Nghệ sĩ Xuân Hinh mắng Chí Trung vì “hỏi vớ, hỏi vẩn”
Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung bị nghệ sĩ Xuân Hinh “mắng” khi vừa gặp đã hỏi vui “có phải vừa mua được một căn nhà sau Bắc Bling?”.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vàng son một thưở
Về gốc gác của cái nghề độc đáo này, anh Đỗ Văn Dũng-Chủ tịch xã Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên), bảo cách đây chừng nửa thế kỷ ở thôn Đại có cụ quản Lập (Chử Văn Lập) là người tiên phong đưa cây trà về làng, gieo mầm nên một thời hoàng kim của loại cây quan. Khác với nhiều loại cây cảnh thường nhân giống bằng hạt trà được giâm bằng ngọn. Bùn ao trộn với tro trấu cùng phân chuồng ủ ngấu trong những cái mẹt sao cho không khô cũng chẳng ướt, nắm vào bàn tay đủ để nước chỉ rịn ra giữa kẽ ngón mà đất vẫn giữ nguyên hình hài, mới đủ chuẩn để cắm ngọn trà xuống. Trà giâm xong hết che nắng lại che mưa để giữ gìn mầm sống.
Hoa trà nở
Lúc đầu kỹ thuật thô sơ như thế nên ai giâm trà mà 10 cành cắm xuống mọc lên được 5 cây đã được dân làng liệt vào hạng nghệ nhân rồi. Những nghệ nhân thường giấu bí quyết nhà nghề đến mức khi giâm ngọn trà tuyệt đối không cho ai bén mảng đến gần dù là người quen. Đang cắm ngọn trà mà nhác thấy bóng người lạ ngoài cổng là lập tức dừng lại vì sợ lộ. Có những người còn cẩn thận đến mức đem giấu đám mẹt giâm trà vào…gầm giường vừa cho có bóng mát, vừa phòng người gian. Ngày ngày phải vất vả lôi ra tưới đủ ba lần để giữ ẩm cho chúng. Giờ thì ngay cả lũ trẻ con của xã Phụng Công cũng biết giâm trà, 100 ngọn cắm xuống có khi mọc lên đủ 100 cây.
Từ trên 100 hộ của làng Đại, nghề trồng trà lan dần ra làng Bến, làng Đầu, làng Ngò, làng Khúc Tháp mà đỉnh cao là quãng 1995-2000 khắp trong làng, ngoài xã có hơn 1.000 hộ tham gia. Trà trong vườn, trà trên sân, trà lân la ra ngoài đồng, đâu đâu cũng thấy, có nhà trồng hàng vạn cây. 1 cây trà 1 năm ra hàng trăm, hàng ngàn ngọn, 1 ngọn trà giâm xuống mẹt dăm bữa nửa tháng ra rễ, thành cây bán được 20-30.000đ. Nói không ngoa chứ với người Phụng Công thủa ấy tiền kiếm dễ như lá hái ở trong vườn nhà.
Cũng ngọn cây ấy đem trồng xuống đất 2 năm sau sẽ bán được 200.000đ. Mỗi gốc trà 10-15 tuổi có giá vài ba triệu, bán vài gốc là đủ để mua một suất đất trước cửa UBND xã. Cứ quy đổi từ cây ra đất như thế mỗi vườn trà nhà các anh Chử Văn Cự-con ông quản Lập, Chử Văn Chiến, Lưu Văn Mạnh…đều có giá tương đương với vài chục lô đất. Nếu bán tất đi có khi mua hết cả đất của cả thị trấn Văn Giang.
Nhưng nào có ai học hết chữ ngờ, đang lên như diều gặp gió, từ năm 2000, nghề chơi trà ở Phụng Công bỗng gặp một cơn “đại hồng thủy” vùi dập xuống tận đáy. Giá trà trước mươi phần chưa còn nổi một phần. Đa số nản chí bỏ nghề đuổi theo nghiệp chơi cây sanh lúc đó đang nổi như cồn chỉ còn 30-40 hộ vẫn kiên tâm nối nghiệp ông cha. Quãng 2011-2012, sanh lại rơi vào quỹ đạo xuống giá không phanh trong khi trà dần hồi phục khiến cho những người từng rũ bỏ nó đâm ra hối hận. Nhưng tất cả đã là quá muộn màng...
Dòng chảy ngầm mạnhChử Văn Biên ở thôn Đại tuy mới vào độ tuổi tứ tuần nhưng lại là người chơi trà có thâm niên, "số má" nhất vùng. Trước năm 1995 anh từng có trong tay hàng trăm gốc trà cổ, có những gốc đắt tới 8 triệu đồng- tương đương với vài cây vàng theo thời giá. Khác với những người thối chí, bỏ nghề, quãng thời gian lận đận nhất anh vẫn gắng gượng đeo bám trà.
Anh Biên bên vườn trà trị giá gần chục tỉ đồng của mình
Năm 2003 khi giá xuống tới cực điểm anh mua vét được 30 gốc cổ trà của những nhà vườn bán tháo với giá rẻ không tưởng, chỉ 3-4 triệu/cây. Vì nể nang cuối cùng anh lại để 30 gốc trà cổ này cho một vị sư. Nhưng vạ vật trong vườn chùa, không có cách chăm sóc phù hợp chúng đã bị chết gần hết, chỉ còn sót lại mỗi 1 cây khiến cho lòng anh như xát muối. Tiếc. Giá mỗi gốc như thế hiện tại ít nhất cũng 100 triệu…
Vào vườn của anh chẳng khác gì lạc vào thiên đường của trà với 150 gốc cao to lừng lững 3-4 mét. Xưa người ta trồng trà trong chậu sành hay chậu đất nung, nhưng giờ để chứa những gốc trà cỡ đại như thế này chỉ có chậu xi măng mới kham nổi.
Cây trà phát triển rất chậm, nhất là trà bạch mỗi năm chỉ ra 2 lần lộc, mỗi lần cao thêm được chừng 10cm nên đám trà “thiếu niên” trong vườn cũng đã 20 năm tuổi, “trung niên” cỡ 30 năm còn “lão niên” phải trên 50 năm, đường kính gốc lên tới 10-15 cm, giá cả từ 30-40 triệu đến 100-150 triệu. Đó là giá bán ngay tại vườn, còn tới tay người chơi qua 2-3 cầu nữa đội lên thường phải gấp đôi, gấp ba.
Thấy tôi để ý đến một “cụ cây” nghe chừng ốm yếu, hình hài gầy guộc, cành lá xanh xao, anh Biên giải thích: “Cây trà bạch này của một người chơi ở Hà Nội mua năm 2008 đã 95 triệu, theo thời giá bây giờ không đưới 200 triệu nhưng đang bị bệnh vì đất trồng quá trũng gây nghẹt rễ, rụng lá, cần phải cấp cứu kịp thời. Công chăm sóc cho cây này là 20 triệu đồng/năm”.
Anh Biên đang chăm sóc trà
Chưa có loại cây nào mà quan chức lại chơi nhiều như trà, theo anh Biên ước lượng khách hàng của anh đến 50% là cán bộ từ Trung ương, tỉnh, sở đến huyện. Đặc điểm chung của họ là rất kín tiếng về đời tư, chơi âm thầm nhưng cũng không kém phần dữ dội, khi đã phải lòng gốc trà nào là theo đuổi đến cùng. Chính họ đã tạo nên một mạch ngầm mạnh mẽ về trà hoa bên cạnh những dòng chảy chủ đạo của giới chơi cây như sanh, như đa, như tùng, như bách…
Bên cạnh vườn cây khủng của Chử Văn Biên còn có vườn của Chử Văn Hải sở hữu khoảng 150 gốc trà hàng đại (hàng lớn) có giá từ 20-30 đến 70-80 triệu/gốc, Chử Văn Tá sở hữu 500 gốc hàng trung (hàng vừa) có giá 4-5 triệu/gốc…Nhưng người lưu giữ được những gốc trà đỉnh cao nhất của đất Phụng Công phải kể đến ông Chử Văn Vỹ. Tuy số lượng trà trong vườn nhà ông rất khiêm tốn (vì là người chơi chứ không phải chủ vườn) nhưng lại có 3-4 gốc cổ 50-60 tuổi được đánh giá là độc nhất vô nhị, có giá trị 200-300 triệu đồng khiến cho người trong giới chỉ có nước nuốt nước bọt khan vì thèm thuồng.
Cây trà chuẩn phải là một thân, khoảng cách từ gốc lên cành phát bằng ¼ so với chiều cao toàn thân (độ thoát thân), tán tròn, lá xanh đen, nụ sáng đều. Hoa trà nhác trông cũng khá giống hải đường nhưng được cái bền đến nửa tháng chứ không chỉ 1-2 ngày là tàn như người họ hàng xa kia. Không thấp thỏm như đào, mai, hoa trà nở rất đúng hẹn.
Ông Vỹ bên cây trà được giới chuyên môn định giá khoảng 300 triệu
Trà bạch nở sớm nhất vào cữ tháng chạp, trà thâm (đỏ) nở vào dịp Tết, trà phấn nở vào rằm tháng giêng, trà muống (màu như rau muống) nở vào dịp tháng giêng, tháng hai. Ngoài các giống trà truyền thống, giờ người dân Phụng Công còn du nhập thêm trà lựu, trà phấn cung đình, trà hồng thâm bát diện và cả trà Tàu giống có mùi chứ không như trà ta trong thơ cụ Nguyễn Khuyến thủa nào: “Đếch thấy mùi thơm một tiếng khà”. Bởi vậy mà mùa hoa thêm kéo dài. Vào những tháng ngày đó, anh Biên thường kê chậu trà đang e ấp nụ ra sân, bắc một cái bàn, bày vài cái ghế rồi mời mấy người bạn đến uống trà, đàm đạo. Sáng họ xem trà nở, tối họ thưởng hoa quỳnh. Bên ngoài tràn gió mát, trăng thanh, rất nhanh chóng họ cũng chìm đắm vào trong thú vui chơi cây tao nhã của quan chức.
Người chơi trà khá giống với người chơi hoa hồng cổ ở đức tính đề cao bí mật đời tư. Không có dáng thế kiểu bon sai như cây cảnh nên người không biết khi nhìn thấy đám hoa này trong vườn cũng tưởng chỉ là bụi hoa thông thường chứ không nghĩ rằng chúng trị giá lên tới dăm ba chục tấn thóc. |
Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung bị nghệ sĩ Xuân Hinh “mắng” khi vừa gặp đã hỏi vui “có phải vừa mua được một căn nhà sau Bắc Bling?”.
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Dù ngờ ngợ, ông Lê Văn Sơn không dám lên tiếng nhận con. Mãi đến khi con trai chủ động "thú nhận", ông mới vỡ òa, rơi nước mắt vì xúc động.
Huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong lịch sử triều đại nhà Thanh, không thiếu những vị hoàng đế anh minh và quyền lực, song điều đó cũng không ngăn được những bi kịch cung đình đầy nước mắt. Một trong số những câu chuyện đau lòng nhất chính là số phận của vị công chúa thứ năm của Hoàng đế Khang Hy - Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa.
Lực lượng cứu hoả đã nhanh chóng khoanh vùng, ngăn chặn cháy lan và dập tắt vụ cháy tại Vườn Quốc gia Ba Vì vào đêm qua.
Về với những vùng quê nông thôn mới Hà Nam, ấn tượng đầu tiên mà nhiều người dễ dàng bắt gặp, đó chính là những con đường hoa trải rộng, sạch đẹp được tô điểm bởi những khóm hoa đủ loại đua nhau khoe sắc.
Sau gần 50 năm khai thác, hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh đang được nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng. Dự án nhằm cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 16.500 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.500 dân trong khu vực.
Việc trồng sầu riêng cho thu hoạch quanh năm từng được coi là điều không tưởng trong nông nghiệp, do loại cây này vốn chỉ ra trái theo mùa. Tuy nhiên, một nông dân ở Đắk Nông đã thành công trong việc tạo ra vườn sầu riêng cho trái quanh năm.
Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai, dự kiến tỉnh Gia Lai mới có diện tích lớn thứ 2 cả nước với dân số 3,54 triệu người, tỉnh lỵ đặt tại TP.Quy Nhơn (Bình Định). Việc hợp nhất tạo ra nhiều đột phá, tiềm năng phát triển kinh tế và các cơ hội mà hai tỉnh này trước nay vẫn chưa có.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng thủ tướng sắp tới của Đức có thể khơi lại một thời kỳ đen tối trong lịch sử, nhằm đáp lại báo cáo cho rằng ông sẽ cam kết "tiếp tục đảm nhận trách nhiệm" trong bài phát biểu mừng lễ Phục sinh.
Do Bình Định thất bại trong trận đấu diễn ra trước đó, cuộc đọ sức trực tiếp giữa SLNA và Quảng Nam tại vòng 19 V.League là cơ hội tốt để cả 2 đội bóng này hy vọng thoát xa khỏi vị trí áp chót bảng xếp hạng và gia tăng khả năng trụ hạng.
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, một khu rừng rộng lớn thuộc huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) có diện tích tự nhiên hơn 30.000ha. Vườn có các động vật hoang dã, thực vật quý hiếm, có tiềm năng du lịch sinh thái, ngày càng thu hút nhiều du khách.
Công ty TNHH Giày Doanh Diệu trong Khu công nghiệp Thuận Đạo mở rộng, (Long An) bị cháy kéo dài liên tục hơn 4 giờ ngọn lửa mới được khống chế
Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ xa xưa đã nổi tiếng với làng khoa bảng. Xã còn được biết đến là quê hương của bà chúa thơ Nôm, chỉ rộng hơn 4,2km2 nhưng có đến 8 di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến thời điểm này xã Quỳnh Đôi cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Âm thầm làm việc, nỗ lực vươn lên, 3 con giáp này mở ra những cánh cửa mới cho sự phát triển sự nghiệp, đạt được thành quả khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an sẽ tiếp tục chủ động bố trí sáp nhập hợp lý công an cấp tỉnh và công an cấp xã theo chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Ông Vũ Tiến Thành có thể đối diện với án phạt nặng sau hành vi lăng mạ trọng tài ở vòng 19 V.League 2024/2025.
Sau hơn 2 năm thi công với nhiều lần lỡ hẹn về đích, đường Lê Quang Đạo kéo dài đã chính thức thông xe. Tuyến đường dài khoảng 2,6km với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Sau sáp nhập 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, làng nghề đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), hiện có gần 100 doanh nghiệp, hơn 500 hộ và tổ hợp tác sản xuất chế tác đá mỹ nghệ. Đây là làng nghề có lịch sử lâu đời, nổi tiếng khắp cả nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận.
Mặc dù đã mất hơn 300 năm, vị hoàng đế Ấn Độ này vẫn đang tạo nên làn sóng mới trong nền chính trị quốc gia.
Đầu năm 1966, bên cạnh nhiệm vụ vận chuyển trang thiết bị quân sự và bộ đội bằng đường không trên các chiến trường, Trung đoàn Không quân 919 còn được giao thêm một nhiệm vụ tập kích đường không vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền, góp phần cùng các lực lượng Không quân khác tiêu hao sinh lực địch. Thời điểm đó, Trung đoàn 919 được trang bị các loại máy bay quân sự như: IL-14, Li-2, An-2.
Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại là tuyến giao thông chiến lược, giúp kết nối Đông - Tây, mở ra không gian phát triển ở Bình Định.
HLV Popov dẫn dắt B.Bình Dương?; Son Heung-min chưa thể tái xuất do chấn thương; Real Madrid nhận tin dữ về Mbappe; M.U theo đuổi sao trẻ của Bournemouth; Messi sẽ đưa ra quyết định về World Cup 2026 trong năm nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Bộ trưởng Phan Văn Giang tô son cột mốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Nghị sĩ châu Âu người Pháp Thierry Mariani phát biểu với RIA Novosti rằng nếu Tổng thống UkraineZelensky bác bỏ lệnh ngừng bắn do Liên bang Nga đề xuất, đó sẽ là một sai lầm chính trị lớn.
Giá USD hôm nay 20/4: Các chuyên gia kinh tế dự báo, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Giá xăng dầu hôm nay chứng kiến giá dầu thô thế giới liên tiếp bật tăng. Cập nhật trong sáng nay, giá dầu WTI và giá dầu Brent đều đã "cộng thêm" hơn 3% so với phiên liền trước.
Hình ảnh con Rồng cháu Tiên và các bản tuyên ngôn lịch sử qua các thời kỳ giữ nước được tái hiện trên nền tòa nhà UBND TP.HCM trong Lễ hội ánh sáng 3D mapping quốc tế, gây ấn tượng mạnh cho du khách.
Nhiều ngư dân ở Quảng Bình đã kéo tới trụ sở VNPT tại tỉnh này để đòi quyền lợi về việc các tàu cá mất kết nối giám sát hành trình dẫn đến không nộp được hồ sơ nhận chi phí nhiên liệu.