Theo New York Times, các chính phủ châu Âu đang phải tăng cường các biện pháp chống lại Covid-19 khi đối mặt với tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt - hơn 2 triệu ca mắc mới mỗi tuần, nhiều nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, châu Âu một lần nữa là tâm chấn của đại dịch Covid-19, chiếm hơn một nửa số ca tử vong do Covid-19 được báo cáo trên toàn thế giới trong tháng này.
Bốn quốc gia có tỷ lệ các ca mắc mới cao nhất thế giới trong tuần qua là Áo và 3 quốc gia giáp biên giới với nước này là Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Séc; trong số 29 quốc gia có tỷ lệ các ca mắc mới cao nhất thế giới thì có 27 nước ở châu Âu.
Các ca mắc Covid-19 mới hàng ngày liên tục tăng cao ở châu Âu. Ảnh AP/Reuters
Với tỷ lệ tiêm chủng giảm dần và mùa đông đang đến gần, nhiều chính phủ châu Âu đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với đảng Dân chủ Cơ đốc giáo hôm thứ Hai 22/1 rằng tình hình “rất kịch tính” và đợt bùng phát mới nhất còn tồi tệ hơn bất cứ điều gì mà Đức đã phải hứng chịu cho đến nay.
Bà cũng cảnh báo rằng các bệnh viện sẽ sớm bị quá tải trừ khi làn sóng Covid-19 thứ 4 bị phá vỡ, đồng thời kêu gọi 16 bang của Đức thực thi các hạn chế chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Đức, giống như nhiều quốc gia châu Âu đang thúc ép người dân phải tiêm phòng tăng cường. Hôm 18/11, 553.000 liều vaccine đã được tiêm ở Đức trong một ngày - kỷ lục chưa từng thấy kể từ đầu tháng Tám. Theo Bộ Y tế Đức, 3/4 trong số đó là các mũi tiêm tăng cường (mũi tiêm thứ 3).
Áo hôm thứ Hai 22/11 đã bắt đầu đợt phong tỏa toàn bộ đất nước lần thứ 4. Nước này là một trong số ít các quốc gia ở Tây Âu phong tỏa hoàn toàn kể từ khi vaccine được tiêm rộng rãi. Hầu hết các cửa hàng, nhà hàng, địa điểm thể thao và tổ chức văn hóa đã đóng cửa, khiến đường phố Áo vô cùng vắng lặng trong những tuần trước Giáng sinh.
Lệnh phong tỏa vốn chỉ cho phép mọi người rời khỏi nhà để đi làm hoặc mua hàng tạp hóa và thuốc men, sẽ kéo dài ít nhất 10 ngày và nhiều nhất là 20 ngày. Nó được đưa ra sau nhiều tháng chính phủ cố ngăn chặn sự lây lan của virus thông qua chương trình tiêm chủng rộng rãi và hạn chế một phần nhưng không hiệu quả.
Đường phố Áo vắng lặng khi lệnh phong tỏa đất nước có hiệu lực từ 22/11. Ảnh AP/Reuters
Áo cũng đã thông báo rằng tiêm chủng sẽ là bắt buộc kể từ ngày 1/2. Đây là quốc gia phương Tây đầu tiên và là một trong số ít các quốc gia trên thế giới phải thực hiện bước này.
Alexander Schallenberg, Thủ tướng Áo cho biết, ban đầu ông cũng phản đối việc tiêm chủng bắt buộc, nhưng “có quá nhiều lực lượng chính trị, những người hoài nghi vaccine và những kẻ tung tin giả ở đất nước này” nên cuối cùng, ông đã ủng hộ thông qua chương trình tiêm chủng bắt buộc.
Tại Pháp, mọi người phải tiêm phòng đầy đủ và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 thì mới được tới các nhà hàng và rạp chiếu phim.
Khoảng 68% người Đức và 66% người Áo đã được tiêm ngừa Covid-19 đầy đủ. Bỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao, ở mức 75%, nhưng sự gia tăng số ca mắc Covid-19 mới đã khiến chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn, bao gồm nhiều người phải làm việc tại nhà hơn và quy tắc bắt buộc phải đeo khẩu trang. Tỷ lệ tiêm chủng ở hầu hết các nước Tây Âu cao hơn trong khi mức độ tiêm chủng ở Đông Âu lại thấp hơn nhiều - từ 59% ở Cộng hòa Séc đến 24% ở Bulgaria.
Tại Hy Lạp, chính phủ cho biết hôm 22/11 rằng những người không tiêm chủng sẽ bị cấm tới các không gian trong nhà có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm nhà hàng, rạp chiếu phim, bảo tàng và phòng tập thể dục. Giấy chứng nhận tiêm chủng cho những người trên 60 tuổi sẽ chỉ có giá trị trong 7 tháng, nên họ bắt buộc phải tiêm nhắc lại để duy trì hiệu quả của vaccine.
Tại Slovakia, Thủ tướng Eduard Heger tuyên bố sẽ "cấm cửa đối với những người chưa được tiêm chủng" từ hôm thứ Hai 22/11. Slovakia và Cộng hòa Séc đã cấm những người chưa được tiêm chủng vào các nhà hàng, quán rượu, trung tâm mua sắm, các sự kiện công cộng và cửa hàng, ngoại trừ những cửa hàng bán các mặt hàng thiết yếu.
Hans Kluge Trưởng bộ phận Châu Âu của WHO hồi đầu tháng cho biết, làn sóng Covid-19 thứ 4 trong khu vực là do tiêm chủng không đủ mặc dù đã có vaccine và nói rằng châu lục này có thể chứng kiến thêm nửa triệu ca tử vong vào tháng Hai năm tới.
“Chúng tôi phải thay đổi chiến thuật của mình, từ phản ứng với sự gia tăng của Covid-19 sang ngăn chặn chúng xảy ra ngay từ đầu", ông Kluge nhấn mạnh.
Các nước châu Âu đang đẩy mạnh tiêm chủng tăng cường để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ảnh AP/Reuters/NY Times.
Thời kỳ đầu của đại dịch, các nhà khoa học cho rằng, tỷ lệ tiêm phòng đạt 70% đến 80% là có thể là đủ để một quần thể đạt được “khả năng miễn dịch bầy đàn”. Tuy nhiên, hiện nay bất chấp tỷ lệ tiêm chủng cao, virus vẫn ngày càng lan rộng, với các biến thể mới phát sinh và một số người được tiêm chủng vẫn bị mắc bệnh. Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng khả năng miễn dịch bầy đàn là điều không thể đạt được.
Bộ trưởng Y tế Đức, Jens Spahn trong một cuộc họp báo ở Berlin hôm 22/11 cảnh báo: “(Châu Âu) sẽ đạt được miễn dịch. Câu hỏi đặt ra là liệu điều đó xảy ra thông qua tiêm chủng hay lây nhiễm. Chúng tôi đã đề xuất rõ ràng con đường thông qua tiêm chủng”.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu dự kiến sẽ phê duyệt việc sử dụng vaccine cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trong tuần này. Tuy nhiên, những liều vaccine đầu tiên cho trẻ em sẽ không được chuyển đến các nước Liên minh Châu Âu (EU) cho đến ngày 20/12, ông Spahn nói.
Ukraine cần tiến hành một làn sóng động viên mới do thiếu hụt nhân sự và tổn thất lớn - nghị sĩ Nina Yuzhaninia của Verkhovna Rada tức quốc hội Ukraine cho biết.
Chính quyền Trump đang âm thầm thu hồi quy chế pháp lý tạm thời áp dụng cho khoảng 900.000 người, dẫn đến một loạt email trục xuất được gửi đi – thậm chí, bao gồm cho cả công dân Mỹ.
Một trong những kho đạn lớn nhất của Nga đã bị phá hủy hoàn toàn trong một vụ nổ dữ dội kèm theo hàng loạt vụ nổ thứ cấp kéo dài nhiều giờ, gây ra cột khói đen khổng lồ bao trùm bầu trời gần thủ đô Moscow.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên của Tổng thống Trump Steve Witkoff hủy chuyến thăm London để đàm phán về Ukraine. Ngoài ra, như xát muối vào vết thương Châu Âu, ông Witkoff sẽ thăm Nga - tờ Financial Times cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố, chính quyền của ông sẽ không áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề thuế quan, đồng thời cho biết, mức thuế hiện tại lên tới 145% sẽ được giảm xuống "đáng kể" trong thời gian tới.
Tờ Financial Times hôm 22/4 dẫn các nguồn thân cận cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff về Ukraine đã đề xuất ngừng bắn theo giới tuyến chiến sự hiện tại.
Chính quyền Trump đang đề xuất một cuộc cải tổ lớn đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, theo đó sẽ loại bỏ hơn 100 văn phòng để đảm bảo cơ quan này phù hợp với các ưu tiên "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Điện Kremlin yêu cầu chính quyền của Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Moscow trong bối cảnh cả Nga và Ukraine đều đứng trước áp lực phải đưa ra phản ứng trong tuần này với loạt đề xuất sâu rộng từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm chấm dứt chiến tranh.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không thảo luận về việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Các động thái gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang làm dấy lên câu hỏi: Liệu ông có đang cố tình phóng đại một số sự kiện nhằm thúc đẩy phương Tây – đặc biệt là Mỹ – tiếp tục viện trợ quân sự và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến giữa Ukraine và Nga? - Cây bút Ted Snider chuyên về chính sách đối ngoại và lịch sử Mỹ bình luận.
Tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt, Trường các ngôn ngữ phương Đông thuộc Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) (Học viện các nước Á Phi, Đại học quốc gia Moskva MGU ngày nay) nhà báo Aleksey Sunnerberg đã cống hiến trọn đời mình cho Ban Tiếng Việt Đài Tiếng nói Moskva, sau này là Tiếng nói nước Nga, Sputnik ngày nay.
Nga đang xây dựng một chiến lược nhằm tác động đến lập trường của ông Friedrich Merz, người sắp trở thành Thủ tướng Đức, với mục tiêu hướng ông này theo chiều hướng thân Nga hơn,
tờ Bild của Đức đưa tin.
Tại mặt trận Belgorod, Nga đang đổ dồn một lượng lớn bộ binh nhằm đẩy lùi đợt tiến công thứ hai của Ukraine qua biên giới. Tuy nhiên, trước khi quân Nga kịp tập kết lực lượng, không quân Ukraine đã tung ra loạt đòn không kích chính xác, phá hủy các cụm binh lính Nga và làm tê liệt phản ứng của đối phương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn hôm nay 21/4 tuyên bố lệnh ngừng bắn là "bước cần thiết" để hướng tới hòa bình ở Ukraine và Bắc Kinh nước này hoan nghênh mọi nỗ lực dẫn tới việc đạt được lệnh ngừng bắn.
Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Nga và Ukraine thẳng thừng tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập NATO "đã không còn nằm trên bàn đàm phán".