Hình ảnh quân đội Lào, Campuchia hợp luyện trên đường Lê Duẩn, TP Hồ Chí Minh
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Lấy con người là trung tâm, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi; tôn trọng quy luật tự nhiên; phù hợp với điều kiện thực tế của Vùng (ĐBSCL-PV); chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái tự nhiên".
Hệ quả của tư duy "ăn xổi"
Đặc thù của ĐBSCL là mưa, lũ vào mùa mưa; hạn, mặn, phèn, chua, thiếu nước ngọt vào mùa khô. Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, nhiều năm qua, các tỉnh ở ĐBSCL đã vượt qua những thách thức, khó khăn điển hình trên; thắng được thiên nhiên khi xóa được hiện tượng phèn, chua vùng tứ giác Long Xuyên và vùng rốn trũng Đồng Tháp Mười.
Tuy nhiên, cái giá mà ĐBSCL phải trả cho cái "thắng" ấy, là diện tích rừng tràm giảm sút nhanh chóng ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ. Để bội thu những mùa vàng, tại các vùng trũng người ta "chắt" cạn nước để tăng vụ. Nhưng điều này cũng làm giảm diện tích trữ nước ngọt. Và, xâm nhập mặn gia tăng mạnh vào mùa khô.
Hay như phong trào nuôi trồng thủy sản "trăm hoa đua nở", ĐBSCL chiếm đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của quốc gia. Quy hoạch nuôi tôm cho 5 năm, các tỉnh ven biển nhanh nhảu làm trong… 1-2 năm. Cái giá phải trả là rừng ngập mặn bị tàn phá, nhường đất cho hàng vạn vuông tôm, dẫn đến đất ven biển sạt lở ngày càng nhiều…
Hàng năm, vào mùa khô hạn, mặn xâm nhập, hàng trăm ngàn héc-ta đất lúa ở ĐBSCL lại khô cằn, nứt nẻ. Ảnh: T.L
"ĐBSCL được thành tích sản xuất lúa gạo vượt bậc, nhưng rừng bị giảm sút trầm trọng; những vùng thấp nhất cũng bị vắt ra cho bằng được để trồng lúa. Bây giờ, nước mặn từ biển xâm nhập, xì phèn lên, các địa phương lại quay trở lại làm các hồ trữ chứa nước ngọt. Vì vậy, chỉ vấn đề "nước ngọt", làm gì để trữ nước ngọt cho ĐBSCL, cần phải đặt ra và thực hiện một cách hệ thống, mang tính dài hạn" – ông Trân từng nói như vậy.
GS.TS Võ Tòng Xuân – chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp – cho rằng, cần đến lúc phải thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL. Lâu nay, nghĩ đến ĐBSCL là ai cũng nghĩ tới cây lúa, là an ninh lương thực quốc gia. Song, trước tình hình hạn, mặn, hiệu quả độc canh cây lúa không còn mang lại giá trị kinh tế tốt nhất.
Thiếu nước ngọt ở tỉnh Bến Tre trong mùa khô năm 2021. Ảnh: T.T.X
"Hiện nay, người ta lén nuôi tôm vì người ta biết nhà nước bắt trồng lúa thì đi vào nghèo nàn. Chính quyền địa phương vẫn để cho người dân nuôi tôm nhằm có chút thu nhập, nộp thuế cho ngân sách nhà nước của chính quyền xã, huyện.
"Nuôi tôm không thành công vì làm tự phát. Nước ông này thải ra, ông kia nuốt vô; cuối cùng, tôm bị bệnh, chết ráo trọi. Nuôi tôm tự phát như hiện nay, giàu 2,3 năm đầu; sau đó, sạt nghiệp. Bây giờ, muốn giàu, phải làm kênh, mương đàng hoàng, tạo ra vùng chuyên canh bài bản" – GS.TS Võ Tòng Xuân nói.
Ở ĐBSCL, từ năm 2010-2015, diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 750.000ha. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản lại thiếu kênh, mương, không đạt chuẩn, chủ yếu là quảng canh, không có đường cấp và thoát nước riêng. Mặt khác, việc kiểm soát độ mặn, ngọt không rõ ràng, chồng chéo giữa vùng nuôi trồng thủy sản với vùng trồng trọt.
Hậu quả từ những chính sách đầu tư, với lối tư duy cũ, không thích hợp với thực tế đã dẫn tới những hệ quả không lường trước. Trong đợt hạn mặn năm 2016, riêng tỉnh Cà Mau có tới 158.000ha thủy sản nuôi bị thiệt hại từ 30-100%, tương đương với thiệt hại của khoảng 51.000ha lúa và 15.000ha rau, màu và cây ăn trái.
Chế biến trái cây đóng hộp xuất khẩu tại KCN Giang Long, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Cao Hùng
Có ý kiến cho rằng, chính những chính sách không phù hợp với thực tế, không theo kịp hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra, khiến người dân ĐBSCL "loạng choạng", mất phương hướng trong đường hướng làm ăn, phát triển kinh tế… Đơn cử, phát triển nuôi trồng thủy sản, nhưng giải pháp cấp nước ngọt lại không có. Vì vậy, để đáp ứng nuôi trồng thủy sản trước mắt, người dân tự ý khai thác nước ngầm vô tội vạ.
Một báo cáo về tình trạng khai thác nước ngầm ở tỉnh Cà Mau cho thấy: Tỉnh này có hơn 100.000 giếng nước ngầm, khai thác mỗi ngày hơn 370.000m3 nước ngọt. Lượng nước ngầm được bổ sung tự nhiên khoảng 100.000m3/ngày. Như vậy, lượng nước ngầm thiếu hụt trên 270.000m3/ngày. Đó là nguyên nhân chính gây ra lún sụt đất nghiêm trọng ở Cà Mau khoảng 3-7cm/năm.
Hệ thống giao thông ĐBSCL cần được đầu tư mạnh mẽ để góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho cả Vùng. Ảnh: Cao Hùng
Người ta đã cảnh báo, nếu khai thác nước ngầm như trên không thay đổi, thì sau 50 năm nữa, mặt đất của vùng Cà Mau sẽ hạ thấp từ 120 – 210cm. Nước ngầm bị khai thác tràn lan, sử dụng không kiểm soát đang đe dọa "nhấn chìm" cả vùng đất "chín rồng" (ĐBSCL).
Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL – cho rằng: "Không nên nghĩ làm kè hết bờ biển, bờ sông, lấp hố sâu tự nhiên của sông thì sẽ hết sạt lở, mà chỉ nên bảo vệ những nơi nào quan trọng, khẩn cấp. Tốn nhiều tiền mà trái quy luật thì không hiệu quả, gây hối tiếc".
Giữ được đất, giữ được nước, giữ được người… mới "thành nơi đáng sống"
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tại cũng như tương lai, ĐBSCL phải đối mặt với thực tế biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Không thể chống lại thiên nhiên, mà chấp nhận sống chung, hay nói cách khác là "thuận thiên" (thuận theo thiên nhiên) để biến "nguy cơ" thành "cơ hội sống".
Để ứng phó với biến đổi khí hậu trên cả nước, cũng như của riêng ĐBSCL, chính sách quốc gia hay chính sách vùng, là không thể nóng vội đưa ra những các chính sách "ăn xổi ở thì", lợi trước mắt, mà hại về lâu dài; không thể vì những kết quả đạt được trong ngắn hạn mà bỏ qua hậu quả trong tương lai.
GS.TS Tăng Đức Thắng – Phó Giám đốc Viện khoa học thủy lợi Việt Nam – nói: "Hiện nay, chúng ta thiên về giải pháp công trình để hạn chế, hơn là chấp nhận nó. Cái này cần phải điều chỉnh. Mặn cũng là một lợi thế, chứ đâu phải chỉ có tác hại. Nếu chỉ trồng lúa thì tác hại thật, nhưng ta tiếp cận theo cách khác thì chẳng phải hại. Cần phải kiểm soát được nó, mà kiểm soát mức độ, chứ không phải bằng mọi giá. Xu hướng bây giờ là phải thích ứng và giảm thiểu. Thiên nhiên không thể chống được".
Sản xuất bánh tráng xuất khẩu tại Công ty TNHH Thuận Phong (Tiền Giang). Ảnh: Cao Hùng
Chuyên gia Lê Anh Tuấn nói: "Nếu đánh giá đúng tiềm năng, không có vùng châu thổ nào trên thế giới có khả năng tạo nên một năng suất sinh học cao trong sản xuất lúa gạo như ở vùng ĐBSCL: chỉ cần khoảng 100-110 ngày trong năm, ĐBSCL có thể cung cấp cho quốc gia trên 7-8 triệu tấn lúa. Chúng ta chắc chắn không thiếu lúa gạo, Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu lúa gạo, nhưng người sản xuất ra lúa gạo là nông dân vẫn nghèo ?
Thiếu nước ngọt, nhưng sản lượng lúa gạo, các loại nông sản thì luôn gia tăng, có lúc hư hỏng, phải đổ bỏ là nghịch lý đau lòng". Ông Tuấn đặt vấn đề, một đe dọa lớn nhất cho mong muốn phát triển bền vững vùng châu thổ ĐBSCL là vấn đề an ninh nguồn nước.
Ngày 22/4 vừa qua, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng ĐBSCL, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Lấy con người là trung tâm, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi; tôn trọng quy luật tự nhiên; phù hợp với điều kiện thực tế của Vùng (ĐBSCL-PV); chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái tự nhiên".
Thay đổi tư duy, chuyển hóa sản xuất nông nghiệp cũ sang nền kinh tế nông nghiệp hiện đại là hướng đi quan trọng để vùng đất "chín rồng" cất cánh. Ảnh: Đông Anh
Hơn lúc nào, việc chuyển tư duy nông nghiệp từ thuần túy sản xuất số lượng sang kinh tế nông nghiệp là hướng đi cần thiết hiện nay. TS.Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn (Bộ TN-PTNT) – phát biểu: "Thay vì lấy lúa làm gốc, chúng ta lấy thủy sản làm gốc, đặc biệt là con tôm. Thời gian qua, hơn 100.000ha ở ĐBSCL đã được bà con chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm, sản xuất 2 vụ tôm, 1 vụ lú; lúc đó tôm là chính, lúa là phụ… Người nông dân, bằng những trải nghiệm thực tiễn của mình đã từng bước hòa hợp thiên nhiên với con người".
Nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) vào tháng 11/2017, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu: "Phải giữ được đất, giữ được nước, giữ được người ĐBSCL mới gọi là thành công".
Với Nghị quyết 13 này sẽ thổi một làn gió mới, thêm sức sống mới, mãnh liệt hơn cho vùng đất và con người ĐBSCL.
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.
Nhóm đối tượng dùng chất cấm sản xuất hơn 3.500 tấn giá đỗ bán ra thị trường ở Nghệ An và vùng phụ cận. Sau vụ việc, người tiêu dùng e ngại, thậm chí quay lưng với giá đỗ.
Không quân Ukraine vừa tấn công một căn cứ phóng máy bay không người lái (UAV) của Nga tại Kursk, tiêu diệt 20 sĩ quan của đối phương, theo Pravda.
Nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM cấm lưu thông từ 18h để chuẩn bị hợp luyện diễu binh lần thứ hai. Hàng quán khu vực sát đường Lê Duẩn đóng cửa để phục vụ công tác hợp luyện diễu binh.
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa đảm bảo các nguyên tắc, nơi làm việc phải bố trí đầy đủ, khang trang phù hợp với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan đoàn thể.
3 con giáp này khéo léo hơn trong giao tiếp, có thể tránh được những tranh chấp, hiểu lầm không đáng có, thành công hơn trong tháng 5.
Hậu vệ Việt kiều Kevin Phạm Ba 1m81 báo tin dữ cho ĐT Việt Nam; PSG quyết qua mặt Real trong vụ Alexander-Arnold; Barca ra giá bán Raphinha; HLV Parker bật khóc khi giúp Burnley thăng hạng; Bùi Tiến Dũng đón con trai.
Chiều 22/4, hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về trung tâm TP HCM để xem hợp luyện diễu binh. Trước giờ hợp luyện, các chiến sĩ đã rạng rỡ chụp ảnh, hát vang ca khúc Bác cùng chúng cháu hành quân cùng đông đảo người dân.
Quá trình lấy ý kiến của dân, có nguyện vọng đặt tên phường mới có bản sắc, địa danh mang ký ức, gắn bó với quê hương, nên Ban Thường vụ Thị uỷ Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) họp khẩn, quyết định thay tên phường mới từ số sang chữ. Hoài Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan là những cái tên được đặt cho phường mới.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, chiều 22/4, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ, bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đối với đại tá Trần Văn Mười và đại tá Đinh Kim Lập.
Điện Kremlin yêu cầu chính quyền của Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Moscow trong bối cảnh cả Nga và Ukraine đều đứng trước áp lực phải đưa ra phản ứng trong tuần này với loạt đề xuất sâu rộng từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm chấm dứt chiến tranh.
"Đẩy mạnh công tác dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật,…cho hội viên nông dân đã góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn" - Đó là khẳng định của ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Sơn La.
Chiều 22/4, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Xuân Duy - Chủ tịch UBND phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết, đến thời điểm hiện tại đơn vị vẫn chưa truy ra được thủ phạm đổ hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vứt tràn lan ra đường Nguyễn Lân khiến nhiều người xôn xao.
Trước khi nổi tiếng và sở hữu nhiều tài sản đáng mơ ước, MC Quyền Linh từng trải qua tuổi thơ cơ cực, làm nhiều việc kiếm sống...
Thị trường lao động đang có những thay đổi liên tục, bởi vậy Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội với vai trò là cầu nối, đã chuẩn bị mọi điều kiện cần và đủ để hỗ trợ giúp doanh nghiệp và người lao động kết nối việc làm một cách tốt nhất.
Các động thái gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang làm dấy lên câu hỏi: Liệu ông có đang cố tình phóng đại một số sự kiện nhằm thúc đẩy phương Tây – đặc biệt là Mỹ – tiếp tục viện trợ quân sự và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến giữa Ukraine và Nga? - Cây bút Ted Snider chuyên về chính sách đối ngoại và lịch sử Mỹ bình luận.