×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    • Danviet.vn
    • Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    Thứ sáu, ngày 09/12/2022 14:00 GMT+7

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay"

    + aA -
    Nhóm PV Thứ sáu, ngày 09/12/2022 14:00 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Chiều nay 9/12, tại Hà Nội, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay tổ chức tọa đàm trực tuyến: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" trên Báo điện tử Dân Việt.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    Tường thuật
    Xem mới nhất
    Xem cũ nhất
    Rút gọn

    Bố trí dân cư là nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong hơn 50 năm qua, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Qua từng thời kỳ có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

    Đặc biệt năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1776/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng thực hiện giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

    Trong 10 năm qua (giai đoạn 2013-2022), cả nước đã bố trí, sắp xếp ổn định cho hơn 112 nghìn hộ, góp phần hạn chế thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, hạn chế di cư tự do, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.

    Quá trình thực hiện bố trí ổn định dân cư cơ bản đạt hiệu quả và mục tiêu Chương trình đề ra, người dân đến điểm tái định cư có nhà ở khang trang, đời sống, sản xuất từng bước được nâng lên.

    Đa số các điểm dân cư mới có kết cấu hạ tầng giao thông, điện, cơ sở giáo dục, y tế tốt hơn nơi ở cũ; nhiều điểm dân cư phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

    Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, nhu cầu bố trí dân cư phòng, tránh thiên tai ngày càng nhiều, nhiều địa bàn người dân đang sinh sống vùng có nguy cơ cao về thiên tai như: lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt… chưa được bố trí di dời đến nơi an toàn. Một số địa bàn vùng biên giới chưa có dân sinh sống; tình trạng dân di cư tự do vẫn diễn ra…

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 1.

    Bộ NNPTNT đặt ra mục tiêu ổn định đời sống cho hơn 16.000 hộ dân di cư tự do. Ảnh: Thanh Chương.

    Trước thực tế nêu trên, ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 590/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

    Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm: 47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.

    Để làm rõ những kết quả đã đạt được cũng như định hướng trong giai đoạn 2021-2025, Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" trên Báo điện tử Dân Việt.

    Tại buổi tọa đàm, các vị khách mời sẽ giải đáp trực tiếp các câu hỏi của dư luận và độc giả liên quan đến một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng thực hiện bố trí dân cư theo Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

    Buổi tọa đàm hôm nay đang được tường thuật trực tiếp trên báo điện tử Dân Việt và livestream trên fanpage danviet.vn của báo điện tử Dân Việt. Kính mời quý vị độc giả theo dõi và lắng nghe.

    Ông Chu Hoàng Nguyện – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai chia sẻ thêm:

    Với tỉnh Lào Cai trong thời gian qua đã có trên 1.000 hộ được bố trí sắp xếp dân cư. Cơ bản các hộ được đảm bảo đời sống, sản xuất trong quá trình sắp xếp dân cư. Các dự án tập trung cơ bản có hiệu quả tốt trong việc bố trí sắp xếp đời sống cho người dân, an ninh chính trị, trật tự xã hội được nâng lên rõ rệt, đặc biệt các dự án sắp xếp dân cư vùng biên giới.

    Quá trình thực hiện các chương trình để hỗ trợ cho người dân trước hết là có sự đồng thuận, sự vào cuộc của người dân hết sức quan trọng. Quá trình thực hiện này, các đơn vị Nhà nước đã phối hợp hết sức chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để xây dựng các chương trình, kế hoạch trên cơ sở sự tham gia, sự thống nhất của người dân trên địa bàn địa phương. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các chương trình của Đảng, Nhà nước đang hỗ trợ rất lớn cho người dân và địa phương.

    Riêng ở Lào Cai, tỉnh đang thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

    Trong giai đoạn 2005 đến tháng 9/2022, các địa phương nhất là tại các tỉnh Tây Nguyên đã bố trí ổn định cho hơn 48.000 hộ dân di cư tự do. Hiện nay tình trạng di dân tự do vẫn diễn ra, nhưng với số lượng không nhiều. Trong 9 tháng đầu năm 2022 có tổng số 22 hộ. Tuy nhiên, theo kết quả rà soát của các tỉnh, đến nay tổng số hộ dân di cư tự do đang ở phân tán tại các địa phương, cần được sắp xếp, bố trí ổn định theo quy hoạch trong thời gian tới là hơn 16 nghìn hộ, tập trung nhiều tại các tỉnh Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng… 

    Trong thời gian tới chúng ta sẽ có kế hoạch cụ thể để sắp xếp, ổn định cho các hộ dân di cư tự do. Về vấn đề này, ông Vũ Văn Tiến chia sẻ:

    Đến thời điểm này, chúng ta còn 16.983 hộ dân di cư tự do, tồn tại ở 10 địa phương: Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, trong đó tập trung lớn ở Tây Nguyên.

    Thời gian qua chúng ta triển khai 82 dự án với tổng số 5.900 tỷ đồng. Hiện đã hoàn thành triệt để 41 dự án với 17.740 hộ, còn 41 dự án dở dang với 8.582 hộ.

    Ngày 28/11/2022 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Sơ kết thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP về ổn định dân DCTD và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Hội nghị đã kiến nghị và đề xuất một số giải pháp tiếp tục bố trí ổn định dân DCTD, cụ thể:

    - Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương.

    - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bố trí ổn định dân di cư tự do bằng nhiều hình thức tuyên truyền, để người dân tại chỗ và dân di cư tự do nâng cao hiểu biết, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của nhà nước, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc để cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước.

    - Tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 22/NQ-CP; gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền (cả nơi đi, nơi đến), đặc biệt là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ ổn định dân cư, không để tiếp tục diễn ra tình trạng dân di cư tự do. Quản lý dân cư; xử lý kịp thời các điểm nóng về tranh chấp đất đai, kích động lôi kéo đồng bào di cư tự do, phá rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 1.

    - Chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thiện và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện các nội dung, giải pháp của Chương trình bố trí dân cư tại địa phương; tập trung ưu tiên bố trí vốn, không phân tán, dàn trải, đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành dứt điểm các dự án dở dang và các dự án mới, đặc biệt là các dự án cấp bách, bảo đảm phát huy hiệu quả các dự án và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.

    - Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong vấn đề dân di cư tự do.

    - Cần ưu tiên, bố trí các nguồn vốn hợ lý. Lồng ghép bố trí nguồn lực từ các Chương trình, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt 03 Chương trình MTQG để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng các biện pháp canh tác bền vững, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tổ chức đào tạo nghề, nâng cao trình độ sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển vùng nguyên liệu; gắn đào tạo nghề với nhu cầu sản xuất của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Phát triển kinh tế trang trại, tổ hợp tác và hợp tác xã; khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống lâu dài cho các hộ dân di cư tự do.

    - Tăng cường công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; tập trung rà soát, đánh giá đúng thực trạng sử dụng đất và nghiên cứu giải pháp điều chỉnh diện tích đất sử dụng không hiệu quả để thực hiện các dự án bố trí ổn định dân di cư tự do.

     Chính quyền các cấp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác ổn định dân cư; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong công tác bố trí ổn định dân cư, đặc biệt là bố trí dân cư vùng thiên tai, biên giới, ổn định dân DCTD; coi đây là nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của cả hệ thống chính trị để tập trung thực hiện có hiệu quả nhằm phát triển sản xuất, ổn định đời sống lâu dài cho người dân, phát triển KT-XH trên địa bàn cả nước.

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 22/NQ-CP và Quyết định số 590/QĐ-TTg; gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền (cả nơi đi, nơi đến), đặc biệt là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ ổn định dân cư, không để tiếp tục diễn ra tình trạng DCTD.

    Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Chương trình.

    Rà soát, tổng hợp bổ sung các dự án bố trí dân cư vào kế hoạch đầu cư công trung hạn, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương, kết hợp lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án và nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để triển khai thực hiện Chương trình; tập trung ưu tiên bố trí vốn, tránh đầu tư dàn trải, đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành dứt điểm các dự án dở dang, đặc biệt là các dự án bố trí dân cư cấp bách, bảo đảm phát huy hiệu quả đầu tư.

    Ưu tiên bố trí lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình MTQG, các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn hỗ trợ đầu tư, phát triển sản xuất nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm vùng bố trí ổn định dân cư, tạo việc làm từng bước nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống lâu dài. Nếu không không đất sản xuất, thu nhập sẽ xảy ra tình trạng, bà con đến nơi ở mới không có đất sản xuất, công việc lại quay về nơi cũ chặt phá rừng, nhiều hệ lụy liên quan...Làm sao để bà con đến nơi ở mới có kế sinh nhai, mô hình cho thu nhập tốt hơn, điều kiện sống tốt hơn sẽ yên tâm, ổn định sản xuất...

    Tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương; Các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư; tăng cường công tác quản lý (đặc biệt là công tác lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường), kiểm tra, giám sát các dự án trên địa bàn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện bố trí dân cư tại các địa phương.

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 1.

    Ông Hảng Seo Sùng - Chủ tịch UBND xã Tung Chung Phố.

    Là một trong những khách mời tham dự buổi tọa đàm, đồng thời cũng là người trực tiếp tham mưu, xử lý những đề xuất, mong muốn từ phía người dân, ông Hảng Seo Sùng - Chủ tịch UBND xã Tung Chung Phố nhận định:

    Thực hiện Dự án bố trí dân cư thôn Vả Thàng, xã Tung Chung Phố đã tích cực tuyên truyền vận động bà con đã làm và theo sự chỉ đạo của huyện. 

    Xã Tung Chung Phố đã kiểm tra, rà soát toàn bộ các quỹ đất. Trong đó, tâm tư nguyện vọng của người dân thôn Vả Thàng rất mong muốn chuyển ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai cao. 

    Theo kế hoạch, trên diện tích gần 3 ha, sẽ bố trí trên 50 hộ dân thôn Vả Thàng di chuyển từ nơi có nguy cơ sạt lở về. Xã đã có quỹ đất để bà con chuyển ra nhưng thiếu kinh phí để triển khai thực hiện. Bởi vì khi sắp xếp dân cư cho bà con phải đảm bảo sinh kế cũng như cơ sở vật chất về đường, điện, giao thông, nhà văn hoá...

    Vấn đề này nằm ngoài tầm của tỉnh và huyện bởi kinh phí rất lớn. An cư mới lập nghiệp, bà con thôn Vả Thàng mong muốn có chính sách hỗ trợ để sớm triển khai dự án này.

    Thực tế, ở những vùng có nguy cơ cao về thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn hay vùng di cư tự do, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Một số người dù rất muốn chuyển đến nơi an toàn để sinh sống, nhưng lại không có đủ điều kiện về vốn, đất đai…

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 1.

    Ông Tạ Nam Phong - Trưởng phòng Quy hoạch và Bố trí dân cư, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT.

    Bàn về vấn đề này ông Tạ Nam Phong - Trưởng phòng Quy hoạch và Bố trí dân cư, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT có nhận định:

    Để đạt được kết quả bố trí dân cư nêu trên Thủ tướng Chính phủ đề ra các giải pháp chủ yếu sau:

    Một là, về quy hoạch cần xây dựng quy hoạch bố trí dân cư phù hợp với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan phù hợp với thực tế của từng địa phương;lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bố trí dân cư theo quy định Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tổ chức thực hiện theo kế hoạch hàng năm; Xây dựng kế hoạch bố trí dân cư theo thứ tự ưu tiên, nơi có nguy cơ cao về thiên tai phải bố trí thực hiện trước.

    Hai là, thực hiện đồng bộ chính sách: Về Đất đai, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho các hộ để di chuyển, làm nhà ở đến điểm tái định cư ...(chính sách theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, quy định hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ vùng thiên tai, ĐBKK; hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ dân DCTD được bố trí, sắp xếp vào vùng quy hoạch...);

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 2.

    Ngôi nhà dựng tạm bằng tre, nứa của gia đình chị Thào Sen Chấn nằm trong vùng có nguy cơ bị đá lăn rất lớn. Ảnh: Khương Lực


    Ba là, hỗ trợ địa bàn bố trí dân cư xen ghép nhằm điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất), xây mới hoặc nâng cấp một số công trình hạ tầng thiết yếu như lớp học, trạm xá, thủy lợi nội đồng, đường dân sinh, công trình cấp nước cộng đồng.Bốn là, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình bố trí dân cư ở các cấp.

    Năm là, giải pháp về nguồn lực thực hiện Chương trình. Tổng hợp báo cáo của địa phương nhưng nguồn lực ở giai đoạn trước vẫn còn thấp chỉ đạt khoảng 23%, chưa đáp ứng được nhu cầu của chương trình.

    Sáu là, tuyên truyền vận động: Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội và cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp thực hiện bố trí dân cư.

    Trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 phê duyệt Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (thay thế Quyết định số 1776/QĐ-TTg) cũng đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu Chương trình đề ra (đến năm 2025 bố trí ổn định cho hơn …), cụ thể: Đề cập các giải pháp nêu trên, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành Trung ương và đặc biệt là các địa phương, trước mắt: Cụ thể hóa nội dung Chương trình; xây dựng ban cơ chế chính sách; tổng hợp danh mục dự án bố trí dân cư vào kế hoạch đầu tư công trung hạn; rà soát, chủ động di dời các hộ có nguy cơ cao về thiên tai đến định cư nơi an toàn, hạn chế thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, bố trí sắp xếp ổn định dân di cư tự do; Huy động, bố trí thêm ngân sách và lồng ghép nguồn vốn khác để thực hiện, hoàn thành dứt điểm dự án, đưa dan đến sinh sống, ổn định đời sống lâu dài.

    Mục tiêu của chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm: 47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.

    Thủ tướng cũng đã giao cho các địa phương cụ thể hóa chương trình. Thứ 2 chủ động, ban hành cơ chế thực hiện chương trình. Rà soát, chủ động di dời các hộ ở vùng có nguy cơ thiên tại đến nơi an toàn, bố trí sắp xếp dân di cư tự do...

     Bố trí dân cư là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước và có ý nghĩa nhân văn cao cả. Tuy nhiên, chúng ta chưa đáp ứng nhu cầu di dân thực tế, nhất là việc di dời các hộ sinh sống vùng nguy cơ cao về thiên tai, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, ổn định dân di cư tự do. 

    Nhận định về vấn đề này, ông Vũ Văn Tiến - Phó cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT cho rằng:

    Ý kiến của đồng chí Chủ tịch UBND xã Hảng Seo Sùng cũng đã ít nhiều chỉ ra những tồn tại rất lớn về vấn đề ổn định dân cư hiện này. Điển hình là chúng ta mới bố trí được gần 13.000 hộ/năm, trong khi mức trung bình theo yêu cầu là 20.000 hộ. Tạo sao nhu cầu lớn và dù cố gắng nhưng vẫn nhiều tồn tại, bất cập như vậy, chúng tôi đã tổng hợp 6 khó khăn tồn tại như sau:

    - Thứ nhất, sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa đúng mức. Như chúng ta biết, khi Luật Đầu tư công có hiệu lực thì nguồn vốn trung ương bố trí cho địa phương theo nguồn gói, tức là tùy theo từng dự án, lĩnh vực, thì hội đồng nhân dân quyết định đầu tư theo dự án gì, đầu tư cho vùng nào?. Chính vì vậy, vốn không thể chỉ tập trung vào một nội dung, một dự án nhất định, trong đó ổn định dân cư chưa được nhiều địa phương quan tâm. Thậm chí ở nhiều địa phương địa phương vấn đề này còn giao khoán trắng ngành nông nghiệp, trong khi ngành nông nghiệp cũng thể tự quyết hoặc tự bố trí các nguồn lực đầu tư để thực hiện hiệu quả vấn đề này.

    - Thứ hai, nguồn vốn ngân sách của TW và địa phương bố trí cho ổn định dân cư còn hạn chế. Nhiều địa phương chỉ trông chờ vào dự án của TW rót xuống mà không chú ý tới nguồn vốn từ địa phương, khiến có vấn đề ổn định dân cư còn nhiều khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều dự án ổn định dân cư ở nhiều địa phương còn dở dang, kéo dài vì thiếu vốn.

    Những phận đời sống mong manh giữa bốn về núi đá - Ảnh 1.

    Đất đá từ triền núi sau nhà sạt lở, gây đổ tường, hư hỏng bếp và công trình phụ, gia đình ông Trần Xuân Thủy – người dân tộc Co và nhiều hộ dân ở tổ Đàng Bộ, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam được địa phương xếp vào diện hộ nghèo. Ảnh: Khương Lực

    - Thứ ba, công tác quy hoạch quỹ đất ưu tiên sử dụng bố trí ổn định dân cư ở các địa phương dù được quan tâm nhưng ở một số nơi chưa tốt. Sự phối hợp giữa các ngành chưa tốt và do quỹ đất hạn chế. Vấn đề này kéo theo thực trạng dân di cư tự do trở nên nóng hơn, nhất là ở vùng Tây Nguyên, khi dân di cư đến các vùng đất thuộc dự án không thể cấp sổ đỏ do là đất lâm nghiệp chưa được chuyển đổi kéo theo rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Vấn đề này, chúng tôi rất mong sự quan tâm vào cuộc của Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành để có những giải pháp cụ thể và quyết liệt hơn.

    - Thứ tư, định mức quy định trong Quyết định 1776 còn thấp hơn so với dự kiến, ví dụ mức dành cho dân di cư vào vùng quy hoạch chỉ có 20 triệu, quá thấp so với thực tế. Nếu mức này nâng lên 30 hay 50 triệu thì sẽ giúp người dân sớm ổn định cuộc sống hơn, có thêm tư liệu để đầu tư, sản xuất.

    - Thứ năm, công tác thông tin tuyền truyền chưa thực sự hiệu quả. Dù đã làm nhiều nhưng còn hạn chế nghĩa là hiệu quả chưa cao. Đó cũng chính là lý do hôm nay chúng ta ngồi đây và cũng là cách để đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tuyên dương các mô hình làm tốt, phản ánh những nơi, những địa phương làm chưa tốt để công tác ổn định dân cư dần dần được quan tâm hơn, mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

    - Thứ sáu, nhiều mô hình tái định cư không hiệu quả, người dân chuyển từ vùng này sang vùng kia chứ không có sự hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Một số điểm tái định cư, người dân đã đến sinh sống nhưng còn thiếu các công trình hạ tầng thiết yếu đặc biệt là giao thông, điện, nước sinh hoạt. Bên cạnh đó việc lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình, dự án khác trên địa bàn để hỗ trợ PTSX, đảm bảo sinh kế,… còn hạn chế, nên đời sống đồng bào còn khó khăn, chưa thực sự ổn định bền vững.

    Ông Hảng Seo Sùng, Chủ tịch UBND xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai cho biết, trong thời gian qua, địa phương được Đảng, Nhà nước rất quan tâm về bố trí, sắp xếp dân cư.

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 1.

    Ông Hảng Seo Sùng, Chủ tịch UBND xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

    Nhờ thế mà trong năm 2022, xã sắp xếp ổn định gần 12 hộ, tại chỗ 4 hộ. Tuy nhiên, do địa hình của xã cơ bản là đồi núi dốc nên nguy cơ sạt lở lớn, nhất là thôn Vả Thàng nằm ở lòng chảo nên hiện tượng đá lăn xảy ra nhiều. Năm nào cũng xảy ra vụ đá lăn, người dân có ý kiến đề xuất từ lâu từ 2013 đến nay, xã đã có văn bản đề nghị các cấp nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

    Chúng tôi đã tuyên truyền để bà con ổn định và đỡ bức xúc nhưng trong thời gian vừa qua, bà con vẫncó nhiều tâm tư, mọi người rất mong được di dời sớm. Trong đó có 53 hộ muốn di dời ra khỏi vùng thiên tai để ổn định sản xuất, cuộc sống.

    Các hộ dân sau khi được sắp xếp đến nơi ở mới phải bảo đảm tốt hơn nơi ở cũ, đủ điều kiện để ổn định cuộc sống lâu dài và phát triển kinh tế bền vững. Trong quá trình triển khai, các hộ dân được hỗ trợ di chuyển sắp xếp cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc chuẩn bị mặt bằng chuyển đến, nguyên vật liệu bổ sung thay thế những vật liệu đã hỏng... di chuyển đến nơi ở mới bảo đảm đúng kế hoạch.

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 2.

    Ngôi nhà mới, an toàn của gia đình anh Thào Chín Lìn. Ảnh: Khương Lực

    Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và người dân chủ động giúp đỡ về nhân công và các điều kiện khác để những hộ phải di chuyển đến nơi ở mới an toàn, ổn định phát triển sản xuất. Riêng với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Hộ nghèo, hộ độc thân, hộ gia đình chính sách… cấp ủy, chính quyền xã phân công cho các ban, ngành, đoàn thể tập trung lực lượng, ủng hộ ngày công giúp các hộ di chuyển bảo đảm đúng tiến độ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

    Tỷ lệ hộ nghèo tại thôn Vả Thàng có 47/53 hộ, do hộ nằm trong diện sạt lở nên bà con dừng lại không cải tạo nhà cửa. Chúng tôi rất mong được các cấp đưa dân ở thôn này ra khỏi vùng sạt lở, nếu không làm sớm sẽ có nhiều rủi ro về người và của.

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 3.

    Ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai.

    Chia sẻ về vấn đề này, ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cũng nhận định:

    Hiện nay, khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí dân cư tập trung chính vào nguồn lực. Địa phương đã xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, chi tiết và nhu cầu hiện nay rất lớn, cần có nguồn lực để triển khai thực hiện.

    Quá trình bố trí nguồn lực, các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đã giao cho tỉnh và tỉnh đã bố trí, giao vốn cho các dự án. Về nguồn vốn tỉnh Lào Cai cần để thực hiện kế hoạch sắp xếp, ổn định cho 3.800 hộ đến 2025, mỗi năm cần từ 100-150 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ xen ghép và bố trí dân cư tập trung.

    Cùng với nguồn vốn trung hạn, chúng ta còn có các nguồn dự phòng, nguồn ngân sách Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác. Để thực hiện tốt, cần có sự xem xét, tập trung, chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương mới có điều kiện triển khai thực hiện trong thời gian tới.

    Thứ hai, địa phương gặp khó khăn về đất đai để sắp xếp, ổn định dân cư. Thực tế ở Lào Cai quỹ đất hạn chế, nhiều địa bàn hộ di chuyển ra khỏi vùng thiên tai chưa có qũy đất ở. Để có phải đất ở, phải có cơ chế đặc thù, chuyển đất nông nghiệp, lâm nghiệp kém hiệu quả sang đất ở, từ đó có điều kiện sắp xếp các hộ, đặc biệt là hộ vùng thiên tai đến ở, ổn định cuộc sống.

    Thứ ba, đề nghị các bộ, ngành xem xét, bổ sung hướng dẫn về định mức bố trí đất đai, cơ chế tài chính, tín dụng… Trên cơ sở đó, địa phương mới triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời.

    Lào Cai là địa phương có địa hình núi cao hiểm trở, chia cắt mạnh, cùng với thời tiết hàng năm diễn biến phức tạp, thường xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ ống lũ quét, sạt lở đất đã phát sinh nhiều hộ dân nằm trong vùng thiên tai cần phải di chuyển gấp.

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 1.

    Các khách mời tham gia tại Tọa đàm trực tuyến "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay"

    Chia sẻ về vấn đề này, ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai nhận định:

    Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm ở trung tâm Đông Bắc và Tây Bắc của đất nước. Với tổng diện tích trên 6.500 km2; 182,5 đường biên giới giáp nước bạn Trung Quốc. Lào Cai là tỉnh vùng cao miền núi có địa hình chia cắt rất mạnh, có nhiều diễn biến về điều kiện thiên tai tương đối khắc nghiệt.

    Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, trên cơ sở các chính sách của Trung ương, triển khai các nội dung ở địa phương, Lào Cai đã thực hiện tương đối tốt, hiệu quả công tác bố trí sắp xếp dân cư.

    Từ năm 2016-2020 thực hiện Nghị quyết 76, toàn tỉnh đã thực hiện được 1.135 hộ sắp xếp dân cư, trên 12 dự án tập trung. Trong quá trình triển khai thực hiện cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cần thiết cho việc bố trí sắp xếp dân cư, đặc biệt đối với các hộ sắp xếp dân cư vùng thiên tai, khó khăn. Qua đó đã nâng cao đời sống của người dân trong khu vực được bố trí sắp xếp dân cư lên mức mới đảm bảo hơn, ổn định hơn.

    Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện Nghị quyết 22, Quyết định 590, Quyết định 1719 về thực hiện sắp xếp dân cư, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Lào Cai đã xây dựng các kế hoạch thực hiện các chương trình, nghị quyết.

    Trong giai đoạn 2022 – 2025, toàn tỉnh đã tập hợp nhu cầu của gần 3.800 hộ, đối với chương trình 1719 toàn tỉnh đã tập hợp nhu cầu của gần 2.000 hộ; thực hiện chương trình sắp xếp dân cư theo Quyết định 590 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lào Cai đã thực hiện sắp xếp dân cư gần 1.100 hộ.

    Với trên 14 dự án tập trung đến nay cơ bản các địa bàn thực hiện sắp xếp dân cư đã được khảo sát, xây dựng các chương trình dự án hết sức cụ thể, chi tiết đáp ứng sắp xếp dân cư trong giai đoạn tới.

    Tỉnh Lào Cai đã hết sức chủ động, quyết liệt trong quá trình triển khai các nội dung, nhiệm vụ. Ngay sau khi Quyết định 1776 đến năm 2020 hết giai đoạn, chúng tôi đã xây dựng giai đoạn 2021-2025. Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh sẽ hoàn thành sắp xếp ổn định dân cư cho 2.525 hộ thuộc các đối tượng nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai, biên giới và hộ đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

    Triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2013-2020, cả nước bố trí, sắp xếp ổn định được 105.352 hộ, trong đó có 70.912 hộ vùng thiên tai, 5.670 hộ vùng đặc biệt khó khăn, 15.007 hộ vùng biên giới và bố trí, sắp xếp ổn định cho 13.763 hộ dân di cư tự do, khu rừng đặc dụng.

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 1.

    Ông Vũ Văn Tiến – Phó cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến.

    Có mặt tại tọa đàm, ông Vũ Văn Tiến – Phó cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT thông tin:

    Bố trí dân cư là lĩnh vực quan trọng, Chính phủ giao nhiệm vụ này cho Bộ NNPTNT và Bộ giao Cục Kinh tế hợp tác và PTNT tham mưu, quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

    Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác sắp xếp, bố trí dân cư. Đây là chủ trương, chính sách có tính nhân văn cao, đặc biệt trong giai đoạn gần đây biến đổi khí hậu, việc sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở vùng thiên tai vô cùng cấp bách và cần thiết.

    Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1776/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2030. Ở cấp trung ương, cùng với Bộ NNPTNT, có nhiều bộ ngành tham mưu cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và ở dưới địa phương, chính quyền các cấp cũng quan tâm, hỗ trợ nguồn lực.

    Trong 10 năm qua (giai đoạn 2013-2022), cả nước đã bố trí, sắp xếp ổn định cho hơn 112 nghìn hộ. Về việc bố trí dân di cư tự do, năm 2018, Thủ tướng chủ trì hội nghị về di dân tự do. Sau hội nghị, Thủ tướng ban hành Nghị quyết 22, nhờ đó công tác sắp xếp, bố trí dân di cư tự do đạt kết quả rất tích cực.

    Một trong mục tiêu Nghị quyết 22 đặt ra là đến 2025 cơ bản giải quyết dứt điểm dân di cư tự do. Nếu như năm 2005, cả nước có 2.700 hộ di dân tự do thì từ năm 2020 đến nay, trung bình mỗi năm chỉ có 100 hộ dân di cư tự do, trong đó 9 tháng đầu năm 2022 có 22 hộ di dân tự do. Triển khai Nghị quyết 22, cả nước đã bố trí, ổn định 8.000 hộ dân di cư tự do.

    Nói chung, công tác bố trí, ổn định dân cư, trong đó có di dân tự do cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Việc bố trí, ổn định dân cư góp phần ổn định cuộc sống, an ninh trật tự ở các địa phương như: Điện Biên hay vùng Tây Nguyên…

    Có những khu dân cư, mô hình, dự án bố trí ổn định dân cư, người dân thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiệm vụ sắp xếp, bố trí dân cư còn rất nhiều vấn đề, tồn tại hạn chế. Đặc biệt từ 2020, các khu vực, đặc biệt khu vực miền Trung xảy ra mưa lớn, bão, lũ lụt… nên công tác sắp xếp, ổn định dân cư là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.



    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 1.

    Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay phát biểu khai mạc Tọa đàm.

    Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay nhận định: Bố trí dân cư là nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong hơn 50 năm qua, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Qua từng thời kỳ có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

    Đặc biệt năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1776/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng thực hiện giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020. Kết quả, trong giai đoạn 2013-2021, cả nước đã bố trí, sắp xếp ổn định được hơn 11 vạn hộ dân.

    Rõ ràng tỉ lệ ổn định dân cư hàng năm vẫn thấp so với kế hoạch đề ra. Số vốn để thực hiện công tác này cũng chưa đáp ứng đủ, còn thiếu rất nhiều. Những vùng dân cư mới vẫn còn một số địa phương chưa bố trí được hạ tầng cơ sở sản xuất, công tác tuyên truyền vận động vẫn còn nhiều khó khăn,...

    Để làm rõ những kết quả đã đạt dược cũng như định hướng trong giai đoạn 2021-2025, Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến: "Một số kế quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" trên Báo điện tử Dân Việt.

    Tọa đàm: "Một số kết quả thực hiện chủ trương, chính sách bố trí ổn định dân cư trong giai đoạn hiện nay" - Ảnh 2.

    Lãnh đạo Báo Điện tử Dân Việt tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm.


    Tham dự tọa đàm hôm nay có các khách mời:

    - Ông Vũ Văn Tiến – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT;

    - Ông Tạ Nam Phong, Trưởng phòng Quy hoạch và Bố trí dân cư, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT;

    - Ông Bùi Quang Tuấn -  Phó chánh văn phòng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT;

    - Ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai;

    - Ông Hảng Seo Sùng, Chủ tịch UBND xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • di dân
    • định cư
    • bố trí dân cư
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin Cùng Chuyên Mục

    Xem thêm
    Sáp nhập tỉnh Kiên Giang, tỉnh An Giang mới có một khu rừng đẹp như phim, chim hoang dã bay la liệt, cá rô biển đặc sản

    Sáp nhập tỉnh Kiên Giang, tỉnh An Giang mới có một khu rừng đẹp như phim, chim hoang dã bay la liệt, cá rô biển đặc sản

    25 ngày vận hành chính quyền 2 cấp, một xã ở tỉnh Đắk Lắk tổ chức học 'Bình dân học vụ số' theo kiểu 'cầm tay chỉ việc'

    25 ngày vận hành chính quyền 2 cấp, một xã ở tỉnh Đắk Lắk tổ chức học "Bình dân học vụ số" theo kiểu "cầm tay chỉ việc"

    Một món ăn quen miệng, trước quán ăn nào ở Huế cũng có, nay bán dè dặt, vì sao vậy?

    Một món ăn quen miệng, trước quán ăn nào ở Huế cũng có, nay bán dè dặt, vì sao vậy?

    Sau gần 1 tháng sáp nhập Hưng Yên-Thái Bình, tỉnh Hưng Yên đã nhận bao nhiêu hồ sơ thủ tục hành chính của người dân?

    Sau gần 1 tháng sáp nhập Hưng Yên-Thái Bình, tỉnh Hưng Yên đã nhận bao nhiêu hồ sơ thủ tục hành chính của người dân?

    Tin Nổi Bật

    Vừa được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản, người nuôi biển Quảng Ninh lại lo vì mức tiền thuê quá cao

    Vừa được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản, người nuôi biển Quảng Ninh lại lo vì mức tiền thuê quá cao

    Mặc dù vừa được giao mặt nước biển để ổn định phát triển nuôi trồng thủy sản, nhưng nhiều hợp tác xã (HTX) tại Quảng Ninh đang đứng trước khó khăn do tiền thuê mặt nước biển quá lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư thì hạn chế, rủi ro thiên tai lại thường xuyên rình rập.

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Nhà nông
    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Chuyện thật ở An Giang, lên núi cao câu thứ cá lạ, trông như cá lóc mà đâu có phải cá lóc

    Nhà nông
    Chuyện thật ở An Giang, lên núi cao câu thứ cá lạ, trông như cá lóc mà đâu có phải cá lóc

    Nông thôn mới ở một xã mới của Thái Nguyên sau sáp nhập còn các ngôi nhà sàn đẹp mê ly, ngỡ như cổ tích

    Nhà nông
    Nông thôn mới ở một xã mới của Thái Nguyên sau sáp nhập còn các ngôi nhà sàn đẹp mê ly, ngỡ như cổ tích

    Tìm nguyên nhân khiến 31 con lợn chết không rõ nguyên nhân ở Lâm Đồng

    Nhà nông
    Tìm nguyên nhân khiến 31 con lợn chết không rõ nguyên nhân ở Lâm Đồng

    Đọc Thêm

    Vụ lật xe khách làm 10 người tử vong: Trời mưa, đường trơn, tài xế chạy quá tốc độ gần 100km/h trên quốc lộ
    Tin tức

    Vụ lật xe khách làm 10 người tử vong: Trời mưa, đường trơn, tài xế chạy quá tốc độ gần 100km/h trên quốc lộ

    Tin tức

    Vụ xe khách lật xảy ra rạng sáng 25/7 trên QL 1A (đoạn qua phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh) khiến 10 người tử vong, 15 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định do tài xế chạy quá tốc độ trong điều kiện đường trơn trượt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cổ phiếu đầu tư công của Vinaconex 'dậy sóng', Chủ tịch vẫn 'trắng' cổ phần
    Nhà đất

    Cổ phiếu đầu tư công của Vinaconex 'dậy sóng', Chủ tịch vẫn 'trắng' cổ phần

    Nhà đất

    Tiền bất ngờ đổ mạnh vào cổ phiếu VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đẩy cổ phiếu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/7.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Máy bay F-16 của Thái Lan vô hiệu hoá các mục tiêu của Campuchia gần đền Surin
    Thế giới

    Máy bay F-16 của Thái Lan vô hiệu hoá các mục tiêu của Campuchia gần đền Surin

    Thế giới

    Không quân Thái Lan triển khai 4 máy bay F-16 để vô hiệu hóa các mối đe dọa tên lửa từ Campuchia gần Prasat Ta Muen Thom và Prasat Ta Kwai ở Surin, tờ The Nation của Thái Lan đưa tin.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ
    Lào Cai thi đua yêu nước

    Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ

    Lào Cai thi đua yêu nước

    Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 27/7, đoàn đại biểu của tỉnh Lào Cai do Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phường Lào Cai và các anh hùng liệt sỹ tại phường Cam Đường.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sau gần 1 tháng sáp nhập Hưng Yên-Thái Bình, tỉnh Hưng Yên đã nhận bao nhiêu hồ sơ thủ tục hành chính của người dân?
    Nhà nông

    Sau gần 1 tháng sáp nhập Hưng Yên-Thái Bình, tỉnh Hưng Yên đã nhận bao nhiêu hồ sơ thủ tục hành chính của người dân?

    Nhà nông

    Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, sau 4 tuần triển khai, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã bước đầu phát huy hiệu quả. Tính đến ngày 24/7, toàn tỉnh đã tiếp nhận 68.594 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó 54.993 hồ sơ nộp trực tuyến; chính quyền cấp xã tiếp nhận tới 63.096 hồ sơ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nguyễn Xuân Bắc có gì đặc biệt?
    Thể thao

    Nguyễn Xuân Bắc có gì đặc biệt?

    Thể thao

    Trong số 11 cầu thủ U23 Việt Nam ra sân ở trận bán kết giải vô địch U23 Đông Nam Á với đội U23 Philippines, chỉ có 2 người chưa được hít thở bầu không khí tại V.League. Một là Võ Anh Quân, người còn lại là Nguyễn Xuân Bắc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cách thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên hệ thống của Bộ GDĐT chuẩn nhất
    Xã hội

    Cách thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên hệ thống của Bộ GDĐT chuẩn nhất

    Xã hội

    Sau giai đoạn đăng ký nguyện vọng đại học 2025, các thí sinh sẽ tiến hành bước tiếp theo là thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên Hệ thống của Bộ GDĐT. Cách thanh toán lệ phí nguyện vọng 2025 trên hệ thống của Bộ GDĐT chuẩn nhất được chúng tôi gửi tới thí sinh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM kiên định mục tiêu tăng trưởng năm 2025 hơn 8,5%
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM kiên định mục tiêu tăng trưởng năm 2025 hơn 8,5%

    Chuyển động Sài Gòn

    Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế TP.HCM 6 tháng cuối năm 2025. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, kiên định mục tiêu tăng trường tổng sản phẩm (GRPD) năm 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nếu Tiêu Phong và Hư Trúc tỷ thí võ công, ai sẽ thắng?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Nếu Tiêu Phong và Hư Trúc tỷ thí võ công, ai sẽ thắng?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Trong tác phẩm "Thiên long bát bộ" của cố nhà văn Kim Dung, Tiêu Phong và Hư Trúc là anh em kết nghĩa cùng với Đoàn Dự và họ đều sở hữu những môn võ công tinh diệu. Nếu đặt giả thuyết Tiêu Phong và Hư Trúc đọ sức với nhau, sẽ không dễ tìm ra người chiên thắng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cô gái 23 tuổi thề không tái hôn sau cái chết đột ngột của chồng
    Xã hội

    Cô gái 23 tuổi thề không tái hôn sau cái chết đột ngột của chồng

    Xã hội

    Cái chết bất ngờ của người chồng mắc bệnh tiểu đường đã khiến một phụ nữ trẻ ở Trung Quốc thề nguyện không đi bước nữa, làm dấy lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội về lòng thủy chung.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin chiều 27/7: HAGL đã âm thầm đón 5 tân binh, gồm những ai?
    Thể thao

    Tin chiều 27/7: HAGL đã âm thầm đón 5 tân binh, gồm những ai?

    Thể thao

    HAGL đã âm thầm đón 5 tân binh, gồm những ai? Felix "hủy kèo" với Benfica, đồng ý đến Al Nassr; Trận trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Indonesia sẽ có VAR; Vì Messi, Inter Miami phát kỷ lục chuyển nhượng; Grealish vui chơi thả ga trước khi rời Man City.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Được bồi thường vì Google vô tình chụp cảnh khỏa thân
    Xã hội

    Được bồi thường vì Google vô tình chụp cảnh khỏa thân

    Xã hội

    Một viên cảnh sát ở Argentina đã được Google bồi thường gần 13.000 USD sau khi hình ảnh khỏa thân của anh bị chụp lại và lan truyền trên dịch vụ Street View.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lan Phương tiết lộ thời điểm quyết định ly hôn: 'Mỗi lần nghĩ lại vẫn rùng mình'
    Văn hóa - Giải trí

    Lan Phương tiết lộ thời điểm quyết định ly hôn: "Mỗi lần nghĩ lại vẫn rùng mình"

    Văn hóa - Giải trí

    Chiều 27/7, diễn viên Lan Phương lần đầu chia sẻ cảm xúc sau thời gian thông báo đang làm thủ tục ly hôn với chồng Tây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Truyền thông phát hiện ông Putin phát đi một thông điệp đáng ngại cho Mỹ
    Thế giới

    Truyền thông phát hiện ông Putin phát đi một thông điệp đáng ngại cho Mỹ

    Thế giới

    Những lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin về tàu ngầm Yasen-M đã trở thành một thông điệp đáng ngại đối với Mỹ, theo tờ National Interest đưa tin.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cảnh sát giao thông lập chốt xử lý loạt vi phạm của xe khách gần bến xe lâu đời nhất Hà Nội
    Ảnh

    Cảnh sát giao thông lập chốt xử lý loạt vi phạm của xe khách gần bến xe lâu đời nhất Hà Nội

    Ảnh

    Lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý hàng chục xe khách trên đường Giải Phóng, đoạn cách bến xe Giáp Bát chưa đầy 1 km. Nhiều lỗi vi phạm được xử lý mạnh tay, răn đe theo đúng quy định của pháp luật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nữ diễn viên Nhật bị đồn ngoại tình với nhiều đàn ông cùng lúc là ai?
    Văn hóa - Giải trí

    Nữ diễn viên Nhật bị đồn ngoại tình với nhiều đàn ông cùng lúc là ai?

    Văn hóa - Giải trí

    Amane Shindō, nữ diễn viên lồng tiếng 21 tuổi, phủ nhận cáo buộc ngoại tình với nhiều đàn ông có vợ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bán không hết vé số, bé trai ở Cần Thơ bị cô ruột bạo hành
    Tin tức

    Bán không hết vé số, bé trai ở Cần Thơ bị cô ruột bạo hành

    Tin tức

    Bé trai bán không hết vé số bị cô ruột bạo hành. Trong quá trình bị bạo hành, bé trai liên tục kêu khóc, van xin người cô ruột. Vụ việc xảy ra ở xã Mỹ Tú, TP Cần Thơ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đã có kết quả xác định nguyên nhân 31 con lợn chết bất thường tại Lâm Đồng
    Nhà nông

    Đã có kết quả xác định nguyên nhân 31 con lợn chết bất thường tại Lâm Đồng

    Nhà nông

    Qua kết quả xét nghiệm từ Trung tâm Chẩn đoán và xét nghiệm Thú y Trung ương II, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân khiến 31 con lợn chết bất thường tại Lâm Đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ngược dòng ngoạn mục trước Thái Lan, cầu mây nữ Việt Nam vô địch thế giới
    Thể thao

    Ngược dòng ngoạn mục trước Thái Lan, cầu mây nữ Việt Nam vô địch thế giới

    Thể thao

    Cầu mây nữ Việt Nam có màn ngược dòng ngoạn mục trước chủ nhà Thái Lan với chiến thắng 2-1 để lên ngôi vô địch thế giới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mẹ trẻ chủ quan, con nhỏ phải nhập viện vì viêm phổi
    Xã hội

    Mẹ trẻ chủ quan, con nhỏ phải nhập viện vì viêm phổi

    Xã hội

    Chăm sóc con bị viêm phổi tại bệnh viện, chị M. ở Phú Xuyên (Hà Nội) không khỏi tự trách mình khi chủ quan.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thanh Hóa: Kiến nghị xây dựng hệ thống kết nối phần mềm bảo hiểm thất nghiệp
    Xã hội

    Thanh Hóa: Kiến nghị xây dựng hệ thống kết nối phần mềm bảo hiểm thất nghiệp

    Xã hội

    Cùng với nhiều nhiệm vụ trọng tâm, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhất là quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp là nhiệm vụ quan trọng được Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đề ra trong năm 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ngoại trưởng Hungary tiết lộ ai đã ngăn cản ông Trump đạt được nhiều thành tựu hơn về Ukraine
    Thế giới

    Ngoại trưởng Hungary tiết lộ ai đã ngăn cản ông Trump đạt được nhiều thành tựu hơn về Ukraine

    Thế giới

    Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có thể đạt được nhiều thành tựu hơn trong các cuộc đàm phán về Ukraine nếu không có sự can thiệp của người tiền nhiệm Joe Biden và các nước EU, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông thôn mới Lai Châu: Khởi công 'Ngôi nhà nhân ái' - ấm lòng đồng bào vùng khó khăn
    Lai Châu Ngày Mới

    Nông thôn mới Lai Châu: Khởi công "Ngôi nhà nhân ái" - ấm lòng đồng bào vùng khó khăn

    Lai Châu Ngày Mới

    Không khí tại bản Sàn Phàng Cao (Khun Há, Lai Châu) bỗng ấm áp lạ thường khi lễ khởi công xây dựng 2 "Ngôi nhà nhân ái" được tổ chức. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự chung tay, sẻ chia của tuổi trẻ cả nước với những mảnh đời còn nhiều khó khăn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng khảo sát, tháo gỡ vướng mắc dự án của Công ty CP Rạng Đông và những dự án quan trọng ven biển
    Kinh tế

    Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng khảo sát, tháo gỡ vướng mắc dự án của Công ty CP Rạng Đông và những dự án quan trọng ven biển

    Kinh tế

    Ngày 27/7, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng đoàn công tác đã trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra dự án Rừng dầu Hồng Liêm nằm trên địa bàn xã Hồng Sơn, xã Hòa Thắng tỉnh Lâm Đồng và kiểm tra quỹ đất dự án 2 bên đường ĐT.706B phường Mũi Né.

    Chia sẻ Chia sẻ
    HLV Kim Sang-sik khiến các đội tuyển Đông Nam Á gặp... 'ác mộng' ra sao?
    Thể thao

    HLV Kim Sang-sik khiến các đội tuyển Đông Nam Á gặp... "ác mộng" ra sao?

    Thể thao

    Dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik, bóng đá Việt Nam đang trải qua chuỗi 11 trận bất bại liên tiếp ở sân chơi Đông Nam Á, từ cấp độ đội tuyển quốc gia đến U23.

    Chia sẻ Chia sẻ
    2 thanh niên ở Đắk Lắk bị điều tra hành vi giết người tại quán lẩu nướng đêm
    Pháp luật

    2 thanh niên ở Đắk Lắk bị điều tra hành vi giết người tại quán lẩu nướng đêm

    Pháp luật

    Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam hai thanh niên để điều tra về hành vi giết người tại một quán lẩu nướng đêm, vì cho rằng bị “nhìn đểu”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sở Công Thương Đà Nẵng phản hồi việc một nhân viên cây xăng PV Oil từ chối nhận chuyển khoản
    Kinh tế

    Sở Công Thương Đà Nẵng phản hồi việc một nhân viên cây xăng PV Oil từ chối nhận chuyển khoản

    Kinh tế

    Sở Công Thương Đà Nẵng lên tiếng việc một nhân viên cây xăng thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung tại Đà Nẵng không nhận tiền chuyển khoản.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hòa ước Nhâm Tuất (1862) giữa Việt Nam và Pháp gồm những khoản nào?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Hòa ước Nhâm Tuất (1862) giữa Việt Nam và Pháp gồm những khoản nào?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Hòa ước Nhâm Tuất (1862) – bản hàng ước đầu tiên giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp – không chỉ đánh dấu bước lùi nghiêm trọng về chủ quyền mà còn phơi bày sự yếu hèn của một triều đại đang hoang mang trước thế trận. 12 điều khoản được ký trong thế yếu đã khiến đại Việt mất đất, mất quyền, và dọn đường cho thực dân xâm lược.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trường Đại học Điện lực tăng học phí 40%: Lãnh đạo trường lý giải
    Xã hội

    Trường Đại học Điện lực tăng học phí 40%: Lãnh đạo trường lý giải

    Xã hội

    Sau khi Trường Đại học Điện lực tăng học phí năm học 2025-2026 gây lo lắng cho sinh viên, PGS.TS. Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường đã lý giải về vấn đề này.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một xã thuộc tỉnh Hải Dương cũ được chọn làm đại hội điểm khối Đảng bộ cấp xã của TP Hải Phòng
    Nhà nông

    Một xã thuộc tỉnh Hải Dương cũ được chọn làm đại hội điểm khối Đảng bộ cấp xã của TP Hải Phòng

    Nhà nông

    Được chọn làm đại hội điểm khối Đảng bộ cấp xã của TP Hải Phòng, Đảng bộ, chính quyền xã Gia Lộc đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hội lớn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    2

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng
    6

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng

    3

    Xung đột Thái Lan - Campuchia và những tác động đến kinh tế Việt Nam?

    Xung đột Thái Lan - Campuchia và những tác động đến kinh tế Việt Nam?

    4

    MC nổi danh của VTV là kỹ sư nông nghiệp, từng lọt Top 4 gameshow về âm nhạc

    MC nổi danh của VTV là kỹ sư nông nghiệp, từng lọt Top 4 gameshow về âm nhạc

    5

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media