Giá USD hôm nay 26/7: Tiếp đà tăng bất chấp lo ngại của thị trường
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong không khí cả nước đang chung tay thực hiện mục tiêu kép-vừa chủ động phòng, chống dịch Covid-19 vừa tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh; cán bộ, hội viên, nông dân, các cấp Hội Nông dân cả nước đang ra sức thi đua tham gia thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ XIII, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021".
Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021" được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương tổ chức vào 20h, ngày 2/12/2021 tại Nhà Hát lớn, thủ đô Hà Nội.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam.
Tới dự và phát biểu tại Lễ tôn vinh có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân, cán bộ, hội viên, nông dân một số tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà khoa học liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt có sự tham gia của 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021.
Tiết mục nghệ thuật "Mộc và Việt Nam sẽ chiến thắng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp hình lưu niệm cùng tất cả các nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 có mặt tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu.
Tiết mục nghệ thuật vừa rồi đã thay lời chào kết cho "LỄ TÔN VINH VÀ TRAO TẶNG DANH HIỆU NÔNG DÂN VIỆT NAM XUẤT SẮC 2021". Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi một lần nữa xin được gửi lời cám ơn các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các quý vị đại biểu khách quý, đại diện lãnh đạo các Ban, Đảng, Bộ, Ngành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội…đại diện Hội nông dân 63 tỉnh thành phố, các cơ quan thông tấn báo chí trung ương đã tới tham gia và góp phần tạo nên thành công của chương trình ngày hôm nay.
Kính chúc các Quý vị đại biểu, quý vị khách quý cùng quý vị khán giả đang theo dõi trực tiếp chương trình sức khỏe và thành công!
Trong khuôn khổ của buổi lễ trao giải ngày hôm nay, ngoài việc vinh danh những tấm gương Nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong nhiều nhóm ngành, lĩnh vực, BTC cũng muốn dành thời gian để cảm ơn, tri ân các cá nhân, tổ chức đã đồng hành với các nhà nông trong thời gian vừa qua. Xin được trân trọng cảm ơn các đơn vị đã đồng hành cùng chương trình "Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021":
1. Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền -Nhà đồng tổ chức, tài trợ chính duy nhất
2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Argibank)
3. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel)
4. Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Seed
5. Chi nhánh Công ty TNHH De Heus tại Đồng Nai
6. Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
Người nông dân Việt Nam trong thơ ca luôn gắn với hình ảnh những chiến sĩ quật cường, tay cày tay súng. Trong thời bình, người nông dân còn là "nhà khoa học" với những nghiên cứu, phát minh đồng thời áp dụng khoa học công nghệ, xu thế mới trên thế giới vào mô hình của mình. Từ đó, góp phần xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, đề xuất nhiều phát minh hay, sáng kiến tốt, luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới và luôn gương mẫu tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Quả thật, mỗi hội viên nông dân là 1 tấm gương đi đầu trong công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.
Ảnh: Phạm Hưng.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCNVN và đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam trao danh hiệu NDVNXS cho nhóm nông dân thuộc lĩnh vực chuyển đổi số, xây dựng NTM và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Lĩnh vực Phát minh, Chuyển đổi số, Nông thôn mới, An Ninh tổ quốc gồm nông dân được tuyên dương, gồm:
1. Ông Sơn By – 1959 – Xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
Ông vận động người dân tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nông thôn mới – vận động đồng bào dân tộc Khmer bảo tồn, phát huy nhưng giá trị văn hóa, thi đua sản xuất. Ông được nhận bằng khen của UBND tỉnh vì có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2020.
2. Ông Nguyễn Văn Rô – 1963 – Ấp Giá Ngự, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Ca Mau
Ông sáng chế máy cày siêu nhẹ được bộ Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận. Ông được nhận bằng khen của UBND tỉnh Cà Mau về Thành tích xuất sắc qua các phong trào thi đua góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.
3. Ông Lý Văn Bon – 1967 – Khu vực 1 Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ
Nuôi trồng thủy sản sử dụng công nghệ VietGap kết hợp chế biến theo quy trình khép kín. Diện tích nuôi trồng 6.000m2 mặt nước với 30 lồng bè, sản lượng 600 tấn, doanh thu mỗi năm trên 90 tỷ đồng. Năm 2020 ông được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ.
4. Ông Phạm Ngọc Thân – 1968 - Xã Tân Hoà, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Ông có trang trại Hồ tiêu, cà phê, điều với sản lượng mỗi năm 6 tấn hồ tiêu, 7 tấn cà phê, 5 tấn hạt điều, lợi nhuận 450 triệu/ năm. Ông cũng kinh doanh Yến với thương hiệu Yến sào Hoàng Thân và phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
5. Ông Nguyễn Trọng Duy – 1978 - Xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp, cây lương thực trên diện tích 10ha, cho sản lượng 10 tấn/ năm, thu nhập bình quân 1,2 tỷ đồng. Ông Duy đã đóng góp 900m2 đất góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới
6. Ông Lường Văn Bình – 1987 – Bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Ông tích cực phối hợp với công an, bộ đội biên phòng, kiểm lâm bắt và xử lý các vụ gây rối, tệ nạn xã hội, bảo vệ đường biên quốc gia. Năm 2020, ông được UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.
7. Ông Đặng Văn Đạt – 1960 - Xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
Gia đình ông đã hiến tặng cho xã trên 5000m2 đất vườn để xây dựng trường tiểu học, sân chơi và làm đường. Năm 2019, ông được bằng khen vì có thành tích trong phong trào xây dựng NTM của UBND tỉnh Hà Giang
8. Bà Nguyễn Thị Hồng – 1980 - Xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Có cơ sở nuôi cấy nấm dược liệu bằng công nghệ hiện đại. Với diện tích sản xuất gần 10 nghìn m2, thu nhập năm 2020 trên 40 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho 98 lao động. Năm 2020, bà được nhận danh hiệu thi đua hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp thành phố.
9. Ông Nguyễn Văn Tấn – 1962 - Phường Bình San, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Nuôi cá mú trên diện tích 3ha với 40 học nuôi cá, mỗi học thả nuôi từ 1.500 -2.000 con cá mú Chân Châu, lợi nhuận: 2 tỷ/năm. Ông có 7 lao động thường xuyên với thu nhập từ 10-15 triệu đồng/người/tháng. Ông được nhận bằng khen của UBND tỉnh năm 2020
10. Ông Nguyễn Xuân Oanh – 1978 - Thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ; chăn nuôi đại gia súc, trồng thảo dược dưới tán rừng. Hiện tại, ông đang sở hữu 219ha rừng phòng hộ, 11 ha trồng chuối và sa nhân tím; 20 con trâu giống, 30 con ngựa bạch, cung cấp 3-5 tấn chuối/năm, 60kg cao xương ngựa bạch.
11. Ông Triệu A Sơn – 1974 - Thôn Bẳn Lắp, xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, Lào Cai
Ông đã hiến tặng 5000m đất, trên 300 công, 5.000 cây quế để xây dựng nông thôn mới. Ông có mô hình trồng quế bảo vệ môi trường, giảm nghèo bền vững. Ông nhận bằng khen của UBND tỉnh năm 2020 vì có thành tích xuất sắc trong thi đua Lào Cai xây dựng NTM.
12. Ông Lê Quang Thắng – 1953 - phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Tổng giám đốc Cty CP đầu tư và xây dựng Việt Long: trồng và kinh doanh rau củ quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Công ty có 85 lao động thường xuyên, 830 hộ gia đình lao động liên kết, đóng thuế năm 2020 gần 2,7 tỉ đồng. Ông có Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng ứng dụng công nghệ G-Tex
13. Ông Trương Duy Hoà – 1964 - Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Chi hội trưởng nông dân TDP Khánh Mỹ. Ông tích cực tham gia hoạt động xã hội, từ thiện và vận động hội viên hiến đất làm đường, giúp bà con thay đổi mô hình kinh doanh mang lại thu nhập ổn định. Ông được nhận bằng khen của chủ tịch UBND và Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế vì có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua.
BTC cũng xin chúc mừng một số nông dân Việt Nam xuất sắc vì lý do khách quan nên không thể đến dự lễ tôn vinh vào trao danh hiệu:
Ông Võ Tiến Huy – 1969 - Định An, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng
Ông sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGap trên diện tích 51ha cho sản lượng 500 triệu tấn, cung cấp rau củ quả an toàn cho chuỗi siêu thị Mega Marcet, Lotte, Vinmart – tạo việc làm cho 100 lao động với thu nhập bình quân 100 triệu /người/năm. Ông đã hiến tặng 40m2 đất mặt tiền xây dựng đường nông thôn và đóng góp thường niên cho các hoạt động văn hóa, thể thao và từ thiện.
Những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi" gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân các cấp chú trọng triển khai sâu rộng nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân. Cũng từ đây, chúng ta có những “triệu phú – nông dân” – niềm tự hào của nền kinh tế Nông nghiệp.
Ảnh: Viết Niệm.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng – Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao danh hiệu NDVNSX cho nhóm nông dân thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.
Lĩnh vực sản xuất, chế biến, Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp có 12 nông dân được tuyên dương, gồm:
1. Ông Lê Văn Đạt – 1961 - Khu phố Hải Hòa, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền
Kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây, tre, lá, lục bình, nhựa giả mây…, mỗi năm cung cấp ra thị trường 90.000 đến 110.000 sản phẩm với tổng thu nhập 38 – 45 tỉ, cung cấp việc làm cho 500-550 lao động thường xuyên.
2. Ông Đặng Hoà – 1958 - Phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Sản xuất bao bì, ballet gỗ, trung bình mỗi năm xuất 500 kiện palet. Ông cũng kinh doanh dịch vụ du lịch đường thủy trên sông Hàn, lợi nhuận 1,5 tỉ/ năm. Năm 2020, ông nhận bằng khen của UBND TP.Đà nẵng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.
3. Bà Nguyễn Thị Thảo – 1984 - Thị trấn La Kha, huyện La Grai, tỉnh Gia Lai
Bà trồng cà phê vối kết hợp chế biến cà phê, hạt điều, sản lượng 180 tấn quả tươi/năm, doanh thu khoảng 4,5 tỉ đồng/năm. Bà được nhận giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vì thành tích xuất sắc trong việc trồng, sản xuất, chế biến cà phê theo chuỗi bền vững.
4. Ông Nguyễn Trọng Bằng -1982- Xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Có diện tích sản xuất 350m2 với năng suất 1500kg-2000kg quả thể Đông Trùng Hạ Thảo tươi/năm, doanh thu 6,5 – 7 tỉ đồng. Năm 2021 ông được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ.
5. Ông Đỗ Văn Chiến – 1974 - Xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Chế biến tinh bột sắn, miến dong đạt tiêu chuẩn OCOP, mỗi năm cho ra thị trường 110 tấn thành phẩm. Ông cũng trồng các loại cây trồng như mít, bưởi, trồng cây dược liệu, trồng rừng diện tích 31ha. Năm 2018, ông nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
6. Ông Hoàng Quang Đông – 1980 - xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Có nhà máy 3000m2 sản xuất các sản phẩm cao cấp từ nghệ như Curcumin, viên nghệ, sữa nghệ Nano collagen đạt tiêu chuẩn OCOP, doanh thu 15 tỷ/ năm, lợi nhuận 4.5 tỷ/năm - Đạt hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương năm 2019, 2020.
7. Ông Phạm Đức Trọng – 1952 - Khu 8, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Kinh doanh vật tư nông nghiệp, cung ứng 2.200 tấn phân bón/năm, lợi nhuận 5,2 tỷ/năm. Ông Trọng luôn cam kết bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho người lao động, tích cực tham gia các hội thảo trao đổi kiến thức sản xuất nông nghiệp an toàn.
8. Ông Nguyến Văn Sáu – 1969 - ấp Bình Hoà, xã Bình Thạnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Trồng 60ha Dứa Queen với công nghệ tưới nhỏ giọt cho lợi nhuận mỗi năm trên 2 tỷ đồng. Ông còn tận dụng diện tích mặt nước để nuôi cá. Ông được nhận Giấy khen Nông dân có thành tích điển hình của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh.
9. Ông Nguyễn Văn Ba – 1983 – Xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Sản xuất miến dong Việt Cường với quy mô xưởng 3ha, cho ra 300 tấn/năm có mặt trong các siêu thị lớn và xuất khẩu sang một số nước Châu âu, Đài Loan… Ông cùng hợp tác xã đã phát minh, chế tạo được máy ép miến thủy lực, máy phơi miến và thu miến bán tự động
10. Ông Nguyễn Văn Tuyến – 1975 - Phường Hải Thanh, Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Chế biến nước mắm, nuôi tôm thẻ với diện tích: 8,200m2, sản lượng: 5 triệu lít nước mắm, 4 nghìn tấn mắm tôm mỗi năm, tạo việc làm cho 60 lao động. Ông đã góp hơn 100m2 đường, giá trị gần 1,5 tỷ đồng xây dựng công trình công cộng.
BTC cũng xin chúc mừng một số nông dân Việt Nam xuất sắc vì lý do khách quan nên không thể đến dự lễ tôn vinh vào trao danh hiệu:
11. Bà Trần Thị Ngọc Thảo – 1978 - Xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
Trồng và kinh doanh hoa phong lan trên diện tích 1.200m, cho sản lượng: 300.000 chậu/năm, thu nhập bình quân 4 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng/năm. Bà Thảo còn trực tiếp tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ về khoa học kĩ thuật cho nhiều vườn lan trên địa bàn xã.
12. Ông Nguyễn Ngọc Hoài – 1969 - Khu phố 4, phường Hòa Vinh, Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
Sản xuất phở dai năng suất 250kg/ngày trên diện tích sản xuất 2500 m2 và kinh doanh dịch vụ thu mua gạo, mua bán hàng hóa ống nhựa, hàn tiện, tổng thu nhập hơn 13 tỉ/ năm, tạo việc làm cho 11 lao động thường xuyên, 17 lao động mùa vụ.
Là một trong những ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp luôn đi đầu, mạnh dạn áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 vào các mô hình sản xuất đó là nhóm giải trang trại, tổng hợp, thuỷ hải sản. Có thể nói, đây là nhóm giải có đóng góp to lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Và để mở đầu cho nhóm giải trang trại, tổng hợp, thuỷ hải sản xin được mời quý vị và các bạn theo dõi video phóng sự sau đây.
Ảnh: Phạm Hưng.
Đồng chí Bùi Văn Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và đồng chí Huỳnh Tấn Việt, Uỷ viên Trung ương Đảng - Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương trao danh hiệu NDVNXS cho nhóm nông dân ở lĩnh vực trang trại tổng hợp và thủy hải sản.
Lĩnh vực trang trại, tổng hợp, thuỷ hải sản có 13 nông dân được tuyên dương, gồm:
1. Ông Hoàng Đình Quê – 1970 - Xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Có mô hình trang trại tổng hợp VAC gồm: Nuôi lợn siêu nạc, nuôi Vịt supper, nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp trên tổng diện tích: 37.000m2, thu nhập hàng năm hơn 4 tỉ đồng. Để hạn chế ô nhiễm môi trường, gia đình đã xây dựng "hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi" có diện tích 5.000m2
2. Ông Đặng Văn Bảy – 1971 - Xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Nuôi trồng tôm biển công nghệ cao trên diện tích 25ha, Chứng nhận Mô hình CPF – Combine "Đạt kỷ lục thu hoạch tôm thẻ kích cỡ lớn 15 con/kg". Hàng năm ông cung cấp ra thị trường 400 tấn tôm, thu nhập 2,5 tỷ đồng và tạo việc làm cho 56 lao động.
3. Ông Nguyễn Hữu Thanh – 1970 - Phường Đức Thắng, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Sở hữu 02 chiếc thuyền có tổng công suất 760cv đánh bắt hải sản, tổng lao động 12 người thường xuyên có những chuyến đi biển dài ngày. Thu nhập bình quân hàng năm của mỗi thành viên khoảng 230 triệu đồng/người, được công nhận hộ gia đình SXKD giỏi cấp Trung ương từ năm 2012 đến nay.
4. Ông Lê Văn Bàng – 1963 - Xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Có trang trại chăn nuôi Lợn, Cá, Vịt, con giống diện tích 8,3ha. Năng suất hàng năm từ chăn nuôi lợn thịt là 3600 con; 30 tấn cá; 12.000 con giống và 2500 trứng vịt/ngày – doanh thu 17,5 tỷ, tạo việc làm cho 12 lao động thường xuyên
5. Ông Nguyễn Văn Thành – 1962 - Xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Có trang trại 10ha chăn nuôi gia súc, trồng cà phê, tiêu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản hàng năm cung cấp từ 2.300 - 2.500 con heo giống – Lợi nhuận 1,2 tỉ/năm, sử dụng khoảng 700-900 công lao động thời vụ. Ông cũng là đại biểu Nông dân thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020
6. Ông Dương Văn Dũng – 1961 – Thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Trồng cam, bưởi; chăn nuôi lợn, gà, chim bồ câu. Ông có trang trại trên 6ha với 10 con lợn, gần 200 con gà thả vườn, 150 bồ câu, 1.300 cây cam đồng tiền, 400 cây bưởi. Năm 2020, ông nhận bằng khen của Thủ tướng CP vì Có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ TQ.
7. Ông Phạm Văn Tam – 1967 - Xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Có trang trại trồng cây ăn quả, keo, tràm, ao hồ, chuồng trại trên 70.000m2. Sản lượng hàng năm 60 con lợn nái; 1200 con lợn thương phẩm; 40.000 con gà; 1.000 con vịt đẻ; 15-20 tấn cá - Lợi nhuận: 1,2 - 1,3 tỷ/năm. Ông được nhận Huân chương Lao động hạng Ba năm 2020
8. Ông Nguyễn Xuân Cần – 1980 - Xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Có trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạc công nghệ Vi sinh Semi- Biofloc diện tích 8ha, có sản lượng: 160 tấn/năm, doanh thu 24 tỷ/ năm, cung cấp việc làm cho 20 lao động thường xuyên và 30 lao động mùa vụ
9. Ông Trần Như Kiên – 1977 - Xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Có trang trại trồng cây ăn quả, Chăn nuôi lợn 7,7 ha, sản lượng hàng năm 14 tấn quả/ha, 350 tấn lợn hơi; 300 con lợn giống, lợi nhuận năm 2020 là 12 tỷ đồng. Năm 2018, sản phẩm Nhãn của HTX Phương Nam được xuất khẩu sang Mỹ. Ông được biểu dương Danh nhân tiêu biểu Việt Nam – ASEAN 2020.
10. Ông Phan Văn Mật – 1951 - Xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Kinh doanh cá thịt, ươm cá con và trồng nhãn. Ông có 16.000m2 diện tích sản xuất, lợi nhuận hàng năm trên 1,5 tỉ đồng. Ông Mật thường xuyên hỗ trợ cá con các hộ nghèo có nhu cầu chăn nuôi với giá trị hàng năm trên 120 triệu đồng.
11. Ông Đỗ Văn Quyền – 1964 - Xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Trồng thanh long ruột đỏ, nuôi lợn, trồng cây keo với lợi nhuận 1 tỉ đồng mỗi năm. Quy mô trang trại 5000 cây thanh long, tổng đàn 2000 con lợn/ lứa, 4ha diện tích trồng keo. Mỗi năm trang trại của ông cung cấp được 10 tấn thanh long, 440 tấn lợn thịt và 48 tấn keo ra thị trường.
BTC cũng xin chúc mừng một số nông dân Việt Nam xuất sắc vì lý do khách quan nên không thể đến dự lễ tôn vinh vào trao danh hiệu:
12. Ông Nguyễn Văn Khải – 1965 - Xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Lòng An
Sở hữu 4ha nuôi tôm thẻ, tôm sú sạch theo mô hình lót bạt kín ao nuôi và sử dụng màng lưới tất cả từ ao ươm đến ao nuôi và ao lắng, ứng dụng công nghệ cao. Lợi nhuận hàng năm trên 2,2 tỷ, mỗi lao động có thu nhập từ 10 triệu/người/tháng.
13. Ông Phạm Văn Sửu – 1958 - Xã An Trạch Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
Có diện tích 30ha nuôi tôm thẻ, tôm sú, sử dụng 200 lao động, cung cấp ra thị trường 400 tấn/ năm. Ngoài ra ông cũng kinh doanh xăng dầu, thức ăn tôm thẻ chân trắng, tô sú và các loại dụng cụ phục vụ nuôi tôm với tổng thu nhập 100 tỷ đồng, lợi nhuận: 8 tỷ đồng
Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho ngành nông nghiệp nhằm cung cấp thực phẩm, nguyên liệu sản xuất và sức lao động. Có thể nói, những con số ấn tượng qua hàng năm đã thể hiện rất rõ vị thế và tiềm năng của ngành chăn nuôi nước ta. Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi khám phá những thông tin, số liệu quý giá cũng như những gương nông dân điển hình qua một phóng sự về lĩnh vực chăn nuôi!
Ảnh: Viết Niệm.
Đồng chí Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban An ninh quốc phòng Quốc hội và đồng chí Lê Quốc Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao danh hiệu NDVNXS cho nhóm nông dân trong lĩnh vực chăn nuôi.
Nhóm chăn nuôi có 12 nông dân xuất sắc được tuyên dương, gồm:
1.Ông Giàng Văn Tiến – 1984 – Xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Chăn nuôi và kinh doanh trâu, bò. Lợi nhuận từ việc chăn nuôi 700 – 850 triệu/ năm, từ việc buôn bán trâu bò khoảng 550 triệu/ năm. Ông được nhận bằng khen của UBND tỉnh vì có thành tích tiêu biểu phong trào dân vận khéo, giai đoạn 2018 – 2020.
2.Ông Trần Văn Tường – 1962 - Phường Trang Hạ, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Có 2 khu trang trại chăn nuôi gà giống đẻ trứng với tổng diện tích 6000m2 - ấp nở xuất ra ngoài thị trường khoảng 300.000 gà giống/tháng với tổng doanh thu khoảng 12 tỷ đồng/ năm, Tạo việc làm ổn định cho 20 lao động với mức thu nhập từ 6-30 triệu đồng/ tháng.
3. Ông Đinh Ngọc Khương – 1967 - Xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Trồng cây ăn trái, cây cao su; chăn nuôi và kinh doanh gà giống, gà thịt thương phẩm; cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Ông có 12ha đất sản xuất nông nghiệp và trại gà công nghệ cao, tổng đàn hơn 600 nghìn con, doanh thu 1 năm trên 90 tỷ đồng.
4. Ông Lê Văn Quyết – 1960 - Thị trấn Long Thành, Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Ông nuôi gà công nghệ cao trên diện tích 2,3ha, cho sản lượng 3500 tấn/ năm, mang lại hiệu quả kinh tế 6 tỷ đồng/ năm. Hợp tác xã của ông đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 50 người với thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng.
5. Ông Nguyễn Văn Nam – 1980 - Xã Cổ Dung, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
Chăn nuôi và sản xuất lợn thịt, gà Ri lai, vịt trời, chim bồ cao theo quy trình khép kín từ sản xuất con giống đến nuôi thịt thương phẩm xuất bán. Tổng diện tích khu chuồng 23,500m2, cung ứng ra thị trường khoảng 430 tấn thịt các loại. Từ 2019, gia đình ông đã trồng thêm cây lúa Nếp Quýt đạt 10 tấn/ năm.
6. Ông Nguyễn Việt Tân – 1981 - Xã Vạn Thọ huyện Văn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Chăn nuôi gà thả vườn với tổng diện tích chuồng nuôi: 1.200m2, quy mô 10.000 con/lứa, Gia đình ông Tân có 4 máy gặt đập liên hợp cho thuê trong các vụ thu hoạch lúa. Tổng thu nhập bình quân 2 tỉ đồng/năm. Năm 2020, ông được nhận danh hiệu "trí thức tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa"
7. Ông Nguyễn Văn Thục – 1971 - Xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Thành lập HTX chăn nuôi lợn đa dạng sinh học; Có các sản phẩm 3 sao OCOP: Thịt lợn thảo dược; Xúc xích Hiền Thục. Ông cải tạo vườn cây lưu liên, trồng hoa; chiết xuất tinh dầu. Tổng lợi nhuận 1,4 tỉ/ năm. Ông được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định.
8. Bà Vũ Thị Thanh Huyền – 1978 - Xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Bà có trên 4.000m2 đã quy hoạch xây dựng 6 trang trại nuôi gà và có 12 lò ấp trứng, sản phẩm cung cấp ra thị trường đảm bảo tiêu chuẩn Vệ sinh an toàn. Tổng doanh thu hàng năm trên 19 tỷ, lợi nhuận gần 2 tỉ đồng, tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên.
9. Ông Lê Đình Vững – 1981 - Xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
Có trang trại chăn nuôi tổng hợp tổng diện tích 3ha. Năm 2020, trang trại có 300 con lợn thịt sản lượng 440 tấn, 59.000 con gà sản lượng 106 tấn thu về lợi nhuận 1,8 tỉ đồng. Ông còn cung cấp các loại rau củ quả, cá cho các nhà máy tại Đông Hà và các tỉnh lân cận.
10. Ông Nguyễn Văn Thoa – 1965 - Xã Thuỵ Việt, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình
Sản xuất, cung ứng gà giống theo công nghệ VietGap với 27 máy ấp trứng công nghệ cao, lò ấp gần như tự động hoàn toàn đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm cho trứng phát triển và nở đúng kỳ. Năm 2020, sản lượng là 2.700.000 con, thu về lợi nhuận 1,15 tỉ đồng
11. Ông Hoàng Văn Liêm – 1986 - Xã Xuân Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Chăn nuôi trâu, bò thương phẩm, trâu bò giống và trồng rừng. Mỗi năm ông cung cấp ra thị trường gần 2000 con thu lợi nhuận 2 tỉ đồng và tạo việc làm ổn định cho 10 lao động.
12. Bà Trần Thị Lệ - 1967 - Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Chăn nuôi heo thịt với sản lượng 500 tấn và lợi nhuận 4 tỷ đồng/ năm - sử dụng máng uống tự đồng, áp dụng biện pháp an toàn sinh học, chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn VietGap. Bà còn tham gia kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm lợi nhuận 768 triệu/ năm.
Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ lực – niềm tự hào của Nông nghiệp nước ta. Năm 2021 ngành Nông nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ của biến đổi khí hậu và dich COVID- 19 kéo dài, song lĩnh vực trồng trọt đã đạt được kết quả toàn diện, góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm và là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Nói đến nông dân trong lĩnh vực trồng trọt thời đại mới là nói đến những “nhà nghiên cứu” tập trung sản xuất các mặt hàng nông sản có chất lượng tốt, sạch, an toàn.
Ảnh: Viết Niệm.
Đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT và đồng chí Nguyễn Long Hải, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng - Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương trao danh hiệu NDVNXS cho nhóm nông dân trong lĩnh vực trồng trọt.
Nhóm trồng trọt có 12 nông dân xuất sắc được tuyên dương, gồm:
1. Ông Nguyễn Quốc Hùng – 1965 - Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Trồng bưởi da xanh và lúa giống trên diện tích 27ha, sản lượng mỗi năm 20 tấn, lợi nhuận hàng năm trên 1 tỉ đồng, đóng góp phúc lợi xã hội hàng năm trên 100.000.000 đồng, cung cấp việc làm cho 50 lao động thường xuyên.
2. Ông Tống Văn Tình – 1960 - Xã Long Hà, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
Ông có 8ha vườn trồng quýt đường, 5ha hạt điều và 2h trồng mít nghệ, cho lợi nhuận hàng năm 5 tỉ đồng, tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên. Ông đã giúp đỡ hơn 20 hộ dân về vốn và khoa học kỹ thuật để vươn lên thoát nghèo.
3. Bà Nguyễn Hồng Minh – 1969 - Phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Có diện tích vườn đồi 7,3ha trồng cây hạt dẻ, trám đen, mận, cam, bưởi. Bà áp dụng mô hình sản xuất gắn với bảo quản, sản xuất thực phẩm sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, tạo thu nhập mỗi lao động khoảng 14 triệu đồng/ tháng.
4. Ông Nguyễn Anh Dũng – 1969 - Xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
Ông đã lai tạo thành công 7 giống lúa được thị trường ưa chuộng, đặc biệt là giống Ngọc Đỏ Hương Dứa. Ông có 7,2ha trồng lúa giống, sản lượng 289 tấn từ năm 2018-2020, lợi nhuận mỗi năm hơn 2 tỉ đồng.
5. Bà Hoàng Thị Gái – 1971 - Xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Trồng đậu tương theo quy trình của Nhật Bản trên diện tích 50ha, sản lượng đạt 400 tấn/vụ, doanh thu 4 tỉ đồng/ năm. Gia đình bà còn thành lập Cơ sở sản xuất rượu Hoàng Quân khai thác nguồn nguyên liệu lúa nếp cái hoa vàng tại địa phương.
6. Bà Võ Thị Hằng – 1972 - Xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Có mô hình kết hợp trồng mít, sầu riêng, bơ, bắc và nuôi cá với tổng diện tích 6,5ha, thu lợi nhuận 1,1 tỉ đồng 1 năm. Bà đã giúp được 15 hộ thoát nghèo bền vững và giúp 150 lao động có việc làm ổn định thường xuyên.
7. Ông Phan Đình Đường – Xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Trồng cây keo trên 30ha, trồng chè trên 2ha, chế biến chè khô và kinh doanh hàng tạp hóa; phân bón; vận tải. Tổng doanh thu trên 20 tỷ/năm. Ông được nhận bằng khen của Thủ tướng CP năm 2020 là ND tiêu biểu xuất sắc trong lao động, sản xuất kinh doanh.
8. Ông Hoàng Văn Oanh – 1971 - Xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Trồng và liên kết canh tác 15ha cỏ voi; chăn nuôi 100 con trâu, bò và nuôi trồng thuỷ sản với diện tích mặt nước thả cá 30ha. Sản lượng từ cây cỏ voi là 180 tấn, từ hồ cá là 120 tấn/ năm. Ngoài ra ông cũng kinh doanh thịt trâu tươi, khô có lợi nhuận 3 tỉ đồng/ năm.
9. Ông Nguyễn Văn Thành – 1976 - Xã Thới Hòa, Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long
Trồng cam sành trên đất lúa có diện tích 6,7ha với 18 lao động thường xuyên, cho năng suất 120 tấn/ha mỗi năm. Ông tự chế máy tưới nước, máy phun thuốc, máy tưới phân, chỉ cần 2 lao động có thể canh tác trên toàn bộ diện tích đất trồng.
10. Ông Nguyễn Văn Mọi – 1948 - Xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Ông trồng nho, tổ chức tham quan và bán các sản phẩm từ nho. Sản phẩm "Nho Ba Mọi", được canh tác theo hướng VietGap và được cấp giấy chứng nhận từ năm 2010 đến nay, đạt chứng nhận 4 sao OCOP. Sản lượng 30 tấn/năm với doanh thu trên 40 tỉ/ năm.
11. Bà Hồ Thị Diên – 1977 - Xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Bà có 65 ha trồng keo, quế, sản lượng: 3.000 tấn keo, 1 tấn quế, lợi nhuận trên 1,3 tỉ mỗi năm, tạo việc làm cho 30 lao động. Bà được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2017: có thành tích xuất sắc góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
12. Ông Trần Văn Công – 1964 - Xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.
Sản xuất lúa giống cho sản lượng 180 tấn/năm, giá trị hàng hóa của hộ gia đình năm 2017, 2018 và ước tính năm 2019 là khoảng 3,3 tỉ đồng. Năm 2020, ông được nhận bằng khen của Bộ NN&PTNT trong việc phát triển hợp tác xã đạt hiệu quả tốt.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước xác định có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Đồng chí ĐỖ VĂN CHIẾN - Bí thư Trung ương Đảng - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại lễ tôn vinh. Ảnh: Lê Hiếu.
Bởi vậy, đầu tư phát triển toàn diện, bền vững Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó Nông dân vừa là chủ thể vừa là trung tâm hướng đến của các chính sách; tôi đánh giá cao Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (một tổ chức thành viên rất tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã có sáng kiến phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, các tỉnh thành và cơ quan liên quan tổ chức chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2021” với 5 hoạt động chính, trong đó điểm nhấn là bình chọn, tôn vinh, trao danh hiệu nông dân xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc năm 2021.
Nhân dịp này tôi trân trọng đề nghị các cấp Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa một số nhiệm vụ sau:
Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đẩy mạnh các phong trào thi đua do Trung ương Hội Nông dân phát động; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; cấp ủy, chính quyền địa phương, động viên Nông dân nói chung, hội viên nông dân nói riêng khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái, phát triển toàn diện nông lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; tạo ra sản phẩm có thương hiệu, giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân nông thôn. Phấn đấu thực hiện bằng được Di huấn của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, giàu, người khá, giàu thì giàu thêm”.
Hai là, các cấp Hội Nông dân cần tích cực hơn nữa phối hợp triển khai thực hiện Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội, trực tiếp là Nghị quyết 128-NQ/CP của Chính phủ; Căn cứ chỉ đạo cụ thể của cấp ủy, chính quyền địa phương, đẩy mạnh vận động hội viên nói riêng và nông dân nói chung thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Trong lúc khó khăn, Nông nghiệp, kinh tế nông thôn phải thực sự là “trụ đỡ” hỗ trợ ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống của nhân dân để cùng với đất nước vượt qua đại dịch, tiếp tục phát triển.
Ba là, trong xu thế hội nhập toàn cầu, với cuộc cách mạng 4.0, Hội Nông dân Việt Nam cần phối hợp chặc chẽ với các bộ, ngành địa phương lựa chọn nội dung “có tính chất đột phá”, góp phần giải quyết những “nút thắt” hiện nay, để Nông nghiệp nói riêng, kinh tế nông thôn nói chung bứt phá trong thời gian tới.
Hội Nông dân chúng ta sẽ làm gì trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học thế nào để tạo ra được sản phẩm hàng hóa có giá trị thương hiệu sản phẩm có thể cạnh tranh được thị trường trong nước, khu vực và thế giới… Tất nhiên, một mình Hội Nông dân không thể làm được mà Hội chúng ta là người hiểu sâu sắc nhất bà con nông dân cần Nhà nước hỗ trợ gì, từ đó chủ động đề xuất, tham mưu và phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng triển khai thực hiện với mục đích xuyên suốt là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nông dân và xây dựng nông thôn mới phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước.
Xem toàn văn bài phát biểu của đồng chí ĐỖ VĂN CHIẾN - Bí thư Trung ương Đảng - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TẠI ĐÂY
Đồng chí LƯƠNG QUỐC ĐOÀN - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu.
Phát biểu khai mạc tại Lễ Tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021, đồng chí Lương Quốc Đoàn – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: Vượt lên những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, vượt qua những thách thức trong sản xuất và thị trường; vượt qua những mất mát, khó khăn bởi đại dịch Covid-19, nông dân Việt Nam trong 2 năm qua, đặc biệt là năm 2021 tiếp tục vượt khó vươn lên, đoàn kết, sáng tạo giúp nhau giảm nghèo, làm giàu cho mình, cho quê hương, đất nước và chung tay xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, đô thị văn minh.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nông dân đã hăng hái thi đua lao động, sản xuất; thực hiện các phong trào thi đua do Hội Nông dân Việt Nam phát động và tổ chức, nhất là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh…
Từ thực tiễn cuộc sống và phong trào thi đua yêu nước, đã xuất hiện những gương nông dân điển hình tiên tiến, nông dân xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; cải tiến giải pháp kỹ thuật và sáng chế, sáng tạo; xây dựng mô hình kinh tế tập thể, chuỗi liên kết sản xuất; tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao; ngư dân bám biển, nông dân bám biên giới vừa phát triển kinh tế, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhiều nông dân đã hăng hái góp công, góp sức, góp tiền, vật liệu để xây dựng đường, cầu cho con em tới trường, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, cứu trợ người dân đang gặp hoạn nạn, thiên tai, dịch bệnh Covid-19.
Những việc làm thiết thực đó là xuất phát từ trái tim, tình cảm yêu thương, tinh thần tự lực tự cường, tương thân tương ái và đại đoàn kết dân tộc của giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cũng nhờ tinh thần và sức mạnh đó mà nông nghiệp, nông thôn nước ta trong nhiều năm qua là “trụ đỡ” của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Đây cũng chính là những tấm gương hiện hữu điển hình để Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu, xây dựng mẫu người nông dân mới, người nông dân văn minh. Vinh danh Nông dân Việt Nam suất sắc là tôn vinh công sức, tài năng, đạo đức, sự sáng tạo của người nông dân vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam vững mạnh và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cũng lan tỏa mạnh mẽ về mẫu hình người nông dân mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phóng sự tổng quan về chương trình Tự hào nông dân Việt Nam và những hoạt động đã được tổ chức trong 1 năm vừa qua. (Thực hiện: Truyền hình Dân Việt)
Đến tham dự chương trình còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo các Ban, Đảng, Bộ, Ngành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội…đại diện Hội nông dân 63 tỉnh thành phố, các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và đặc biệt là sự hiện diện của 63 nông dân xuất sắc năm 2021. Kính thưa quý vị, Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vì điều kiện công tác không thể tham dự sự kiện ý nghĩa này đã gửi lẵng hoa tươi thắm chúc mừng. Ban Tổ Chức xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tình cảm của Chủ tịch nước đến với chương trình “Lễ tôn vinh và trao danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021”.
Tới tham dự buổi Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ngày hôm nay có:
1. Đồng chí VƯƠNG ĐÌNH HUỆ - Uỷ viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCNVN
2. Đồng chí ĐỖ VĂN CHIẾN - Bí thư Trung ương Đảng - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
3. Đồng chí BÙI VĂN CƯỜNG - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
4. Thiếu tướng LÊ TẤN TỚI - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban An ninh quốc phòng Quốc hội
5. Đồng chí HUỲNH TẤN VIỆT - Uỷ viên Trung ương Đảng - Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương
6. Đồng chí LÊ HOÀI TRUNG - Ủy viên Trung ương Đảng – Trưởng ban Đối ngoại Trung ương
7. Đồng chí LƯƠNG QUỐC ĐOÀN - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
8. Đồng chí LÊ QUỐC MINH - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
9. Đồng chí NGUYỄN LONG HẢI - Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng - Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương
10. Đồng chí BÙI QUANG HUY - Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng – Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCSHCM
Bên cạnh đó, tham dự Lễ Tôn vinh, còn có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; lãnh đạo các Ban của Đảng, lãnh đạo các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội, các đồng chí Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương; Hội Nông dân các tỉnh/thành cả nước, các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan thông tấn báo chí. Đặc biệt là sự có mặt của 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc đại diện cho các tỉnh/thành đã về dự Lễ Tôn vinh.
Bước sang năm 91 của Hội Nông dân, chúng ta trải qua những năm tháng lạ kì, khắc nghiệt nhất của toàn nhân loại. Những người nông dân cũng không nằm ngoài làn sóng đó. Những khó khăn đến từ dịch bệnh, thiên tai và dãn cách trong 1 thời gian rất dài. Chúng ta chứng kiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhiều mặt hàng nông sản rơi vào tình trạng ùn ứ... gây ra nhiều tổn thất cho quá trình kinh doanh, sản xuất của người nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
Thông qua tác phẩm, việc khắc hoạ những vấn đề mà người nông dân đang gặp phải, chúng tôi không muốn "than thở về khó khăn" mà muốn cho mọi người cùng nhìn thấy vẻ đẹp của sự quật cường, trí tuệ và sự sát sao của Hội Nông dân các cấp trong quá trình xây dựng giải pháp và lãnh đạo. Hơn nữa, thông qua đó thấy được tinh thần "lá lành đùm lá rách", "sẻ chia" của toàn dân ta trong những ngày dịch bệnh...
Những câu hát rất đẹp của ca khúc "Thênh thang đường mới" như một lời chào của các nghệ sĩ dành cho toàn thể quý vị đại biểu, quý vị khách quý và 63 Nông dân xuất sắc đang có mặt trong hội trường ngày hôm nay.
Phó Chủ tịch UBND xã Thu Cúc (tỉnh Phú Thọ mới, sau sáp nhập Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) Hà Thị Tố Nguyệt cho biết thêm: Xã có gần 30 cán bộ, công chức là cán bộ của huyện Tân Sơn cũ và các xã lân cận được điều động đến làm việc. Tuy khoảng cách từ nhà đến xã gần 20km nhưng các cán bộ đều nỗ lực làm viêc, có những hôm làm xong việc đã 23 giờ đêm mới về nhà, nhưng sáng hôm sau đã có mặt sớm tại trụ sở làm việc.
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cùng các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đến đảo Phú Quý( tỉnh Bình Thuận cũ) dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đặc khu Phú Quý, nhấn mạnh đến xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả kinh tế biển...
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế hoạch thanh tra chuyên đề diện rộng, với hơn 898 dự án thuộc diện rà soát. Mục tiêu là làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và những vướng mắc pháp lý tại các dự án này.
Tại vùng đất từng oằn mình trong đói nghèo như xã Hướng Hiệp (Quảng Trị), mỗi mái nhà mới được dựng lên, mỗi đàn bò được trao, mỗi người con xuất khẩu lao động gửi tiền về… đều là minh chứng sống động cho hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững góp phần tạo nên một Hướng Hiệp hôm nay ấm no, khởi sắc.
Phim hành động mới nhất của Điện ảnh Công an Nhân dân tái hiện vụ cướp máy bay có thật, hứa hẹn những pha hành động nghẹt thở và chân thực.
Hà Nội đề xuất giao UBND cấp xã xác nhận điều kiện thu nhập cho người thu nhập thấp không có hợp đồng lao động khi mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhằm kiểm soát đúng đối tượng thụ hưởng.
Một số hộ nông dân xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên cũ) đã cải tạo ruộng kém hiệu quả, khu đất bỏ hoang để nuôi ốc bươu đen-ốc nhồi (là loại ốc đặc sản). Nổi lên trong mô hình nuôi ốc bươu đen là ao nuôi của anh Đỗ Duy Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã.
Chiều 25/7, xã Vị Xuyên tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.
Theo nhiều sinh viên, trường Đại học Điện lực tăng học phí lên đến 20% cho khóa học cũ và 30-40% cho khóa mới là con số chưa phù hợp, gia đình không thể xoay xở.
Cổ phiếu bất động sản SJS tăng gần 50% sau 6 phiên “tím lịm”, vươn lên nhóm đắt giá nhất sàn. Nhưng nghịch lý là Chủ tịch HĐQT lại không sở hữu cổ phần nào tại thời điểm chốt quý 2/2025.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố trong vòng đàm phán thứ ba ở Istanbul đã đạt được một thỏa thuận mang tính nguyên tắc về cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Tác giả Niê A Dũng gửi về cuộc thi viết "Việt Nam trong tôi" do báo điện tử Dân Việt phát động bài thơ mang tên "Đất nước".
Bức xúc vì trọng tài đưa ra quyết định gây tranh cãi, HLV Kim Sang-sik đã ra sát đường biên phản ứng và lập tức phải nhận 1 thẻ vàng từ vị “vua áo đen” điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Philippines.
Điều tra vụ chiếc vali bốc mùi nghi chứa thi thể nữ ở TP.HCM; người đàn ông nổ súng khi cảnh sát kiểm tra hành chính; Bộ Tài chính lên tiếng về một Vụ trưởng tử vong tại Cơ quan Bộ... là những tin nóng 24 giờ qua.
Bà Phạm Thị Diêm, xã Xuân Sơn, TPHCM (trước sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TP HCM, xã Xuân Sơn thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vươn lên làm giàu nhờ nuôi heo rừng lai. Mô hình nuôi loại heo đặc sản này giúp bà Diêm có doanh thu hơn 1 tỷ/năm.
Anh Phạm Minh Đức, Chủ nhiệm CLB Chim săn mồi tỉnh Cà Mau (mới), cho biết, hiện CLB có 15 thành viên chính thức, ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau, nhưng có chung niềm đam mê biến những con chim rừng, chim hoang dã như chim đại bàng, diều hâu, cú mèo, chim cắt...trở nên gần gũi, biết nghe lời.
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Ninh Bình mới (bao gồm 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam cũ) đang diễn biến phức tạp, đặc biệt sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình, tính đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại 19 xã, phường, buộc phải tiêu hủy hơn 3.000 con lợn, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi địa phương.
Giữa đại ngàn xanh thẳm của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng mới, sau sáp nhập tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận), quần thể 108 cây thông hai lá dẹt-loài cây cổ thụ đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng nhau trải qua 14 ngày, đi qua 10 tỉnh, thành phố, khám phá những vùng đất giàu bản sắc văn hóa và lịch sử; cùng nhau vun đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Nghe đến đâu, tôi thấy như ai đó vừa vạch ra con người mình đến đó.
Tối ngày 25/7, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Hà Tĩnh vinh dự trở thành trung tâm của võ thuật Châu Á với lễ khai mạc Giải Vô địch Pencak Silat Châu Á 2025.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tấn công Okinawa, quân đội Nhật ép buộc người Lưu Cầu tự sát, còn mở cuộc tàn sát người dân Lưu Cầu. Dẫn đến dân số Lưu Cầu giảm một phần tư trong chiến tranh thế giới thứ hai.
U23 Indonesia đã giành chiến thắng trong cuộc đọ sức rất kịch tính với U23 Thái Lan tại vòng bán kết giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 để lọt vào trận chung kết gặp U23 Việt Nam.
Triều đại hưng suy thay đổi, nhân gian vật đổi sao dời nhưng dưới lòng đất lăng mộ ngàn năm của Tần Thủy Hoàng trải qua phong sương vẫn không bị xói mòn. Vinh quang và trí tuệ của đế chế cổ đại đã khép lại nhưng vô số điều vẫn còn là ẩn đó với hậu thế.
Theo tử vi, người sinh vào một số khung giờ Âm lịch nhất định thường mang số mệnh kiên cường, càng trải đời càng vững vàng.
Lễ trao trả hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) lần thứ 170 diễn ra vào thời điểm đặc biệt với cả hai nước. Phía Việt Nam đã bàn giao cho phía Hoa Kỳ 3 hòm đựng hài cốt, là kết quả của nỗ lực tìm kiếm mới đây của đội tìm kiếm hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa.
Công an tỉnh Quảng Ninh đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương nhận đỡ đầu cháu bé 10 tuổi, một trong những nạn nhân sống sót trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh QN-7105 xảy ra trên vịnh Hạ Long ngày 19/7 vừa qua.
Mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã gửi thư ngỏ tới du khách về vụ tai nạn trên vịnh Hạ Long. Đồng thời, đơn vị này cũng gửi lời cam kết về các tiêu chí an toàn khi vận hành tàu du lịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai vừa triển khai rà soát hiện trạng các trường học, đề xuất đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú tiểu học và THCS tại các xã biên giới.
Phát biểu tại Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã Gia Phú, ông Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đưa Ngày hội hướng về cơ sở, đến từng thôn, xóm, khu dân cư.