Uống nước lá tưởng vô hại để giải độc, người phụ nữ nhập viện cấp tốc
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
(Tố Hữu)
Trong lịch sử mấy ngàn năm Phong kiến ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam, người phụ nữ luôn bị các nguyên tắc “Tam tòng, Tứ đức” khống chế và qua đó hạn chế rất nhiều vai trò của họ trong các hoạt động cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế là khi có các biến động về thời cuộc, thì bất cứ giai đoạn nào, các sử gia cũng tìm ra được một người Phụ nữ để gánh (chịu) trách nhiệm cho sự diệt vong hay biến cố của một triều đại. Nhà Thương có Đát Kỷ (hay ăn tim người), Nhà Chu có Bao Tự (nghìn vàng đổi lấy trận cười mà chơi), Nước Ngô mất vì Tây Thi (cá lặn) Nhà Hán có Điêu Thuyền (nguyệt thẹn) rồi Nhà Đường có Dương Quý Phi (cây liền cánh, chim liền cành – hoa nhường). Trừ hai mỹ nhân Đát Kỷ và Bao Tự thuộc thời thượng cổ ra thì 3 mỹ nhân còn lại công thêm Vương Chiêu Quân (cống hồ – chim sa) chính là “Tứ đại mỹ nhân” thời xưa của Trung Quốc (Chim sa, cá lặn và hoa nhường, nguyệt thẹn).
Nàng Mỵ Châu có phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của Âu Lạc?
Những người phụ nữ này liệu có phải chịu trách nhiệm cho việc diệt vong hay các biến cố xung đột của các triều đại trước kia và tại sao họ lại bị các sử gia giao cho các trách nhiệm đó? Thứ nhất là Nho giáo thường quan niệm phụ nữ như là những người gây ra các rắc rối chứ không phải nạn nhân, và thứ hai đó là đàn ông ngày trước không dám chịu trách nhiệm cho các thất bại mình và hậu quả mình gây ra. Khi đó phụ nữ chính là đối tượng dễ dàng nhất để họ có thể đổ trách nhiệm cho và vì thường thì phụ nữ cam chịu mang tiếng xấu mà chẳng thèm giải thích. Thêm một lý do nữa là việc gán (đổ) tội cho một người phụ nữ đẹp thường dễ được xã hội (Cả nam và nữ) chấp nhận hơn do lòng đố kỵ với sắc đẹp của đại bộ phận dân chúng với những người đẹp (cũng tương tự như việc các cô gái tóc vàng ở Phương Tây thương bị quy kết là “dốt” – do lòng đố kỵ với sắc đẹp trời cho của họ).
Trong lịch sử nước ta, Mỵ Châu có thể xem là nạn nhân đầu tiên của vấn nạn quy trách nhiệm này. Không hiểu binh hùng tướng mạnh của An Dương Vương cùng tài lãnh đạo của Tướng Cao Lỗ như thế nào mà kết cục đau buồn của nước Âu Lạc lại quy hết trách nhiệm cho nàng và kết cục là tên nàng vẫn luôn được sử dụng để nói về bài học cảnh giác trong đấu tranh với kẻ thù.
Đọc qua sử sách, chúng ta có thể thấy nước Nam Việt của Triệu Đà và nước Âu Lạc của An Dương Vương không giống như Trung Quốc với Việt Nam bây giờ. Hơn nữa, thời đó nước Nam Việt là của người Việt (Các bộ lạc Bách Việt) trong khi đó nước Âu Lạc nhỏ bé thực chất chỉ là một bộ tộc trong vùng vốn muốn có xu thế “hùng cứ một phương”. Việc các sử gia thời hiện đại đem chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy ra làm tấm gương hay bài học cảnh giác với người Láng giềng phương bắc chưa hẳn đã chính xác hay có phần khiên cưỡng. Vào cuối thời nhà Tần và đầu nhà Hán, trong Quận thuộc Bách Việt ở Phương Nam thì chỉ có vùng Lĩnh Nam của Triệu Đà là hùng mạnh nhất. Với chức phận khởi đầu là một huyện Lệnh dưới thời Tần Thủy Hoàng, Triệu Đà đã tận dụng cơ hội việc dân Hán bận bịu với các cuộc chiến (Hán Sở tranh hùng) để dựng nên một nước Nam Việt tương đối độc lập ở phía Nam Trung Quốc và tồn tại được 5 đời. Trong thực tế, các Sử gia của Việt Nam ngày xưa và kể cả Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô Đại cáo” vẫn xem Triệu Đà là vua đầu tiên của nước Việt (tức nước ta) và cụ thể là khi vua Gia Long lấy lại được chính quyền từ nhà Tây Sơn, ngài đã cử một sứ đoàn trong đó có Nguyễn Du sang Trung Quốc để xin lấy tên nước làm “Nam việt”. Do vua Càn Long lo ngại rằng cụm từ này có thể làm khơi dậy tinh thần người Việt ở phương nam nên đã đổi tên thành Việt Nam.
Qua việc này có thể thấy việc Trọng Thủy làm rể ở nhà An Dương Vương không giống như Trai Trung Quốc sang ở rể Việt Nam mà chỉ đơn giản như các bộ lạc gả con cái cho nhau để tỏ tình đoàn kết, hòa hiếu thôi và trong trường hợp này, vậy nên chúng ta có quyền nghi ngờ mục tiêu ban đầu của cuộc hôn nhân sắp đặt này có phải là bí kíp về “nỏ thần" hay không?
Rõ ràng rằng, khi cưới nhau và sống với nhau lâu ngày, Mị Châu và Trọng Thủy tất nhiên nảy sinh tình cảm vợ chồng, mà khi đã là vợ chồng thì chắc hẳn sẽ chẳng ai cảnh giác (nhất lại là một cô gái trẻ) xem chồng mình có ý định lợi dụng mình hay không. Có lẽ nàng cũng giống như bao cô gái con nhà thường dân, hay quý tộc, say sưa tận hưởng men tình ái và hình như chồng nàng cũng yêu vợ nhiều lắm (bằng chứng là sau này Trọng Thủy đã nhảy xuống giếng tự tử) và họ đã có thể cùng nhau đi hết những ngày tươi đẹp ấy nếu không có chiến tranh. Một khi chiến tranh xảy ra, thì trách nhiệm của người đàn ông được đề cao và dĩ nhiên khi đó Trọng Thủy đang là con cháu trong nhà của An Dương Vương, bỗng trở thành kẻ thù để rồi phụ nữ, trong đó có Mỵ Châu trở thành nạn nhân bất đắc dĩ. Khi đó ngươi ta nhìn nàng với con mắt căm hờn và khinh bỉ vì cho rằng nàng có chồng là “kẻ thù”, rằng nàng “tiếp tay cho giặc” hay “tiết lộ bí mật Quốc gia” và v.v..
Bây giờ nhìn lại câu chuyện này liệu chúng ta có thể tin được là vào thời đó, cái thời mà người phụ nữ có rất ít bình quyền thì liệu rằng “Bí kíp nỏ thần” của nước Âu Lạc có được nhà vua và các tướng (cụ thể là tướng Cao Lỗ) chia sẻ với Mỵ Châu hay không, và nếu như bí kíp này cốt lõi nằm ở cái “lẫy” thì liệu rằng có dễ dàng như thế cho Mỵ Châu có thể tìm thấy và đem cho Trọng Thủy xem để rồi bị đánh tráo hay không? Tôi dám chắc là không và thực tế nàng công chúa Mỵ Châu chỉ là một nạn nhân của lịch sử vốn dĩ có cái nhìn thiên lệch về Nam, Nữ trong con mắt các sử gia đời sau – những người chịu ảnh hượng nặng nề của Nho Giáo.
Thời An Dương Vương, việc sản xuất được nỏ thần (hay nỏ liên châu?) có thể là có thực. Nhờ công nghệ vũ khí tiên tiến này kết hợp với thành Cổ loa hình ốc mà quân Âu lạc đã nhiều lần ngăn chặn được quân của Nam Việt trong nỗ lực bình định miền nam của Triệu Đà. Qua thời gian và bằng nhiều cách tiếp cận, có thể công nghệ này đã bị Triệu Đà lấy được, ứng dụng và giành thắng lợi trước quân Âu lạc khiến nước này bị thôn tính. Một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng liên quan đến sự diệt vọng của Âu lạc, đó là An Dương Vương và các quần thần của mình đã ngủ quên trong chiến thắng một thời gian khá dài, không lo củng cố đất nước và đánh giá đúng thực lực của kẻ thù cho nên khi quân giặc kéo đến thì tất cả bị động và nhanh chóng bị đánh bại.
Một chi tiết trong câu chuyện này là khi vua cha cùng Mỵ Châu chạy đến sát bờ biển (thuộc Nghệ An ngày nay) thì “Rùa Thần” còn phải nhắc nhà vua là “giặc ngồi sau lưng mà nhà vua không biết”. Câu này chắc chắn là của các sử gia sau này, chứ xét trên bối cảnh thời đó thì vua An Dương Vương không biết hoặc không có ý định đổ tội cho con gái mình trong việc mất nước. Việc chém Mỵ Châu chắc chỉ là một bước đi cùng quẫn của một ông vua mất nước mà thôi. Đành rằng nước mất, nhà tan thì cá nhân có thể phải hy sinh, nhưng việc gán cho Mỵ Châu cái trách nhiệm làm mất nước Âu Lạc thực sự quá sức đối với nàng. Sự hèn yếu của các Quân vương, say sưa chiến thắng, không chịu thay đổi của một vài triều đại và đánh giá sai đối thủ của những nhà cầm quân – Tất cả đều là nam giới đã từng gây là hậu quả rất to lớn và thậm chí mất nước ở nhiều nơi và nhiều thời điểm khác nhau trong quá khứ. Vấn đề là khi các biến cố này xảy ra, lại có một người phụ nữ bị đưa ra như là nguyên nhân chính gây ra cũng như chịu trách nhiệm thay cho nam giới, trong đó công chúa Mỵ châu là một ví dụ điển hình. Thế mới biết đàn ông xưa mà đặc biệt là các sử gia hèn đớn thật – họ đã không giám nhìn nhận và chịu trách nhiệm cho những thất bại do chính mình gây ra, mà chỉ chăm chăm đổ lên đôi vài “gầy bé nhỏ” của người phị nữ, để rồi hàng ngàn năm qua những Phụ nữ này vẫn liên tục oằn mình ra gánh đỡ thêm trách nhiệm vốn không phải của mình.
Đối với Mỵ Châu, trái tim nàng không hề lệch chỗ, nó vẫn đập đúng nhịp đập của tình yêu tuổi trẻ cùng mong ước hòa bình giữa các dân tộc. Dù nàng có thực sự trao nỏ thần cho giặc đi nữa thì việc này có thể cũng chỉ là “sự cố” do tình yêu và sự tin tưởng của nàng đối với người mình yêu. Và dù rằng, kết cục tình yêu của nàng mang đầy máu và nước mắt, thì những viên ngọc trai kia vốn là hóa thân từ tâm hồn trong sáng của nàng vẫn luôn ánh lên niềm hạnh phúc (sáng hơn) khi được rửa bằng nước giếng nơi chồng nàng chết. Việc chịu trách nhiệm cho sự diệt vong của nước Âu Lạc chắc hẳn quá bất công đối với nàng. Có chăng đó là hệ quả của sự hèn đớn mà đàn ông nước Nam ta luôn mắc phải qua mấy nghìn năm lịch sử.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các dẫn chứng đều là những đánh giá cũng như nhận định cá nhân của tác giả Trần Văn Tuấn)
Sau khi bị mất Đà Nẵng (ngày 29/3/1975), tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trực tiếp vạch kế hoạch và đôn đốc ngụy quân Sài Gòn tổ chức một tuyến phòng thủ mới, kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó, Xuân Lộc là điểm trọng yếu. Dù được bảo vệ bằng lực lượng hùng hậu, nhưng cuối cùng, “cánh cửa thép” Xuân Lộc đã bị quân ta đập tan, mở ra thế trận mới trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Đà Nẵng mới thông báo kết quả thuê đất ngắn hạn để tổ chức chợ đêm Sơn Trà tại khu đất A2-4 và A2-5.
"Năm em 6 tuổi, mẹ em mất vì bị bệnh ung thư. Cuối năm ấy, em bị tai nạn giao thông, mất 1 chân. Với những gì đã trải qua, em mong sao sau này có thể mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo", sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học Phenikaa mơ ước.
Sau khi công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có việc đặt tên các xã mới theo tên huyện, thành phố, thị xã gắn với số thứ tự, ngày 22/4, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo phải nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gắn với địa danh lâu đời, danh nhân tiêu biểu.
Đôi nam, nữ tử vong cùng chiếc ô tô bốc cháy trên đường phố; triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia giao dịch 600 tỷ đồng/tháng, rửa tiền hơn 500 tỷ đồng; công an công bố đặc điểm nhận dạng của đối tượng cướp ngân hàng ở Hà Nội... là những tin nóng 24 giờ qua.
55 ngày "chấn động địa cầu" tái hiện hành trình thần tốc, táo bạo và đầy cảm xúc của Quân Giải phóng từ Tây Nguyên đến Dinh Độc Lập – những mốc son làm nên Đại thắng Mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi 30 năm đấu tranh Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Biển Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon không đâu sánh bằng. Tuy nhiên không thể không kể đến cá bồng bồng - loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị, nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách sẽ khó có thể cưỡng được vị thơm ngon mà loại cá này mang lại.
Vườn cây cổ thụ-cây thanh trà ở ấp 4, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai của gia đình ông Nguyễn Hiệp và bà Trần Thị Nga. Vườn có 31 gốc cây cổ thụ đều trên hơn 30 năm tuổi. Những cây thanh trà cổ thụ này có tán cây xòe rộng, gốc cây to, bám đầy rong rêu.
Theo luật sư, nhóm côn đồ “bảo kê” ở bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 với chế tài nghiêm khắc...
Đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình cần sắp xếp, trong đó có 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn. Sau khi sắp xếp, sáp nhập, địa phương này sẽ còn 39 đơn vị hành chính cấp xã, (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 xã, phường.
Dương Kinh ở Hải Phòng được xem là một trong các kinh đô của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, di tích kinh đô Dương Kinh nhà Mạc thuộc địa phận xã Kiến Hưng của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Những ngày này, nông dân trồng đậu phụng (đậu phộng, lạc) huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang thu hoạch đậu phụng vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Vụ đậu phụng này, nông dân vui vì trúng mùa, được giá.
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.