hữu ở Liêu Xá được đánh giá vào hàng danh gia vọng tộc, với 6 người đỗ Tiến sĩ thời Hậu Lê và một đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (gọi Tiến sĩ Lê Hữu Kiều là chú). Cả 7 người con nổi tiếng của dòng họ Lê Hữu đều là đại thần của nhà Lê. Và đây cũng là dòng họ duy nhất ở Việt Nam thời phong kiến mà trong một gia đình có 4 cha con đều đỗ Tiến sĩ. Đặc biệt, cụ Lê Hữu Kiều sau khi đỗ đạt rồi ra làm quan và có tới 3 lần làm Tể tướng - người đứng đầu các quan trong triều đình nhà Lê trung hưng.
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Tiền bất ngờ đổ mạnh vào cổ phiếu VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đẩy cổ phiếu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/7.
Không quân Thái Lan triển khai 4 máy bay F-16 để vô hiệu hóa các mối đe dọa tên lửa từ Campuchia gần Prasat Ta Muen Thom và Prasat Ta Kwai ở Surin, tờ The Nation của Thái Lan đưa tin.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 27/7, đoàn đại biểu của tỉnh Lào Cai do Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phường Lào Cai và các anh hùng liệt sỹ tại phường Cam Đường.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, sau 4 tuần triển khai, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã bước đầu phát huy hiệu quả. Tính đến ngày 24/7, toàn tỉnh đã tiếp nhận 68.594 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó 54.993 hồ sơ nộp trực tuyến; chính quyền cấp xã tiếp nhận tới 63.096 hồ sơ.
Trong số 11 cầu thủ U23 Việt Nam ra sân ở trận bán kết giải vô địch U23 Đông Nam Á với đội U23 Philippines, chỉ có 2 người chưa được hít thở bầu không khí tại V.League. Một là Võ Anh Quân, người còn lại là Nguyễn Xuân Bắc.
Sau giai đoạn đăng ký nguyện vọng đại học 2025, các thí sinh sẽ tiến hành bước tiếp theo là thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên Hệ thống của Bộ GDĐT. Cách thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên hệ thống của Bộ GDĐT chuẩn nhất được chúng tôi gửi tới thí sinh.
Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế TP.HCM 6 tháng cuối năm 2025. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, kiên định mục tiêu tăng trường tổng sản phẩm (GRPD) năm 2025.
Trong tác phẩm "Thiên long bát bộ" của cố nhà văn Kim Dung, Tiêu Phong và Hư Trúc là anh em kết nghĩa cùng với Đoàn Dự và họ đều sở hữu những môn võ công tinh diệu. Nếu đặt giả thuyết Tiêu Phong và Hư Trúc đọ sức với nhau, sẽ không dễ tìm ra người chiên thắng.
Cái chết bất ngờ của người chồng mắc bệnh tiểu đường đã khiến một phụ nữ trẻ ở Trung Quốc thề nguyện không đi bước nữa, làm dấy lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội về lòng thủy chung.
HAGL đã âm thầm đón 5 tân binh, gồm những ai? Felix "hủy kèo" với Benfica, đồng ý đến Al Nassr; Trận trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Indonesia sẽ có VAR; Vì Messi, Inter Miami phát kỷ lục chuyển nhượng; Grealish vui chơi thả ga trước khi rời Man City.
Một viên cảnh sát ở Argentina đã được Google bồi thường gần 13.000 USD sau khi hình ảnh khỏa thân của anh bị chụp lại và lan truyền trên dịch vụ Street View.
Chiều 27/7, diễn viên Lan Phương lần đầu chia sẻ cảm xúc sau thời gian thông báo đang làm thủ tục ly hôn với chồng Tây.
Những lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin về tàu ngầm Yasen-M đã trở thành một thông điệp đáng ngại đối với Mỹ, theo tờ National Interest đưa tin.
Lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý hàng chục xe khách trên đường Giải Phóng, đoạn cách bến xe Giáp Bát chưa đầy 1 km. Nhiều lỗi vi phạm được xử lý mạnh tay, răn đe theo đúng quy định của pháp luật.
Amane Shindō, nữ diễn viên lồng tiếng 21 tuổi, phủ nhận cáo buộc ngoại tình với nhiều đàn ông có vợ.
Bé trai bán không hết vé số bị cô ruột bạo hành. Trong quá trình bị bạo hành, bé trai liên tục kêu khóc, van xin người cô ruột. Vụ việc xảy ra ở xã Mỹ Tú, TP Cần Thơ.
Qua kết quả xét nghiệm từ Trung tâm Chẩn đoán và xét nghiệm Thú y Trung ương II, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân khiến 31 con lợn chết bất thường tại Lâm Đồng.
Cầu mây nữ Việt Nam có màn ngược dòng ngoạn mục trước chủ nhà Thái Lan với chiến thắng 2-1 để lên ngôi vô địch thế giới.
Chăm sóc con bị viêm phổi tại bệnh viện, chị M. ở Phú Xuyên (Hà Nội) không khỏi tự trách mình khi chủ quan.
Cùng với nhiều nhiệm vụ trọng tâm, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhất là quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp là nhiệm vụ quan trọng được Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đề ra trong năm 2025.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có thể đạt được nhiều thành tựu hơn trong các cuộc đàm phán về Ukraine nếu không có sự can thiệp của người tiền nhiệm Joe Biden và các nước EU, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.
Không khí tại bản Sàn Phàng Cao (Khun Há, Lai Châu) bỗng ấm áp lạ thường khi lễ khởi công xây dựng 2 "Ngôi nhà nhân ái" được tổ chức. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự chung tay, sẻ chia của tuổi trẻ cả nước với những mảnh đời còn nhiều khó khăn.
Ngày 27/7, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng đoàn công tác đã trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra dự án Rừng dầu Hồng Liêm nằm trên địa bàn xã Hồng Sơn, xã Hòa Thắng tỉnh Lâm Đồng và kiểm tra quỹ đất dự án 2 bên đường ĐT.706B phường Mũi Né.
Dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik, bóng đá Việt Nam đang trải qua chuỗi 11 trận bất bại liên tiếp ở sân chơi Đông Nam Á, từ cấp độ đội tuyển quốc gia đến U23.
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam hai thanh niên để điều tra về hành vi giết người tại một quán lẩu nướng đêm, vì cho rằng bị “nhìn đểu”.
Sở Công Thương Đà Nẵng lên tiếng việc một nhân viên cây xăng thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Đà Nẵng không nhận tiền chuyển khoản.
Hòa ước Nhâm Tuất (1862) – bản hàng ước đầu tiên giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp – không chỉ đánh dấu bước lùi nghiêm trọng về chủ quyền mà còn phơi bày sự yếu hèn của một triều đại đang hoang mang trước thế trận. 12 điều khoản được ký trong thế yếu đã khiến đại Việt mất đất, mất quyền, và dọn đường cho thực dân xâm lược.
Sau khi Trường Đại học Điện lực tăng học phí năm học 2025-2026 gây lo lắng cho sinh viên, PGS.TS. Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường đã lý giải về vấn đề này.
Được chọn làm đại hội điểm khối Đảng bộ cấp xã của TP Hải Phòng, Đảng bộ, chính quyền xã Gia Lộc đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hội lớn.
Ngày 27/7, quân đội Thái Lan cảnh báo rằng lực lượng Campuchia có thể đang chuẩn bị phóng một loạt tên lửa tầm xa PHL-03, có khả năng ảnh hưởng đến một số tỉnh trên khắp Thái Lan.