Chuyện ít biết về vị Tiến sĩ là bố vợ Trạng Trình
Là Tiến sĩ nhà Lê sơ, cuộc đời làm quan không thật nổi bật, song Dương Đức Nhan lại có công lớn trong việc đào tạo người con rể là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Người dân ở đây từ xưa đã men theo những dòng sông để đánh bắt thủy sản và phát triển nghề trồng lúa nước.
Cùng với việc mở rộng sản xuất nông nghiệp, những làng mạc định cư đầu tiên của Kim Động được dựng lên ven sông Hồng.
Làng cổ Thanh Cù là một trong số đó. Trải qua những thăng trầm, làng Thanh Cù ngày nay vẫn lưu giữ được nét đẹp thanh bình, cổ xưa, mang đặc trưng của một làng quê Đồng bằng Bắc Bộ.
Thanh Cù hay còn gọi là làng Gò có nghĩa là gò đất cao, hội tụ được những ưu việt, cũng có thể được hiểu là một cuộc sống thanh cao, một môi trường thanh khiết...
Làng Thanh Cù nhìn từ trên cao. Thanh Cù là một làng cổ nay thuộc xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Có mặt ở làng Thanh Cù vào một buổi sáng sớm, đúng ngày diễn ra phiên họp chợ, bạn sẽ được sống lại không khí của những buổi chợ xưa. Chợ Gò của làng Thanh Cù từ lâu đã nổi tiếng với câu ca dao:
Hưng Yên có mấy chợ to
Tiếng đồn to nhất, chợ Gò đã lâu
Có sông, có bến, có cầu
Kẻ buôn người bán đâu đâu cũng về.
Những câu ca cho chúng ta biết, làng Thanh Cù xưa kia giao thương, buôn bán sầm uất, tấp nập trên bến dưới thuyền, khác hẳn nhiều ngôi làng truyền thống của xứ nhãn.
Qua hàng trăm năm, chợ Gò tuy đã thu về với vị trí của một ngôi chợ làng nhưng nét cổ kính, trầm mặc in dấu trên từng bức tường gạch, từng mái ngói rêu phong khiến bất cứ ai ghé chân đến đều cảm thấy bồi hồi, hoài niệm.
Ngoài những sản vật nổi tiếng trong vùng, chợ Thanh Cù còn làm nức lòng người mê ẩm thực với món cháo cá - người dân trong vùng gọi là cháo bánh - được lưu giữ từ nhiều đời.
Bước chậm qua từng mái chợ thâm thấp, không cần hỏi thăm, thực khách có thể nương theo hương vị mà tìm đúng đến hàng cháo cá.Mùi thơm của hành, thì là quyện với cái ngọt bùi của gạo quê, cá đồng khiến ai đã ăn một lần thì không thể nào quên.
Bên góc chợ quê, những món quà sáng như mời gọi thực khách. Trong buổi sáng sớm khi mặt trời còn chưa ló rạng, lũ trẻ đã được ông bà hay bố mẹ dẫn đi ăn.
Nhưng đĩa bánh cuốn nóng hổi với miếng chả to, dày, vàng ruộm có lẽ sẽ trở thành những kỷ niệm đáng nhớ với tuổi thơ của chúng.
Đến làng Thanh Cù, ai cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình yên, giản dị trong từng cảnh sắc, từng công trình kiến trúc hay trong chính cuộc sống của người dân.
Làng cổ Thanh Cù có nhiều cây cổ thụ, những gốc đa, gốc đề hàng trăm năm tuổi tỏa bóng qua thời gian. Người dân Thanh Cù và các làng lân cận còn truyền tai nhau câu ca rằng:
Cơm ăn một bữa mười gà
Không bằng ngồi gốc cây đa làng Gò
Xưa kia, làng Thanh Cù có đến 2 ngôi đình, 2 ngôi đền và 2 chùa. Tuy nhiên, trải qua chiến tranh và sự mai một của thời gian, nơi đây chỉ còn lại 2 ngôi đình, 1 ngôi đền và 1 ngôi chùa. Những công trình còn lại đến ngày nay đều được nhân dân gìn giữ, mang vẻ đẹp hoài cổ và uy nghiêm.
Buổi sáng trên cánh đồng làng Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Công trình kiến trúc cổ và còn nguyên vẹn nhất của làng Thanh Cù đến nay là đình Thanh Cù, nằm ở phía Đông Bắc của làng.
Đình được xây dựng năm Chính Hòa, 1691, cách nay hơn 3 thế kỷ. Đình Thanh Cù tọa lạc ngay đầu làng, thờ thành hoàng làng là Đức Thánh Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang, một danh tướng đời Trần đã có công dẹp giặc Nguyên Mông ở thế kỉ XIII.
Ngôi đình không chỉ là một công trình lịch sử kiến trúc đặc sắc, biểu tượng cho khí phách anh hùng, xả thân vì nước của cha ông thuở trước mà còn là biểu tượng văn hóa đầy tự hào với những truyền thống tốt đẹp của làng Thanh Cù.
Theo thần phả của đình, đức Linh Lang là vị thánh đã 3 lần đầu thai xuống trần giúp nhân dân Đại Việt đánh giặc và xây dựng đất nước.
3 lần đầu thai của ngài ứng với 3 ngôi vị được thờ trong gian hậu cung, tương ứng với 3 cỗ kiệu được rước trong ngày hội làng. Bức đại tự lớn nhất ở chính giữa gian Đại bái của đình đề 4 chữ “Tam linh quyến hựu” (3 vị thánh linh thiêng yêu thương giúp đỡ, phù trợ) được lập dưới thời vua Thành Thái, 1897.
Ghi nhận công lao của ngài, các triều đại sau này đều phong sắc để nhân dân tôn thờ thành hoàng làng, kế thừa truyền thống yêu nước, góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc.
Đình Thanh Cù là biểu tượng văn hóa, là niềm tự hào của người dân trong làng. Không chỉ là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, điều đáng quý là đình hiện còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật cổ có giá trị.
Đó là 3 kiệu bát cống thời Lê được chạm rồng, hoa dây rất đẹp và sơn son thiếp vàng. Trong đình còn treo quả chuông đồng đúc vào năm Tự Đức thứ 4 ghi công đức tu bổ đình.
Ngoài ra còn có một bát hương sứ thời Lê và một bộ đỉnh đồng thời Nguyễn được bài trí trong gian hậu cung, cùng 20 đạo sắc phong được các triều vua ban tặng.
Không gian đình Thanh Cù vừa toát lên nét thâm nghiêm, lại đượm vẻ thanh tịnh phảng phất, vừa trầm mặc vừa thanh tao. Trải qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc ngôi đình hiện tại mang đậm phong cách kiến trúc thời Lê Trung Hưng thế kỉ XVII và có cả những phần mang màu sắc đương đại với kết cấu đối xứng và tinh xảo.
Mái đình khá dày và có tỉ lệ chiếm khoảng 2/3 tổng chiều cao của ngôi đình, 4 góc là 4 đầu đao xòe rộng, uốn cong đầu rồng, tạo sự nhẹ nhàng mà uy nghi cho ngôi đình.
Ở mái đình có họa tiết trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Hệ thống gỗ, cột, xà, kè, bẩy, kẻ hiên... trong đình theo kết cấu chồng rường, giá chiêng...
Các hàng cột lớn từ gỗ lim nguyên khối được kê trên các bệ đá xanh, có kích thước lớn (cao trên 4,5m, đường kính hơn 0,7m) tạo sự bề thế vững chãi cho ngôi đình.
Điểm độc đáo nữa trong kiến trúc đình Thanh Cù chính là hệ thống phù điêu gắn vào khung gỗ chịu lực phía trên của đình, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người thợ trong điêu khắc, chạm trổ, vừa tạo sự trang trọng cho ngôi đình, vừa gửi gắm bao ước mơ tốt đẹp về cuộc sống.
Ở gian Đại bái, bên tả là bức chạm “ổ rồng” (rồng mẹ với đàn rồng con) mang ước mơ về cuộc sống sum vầy, bên hữu là bức chạm “quần long” đầy sinh động.
Còn ở các phần kiến trúc như đầu kèo, chắn gió... là các chạm khắc trang trí hoa vân (hoa, mây) được cách điệu tinh tế, khiến người xem rất thích thú.
Một góc chợ Gò ngày nay, chợ Gò của làng cổ Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Ở làng Thanh Cù có khá nhiều di tích gắn với sự nghiệp của Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang. Ngoài đình Thanh Cù và một đình phụ khác ở chợ, ngôi đền của làng cũng là nơi tôn nghiêm thờ phụng Đức Thánh cùng mẫu thân của ngài. Cấu trúc đền gồm đền thượng, đền Mẫu và tam tòa tương truyền đền đã có từ lâu đời nhưng lần tôn tạo gần nhất là năm 1998.
Rời đền Thanh Cù, điểm đến tiếp theo của du khách là lăng mộ Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang. Theo truyền thuyết, Trần Linh Lang sau khi đánh thắng giặc trở về liền xuất gia tu hành.
Qua 10 năm đắc đạo phái Trúc Lâm - Yên Tử rồi đi giáo hóa khắp nơi, ngài viên tịch năm Canh Tý 1300. Triều đình cho mai táng ngài ở chùa Nam Giao, đến đời vua Trần Dụ Tông lại làm lễ chuyển táng cho ngài về an nghỉ tại cánh đồng xứ Đống Mối, làng Thanh Cù. Hiện nay, lăng mộ của ngài đã được nhân dân tu bổ, xây dựng trang nghiêm.
Cũng kể từ khi Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang về an nghỉ vĩnh hằng tại làng Thanh Cù, nhân dân trong làng đã lấy ngày 10-3 âm lịch - ngày chuyển táng của ngài làm ngày tổ chức lễ hội hằng năm, để hậu duệ bày tỏ tấm lòng tri ân với các bậc tiền bối đã có công dẹp giặc giữ nước.
Đình Thanh Cù tạo ấn tượng đẹp với du khách gần xa, là niềm tự hào cho dân làng bởi không khí lễ hội hằng năm thiêng liêng mà gần gũi, trang trọng mà ấm áp, náo nức mà lắng đọng.
Lễ hội truyền thống đình Thanh Cù với nghi thức rước từ đình Thanh Cù ra đình chợ, qua đền thờ Đức Thánh sau đó lên lăng mộ ngài rồi lại rước về.
Điều đặc biệt là lễ hội còn có sự tham gia của người dân đến từ các địa phương khác cũng có di tích thờ Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang, đó là đình Yên Phụ, đình Nhật Tân ở quận Tây Hồ và đình Yên Phúc ở quận Hà Đông, Hà Nội.
Đó đều là các đình có chung vị thành hoàng làng, cùng kết nghĩa với nhau, đến ngày hội lại trở về với các kiệu lễ, ban tế, đội trống, đội múa kỳ lân, sư tử... náo nhiệt, đông vui. Tất cả đã tạo nên một lễ hội làng quê trang trọng, linh thiêng.
Một hàng bánh cuốn trong chợ Gò, ngôi chợ làng từng nổi tiếng to nhất đất Hưng Yên xưa.
Dường như, ai đi dự hội cũng cảm nhận rõ tinh thần đoàn kết đồng lòng, một sức mạnh dân tộc kì diệu trước dòng chảy thời gian từ những mối liên kết, từ các miền quê của biết bao thế hệ người Việt kéo dài hàng trăm năm và mãi mãi.
Về với lễ hội làng Gò, du khách không chỉ được nhắc nhớ về trang sử vàng son gắn với chiến công của chàng trai trẻ thông minh, dũng cảm Linh Lang, sẵn sàng đầu quân, xả thân để bảo vệ nền độc lập dân tộc, mà hơn hết, còn là để tìm lại những phút lắng hồn với lịch sử giữa nhịp sống tất bật hôm nay.
Thanh Cù - ngôi làng mang vẻ đẹp bình dị, nên thơ mà thâm trầm, lắng đọng bao biến cố của lịch sử đi qua.
Cái tên Thanh Cù sẽ mãi là niềm tự hào, là niềm thương nỗi nhớ của những người con sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống này.
Về thăm làng Thanh Cù, để tìm lại những kí ức êm đềm nơi làng quê Việt, để cùng sống lại một thời vẻ vang của cha ông và cùng cảm nhận nét văn hóa mộc mạc mà độc đáo của những người dân nơi vùng đất cổ.
Là Tiến sĩ nhà Lê sơ, cuộc đời làm quan không thật nổi bật, song Dương Đức Nhan lại có công lớn trong việc đào tạo người con rể là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Quân đội Nga đã tiến sâu 6 km vào khu vực Kharkov tại khu vực Melove và cũng đã vượt qua một con sông, chuyên gia quân sự Andrei Marochko nói với RIA Novosti.
Mới đây, đạo diễn Đặng Thái Huyền xúc động kể lại khoảnh khắc Hạ Anh ngất xỉu sau cảnh quay "Mưa đỏ" - bộ phim chiến tranh hoành tráng nhất của điện ảnh Việt Nam hiện nay.
Ông Trần Nam Hưng - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh: “Cán bộ, công chức phải phát huy tinh thần “phục vụ nhân dân”, gắn với phương châm, “nghĩ sâu, làm thật”, “nói đi đôi với làm”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin””.
HLV Nguyễn Việt Thắng sau khi chia tay CLB Phù Đổng Ninh Bình đã chuyển sang dẫn dắt CLB Trường Tươi Bình Phước. Ngay trong ngày đầu tiên đến làm việc tại sân Bình Phước, HLV Nguyễn Việt Thắng đã nhận tin vui khi có thêm sự phục vụ của 2 tân binh là những cựu tuyển thủ U23 Việt Nam.
250 người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu đại diện cho 9,2 triệu người có công trong cả nước đã tham gia cuộc gặp mặt sáng nay (24/7) nhân kỷ niệm ngày 78 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).
UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh làm rõ thông tin Vườn quốc gia U Minh Hạ (trước đây đặt tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời – nay là xã Đá Bạc) bị tố tự in vé câu cá “chui”. Trước đó, cơ quan thuế cũng mời đơn vị này làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính liên quan đến hành vi in và sử dụng vé không đúng quy định.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, dự báo với các thông tin tốt hơn-thông tin này được đưa ra sáng nay (24/7), trong hội nghị kết 6 tháng đầu năm 2025 của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA).
Tỉnh Phú Thọ hỗ trợ 800.000 đồng đi lại và 2,4 triệu đồng thuê nhà cho cán bộ, công chức, người lao động đi làm, ở xa nhà sau sáp nhập.
Sáng 24/7, trận mưa như trút nước kéo dài khoảng hai tiếng đã biến con đường Nguyễn Xiển, tuyến huyết mạch phía Tây Nam Thủ đô ngập úng nghiêm trọng và ùn tắc cục bộ.
Anh Võ Thanh Liêm, xã Hưng Thuận, tỉnh Tây Ninh mới (xã Hưng Thuận được hình thành từ sáp nhập xã Đôn Thuận, xã Hưng Thuận của thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh cũ) nuôi cá lăng nha đuôi đỏ thành công trên vùng nước phèn, mang lại thu nhập cao.
Quân đội Thái Lan cho biết hôm nay quân đội nước này đã triển khai một máy bay chiến đấu F-16 chống lại lực lượng vũ trang Campuchia, trong bối cảnh căng thẳng kéo dài nhiều tuần do tranh chấp biên giới leo thang thành các cuộc đụng độ khiến ít nhất hai thường dân thiệt mạng.
Ảnh hưởng hoàn lưu bão Wipha, địa bàn xã Lương Sơn (tỉnh Phú Thọ) xảy ra mưa lớn, có nơi vượt ngưỡng 200mm, gây ngập úng cục bộ diện rộng, đe dọa trực tiếp đến tài sản và tính mạng của người dân.
Công an tỉnh Khánh Hòa vừa công bố kết quả điều tra vụ tố giác liên quan đến tiền từ thiện với tiktoker Phạm Thoại, mẹ Bé Bắp và quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ 2022 – 2024 vừa diễn ra sáng nay (24/7) tại Hà Nội.
Tuy thi đấu chưa thực sự nổi bật nhưng thủ môn Dương Tùng Lâm của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh lại thu hút sự chú ý nhờ chiều cao 1m79 cùng gương mặt điển trai.
Sáng nay, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Hà Nội).
TP Hải Phòng đã thống nhất tên gọi tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư tại xã, phường, đặc khu trên địa bàn thành phố là thôn hoặc tổ dân phố.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP.HCM đã trao kinh phí hỗ trợ các thương, bệnh binh khó khăn, thể hiện sâu sắc đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
Sáng 24/7, đội tàu Hải quân Ấn Độ gồm 3 tàu chiến đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng từ ngày 24 đến 27/7. Đây là hoạt động đối ngoại quốc phòng thường niên, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác song phương, hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ (2016-2026).
Ngày 24/7, UBND phường Hương Trà, thành phố Đà Nẵng mới (gộp từ phường Hòa Hương, An Sơn và xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, sáp nhập tỉnh Quảng Nam cũ) đã tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và tài sản khác gắn liền với đất cho công dân sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Hoàn lưu Bão số 3 đã gây mưa nghiêm trọng tại vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An. Sáng 24/7, theo chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng, Quân chủng PK-KQ một chiếc máy bay trực thăng Mi 171 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc (Hà Nội) di chuyển vào sân bay Vinh (Nghệ An) thực hiện nhiệm vụ cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị cô lập.
Loại thịt này có nhiều cách chế biến nhưng dù đem luộc, nướng hay nấu lẩu đều mang lại những vị ngon tuyệt vời không thể lẫn với bất cứ món nào.
Gần trưa nay (24/7), cơn mưa lớn tại trung tâm thành phố Hà Nội khiến nước dâng lên gần nửa bánh xe ô tô khiến nhiều người đi xe máy ướt sũng, xe ô tô xe máy chết máy giữa đường.
Bão số 3 không gây thiệt hại về người ở TP Hải Phòng, tuy nhiên, thiệt hại tài sản nhà nước ước tính khoảng 4,461 tỷ đồng, thiệt hại tài sản của nhân dân ước 6,019 tỷ đồng.
Một kỹ sư đầy nghị lực đến từ vùng quê nghèo Trung Quốc từng làm đủ nghề vất vả để kiếm sống khi còn đi học, vừa giành được tấm bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật khai thác mỏ. Câu chuyện của anh khiến hàng triệu người xúc động và ngưỡng mộ.
Mưa lớn đang kéo dài nên nhiều khu vực trồng sâm Ngọc Linh ở xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi mới (hợp nhất từ xã Tê Xăng, Ngọk Lây, Văn Xuôi, Ngọk Yêu và Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cũ), người dân chưa thể đến kiểm tra, khôi phục số bị mưa gió quật ngã, hư hỏng trước đó.
Trong bất động sản,“vị trí kim cương” là sự cộng hưởng giữa lợi thế thiên nhiên, hạ tầng, cộng đồng và chiều sâu văn hóa. Tại Vũng Tàu, Blanca City hội tụ trọn vẹn những giá trị ấy khi tọa lạc cạnh trục phố sôi động – đường 3 Tháng 2 và bờ biển Bãi Sau, kiến tạo chuẩn sống mới nơi giao thoa giữa phố và biển.
Chỉ vài phút trên điện thoại, doanh nghiệp đã sẵn sàng giao dịch với tài khoản thanh toán online (eKYC) từ VietinBank eFAST! Không cần hồ sơ giấy, không cần đến quầy, VietinBank mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại dành cho doanh nghiệp.
Bộ Ngoại giao Ba Lan đã ban hành khuyến cáo mạnh mẽ rằng tất cả công dân Ba Lan đang cư trú tại Nga nên rời khỏi đất nước nếu có thể.