Clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023 chia sẻ về con đường khởi nghiệp, làm giàu của mình. Thực hiện: Văn Long.
Tháng 8, tại xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh, không khí trở nên tươi mát bởi những vườn cây ăn trái xum xuê đang đơm hoa, kết trái. Phóng viên Dân Việt được cán bộ Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh K'Bảy dẫn đến trang trại trồng khoảng 40ha cây ăn trái theo hướng hữu cơ của chàng trai Nguyễn Thái Sơn. Chàng trai 9X này nổi tiếng ở địa phương là người năng nổ, nhiệt huyết, đam mê với nông nghiệp an toàn, với cây trái.
Huyện Đạ Tẻh có thể coi là thủ phủ trồng cây ăn trái tại tỉnh Lâm Đồng với hàng ngàn ha, trong đó, sầu riêng, bưởi da xanh, quýt đường là những sản phẩm có chất lượng, tạo ra thương hiệu trái cây Đạ Tẻh.
Theo chân ông K'Bảy, phóng viên đã có mặt tại khu vườn của anh Nguyễn Thái Sơn. Đúng như lời giới thiệu, là một nông dân trẻ, đầy nhiệt huyết, đam mê nông nghiệp nên anh Sơn hầu như ngày nào ở trong vườn cây ăn trái hàng chục ha của mình.
Khi thì anh tự tay tỉa những trái bưởi không đạt, khi thì lại hướng dẫn người làm vườn của mình chăm sóc cây ăn trái theo hướng hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.
Hiện nay, anh Sơn đang trồng khoảng 30ha sầu riêng, dự định trong những năm tới cây sầu riêng sẽ là nguồn thu nhập chính của chàng trai 9X.
"Có những cô chú đã làm trong vườn của tôi nhiều năm nên hầu như tôi không phải hướng dẫn nhiều, cô chú ấy tự biết làm những công việc cần thiết như đang chăm bón vườn của chính mình. Vì vậy, tôi yên tâm để làm được những việc khác quan trọng hơn, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm cây ăn trái cũng như nghiên cứu cách làm nông nghiệp sạch", anh Nguyễn Thái Sơn chia sẻ với phóng viên.
Anh Sơn cho hay, trước đây, anh làm việc tại Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh, được tham gia nhiều hoạt động, phong trào của huyện tổ chức. Anh cũng tìm hiểu và nhận thấy khí hậu, đất đai tại Đạ Tẻh phù hợp với trồng các loại cây có múi. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn còn sản xuất tự phát, không theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch ra ngoài thị trường.
Đứng ngay tại gốc bưởi da xanh đang cho thu hoạch của mình, anh Sơn cho hay: "Qua nhiều đêm trăn trở, tôi đã xin nghỉ công tác tại Trung tâm y tế huyện để đi học khóa học trồng trọt cây ăn trái công nghệ cao và tham quan các mô hình ở các địa phương đã triển khai thực hiện. Qua 6 tháng theo học cách trồng chăm sóc cây ăn trái có múi bằng phương pháp công nghệ sinh học (không dùng thuốc bảo vệ thực vật). Năm 2017, với số vốn của bản thân và vay vốn thêm ngân hàng, người thân tôi đã mua được 3ha đất đầu tiên, sau đó là 5ha, 7ha rồi 20ha.
Thời điểm đó, đất tại huyện Đạ Tẻh khá rẻ do cây điều thất thu, nhiều người tại địa phương đã bán đất. Đó cũng là thời điểm tôi hiện thực hóa được đam mê của mình khi giá đất còn khá thấp".
Lên ý tưởng và bắt đầu trồng quýt đường, bưởi da sanh, sầu riêng từ năm 2017, 3 năm sau anh Nguyễn Thái Sơn đã bắt đầu có những trái ngọt đầu tiên. Đặc biệt, năm 2020, giá quýt đường đạt 30 ngàn đồng/kg đã giúp anh có lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng. Với số tiền này, anh Sơn tiếp tục tái đầu tư vào các loại cây trồng khác như bưởi da xanh, sầu riêng mới trồng.
Phóng viên cũng rất bất ngờ khi chính anh Sơn đưa phóng viên đi thăm vườn bằng xe máy. Rời khu vườn trồng bưởi da xanh, quýt đường xanh mướt, sai trĩu quả, phóng viên được đưa đến khu vườn có những cây sầu riêng trồng thẳng tắp, đang vươn đọt lớn mạnh.
Anh Sơn cho hay, ngoài 7ha đất trồng quýt đường, 3ha trồng bưởi da xanh thì anh đang canh tác 30 ha sầu riêng Thái. Trong đó, anh có 15 ha sầu riêng năm thứ tư, 7 ha sầu riêng năm thứ hai và 8 ha sầu riêng trồng mới.
Đây quả là một con số rất lớn, với 15ha sầu riêng năm thứ 4, nếu giá hiện tại được giữ ổn định, năm 2024, doanh thu từ sầu riêng của chàng trai 9X này sẽ rất "khủng".
Giữa những hàng sầu riêng xanh tốt, anh Sơn cho hay: "Hiện tại, riêng cây quýt và cây bưởi da xanh là tôi trồng hữu cơ hoàn toàn. Thời điểm ban đầu, cây quýt là cây chủ lực của tôi, nó là cây dùng để lấy ngắn, nuôi dài, nhờ cây quýt mà tôi có thêm vốn để đầu tư được nhiều đất như hiện nay. Đối với quýt và bưởi thì chỉ khi nào thấy thiếu thì mới bổ sung thêm phân hóa học, hoặc khi cây ra trái mới bón để đảm bảo trái được phát triển tốt, chất lượng. Còn lại, nếu bằng mắt thường thì tôi cứ thấy xanh, tốt thì chỉ cần bỏ phân trùn quế, phân bò để cây phát triển.
Anh Nguyễn Thái Sơn bên những cây bưởi da xanh trong trang trại của mình.
Còn riêng với cây sầu riêng thì chăm chúng rất khó. Thời gian đầu tôi cũng trồng hữu cơ, nhưng loại cây này khi có trái rất hay bị nứt thân, xì mủ, vàng lá thôi rễ, vì vậy bắt buộc phải dùng phân, thuốc để điều trị. Nhưng, cách làm của tôi vẫn hướng về hữu cơ, cỏ trong vườn được dùng máy cắt rồi ủ vô gốc cây làm phân luôn, vừa giữ được ẩm, làm phân mà lại tiết kiệm".
Nói về cách làm hữu cơ của mình, anh Sơn tiết lộ, quýt đường trong trang trại của anh đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao. Để thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị sản phẩm của mình, anh Sơn luôn tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu đầu vào: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến khâu đầu ra kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Anh Sơn cho rằng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu của tương lai, nên anh để cỏ mọc tự nhiên thay vì sử dụng thuốc diệt cỏ. Hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng phân hoá học, chủ yếu dùng phân chuồng, sử dụng thuốc sâu sinh học thay vì hoá học độc hại. Đặc biệt, anh Sơn tuyệt đối không sử dụng thuốc nấm bệnh hoá học, áp dụng chăm sóc cây bằng việc ủ các loại đậu tương và thuốc sinh học nhằm tăng độ dinh dưỡng bón cho cây trồng và đảm bảo an toàn cho cây cũng như công nhân chăm sóc cây. Do vậy, chất lượng sản phẩm trong trang trại của anh ổn định và việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm luôn đảm bảo và được đơn vị thu mua đánh giá cao.
Chàng trai 9X Nguyễn Thái Sơn cũng cho hay, mặc dù diện tích đất nhiều nhưng do một số lớn diện tích anh mới đầu tư trồng nên sản lượng chưa có. Trung bình, mỗi năm sản lượng quýt đường của anh đạt đạt 250 tấn, bưởi da xanh 50-60 tấn, sầu riêng từ 40-70 tấn, mang lại cho anh thu nhập khoảng 5 tỷ đồng.
Đặc biệt, với diện tích hàng chục ha sầu riêng sẽ cho thu chính vào năm 2024, anh Nguyễn Thái Sơn ước tính sẽ có khoảng 2.000 cây cho thu, trung bình mỗi cây thu được 100kg, sản lượng sẽ đạt từ 150-200 tấn. Nếu giá sầu riêng giữ được như thời gian qua thì năm 2024 anh Sơn sẽ có doanh thu hàng chục tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí, anh còn lợi nhuận từ 50-60% tổng doanh thu.
"Thực sự là tôi rất đam mê với nông nghiệp. Tôi đang nghiên cứu và đầu tư thêm vào chăn nuôi dúi, chồn hương, heo rừng. Khi nhận thông báo được chọn là một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, tôi cảm thấy rất vinh dự, tự hào, danh hiệu này quá lớn đối với tôi. Tôi thấy bản thân chưa làm gì được nhiều, nhưng đó cũng là một động lực giúp tôi cố gắng hơn nữa trong thời gian tới để phát triển, hoàn thiện", anh Nguyễn Thái Sơn vui vẻ nói.
: Hiện nay, anh Sơn đang canh tác khoảng 30ha sầu riêng, dự định trong những năm tới sẽ là nguồn thu nhập chính của chàng trai 9X
Không chỉ làm kinh tế giỏi, dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Thái Sơn còn giúp đỡ bà con, hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn hơn vay vốn, cây giống để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo.
Bằng những kinh nghiệm thực tế, chàng trai 9X này đã thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ cho các đoàn viên, hội viên về kỹ thuật canh tác, khoa học công nghệ. Trong 6 năm qua, anh Sơn đã ủng hộ địa phương trên 100 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn, ủng hộ xây dựng hội trường thôn và tôn tạo cảnh quan môi trường nông thôn tại xã Triệu Hải cũng như huyện Đạ Tẻh.
Với những thành tích đã đạt được, anh Nguyễn Thái Sơn được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2019. Đến năm 2020, anh Sơn tiếp tục được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giấy chứng nhận Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Năm 2022, anh Sơn được Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh giấy khen là điển hình tiên tiến trong "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM sẽ tạo nên vành đai xanh nông nghiệp. Sau sáp nhập, nông nghiệp công nghệ cao khu vực Bình Dương chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc...
Cá lòng tong, thứ cá nhà nghèo ở miền Tây thủa nào giờ đây bỗng hóa thành cá đặc sản. Xưa cá lòng tong bơi dầy đặc mặt nước, dính lưới chi chít chẳng buồn mất công gỡ. Nay muốn ăn cá lòng tong này không phải có ra chợ, hay đặt trên mạng là có, có tiền to thật đấy, nhưng không dễ gì mua cá lòng tong mà ăn...
Nhận thấy mô hình nuôi lươn đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người dân trong tỉnh Vĩnh Long đã chuyển từ diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang nuôi lươn sinh sản, lươn giống.
Thay vì trồng bầu thương phẩm, một nông dân đã chuyển sang trồng bầu giống lấy hạt. Những trái bầu Sao to, vỏ xanh mượt, được trồng trên đồng đất Đức Phổ, Đạ Huoai (Lâm Đồng) để lấy những hạt bầu đen sẫm.
Ngày trước, cây thiên tuế là một trong các cây cổ thụ được giới chơi kiểng lên núi Cấm (tỉnh An Giang) săn tìm ráo riết, tưởng chừng bị tuyệt chủng. Thế nhưng, loài cây thân gỗ này vẫn tái sinh khá nhiều ở một số ngọn núi trong dãy Thất Sơn.
Nông dân Lê Văn Thủy, Chi hội trưởng chi hội Nông dân ấp Mỹ Khương, và cũng là tỷ phú Tiền Giang trồng thanh long xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo. Vườn thanh long của ông nông dân tỷ phú này đẹp như phim, ngắm thôi đã mê lắm rồi.
Tỉnh Thái Bình, Hưng Yên đã có phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, như vậy, sau sáp nhập Thái Bình - Hưng Yên, tỉnh mới Hưng Yên sẽ có 104 xã, phường. Đáng chú ý, tên các xã mới của tỉnh Hưng Yên, Thái Bình đều mang đậm các yếu tố văn hóa, lịch sử của địa phương, nhiều xã mang tên những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử.
Sáng ngày 20/4, đồng chí Phạm Đồng Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thái Bình đi kiểm tra công tác thông tin, tuyên truyền và việc thực hiện nhiệm vụ lấy ý kiến nhân dân về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Từ một loại cây trồng bản địa, hiện nay cây thuốc lào được người dân (xã Hoằng Tân, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) xem là cây chủ lực trong việc phát triển kinh tế tại địa phương. Thời điểm này giá thuốc lào thương phẩm giao động từ 250-600 nghìn đồng/kg, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình nơi đây.
Trong suốt 13 năm gắn bó với công tác hội và phong trào nông dân, anh Dương Hữu Bão, Chủ tịch Hội Nông dân xã miền núi Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực tuyên truyền, tìm nhiều mô hình hiệu quả nhằm giúp đồng bào dân tộc Tày ở địa phương giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
“Dự báo thị phần cá rô phi trên thế giới có thể là 14,5 tỷ USD trong thời gian tới, do vậy bây giờ phải suy nghĩ xây dựng thương hiệu con cá rô phi Việt Nam, đưa ra tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu cạnh tranh trên thị trường” - đó là nhận định của ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường).
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, một khu rừng rộng lớn thuộc huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) có diện tích tự nhiên hơn 30.000ha. Vườn có các động vật hoang dã, thực vật quý hiếm, có tiềm năng du lịch sinh thái, ngày càng thu hút nhiều du khách.
Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Khánh Hòa, dự kiến tỉnh mới sau hợp nhất sẽ sở hữu một "báu vật đặc biệt"-Vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận. Vườn Quốc gia núi Chúa là khu rừng khô hạn duy nhất ở Việt Nam và hiếm thấy ở Đông Nam Á.
Thông qua việc giao đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới, mang nguồn lực từ bên ngoài vào, nhiều xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Xây dựng nông thôn mới Bình Phước còn là việc phát huy bản sắc văn hóa tộc người. Ngoài tiếng cồng, chiêng thì những âm thanh trầm bổng, du dương của nhạc cụ đàn tre, kèn lá đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của cộng đồng người dân tộc thiểu số S’tiêng, trên đất Bình Phước, bao đời nay. Nhưng nay, đàn tre, kèn lá trước nguy cơ bị mai một.
Bình tuyển những con hươu đực giống đảm bảo chất lượng do Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai có ý nghĩa quan trọng góp phần cấp con giống chất lượng, uy tín. Từ đó sàng lọc những con hươu đã thoái hóa, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để làm giống, tạo ra được thế hệ hươu con đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhung.
Sáp nhập hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái, dự kiến thành một tỉnh mới mang tên tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) đặt tại Yên Bái hiện nay. Tỉnh mới sau hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai sẽ có tiềm năng to lớn về nuôi cá nước ngọt to bự, nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi-"cá quý tộc".