rở lại các vụ chúng tôi bị chủ buôn ngà voi chụp ảnh lén rồi gửi hình qua Zalo ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Từ tố cáo của chính nhóm phóng viên, cách đây chưa lâu, nhiều đối tượng bán từng rổ, từng khúc ngà voi to bằng bắp đùi đã bị xử lý nghiêm khắc. Các án phạt rất nặng. Thế nên, bây giờ tiếp xúc với họ cực khó. Cứ hẹn rồi lại cho… leo cây.
Các cửa hàng bán ngà voi náo nhiệt, thậm chí cả xe 45 chỗ đi tour (dẫn theo rất nhiều du khách mua đồ lưu niệm, đồ trang sức bằng ngà voi, nhẫn lông đuôi voi) hồi đó, giờ đã không còn nữa. Các đối tượng tìm mối quen, giao dịch qua điện thoại và mạng xã hội. Có khi đến điểm hẹn rồi vẫn nấp đâu đó, giả dạng giới người nào đó để theo dõi xem… có bị lọt vào ổ mật phục của công an, kiểm lâm hay quản lý thị trường không.
Nếu nhận thấy có xác xuất rủi ro, "ba mươi sáu chước, chước chuồn là hơn", họ sẽ rút khỏi hiện trường mà trong người không có chút hàng nào, và cũng không bao giờ nghe điện thoại hay trả lời tin nhắn của bạn nữa.
Một câu chuyện không dễ quên trong nghề làm báo: sau thời gian dài "giao dịch ngầm", nhóm đối tượng ở TP Kon Tum đã tin chúng tôi lắm rồi. Song gần đây, công an Kon Tum bắt vài vụ buôn bán vận chuyển thú rừng và xử lý nghiêm, đăng cả lên báo. Nên các đối tượng đã khá cảnh giác. Chúng tôi kết nối, cách đối xử lập tức "đổi màu". Hẹn bên sông Đắc Bla, bên quán cà phê sang chảnh bậc nhất Kon Tum tên là Đông D. để "viu" sông. Chờ cả buổi, đối tượng không đến, gọi không thưa. Sau này tìm hiểu, hóa ra họ bí mật ngồi bàn bên theo dõi hành tung của chúng tôi tự bao giờ, may là đã cảnh giác không nói chuyện gì hớ. Song, dường như chúng tôi chưa thật sự giống con buôn hàng rừng trong mắt hắn. Và hắn lặn mất tăm. Vĩnh viễn.
Tương tự, ở Kon Tum, sau khi theo Linh - một người đứng đầu chuỗi các đầu mối thu gom thú rừng quý hiếm từ thợ săn trên khắp vùng rộng lớn rồi phân phối khắp nơi. Đang "vào cầu" thì đối tượng đi tâm sự với bà chủ nhà hàng Tri Kỷ, nơi khét tiếng tận diệt thú hoang. Cô ta lập tức được cảnh báo và dạy cách đề phòng. Và dĩ nhiên, cô em chặn mọi liên lạc, biến mất. Có kẻ còn thách thức nói chúng tôi "to gan", diễn trò trẻ con không qua được mắt họ đâu.
Tất nhiên, khi họ nhận ra điều đó, thì chúng tôi đã ghi hình, đã đủ hồ sơ tố cáo và mời từ Cục Kiểm lâm đến Cảnh sát Môi trường có biện pháp kiểm tra xử lý họ rồi. Kể cả họ có giấy tờ phù phép nhằm hợp lý hóa động vật họ đang bán (với một số loài đã từng được nhân nuôi trong trang trại) thì các video họ giới thiệu hàng rừng, các đường dây đi săn bắn và "cõng" thú vượt lối mòn xuyên quốc gia cũng đã là thứ… không thể chối cãi.
Tinh vi không kém là các vựa bán thú rừng "khét tiếng" ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tây Nguyên còn khá nhiều rừng và thú rừng. Gia Lai lại giáp ranh nước bạn Cam Pu Chia, nên động vật rừng và ĐVHD quý hiếm được buôn bán giết mổ, vận chuyển đi các tỉnh thành khác (nhất là TP HCM).
Từng chồng, từng đống thú rừng đã thui vàng được rao bán, các đơn hàng chuyển đi hết sức chuyên nghiệp. Chúng tôi thử đặt hàng, phản hồi ngay, gửi số tài khoản nhận tiền đặt cọc ngay và có người giao hàng giao ngay. Thậm chí, có bà chủ còn cam kết: thịt thú rừng xịn, thợ săn đi bắn còn vết đạn, chế biến xong "em gói giấy bạc", mang thẳng ra sân bay Pleiku, chở thẳng ra Hà Nội; ra đến nơi, các anh ăn, hàng vẫn còn nóng".
Đáng tiếc, đó không phải là kịch bản chém gió, mà là các đơn hàng cô em đã thực hiện nhiều lần. Nhà cô như một trại tù binh thú rừng và ĐVHD nói chung, chúng tôi đã vào và tận mắt chứng kiến, tận mắt thấy thợ săn giao hàng tới.
Tại "Nhà hàng Đông Dương" trên đường Phạm Văn Đồng ở TP.Gia Lai, nghe dân nhậu khắp nơi đồn thổi và giới thiệu, chúng tôi tìm đến. Mượn một chiếc xe ô tô biển số Gia Lai, thêm người nói giọng bản xứ, chúng tôi lao thẳng xe vào sân nhà hàng lớn, hất hàm hỏi món nhậu thú rừng.
Người đóng vai "sếp" thản nhiên đi ngắm nu (u mấu) nghiến, lục bình, linh vật làm từ gỗ rừng đắt đỏ, với cả những cái sập gỗ nguyên khối, đường kính gần ba mét. Một phóng viên chụp khối gỗ nục nạc khổng lồ này đưa lên facebook mà dư luận khắp nơi trầm trồ, xót xa, bất bình, thương xót thiên nhiên. Quả là một cuộc sống trọc phú dễ khiến người ta có cảm giác mình "đế vương". Thấy khách có vẻ sộp, chúng tôi lại đọc tên người giới thiệu rất trịnh trọng để làm tin, rồi gợi ý ăn "đồ rừng" tươi sống, bà chủ trẻ măng lập tức gọi cả lũ trai tráng lộc ngộc ra tư vấn.
Những con rắn ráo trâu to, dài, cuồn cuộn đòi "vượt ngục" khỏi các cái lồng nhốt và bao tải buộc túm. Có con hổ mang phun phè phè. Đặc biệt nhiều là các loài rùa cạn, ba ba hoang dã, các loại chồn, cầy, còn hàng quý hơn nữa thì giấu ở đâu đó, gọi mới mang đến. Bà chủ bảo, con gì cũng có. Tôi bảo, tươi sống mới ăn, đông lạnh thì đi. Sợ mất khách, lại trông dáng quan cách hách dịch nên cô chủ bèn xuống nước. "Đi theo thằng cu này!", chị nháy mắt.
Chúng tôi giày đen bóng, áo sơ vin, quần tây bóng mượt (đóng giả đại gia) đi vào khu nhốt thú rừng. Thành viên trong nhóm tôi đi quay phim lén (đóng vai kế toán đi đặt đồ tiếp khách cho sếp) đã lập tức nôn ọe khi bước vào đó. Vì trong khu ngủ của nhân viên, chăn chiếu mùng màn lùng nhùng lếch thếch cũng giấu vài con thú rừng. Vài cậu bé ngái ngủ tỏ vẻ khó chịu, vì lúc đó cũng 21 giờ rồi. Tôi bước vào, nền nhà khá sạch. Đi thêm vài bước gặp một cái nhà vệ sinh có cửa kính mỏng mảnh (kiểu như khu nhà nghỉ rẻ tiền). Ngoài cửa ghi rõ "Nhà vệ sinh" với dòng chữ trắng, biển hiệu nền xanh.
Tôi cố thu mình lại thật gọn, lách qua các chuồng nhốt ĐVHD. Mùi thối tha, hôi hám kinh khủng. Các loài vật phóng uế ra không được dọn, thức ăn thừa của chúng bắn tung tóe khi tôi bước vào làm lũ thú hoang giật mình tức giận. Giới khoa học đặc biệt cảnh báo: ĐVHD khi bị nhốt, bị thương, bị tra tấn, là dịp đáng sợ để vi rút trong cơ thể chúng lây lan, biến thể nhanh, truyền sang động vật và lây lan sang con người. Kể cả COVID-19, đã được công bố là chúng lây lan với vật chủ trung gian là ĐVHD như trên.
Cậu bé cơ bắp buông con rắn ra, cất con cầy hương đang gặc gừ, mắt đỏ đòng đọc do bị các cái đèn pin điện thoại châu vào soi khám để xem hàng. Cửa nhà vệ sinh mở, lũ rùa thụt đầu vào mai, con ba ba núi to đùng, đen nhoáy trong ánh sáng lờ mờ nằm im như đã chết. Lũ cầy cáo nhảy loạn xạ. Vọt ra khỏi cái WC là địa ngục thú rừng đó, lao ra ô tô (tìm một góc kín đáo) nằm im xem lại hình và nín thở định thần tôi mới hiểu: "Ngục hoang thú" tối đến mức, máy quay lén bằng thiết bị đầu cuối - hiện đại nhất thế giới hiện nay - chỉ có thể bắt được thứ hình lờ nhờ.
Xem lại, thú hoang như yêu tinh trong phim kinh dị, các cặp mắt long sòng sọc ảo diệu điên khùng khi bắt sáng với ánh đèn smart-phone. Tôi nghĩ, ở trong nhà vệ sinh thối tha, phóng uế bao ngày không ai dọn thế, lũ thú hoang vốn quen với núi rừng và bầu trời tự do khéo phát điên cả.
Và,… có lẽ chúng chờ được hành quyết cho nhẹ nợ hơn là muốn kéo dài sự sống "ngục tù".
Tôi leo lên xe, yêu cầu lao nhanh ra khỏi nơi ấy. Đám "nhân viên của sếp" ở lại phân trần với bà chủ mắt sắc như dao cau kia, chắc bị "bả càm ràm" lắm. Vì sao lũ rắn to và cuồn cuộn cứng quèo bị vứt lăn lóc dưới gầm bàn? Vì sao mấy con cầy hương ngồi trong bao tải tối như hũ nút, treo trên nóc chạn bát? Vì sao cả "vườn thú" nằm trong nhà vệ sinh, không cửa sổ, không thông gió, không cọ rửa suốt bao ngày?
Lý do đơn giản là chủ "vựa" đồ rừng sợ bị kiểm tra, bắt giữ, họ giấu "hàng cấm" ở khắp các ngõ ngách, xó xỉnh. Giấu cả những nơi không ai ngờ, và có bà chủ còn rỉ tai: bị đột kích là chị cắt đây, thả thú chạy ra rẫy, thả rắn chui vào các bụi bon-sai. Có giời bắt, có giời mà quy kết chị nuôi nhốt thú hoang. Tiếng bà chị cười lanh lảnh, tôi ngoái sang, nghĩ "thoắt trông lờn lợt màu da, ăn gì to lớn đẫy đà làm sao".
Kính mời độc giả đón đọc "Bài 5: Rửa nguồn gốc, lập đại lý hàng rừng giữa chợ huyện" đăng tải trên Báo Điện tử Dân Việt sáng ngày 3/9/2021.
"Năm em 6 tuổi, mẹ em mất vì bị bệnh ung thư. Cuối năm ấy, em bị tai nạn giao thông, mất 1 chân. Với những gì đã trải qua, em mong sao sau này có thể mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo", sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học Phenikaa mơ ước.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt “Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”. Theo đó, đơn vị hành chính cấp xã mới định hướng tổ chức 4 phòng bao gồm: văn phòng HĐND và UBND, phòng kinh tế, phòng văn hoá xã hội và trung tâm phục vụ hành chính công.
Gần một tháng từ khi Báo Dân Việt kết nối hỗ trợ, gia đình ông Toán đã nhận được hơn 10 triệu đồng từ các nhà hảo tâm. Trong căn nhà cũ, người ông nghèo khổ nuôi cháu côi cút được tiếp thêm hy vọng khi con đường học tập của hai cháu gái được rộng mở.
Theo luật sư, Luật Đất đai 2024 đã có những điểm mới về điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp so với Luật Đất đai 2013 khi đã mở rộng, cho phép chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo phương án đề xuất sắp xếp xã, phường tại Hà Nội, xã Ba Vì có diện tích lớn nhất là 81,29 km2 và phường Hồng Hà dự kiến quy mô dân số lớn nhất hơn 126.000 người.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 759/QĐ-TTg, phê duyệt “Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”. Theo đó, dự kiến số lượng biên chế cấp xã sau sáp nhập sẽ có bình quân 32 người/xã.
Phát biểu trong Chương trình Về nguồn tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên, nhà báo Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng nhà báo đương đại phải đối mặt với bão thông tin hỗn loạn từ mạng xã hội.
Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 19/2025/TT-BQP, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó làm rõ các quy định quan trọng áp dụng cho quân nhân nghỉ hưu trước tuổi do thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại lực lượng.
Quá trình thi công dự án 500 tỷ đồng làm vỡ đường ống, khiến 2.810 hộ dân ở (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) không có nước để sinh hoạt. Suốt 5 ngày trôi qua, cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nơi dự án đi qua bị đảo lộn.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp. Theo ghi nhận, quá trình lấy ý kiến, cơ bản người dân ủng hộ phương án sắp xếp và tên gọi đơn vị hành chính mới.
Những suất cơm ấm nóng được trao tận tay người bệnh không chỉ là nguồn động viên tinh thần, mà còn chứa đựng công sức và tấm lòng của những người làm chương trình. Tất cả xuất phát từ mong muốn lan tỏa yêu thương, sẻ chia đến thật nhiều mảnh đời kém may mắn.