Thời điểm chúng tôi đến thăm, trên các cánh đồng lúa của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Bình Thành đang giai đoạn làm đòng, trỗ bông, lúa xanh mơn mởn. Dù đang cao điểm các đợt phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh cho lúa, song các thành viên HTX Bình Thành không ai phải "chân lấm tay bùn, trên vai vác bình thuốc nặng trĩu" ra đồng như trước nữa. Bởi lẽ, từ nhiều năm nay, công việc này phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa đã được “các anh” máy bay không người lái đảm nhận.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Thành Giang - Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Bình Thành (xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) phấn khởi cho biết: “HTX Nông nghiệp Bình Thành ở Thoại Sơn, An Giang là một trong những HTX nông nghiệp quy mô lớn và có nhiều dịch vụ nhất miền Tây Nam bộ.
Điểm nhấn đặc sắc nhất của HTX là những cánh đồng “không dấu chân người”, tức toàn bộ được cơ giới hóa, máy móc làm hộ, nông dân hầu như không phải lội ruộng. Vào HTX, nhiều nông dân tại địa phương đang trở thành những “nông dân công nghệ 4.0”, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm”, anh Giang cho biết.
Theo anh Nguyễn Thành Giang, trên cánh đồng hơn 1.000 ha, HTX Bình Thành đã ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn SRP 100 của Bộ NNPTNT từ nhiều năm nay mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.
Thành viên đội bay của HTX Nông nghiệp Bình Thành điều khiển máy bay không người lái sạ lúa giống. Ảnh: NVCC
Đặc biệt với mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” HTX liên kết với Công ty Lộc Trời sản xuất 200ha, toàn bộ quá trình sản xuất lúa được cơ giới hóa, máy móc làm giúp hết. HTX và doanh nghiệp liên kết sử dụng máy bay không người lái trong xịt thuốc, bón phân, sạ lúa giống…
Khi được hỏi về các chi phí trong trồng lúa, anh Giang thuộc nằm lòng và nói vanh vách: “Chỉ riêng ứng dụng máy bay không người lái đã giúp thành viên HTX tiết kiệm 20% chi phí, tốc độ làm việc của máy bay thay thế cho 30 nhân công lao động. Bên cạnh đó, khi dùng máy bay không người lái sạ lúa với kỹ thuật sạ thưa và đều giúp tiết kiệm lúa giống, cây lúa giảm đổ ngã, nông dân trồng lúa được thu hoạch nhanh đồng loạt tăng chất lượng gạo…”, anh Giang nói.
Anh Giang cho biết thêm: Ngoài sử dụng máy bay không người lái trong xịt thuốc, bón phân, sạ lúa giống, còn các công đoạn như cày đất, gặt lúa, sấy thóc, HTX cũng dùng máy móc cơ giới hoá hết. Hiện, HTX có đến hơn 10 máy cày, hơn 10 máy cắt lúa và máy sấy thóc giúp bà con chăm sóc, thu hoạch.
“Tất cả đều có máy móc làm thay, bà con nông dân chỉ theo mùa vụ, không phải xắn tay vào làm mà vẫn được cam kết lợi nhuận 40 triệu đồng/ha/năm. Nhờ ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân liên kết với HTX tính sơ sơ cả năm cũng lãi thêm 6 triệu đồng/ha”, anh Giang cho biết.
Nhờ sản xuất hiện đại, đồng bộ hóa từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, hạt gạo từ giống lúa OM18 của HTX Nông nghiệp Bình Thành có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu.
“Hạt gạo đem qua trời Âu bán thì không chỉ lợi cho nông dân mà còn nâng cao thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam. Bà con nông dân HTX Bình Thành ngày càng tin tưởng vào sự liên kết sản xuất, làm theo quy trình để hạt gạo sạch”, anh Giang hồ hởi kể.
Anh Nguyễn Thành Giang (thứ 2 bên phải) - Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Bình Thành (xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) trao đổi với các xã viên. Ảnh: Hồng Cẩm.
Anh Nguyễn Thành Giang chia sẻ, trước đây gia đình anh cùng bà con nông dân trong xã Bình Thành sản xuất lúa theo kiểu truyền thống, mỗi gia đình làm theo một cách, nhỏ lẻ, manh mún, nên đầu vào đầu ra đều bị đại lý và thương lái ép giá. Tình trạng được mùa mất giá diễn ra liên tục, khiến nhiều nông dân sản xuất lúa chán nản.
Năm 2016, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ chức Hội Nông dân, anh tập hợp được 48 hộ dân có diện tích lúa từ 5 công trở lên vào thành lập HTX Nông nghiệp Bình Thành.
Nói về lý do thành lập HTX, anh Giang bộc bạch: “Quan trọng nhất là mình phải thay đổi tư duy sản xuất của các xã viên. Bà con hiểu ra lợi ích của việc vào HTX mình sẽ có diện tích sản xuất lớn, đáp ứng yêu cầu sản lượng thu mua của các công ty lớn, thì các công ty tự đến chào hàng, cung ứng vật tư và thu mua lúa của mình với giá tốt nhất. Lúc này mình trở thành người chủ động lựa chọn công ty nào liên kết, hợp tác có lợi nhất cho bà con thì mình sẽ hợp tác".
Ngân hàng Thế giới ước tính vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL khi hình thành có thể giảm 10 triệu tấn carbon, thu về khoảng 100 triệu USD. Ảnh: H.X
Cứ thế, việc sản xuất của xã viên ngày càng thuận lợi, bà con hăng hái sản xuất, mở rộng diện tích trồng lúa. Đến nay HTX Bình Thành có 49 thành viên, với tổng diện tích đất sản xuất trên 1.000ha. Trong đó thành viên có diện tích sản xuất ít nhất khoảng 5ha, thành viên diện tích đất nhiều nhất là 40ha.
Riêng về bản thân anh Giang hiện có 48ha trồng lúa theo mô hình "Mặt ruộng không dấu chân". Trong đó, 8ha đất sản xuất lúa của gia đình anh và 40ha lúa anh thuê thêm bên ngoài. Anh Giang nhẩm tính, 8ha đất của gia đình anh, mỗi năm lãi 40 triệu đồng/ha; còn đất thuê lãi suất khoảng 10 triệu đồng/ha. Tổng thu nhập gia đình anh khoảng 600 triệu đồng/năm.
Hiện nay, ngoài diện tích sản xuất liên kết với Công ty Lộc Trời, HTX Nông nghiệp Bình Thành còn liên kết và làm cầu nối, để giới thiệu thành viên ký kết hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp trong việc cung ứng phân bón thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu sản phẩm với các công ty, như: Công ty TNHH MTV Lương Thực Thoại Sơn, công ty CP xuất nhập khẩu Angimex, công ty Angimex KitokuI…
Cùng với HTX Nông nghiệp Bình Thành ở An Giang, những năm qua, HTX Nông nghiệp Khiết Tâm ở xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ cũng là điểm sáng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất lúa gạo hàng hoá hiệu quả.
Anh Nguyễn Ngọc Huấn – Giám đốc HTX Khiết Tâm xã Thạnh Lợi cho biết: Hiện nay toàn bộ diện tích lúa của HTX Khiết Tâm đang làm phương pháp "1 phải 5 giảm" gồm: dùng giống lúa được xác nhận, giảm lượng nước tưới ở mức vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc BVTV và phân bón. Kỹ thuật cải tiến "1 phải 6 giảm" (có thêm việc giảm khí thải nhà kính) cũng được các thành viên HTX áp dụng, vừa tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các chi phí sản xuất đầu vào đã giảm mạnh.
Anh Nguyễn Ngọc Huấn – Giám đốc HTX Khiết Tâm xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ kiểm tra chất lượng lúa giống. Ảnh: Mai Anh
HTX Khiết Tâm còn là 1 trong 11 HTX nông nghiệp tại TP.Cần Thơ được dự án VnSAT đầu tư với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. Có vốn, HTX đã đầu tư cơ sở hạ tầng gồm: nhà kho với khả năng lưu trữ 1.000 tấn lúa, lò sấy lúa công suất 40 tấn/mẻ, 2 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu 600 ha đất sản xuất, máy tách hạt...
Hiện nay, HTX đủ khả năng cung ứng từ 600 – 1.000 tấn lúa giống cấp xác nhận trong mỗi vụ lúa cho các đơn vị đối tác. HTX cũng là đối tác cung cấp khoảng 5.000 tấn lúa giống chất lượng cao mỗi năm cho Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo anh Nguyễn Ngọc Huấn, sự thay đổi của HTX Khiết Tâm nói riêng hay các HTX nông nghiệp nói chung cần được tiếp tục hỗ trợ theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển từ chú trọng số lượng sang chú trọng chất lượng của ngành lúa gạo.
Đặc biệt, trong bối cảnh Bộ NNPTNT cùng các địa phương đang tích cực hoàn thiện và triển khai đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì đây được coi là cơ hội cho các HTX như Bình Thành hay Khiết Tâm. Bởi không chỉ nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, họ còn có cơ hội bán tín chỉ carbon nhờ việc trồng lúa phát thải thấp.
Theo lý giải của các chuyên gia, mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân sẽ có một lượng hạn ngạch phát thải khí carbon nhất định. Nếu không sử dụng hết hạn ngạch được cấp phép có thể bán lại cho quốc gia, tổ chức có lượng phát thải vượt quá hạn ngạch được phép. Đối với ngành nông nghiệp nước ta, nếu nông dân sản xuất giảm phát khí thải nhà kính thấp, không sử dụng hết hạn ngạch thì có thể bán cho các quốc gia, tổ chức khác thu về tài chính.
Ngân hàng Thế giới ước tính vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL khi hình thành có thể giảm 10 triệu tấn carbon, thu về khoảng 100 triệu USD. Đây là một con số không hề nhỏ giúp bà con nông dân gia tăng thêm lợi nhuận.
Đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Bắc Sơn triển khai mô hình "Nuôi tắc kè hoa theo hướng bán chăn thả" tại xã Bắc Quỳnh, Chiến Thắng với mục tiêu giúp người dân phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, đồng thời góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm...
Biển Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon không đâu sánh bằng. Tuy nhiên không thể không kể đến cá bồng bồng - loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị, nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách sẽ khó có thể cưỡng được vị thơm ngon mà loại cá này mang lại.
Những ngày này, nông dân trồng đậu phụng (đậu phộng, lạc) huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang thu hoạch đậu phụng vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Vụ đậu phụng này, nông dân vui vì trúng mùa, được giá.
Nhắc đến sầu riêng thì người sành ăn sẽ nghĩ ngay đến Sầu riêng Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của Tiền Giang
Agribank - với vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu đầu tư cho “Tam nông”, đã và đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc cung ứng nguồn vốn, giải pháp tài chính và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ động triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn rò rỉ từ cao tốc gây ảnh hưởng tới lúa và cây trồng của nhân dân; chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với địa phương khẩn trương rà soát, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân theo quy định.
Nông dân Nguyễn Thành Nghề, tỷ phú Tiền Giang ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông-người đã khẳng định hướng đi đúng đắn khi kết hợp trồng lúa chất lượng cao và nuôi dê sinh sản cho doanh thu tiền tỷ/năm
Vụ đông xuân 2024-2025, hai giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt ĐB18 và VNR20 của Vinaseed đã “ghi điểm" với bà con nông dân Quảng Nam nhờ những đặc tính vượt trội, tính thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh, cứng cây...
Đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình cần sắp xếp, trong đó có 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn. Sau khi sắp xếp, sáp nhập, địa phương này sẽ còn 39 đơn vị hành chính cấp xã, (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 xã, phường.
Tính đến nay, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có 23 cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu mai nu chiếu thủy Gò Công do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp, trong đó xã Thạnh Nhựt có 17 hộ. Ngoài ra, sản phẩm mai nu chiếu thủy mặt khỉ của nghệ nhân Tám Bỉnh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh Tiền Giang.
Sau khi công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có việc đặt tên các xã mới theo tên huyện, thành phố, thị xã gắn với số thứ tự, ngày 22/4, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo phải nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gắn với địa danh lâu đời, danh nhân tiêu biểu.
Số lượng chim cút tại gia đình ông Cò khoảng 5.000 con, bán 2.000 trứng cút/ngày, chim cút thịt hễ ai đặt là có ngay. Thu nhập sau chi phí từ bán trứng chim cút, chim cút thịt của gia đình bà khoảng 15 triệu đồng/tháng.