Then là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Đây cũng là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp, phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ niềm vui, nỗi buồn đến những ước vọng, hoài bão, hướng tới những điều bình an, tốt đẹp.
Lễ Then phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái...
Các lễ Then diễn tả hành trình Thầy Then (là các Ông Then, Bà Then) đi từ Mường Đất lên Mường Trời, dâng lễ vật và cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho người dân trong đời sống, sản xuất, sức khỏe...
Clip: Lễ Then-nghi lễ đặc biệt của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Khi các Thầy Then cất tiếng hát, gảy tính tẩu là khởi đầu cuộc hành trình. Tùy theo mục đích mà Thầy Then sẽ bày mâm lễ và đọc lời khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau.
Thầy Then thường sử dụng các đồ vật như: Kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông... để thực hiện lễ Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà Thầy Then. Thầy Then mặc lễ phục vừa hát tiếng dân tộc mình, vừa gảy tính tẩu, xóc chùm xóc nhạc, phất quạt; có buổi lễ còn có tốp nữ múa phụ họa.
Với quan niệm, tiếng đàn tính là tiếng hát của thần tiên, nên tại lễ Then, cây đàn tính là nhạc cụ không thể thiếu.
Với trang phục thiên về sắc đỏ và vàng, người ta tin rằng, có thể thông thương vói Trời - Đất bằng những trang phục đặc biệt.
Thực hành Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ. Các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao kỹ năng, bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then một năm.
Những điều kỳ bí của Lễ Then
Các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc cho biết, đến nay, nguồn gốc của Then vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, căn cứ vào dấu vết của Then, có thể thấy đây là loại hình thực hành tín ngưỡng đã có từ lâu đời.
Trong quan niệm dân gian, "Then" có nghĩa là "Thiên", tức là "Trời", vì thế "Then" được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại.
Clip: Hát then -Co Lùng hua bán. Sáng tác- Triệu Đường, trình bày: Hoàng Thửu. Nguồn: Bình Lưu TV.
Cùng với việc thực hành nghi lễ, các thầy Then đã kể những câu chuyện Then, phản ánh mọi mặt từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, từ lịch sử đến các tập tục sinh hoạt của đồng bào các dân tộc.
Tại đây, nhiều nghi lễ cổ cũng đã được thực hành, thể hiện văn hóa đậm chất nguyên thủy của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nghi lễ nhập đồng cũng được thể hiện trong lễ Then.
Có thể nói, Then là sản phẩm sáng tạo của rất nhiều thế hệ và đã trở thành sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, thậm chí một thời gian dài Then bị cấm thực hành bởi quan niệm đây là hoạt động mê tín dị đoan, song các nghi lễ gắn với Then vẫn luôn có sức sống mãnh liệt trong đời sống của đồng bào, đồng thời cũng là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hiện nay, thực hành Then đang được nhiều địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc phục dựng, phát triển, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và đáp ứng đời sống tinh thần của người dân địa phương...
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Thái...Then là một kho tàng quý báu, chứa đựng trong đó những giá trị văn học nghệ thuật ngàn đời của ông cha. Then là một không gian văn hóa tộc người, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đa dạng, vừa phản ánh, mô tả, vừa gửi gắm nhắn nhủ tâm sự trong cuộc sống của thế hệ tiền nhân...
Núi Kỳ Lân ở giữa trung tâm thành phố Hoa Lư (thành phố trẻ nhất tỉnh Ninh Bình), ẩn chứa bên trong nhiều hang động, cây cối mọc xanh tốt. Hiện tại nơi đây còn có một số loài chim hoang dã, thú hoang dã kích thước nhỏ dạng quý hiếm đang sinh sống.
Việt Nam từng có một đặc khu và là đặc khu đặc khu kinh tế duy nhất được thành lập ở nước ta từ trước tới nay. Đó là Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Trong số 13 đặc khu vừa được Chính phủ phê duyệt thì đặc khu Trường Sa thành lập trên cơ sở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) chắc chắn là đặc khu xa đất liền nhất.
Danh sách sáp nhập mới nhất, danh sách sáp nhập 34 tỉnh/thành phố có đề cập đến việc tỉnh An Giang sáp nhập với tỉnh Kiên Giang. Nếu phương án sáp nhập 2 tỉnh này được chấp thuận, thực thi thì tỉnh mới thành lập sẽ có ít nhất 21 ngọn núi đá vôi, tỉnh duy nhất miền Tây Nam bộ có núi đá vôi và là tỉnh miền Tây duy nhất có địa danh ví như "Tuyệt tình cốc).
Cá tai tượng là cá đặc sản, loại cá nước ngọt vùng nhiệt đới. Đây là loài có thịt thơm ngon, chỉ cần nhìn thấy thôi là khối người đã mê rồi. Là đặc sản miền Tây Nam bộ, nhưng cá tai tượng lại được xem là đối tượng nuôi nhiều nhất ở tỉnh Tiền Giang.
Danh sách sáp nhập 34 tỉnh/thành phố, danh sách sáp nhập mới nhất có phương án sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP Hồ Chí Minh. Một thành phố mới sẽ sở hữu 2 "kho báu xanh". Đó là rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích thuộc nhóm rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam; hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam.
Sáp nhập tỉnh, thành phố, theo dự kiến của Trung ương, tỉnh Ninh Thuận sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh mới có trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa về "chung một mái nhà", tỉnh mới sẽ có bờ biển dài miên man, có loài hoa mai vàng nguyên thủy, có một loài động vật hoang dã to bự nằm trong sách Đỏ...
Ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam có một giống cây lạ cho quả ngon, nghe tên người ta dễ nhầm sang cây hoa hồng. Đó là cây hồng nhung, là giống cây ăn trái xuất xứ từ Philippines, được trồng nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, nay quả hồng nhung là đặc sản Sóc Trăng.
Thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, thành, 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận nằm trong danh sách các tỉnh thuộc diện sáp nhập. Nếu phương án sáp nhập 3 tỉnh này được chấp nhận, tỉnh mới hình thành sẽ có nhiều hồ nước ngọt to lớn, có biển đẹp như phim, hòn đảo Phú Quý quan trọng, thậm chí có cả "Vịnh Hạ Long" trên cao nguyên.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Lê Minh, Công ty Maphaco Việt Nhật ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, ông vừa thu mua một tổ ong khoái có trọng lượng 126kg với kích thước khoảng 3m được người dân khai thác trên vách núi đá cao ở bản Sâu Chua ( xã Sa Pả). Đây là tổ mật ong rừng lớn nhất từ trước đến nay mà ông mua được ở vùng Tây Bắc.
Cùng với ốc len, cua biển, tôm đất…con ba khía chọn Rạch Gốc - Ngọc Hiển làm “vương quốc” sinh sôi, đưa địa phương này trở thành nơi sở hữu sản lượng ba khía nhiều nhất Nam Bộ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích 64.000 hecta trải dài từ Đông sang Tây, nơi chốn hoang sơ và đầy quyến rũ này, sản vật ra đời như một cách thiên nhiên “chọn mặt gửi vàng”.
Con hổ được đặt tên là Ngao ở Nghệ An bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội với biểu cảm đáng yêu. Hình ảnh con hổ hờn dỗi, nũng nĩu bên “bố nuôi” như một đứa trẻ khiến ai cũng thích thú. Hiện, con hổ đang ở khu du lịch sinh thái Hòn Nhãn ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng (quê Tiền Giang), sau này trở thành đại công thần của vương triều nhà Nguyễn. Đại thần Phạm Đăng Hưng là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ Thái hậu), Hoàng phi của vua Thiệu Trị, hoàng mẫu của vua Tự Đức.
Gia đình ông Lương Ngọc Công, bản Liên Hà 5, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên đang làm đặc sản Lào Cai. Ông đã xây dựng thương hiệu bánh gai truyền thống thành sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có các loài gà rừng đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới
Ngôi mộ cổ bí ẩn trên tọa lạc tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, TX Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với chu di diện tích gần 100 mét. Mộ cổ này nằm trên mảnh đất rộng khoảng 500m2, đất hoang, cây cỏ rậm. Khu mộ cổ đồ sộ có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát.