Gần 30 đối tượng ném chai xăng, đập phá tiệm tóc ở Long An
Nhóm đối tượng gần 30 người cầm hung khí, chai bia có chứa xăng đã đốt trước cửa tiệm, đập phá tủ bánh bánh mỳ cùng nhiều tài sản.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đối với Liên Xô, nguyên liệu thô: ngũ cốc, gỗ, than đá, dầu mỏ luôn là nguồn tiền tệ chính cho việc giao thương bên ngoài khối Liên Xô. Vàng đóng vai trò như một vật phẩm cân bằng, làm phương tiện dự phòng. Nếu thu nhập đủ, thì việc bán vàng ở mức thấp. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, doanh số bán vàng tăng lên, và về mặt này, kim loại quý có thể được coi là một trong những chỉ số đánh giá sự ổn định của nền kinh tế Liên Xô. Đến năm 1953, dự trữ vàng của Liên Xô đạt tối đa 2.049,8 tấn, điều này phản ánh đầy đủ sự phát triển nhanh chóng của đất nước.
Đất nước rộng lớn nhất thế giới, giàu tài nguyên thiên nhiên Liên Xô đã phải “ăn đong” bằng việc bán kim loại quý, dầu, gỗ… Nguồn: eastafro.com
Đến thời điểm đó đầu tư không còn trải rộng mà chuyên sâu: đất nước đang chuyển sang công nghiệp tự động hóa, các lĩnh vực chuyên sâu về khoa học - điện tử, năng lượng hạt nhân, du hành vũ trụ đóng vai trò rất lớn. Nguồn tích trữ được tạo ra dưới thời Stalin đã giúp cho việc tăng sản lượng năng động cho đến cuối những năm 1950, ngay cả khi thất bại của các cải cách phân quyền được áp dụng sau khi nhà lãnh đạo Liên Xô này qua đời.
Nhưng đến đầu thập kỷ mới, nền kinh tế bắt đầu suy giảm, ban lãnh đạo đứng đầu là Khrushchev, bắt đầu bù đắp bằng cách bán vàng dự trữ. Lô đầu tiên 148,7 tấn đã “xuất ngoại” ngay sau khi Stalin qua đời. Những năm 1963-1964, khi Liên Xô buộc phải mua ngũ cốc nước ngoài do mùa màng thất thu, 1.244 tấn kim loại quý đã được tung ra thị trường. Tổng cộng, khoảng 2.900 tấn đã bị lãng phí trong 12 năm, theo nhà kinh tế học Valentin Katasonov trong cuốn sách "Nền kinh tế của Stalin".
Nếu không nhờ hoạt động khai thác kim loại quý, trung bình 250 tấn mỗi năm kể từ khi bắt đầu "tan băng", Liên Xô có thể dễ dàng bị bỏ rơi hoàn toàn - hoặc không có vàng, hoặc không có cơ hội "bắt kịp và vượt lên Mỹ". Tuy nhiên, vào cuối triều đại của Khrushchev, ngành này được phép giữ trữ lượng, theo sử gia Oleg Kropotov, là 1.600 tấn.
Những năm 1965-1971, dòng chảy vàng từ Liên Xô tạm thời dừng lại. Nỗ lực của Brezhnev nhằm mang lại làn gió thứ hai cho nền kinh tế Liên Xô với sự trợ giúp của các hình thức quản lý mới thoạt đầu đã thành công. Tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội (GDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn 5 năm lần thứ tám (1966-1970) đạt 7,4%, thu nhập quốc dân tăng 42% (bình quân hàng năm tăng 7,7%). Trong thời kỳ này, việc hình thành hệ thống năng lượng thống nhất của phần châu Âu của đất nước đã được hoàn thành, và hệ thống năng lượng thống nhất của Trung Siberia được hình thành.
Tổ hợp sản xuất dầu khí Tyumen bắt đầu phát triển. Kế hoạch 5 năm lần thứ tám được gọi là "Vàng", nhưng trớ trêu thay, sau đó Liên Xô lại tiếp tục phải trông cậy đến nguồn vốn kim loại quý. Trong giai đoạn 5 năm lần thứ chín, việc bán ra nguồn dự trữ này bùng nổ, do tiềm năng phát triển đã cạn kiệt, nhường chỗ cho sự chậm lại dần dần. Chính trị cũng bị ảnh hưởng - sau các sự kiện ở Tiệp Khắc và Ba Lan, giới lãnh đạo không sẵn sàng cung cấp nhiều tự do hơn nữa trong nền kinh tế.
Trong những năm 1971-1975, tỷ lệ tăng GDP hàng năm đã giảm 1% - còn 6,4%; thu nhập quốc dân giảm 2% - còn 5,7%. Và điều này bất chấp thực tế là sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào tháng 10/1973 và sự gia tăng giá năng lượng sau đó, đồng USD đã đổ vào Liên Xô theo đúng nghĩa đen. Năm 1970, Liên Xô nhận được gần 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu "vàng đen", và năm 1975, theo cuốn sách thống kê "Ngoại thương của Liên Xô 1922-1981" - xấp xỉ 8,08 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái trung bình.
Tình hình trên thị trường dường như mang lại cho Liên Xô một cơ hội khác để khởi động lại nền kinh tế. Nhưng thay vì đầu tư hoàn toàn vào sự phát triển của ngành công nghiệp, người ta lại tập trung vào việc thu được lợi nhuận siêu ngạch từ các nguồn năng lượng - vì sự phát triển của các mỏ ở Tây Siberia đã làm cho nó có thể thỏa mãn mọi tham vọng. Về số lượng, "vàng đen" từ Liên Xô được chuyển ra nước ngoài tăng từ 66,8 triệu tấn năm 1970 lên 119 triệu tấn năm 1980. Năm 1981, ngân sách thu từ dầu mỏ lên tới 32 tỷ USD.
Song song với dầu, các mặt hàng khác cũng bị vắt kiệt để xuất khẩu, nhưng nếu năm 1970, máy móc thiết bị vật tư xuất ra nước ngoài chiếm 21,5% thì năm 1980 - 15,8%. Tỷ trọng nhiên liệu và điện tăng tương ứng từ 15,6% lên 46,9%. Và điều này bất chấp thực tế là Liên Xô đã bán rất nhiều nguyên liệu thô khác ra nước ngoài như gỗ, than, kim loại, kể cả vàng. “Hầu hết sản lượng kim loại vàng hàng năm được bán phá giá trên thị trường thế giới để bù đắp phần nào cho hiệu quả suy giảm của nền kinh tế Liên Xô. Trên thực tế, quốc gia này đã mắc vào "cây kim vàng", và kể từ năm 1973, sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng năng lượng, giá "vàng đen" đã tăng mạnh - mắc thêm "cây kim dầu" - Valentin Katasonov nhấn mạnh.
Trong giai đoạn từ năm 1953-1991, theo ước tính của các chuyên gia, Liên Xô đã bán khoảng 8.500 tấn kim loại quý. Tiến sĩ kinh tế Vladimir Adrianov tin rằng con số thực thấp hơn một chút - 8.200 tấn. Hơn 5.000 tấn trong số đó đã được đưa ra nước ngoài sau năm 1972. Và trong giai đoạn 1970-1979, theo nhà kinh tế học người Mỹ Timothy Green, khoảng 2.000 tấn.
Trong thời kỳ Perestroika, Liên Xô đã lập kỷ lục xuất vàng qua biên giới để trang trải các nhu cầu trong nước và thế chấp các khoản vay từ Phương Tây. Nguồn: historiatec.weebly.com
Oleg Kropotov tin rằng vào cuối thời kỳ cầm quyền của Brezhnev, chỉ còn khoảng 437 tấn vàng trong kho dự trữ của Liên Xô. Năm 1982-1985, dưới thời các Tổng bí thư Yuri Andropov và Konstantin Chernenko, trữ lượng tăng nhẹ - lên đến 718 tấn, nhưng khối lượng kim loại quý đáng kể vẫn được bán ra thị trường nước ngoài. Ví dụ, năm 1985, 297 tấn đã được xuất khẩu. Điều này là bất chấp thực tế là giữa năm 1983 và 1985, giá vàng đã giảm từ 511,5 USD xuống 284,25 USD/ounce.
Tuy nhiên, sự sụt giảm giá trị khiến việc bán ra chậm lại. Ngay cả trong những năm đầu tiên của công cuộc Cải tổ (Perestroika), khi giá dầu giảm từ 104 USD xuống còn 30 USD/thùng, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế, nguồn xuất kim loại quý ra nước ngoài đã ở mức tương đối thấp. Năm 1986, theo số liệu của Katasonov, 75 tấn vàng đã được xuất khẩu, năm thiếp theo - 48 tấn. Sau khi giá 1 ounce một lần nữa cao hơn 500 USD vào tháng 12/1987, chính quyền Liên Xô đặt hạn ngạch năm 1988 là 96 tấn.
Chỉ đến năm 1989, việc bán vàng mới được tiếp tục với sức sống mới. Đến lúc đó, rõ ràng nỗ lực “tăng tốc” đã thất bại: việc đưa một số yếu tố thị trường vào nền kinh tế kế hoạch hóa nhà nước không loại bỏ được vấn đề mất cân đối và trước hết là tình trạng thiếu hàng tiêu dùng; không tìm thấy nguồn lực nào để chuyển từ phát triển mở rộng sang phát triển chuyên sâu. Năm 1989, Liên Xô xuất khẩu 245,5 tấn vàng, nhưng ngân sách nhà nước sau nhiều năm vẫn bị thâm hụt.
Theo cán cân thanh toán của Liên Xô công bố năm 1992, trong năm 1990-1991 vàng được bán ra nước ngoài với giá 6,5 tỷ USD hay 540 tấn. “Thêm vào đó, 250 tấn vàng khác đã được gửi ra nước ngoài để thế chấp cho các khoản vay của phương Tây. Như vậy, trong hai năm tồn tại cuỗi cùng của Liên Xô, hơn 790 tấn vàng đã được xuất khẩu. Tổng cộng, trong những năm Perestroika, hơn 1.500 tấn vàng đã rời khỏi đất nước”, theo tính toán của Katasonov.
Chuyên gia này lưu ý rằng "không có quốc gia nào trên thế giới trong toàn bộ lịch sử nhân loại từng biết đến một đợt “di cư” vàng qua biên giới quốc gia lớn như vậy". Trong số 2.050 tấn dự trữ còn lại vào năm 1953, chỉ còn lại 290 tấn, và gần như tất cả kim loại khai thác được cũng đã bị bán. Điều này, theo vị chuyên gia, có thể, là một xác nhận khá sống động về sự thất bại của mô hình hệ thống chỉ huy-hành chính được lựa chọn vào thời hậu Stalin.
Trong lịch sử hơn 700 năm trước, khi đất nước liên tục rơi vào vòng xoáy binh đao, ba công chúa nhà Trần: Ngoạn Thiềm, An Tư và Huyền Trân – đã lặng lẽ viết nên những trang sử cảm động bằng chính số phận của mình. Họ không ra trận với gươm giáo, nhưng mỗi người đều là một “chiến binh” trong các cuộc đấu trí, ngoại giao và thậm chí là hy sinh bản thân để bảo vệ xã tắc.
Nhóm đối tượng gần 30 người cầm hung khí, chai bia có chứa xăng đã đốt trước cửa tiệm, đập phá tủ bánh bánh mỳ cùng nhiều tài sản.
Đối tượng cầm cục đá đập vỡ tủ kính, sau đó dùng mảnh kính cắt vào cổ làm chảy nhiều máu nằm bất động.
UBND TP. Hà Nội vừa giao tiếp hơn 38.500 m2 đất cho Công ty CP Đầu tư DIA để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng KĐT Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.
Cây cảnh tặng cho mọi người vẻ đẹp thần tiên giống như trong mơ. Một dòng thác hoa đổ xuống dữ dội. Một đám mây hồng khổng lồ.
Ấn Độ đã công bố một loạt các biện pháp hạ cấp quan hệ với Pakistan vào thứ Tư 23/4, một ngày sau khi những kẻ tình nghi là phiến quân giết chết 26 người tại một điểm du lịch ở Kashmir trong vụ tấn công tồi tệ nhất vào dân thường ở nước này trong gần hai thập kỷ.
Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan, Madam Pang khiến người hâm mộ vô cùng lo lắng khi cập nhật tình hình sức khỏe không ổn định và đang phải nhập viện.
Thị trấn Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đã nỗ lực triển khai hiệu quả việc đưa chủ trương cải cách hành chính (CCHC) đi vào thực tiễn, mang lại lợi ích rõ rệt cho người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện công tác giảm nghèo, chính quyền xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã chăm lo cho người nghèo từ nơi ở đến “cần câu cơm”.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ Công an Hải Phòng đã buộc đối tượng Vũ Doãn Thuần khai nhận hành vi tàng trữ, mua bán trái phép 3 khẩu súng và 39 viên đạn.
Nguồn cung chung cư mở bán tăng trong quý 1/2025, đạt mức cao nhất trong 4 năm, trong khi giá bán có xu hướng ổn định sau giai đoạn tăng nóng năm ngoái.
Phiên giao dịch hôm nay Thứ 5 ngày 24/4, thị trường chứng kiến giá dầu thô bất ngờ lao dốc mạnh với mức giảm gần 1,3 USD/thùng.
Căn bệnh lạ khiến các ngón tay tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt mỗi khi chạm vào nước hay đi xe máy khiến cuộc sống của bệnh nhân bị đảo lộn.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tiết lộ, anh đã lâm vào nguy kịch, đứng trước lằn ranh sinh tử vì bị đau tim nhưng chủ quan, không đến bệnh viện ngay.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Khu vực Thanh Hóa-Phú Yên nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt trên 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất, 45-50%. Vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối mưa rào, rải rác có giông, cục bộ mưa to.
Moscow coi nhà lãnh đạo Ukraine là bất hợp pháp, nhưng sẽ không biến điều này thành rào cản cho các cuộc đàm phán
Người dân ngày càng ứng dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc vải chín sớm Phương Nam, trong đó có phun thuốc BVTV bằng máy bay nông nghiệp.
Tạp chí People bình chọn Demi Moore là “Người đẹp nhất thế giới” năm 2025. Từ lâu, minh tinh 63 tuổi nổi tiếng với sắc vóc thách thức thời gian.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và khả năng quản lý, điều hành, nhằm giúp Trung ương quản lý theo địa bàn lãnh thổ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tại mỗi tỉnh, thành phố...
Ông Đặng Thuần Phong, đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội đã nhận quyết định nghỉ hưu, hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178.
Sau khi Real Madrid giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Getafe tại vòng 33 La Liga, HLV Carlo Ancelotti đã dành lời khen cho cậu học trò Arda Guler, người ghi bàn duy nhất cho “Los Blancos”.
Tổng thống Mỹ cho biết việc nhà lãnh đạo Ukraine từ chối thảo luận về các nhượng bộ lãnh thổ đang kéo dài cuộc xung đột.
Theo thông tin từ huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), trong 2 ngày 26 và 27/4, lần đầu tiên huyện sẽ tổ chức Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025 với chủ đề “Khúc tình ca của biển” tại bãi biển thôn Ninh Hải, xã Minh Châu.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra, tiến hành thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng là hàng giả.
"Hơn 2 năm qua, tôi không đi làm được, chỉ đi viện chăm con. Gia cảnh túng quẫn quá, tôi không biết làm sao để có tiền vừa chữa bệnh cho con nhỏ, vừa lo cho con lớn được học hành tới nơi tới chốn".
Nghi phạm cướp ngân hàng ở Hà Nội bị bắt; thông tin mới vụ đôi nam, nữ tử vong cùng chiếc ô tô bốc cháy ở Đà Nẵng; tòa án ấn định ngày xét xử vụ kiện xe Mercedes hơn 5 tỷ đồng bị cháy của ca sĩ Duy Mạnh... là những tin nóng 24 giờ qua.
Cùng với sản phẩm hạt tiêu đen truyền thống, hiện nay hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh đang được thị trường đón nhận tích cực. Nhờ chất lượng đảm bảo, sản xuất bằng phương pháp hữu cơ và quy trình chế biến nghiêm ngặt, tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh (Quảng Trị) hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm sạch của người tiêu dùng.
Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung "một nhà", từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.
Sau khi thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh mới Đồng Nai (được sáp nhập từ tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước) sẽ có siêu phường; đồng thời một khu vườn quốc gia sẽ được "về chung nhà".
Anh Trương Văn Phúc, ngụ tại xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đang nuôi thành công loài chim công xanh, loài chim quý hiếm có tên trong sách Đỏ. Anh kết hợp với vườn cây, hồ cá để làm du lịch sinh thái, thu hút khách.
5