Nghị sĩ Ukraine tiết lộ đòn bất ngờ mà ông Zelensky phải nhận
Các đồng minh đã quay lưng lại với Tổng thống Zelensky, nghị sĩ Ukraine Alexander Dubinsky cho biết.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Lạ lùng văn bản hướng dẫn thu hồi không đền bù của Sở Tài chính tỉnh Nam Định, người dân chỉ việc... đi
Sau hơn 20 năm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, nhiều bà con làm ăn ở khu vực Cồn Xanh đã kiến thiết lên được các ao nuôi thủy sản kiên cố với môi trường trong sạch khó nơi nào có được. Từng ao nuôi thả thủy sản được người dân đắp bờ ngăn cách với hệ thống cống lấy nước vào và tiêu nước ra cố định nhằm làm sạch môi trường trong ao.
Theo các hộ dân ở đây, tổng diện tích toàn khu vực Cồn Xanh rộng khoảng 800ha, khu vực này vốn trước đây được Bộ NNPTNT đầu tư cho hệ thống thủy lợi với 2 dòng sông nhân tạo, một dòng sông dẫn nước từ biển vào và một dòng sông thoát nước ra, cùng hệ thống bở vùng, bờ thửa chính.
Khi chúng tôi về đây, hàng trăm hộ dân nuôi trồng thủy hải sản các xã Nghĩa Hải, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm, thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (gọi tắt là khu Cồn Xanh) đang rơi vào tình cảnh "dở khóc, dở cười" bởi UBND tỉnh Nam Định ra thông báo thu hồi toàn bộ khu vực đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh để phát triển dự án gang thép. Nhiều hộ có nguy cơ phá sản, tái nghèo, khi đầu tư ra hàng chục tỷ đồng nhưng chưa kịp thu hồi vốn.
Không chỉ vậy, điều làm hàng trăm hộ dân nơi đây bức xúc là việc mới đây Sở Tài chính tỉnh Nam Định còn có văn bản hướng dẫn về việc thu hồi mà không đền bù, hỗ trợ đối với những diện tích đất thu hồi của các hộ nuôi trồng thủy sản đã hết hạn hợp đồng, khiến những hộ dân nơi đây càng bức xúc.
Theo ông Nguyễn Cao Cương- người dân nuôi trồng thủy hải sản khu vực Cồn Xanh, hiện hàng trăm hộ dân nuôi thủy sản khu vực Cồn Xanh rất lo lắng trước việc ngày 19/01/2022, Sở Tài chính tỉnh Nam Định ban hành văn bản số 133/STC-QLG về việc chính sách bồi thường, hỗ trợ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB- PV) đối với các hộ gia đình, cá nhân thuê đất nuôi trồng thủy sản tại khu vực Cồn Xanh huyện Nghĩa Hưng. Theo văn bản này, những hộ đã hết thời hạn thuê đất sẽ không được hỗ trợ, bồi thường cây trồng vật nuôi khi GPMB.
Ông Nguyễn Cao Cương- người dân nuôi trồng thủy hải sản khu vực Cồn Xanh cho biết, hàng trăm hộ dân khu vực Cồn Xanh bức xúc trước việc đầu tư nhiều tỷ đồng vào nuôi tôm cá, cải tạo đầm, ao, nhưng lại không được nhận đền bù. Ảnh: NC
Cụ thể, theo văn bản nói trên, UBND huyện Nghĩa Hưng đã đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định hỗ trợ các hộ dân đã hết hạn thuê đất bằng 70% mức bồi thường, hỗ trợ đối với các hợp đồng còn thời hạn, dựa theo đơn giá và phương pháp tính đơn giá bồi thường cây trồng vật nuôi khi thực hiện GPMB xây dựng KCN dệt may Rạng Đông.
Tuy nhiên, Sở Tài chính Nam Định đã bác đề xuất này. Bởi, theo Sở Tài chính tỉnh Nam Định, đơn giá bồi thường cây trồng vật nuôi khi thực hiện GPMB xây dựng KCN Dệt may Rạng Đông được xây dựng trên kết quả khảo sát thực tế tình hình nuôi trồng thủy sản khu vực Đông Nam Điền tại thời điểm năm 2015. Do vậy, đơn giá này không còn phù hợp với thực tế nuôi trồng thủy sản của các hộ dân tại khu vực Cồn Xanh…
Công văn của Sở Tài chính tỉnh Nam Định hướng dẫn không đền bù, hỗ trợ cho người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Cồn Xanh.
Cũng theo Sở Tài chính Nam Định, đối với mức hỗ trợ cho các hộ dân hết thời hạn thuê đất, UBND huyện Nghĩa Hưng không nêu rõ căn cứ pháp lý, phương pháp tính để xác định mức hỗ trợ là 70%, nên những đề xuất này không đảm bảo tính pháp lý và không phù hợp với tình hình thực tế.
"Đề nghị UBND huyện Nghĩa Hưng rà soát lại hợp đồng thuê đất nuôi trồng thủy sản của các hộ dân tại khu vực Cồn Xanh. Đối với các hộ dân đã hết hạn hợp đồng thuê đất, đề nghị UBND huyện Nghĩa Hưng tổ chức thanh lý hợp đồng và không thực hiện bồi thường đối với các hộ dân này. Trong trường hợp UBND huyện đề xuất hỗ trợ đối với các hộ dân đã hết hạn hợp đồng, đề nghị UBND huyện có giải trình rõ về căn cứ pháp lý và phương pháp tính khi xác định mức hỗ trợ…", văn bản Sở Tài chính Nam Định nêu.
Ông Nguyễn Văn Túc ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng năm nay đã 79 tuổi, cả đời gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, đã có mấy chục năm ra bờ biển khai khẩn khu nuôi trồng thủy sản Cồn Xanh khi nói về việc tỉnh Nam Định có chủ trương xóa bỏ khu nuôi trồng thủy sản này, ông đã không giấu được sự tiếc nuối vừa nói vừa như muốn khóc. Ảnh: NC
Nguồn gốc đất từ đâu mà không đền bù cho dân?
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, tại khu vực Cồn Xanh có 3 dạng đất nuôi trồng thủy sản chính, đó là: Đất do UBND huyện cấp đất theo dạng trang trại với tổng số diện tích khoảng 100ha; đất đấu thầu có thời hạn sử dụng 10 năm (đến năm 2019, một số hộ dân được ký đấu thầu tiếp với thời hạn 5 năm đến 2024) là khoảng 350ha; đất tự khai hoang, nuôi trồng thủy sản khoảng trên 30 năm (sau đó được UBND huyện Nghĩa Hưng cho nhận thầu khoảng 400ha).
Nói về quá trình hình thành lên khu nuôi trồng thủy sản Cồn Xanh, ông Lê Văn Toản ở xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng)- một hộ dân có 2ha ao nuôi thủy sản ở đây cho biết: "Khu vực Cồn Xanh là vùng đất có điều kiện tự nhiên và tiềm năng trong lĩnh vực thủy sản. Để có được vùng nuôi trồng như ngày hôm nay, từ những năm 1980, thế hệ ông, cha chúng tôi đã phải bỏ rất nhiều công sức khai hoang lấn biển, làm đê, đắp bồi".
Tới năm 1991, nhiều hộ dân đã ký hợp đồng kinh tế có thời hạn với UBND huyện Nghĩa Hưng để đấu thầu dưới hình thức tự bỏ vốn, khoanh vùng đắp đầm tận dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1991 đến 1996, thời hạn thực hiện là 5 năm; sau đó giảm xuống còn 3 năm (từ năm 1997 - 1999); từ năm 2000 - 2009, thời hạn ký hợp đồng chỉ còn 1 năm. Việc người dân mở rộng nuôi trồng thủy sản ở Nghĩa Hưng đã khiến vùng đất này trở nên sôi động với hàng nghìn hộ làm nghề và tạo việc làm cho hàng chục nghìn người lao động từ dịch vụ nghề cá.
"Để có được những ao nuôi trồng thủy sản này, chúng tôi đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc để gây dựng lên, chưa kể các khu nhà cấp 4 để trông coi tài sản. Ngoài tiền hỗ trợ của huyện để đắp bờ, chúng tôi cũng phải bỏ rất nhiều tiền ra để tự khai khẩn, đắp bờ và hàng năm vẫn nộp thuế, phí đầy đủ cho huyện, xã"- ông Toản trình bày tiếp.
Vẫn theo tìm hiểu của PV Dân Việt, đến năm 2010, huyện Nghĩa Hưng đã có quy hoạch vùng bãi bồi ven biển tây Nam Điền, khuyến khích các hộ dân ở đây tiếp tục phục hóa cải tạo Cồn Xanh thành vùng đất nuôi trồng thủy hải sản. Năm 2013, các hộ dân đã bỏ thêm nhiều tiền của đắp đường, đắp bờ và kéo đường điện ba pha về từng ao đầm và bỏ công sức dọn dẹp cây cối, sú vẹt.
Bên cạnh đó, huyện đã phối hợp với Công ty Điện lực Nam Định đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp trên 20km đường dây trung hạ thế nhằm tập trung phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Từ đất bãi bồi ngổn ngang bị ngập mặn, chua phèn, bà con đã cải tạo, đào đắp thành ao đầm màu mỡ để nuôi trồng thủy sản. Chính từ thời điểm này, UBND huyện Nghĩa Hưng đã tổ chức đấu thầu, ký Hợp đồng cho thuê đất có thu thuế đối với những người dân canh tác tại khu đất Cồn Xanh cho các hộ dân.
Kể từ thời điểm đó (từ 2011 đến nay), bà con luôn cố gắng duy trì hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước dù thời tiết bão gió, xảy ra thiên tai dịch bệnh. "Là vùng đất bồi, nơi trũng, nơi cao, chất đất không đồng nhất, môi trường, thổ nhưỡng chưa được thuần hóa nên khi giao khu vực quy hoạch cho các hộ nuôi, Phòng NN&PTNT huyện còn phải tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các hộ nuôi trồng"- ông Nguyễn Văn Lộc- một hộ dân làm nghề nuôi cá mú và cá bống bớp ở đây cho biết.
Đến năm 2014, hàng trăm hộ đã được cấp "Giấy chứng nhận kinh tế trang trại". Theo đó, UBND huyện Nghĩa Hưng đã xác nhận việc những người dân ở đây đạt đủ tiêu chí trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời,UBND huyện cũng đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo quy mô trang trại, gia trại, tập trung phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Mới đây nhất, vào năm 2018, HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và UBND tỉnh Nam Định cũng ban hành Quyết định số 2896/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, UBND tỉnh Nam Định đã quyết định việc khuyến khích tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến thủy sản; ưu tiên bố trí mặt bằng cho việc xây dựng các cơ sở kinh doanh, thu mua, sơ chế và chế biến ở các địa phương có lợi thế nguồn nguyên liệu như huyện Nghĩa Hưng. Vậy nhưng không hiểu, dựa vào đâu mà Sở Tài chính tỉnh Nam Định lại có công văn hướng dẫn thu hồi không đền bù đối với khu nuôi trồng thủy sản đầy tiềm năng này.
Những ngày gần đây, các hộ dân làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Cồn Xanh đứng ngồi không yên, rất lo lắng về tương lai của khu vực này, cũng như rồi đây, biết dựa vào đâu mà sống. Con cháu sẽ ăn học ra sao. Ảnh: NC
Ra thông báo chậm trễ, dân lĩnh đủ
Bên cạnh chủ trương không hỗ trợ GPMB đối với những hộ dân đã hết hợp đồng ở khu vực Cồn Xanh, điều làm người dân nơi đây bức xúc là việc UBND huyện Nghĩa Hưng ra thông báo yêu cầu các hộ chăn nuôi thủy sản khu vực Cồn Xanh không xuống giống mới từ tháng 9/2021 chậm trễ, khiến nhiều hộ gia đình xuống giống trước đó thiệt hại nặng nề.
Theo bà Đỗ Thị Khuyên (SN 1968)- người dân nuôi cá mú khu vực Cồn Xanh, tháng 4/2021, gia đình bà đầu tư hàng trăm triệu đồng thả hơn 1 vạn cá mú giống xuống diện tích 3,5ha ao đầm. Khi quá trình nuôi thả đang diễn ra suôn sẻ, tháng 9/2021, UBND huyện Nghĩa Hưng bỗng ra thông báo yêu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản khu Cồn Xanh không được xuống giống mới; đồng thời, yêu cầu chính quyền các xã dừng ký hợp đồng với những hộ đã hết hạn khiến những hộ nuôi thủy sản như gia đình bà Khuyên rơi vào tình cảnh lao đao.
"Trong ao nhà tôi vẫn còn hàng chục tấn cá mú trưởng thành chưa bán hết, cộng với việc phải mất 3- 4 năm cá mú mới cho thu hoạch, thu hồi thế này thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế rất lớn đối với gia đình tôi, mà vốn của tôi toàn phải đi vay ngân hàng"- bà Khuyên bức xúc nói.
Theo những hộ nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) việc các cơ quan chính quyền địa phương ở Nam Định ra thông báo ngừng xuống giống muộn đã đẩy hàng trăm hộ gia đình vào tình cảnh éo le, khi họ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng thả cá, tôm giống xuống ao. Ảnh: NC
Bà Khuyên cho biết: "Để đầu tư vào 3,5ha nuôi cá mú, gia đình tôi đã chi khoảng 4 tỷ đồng. Đây là số tiền vay mượn do cầm cố nhà cửa, đất đai mà có. Đến nay, chủ trương thu hồi, hỗ trợ, GPMB chưa rõ UBND tỉnh Nam Định quyết định ra sao, nhưng trước chủ trương trong văn bản số 133/STC-QLG về việc chính sách bồi thường, hỗ trợ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng đối với các hộ gia đình, cá nhân thuê đất nuôi trồng thủy sản tại khu vực Cồn Xanh huyện Nghĩa Hưng của Sở Tài chính Nam Định, nhà tôi sẽ không được hỗ trợ GPMB. Làm thế khác nào chúng tôi mất trắng".
"Nguyện vọng, mong muốn lớn nhất của người dân nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh là được chính quyền địa phương tiếp tục ký hợp đồng, cho nuôi trồng thủy hải sản. Bởi, nếu bỏ nghề, hàng trăm hộ gia đình không biết bấu víu vào đâu"- anh Sơn cho biết.
Cùng chịu ảnh hưởng nặng nề trước thông báo yêu cầu ngừng xuống giống mới của UBND huyện Nghĩa Hưng, anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1976, người dân khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định)- anh và các anh em trong gia đình đang có 11ha ao đầm nuôi cá bống bớp giống chưa biết làm cách gì để bán hơn 200 vạn cá bống bớp giống trong ao.
"Việc UBND huyện Nghĩa Hưng thông báo đột xuất, yêu cầu bà con dừng nuôi thả cá từ tháng 9/2021, khiến gia đình tôi tổn thất nặng nề. Đúng ra, chính quyền địa phương phải có kế hoạch, thông báo sớm hơn cho những hộ sản xuất giống, rồi những hộ nuôi thủy sản biết. Nếu biết, tôi đã không vay mượn để đầu tư vào khu nuôi cá bống bớp giống. Đằng này, thông báo đột xuất khi người ta đã sản xuất rồi thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Tôi chưa biết phải xử lý thế nào đối với hơn 200 vạn cá bống bớp giống này. Bởi, cả nước chỉ có khu vực Cồn Xanh là nuôi thả giống cá bống bớp. Ước tính gia đình tôi thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng tiền cá giống. Số tiền này ai sẽ là người hỗ trợ cho tôi!?", anh Sơn nói.
Còn nữa
Chị Đỗ Thị Dinh, chủ nông trại Rau thủy canh Thành Tâm xã Lộc An, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đang làm giàu nhờ mô hình trồng rau công nghệ cao.
Các đồng minh đã quay lưng lại với Tổng thống Zelensky, nghị sĩ Ukraine Alexander Dubinsky cho biết.
Ba ngày nữa, Hà Nội sẽ công bố phương án sắp xếp lại địa giới hành chính các phường, xã. Quyết định này được chờ đợi sẽ tạo ra nhiều thay đổi về quản lý đô thị và dịch vụ công.
Nữ diễn viên tham gia cả 2 bộ phim điện ảnh ra rạp vào dịp lễ 30/4 năm nay, khiến khán giả bất ngờ và thích thú.
Hơn 20 năm gắn bó với ngành lâm nghiệp, ông Phạm Nguyễn Thành đã lựa chọn phát triển một mô hình kinh tế xanh – nơi con người và thiên nhiên không đối lập mà cùng đồng hành và phát triển.
Từ bé, bệnh nhân đã được phát hiện có khối dị dạng vùng cổ, môi, lưỡi, song do nhà nghèo nên việc không thể điều trị.
Bị chó nhà nuôi nặng hơn 20 kg tấn công vào vùng đầu – mặt, khu vực gần hệ thần kinh trung ương, bé gái nhập viện với hơn 10 vết thương chi chít.
Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận đã thực hiện 93% kế hoạch lợi nhuận năm theo kịch bản thấp và 74% kế hoạch theo kịch bản cao khi kết thúc nửa đầu niên độ tài chính 2024 - 2025.
Pha lập công vào lưới Barcelona ở trận chung kết Copa del Rey diễn ra rạng sáng nay (27/4, giờ Việt Nam) giúp tiền đạo Kylian Mbappe của Real Madrid vượt qua thành tích mà siêu sao Cristiano Ronaldo từng làm được.
Có Fanpage mạo danh “Bệnh Viện Đa Khoa Sơn La” để lừa đảo kêu gọi từ thiện. Thông tin được đăng tải trên Fanpage có nhiều cá nhân tin vào tài khoản giả mạo này.
Xà Bớ - con suối chạy dọc xã Bà Gia, huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) đang mùa nước cạn. Và ở đây, một nông dân điển hình đang trồng sầu riêng cho những trái sầu riêng chín sớm, cùng nông dân xây dựng một mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu.
Tuyên 9 án tử hình trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia; tạm giữ đối tượng nổ súng bắn người trong quán karaoke; sản xuất hơn 60 nghìn gói thuốc diệt cỏ giả bằng... hạt nêm... là những tin nóng 24 giờ qua.
Hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp sáp nhập, hợp nhất đều nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được bồi đắp bởi phù sa sông Tiền và sông Hậu. Loại đất này rất giàu dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại hoa và cây kiểng phát triển.
Hàng trăm sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền đang được trưng bày, bán tại Hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu, các sản phẩm OCOP gắn liền với chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Bình.
Tối 26/4, hàng vạn người dân TP.HCM đã vỡ oà cảm xúc trước màn trình diễn pháo hoa tầm cao mãn nhãn tại Công viên Văn hóa Bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức), trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
An ninh được thắt chặt tối đa trước giờ tổng duyệt trọng thể kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 27/4.
Triển lãm cây kiểng (cây cảnh), hoa phong lan, hoa lan rừng, đá cảnh ba miền tại cố đô Huế quy tụ hàng ngàn kiệt tác cây cảnh, có cả cây cổ thụ làm cảnh, hoa lan rừng. Riêng hoa lan rừng tại đây tuôn hoa như suối, ngỡ như cản chả kịp...
Diện tích trồng lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên ở Quảng Trị hiện nay là 308,6ha, không chỉ giúp nông dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Xuất hiện không khí lạnh cuối mùa, từ chiều tối 27/4 đến ngày 28/4, miền Bắc có mưa, mưa vừa, cục bộ mưa to đến rất to. Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, khu vực Bắc bộ dự báo có mưa, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Dù mới nuôi chồn hương (hay còn gọi là cầy vòi hương), một loài động vật hoang dã, nhưng ông Phan Văn Miền ở huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đã có thu nhập tốt, bán giá 1,9 triệu/kg chồn thịt.
Cụ Đặng Thị Gái (100 tuổi) đến từ Đồng Nai với tinh thần yêu nước mãnh liệt, đã cùng gia đình thức xuyên đêm chờ đón đoàn diễu binh, diễu hành.
6h30 phút sáng nay (27/4), trận địa pháo lễ 105 mm của Lữ đoàn 96 (thuộc Binh chủng pháo binh) đã sẵn sàng, chờ lệnh khai hỏa.
Hàng nghìn người dân khắp cả nước hội tụ về ngồi tại các tuyến đường trung tâm TP.HCM xuyên đêm chờ xem tổng duyệt diễu binh sáng 27/4.
Tối 26/4, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP.Phổ Yên), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã tổ chức chương trình khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề Tuần văn hoá, thể thao và du lịch Thái Nguyên năm 2025 “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”.
Tôi luôn nghĩ mình là người phụ nữ hạnh phúc trong hôn nhân, chỉ cần tôi nhịn chồng một chút thôi.
Sau vụ người thứ ba nhảy lầu ở Vạn Hạnh Mall, phía doanh nghiệp đã nhanh chóng lên tiếng. Vạn Hạnh Mall cho biết vài ngày tới sẽ làm việc cùng nhà thầu để tiến hành rào lưới khu vực khoảng không thông tầng.
HLV Nguyễn Đức Thắng không còn là “Thuyền trưởng" CLB Thể Công Viettel kể từ sau vòng 20 V.League 2024/2025. Thay thế nhà cầm quân này dẫn dắt đội bóng áo lính nhiều khả năng sẽ là HLV Popov.
Cho tới nay, Tây du ký vẫn ẩn chứa vô vàn những bí ẩn mà chúng ta vẫn chưa thể giải đáp hết được. Một trong số đó chính là việc Đường Tăng phạm tội gì mà bị Phật Tổ Như Lai giáng xuống trần, chịu khổ 10 kiếp...
Người sinh ngày Âm lịch này thuận theo tự nhiên, không gượng ép, không cố chấp nhưng luôn gặp phải những điều bất ngờ ở những bước ngoặt của cuộc đời.
Rất đông người dân và du khách thập phương tập trung tại bến Bạch Đằng để thưởng thức màn bắn pháo hoa, một “bữa tiệc” ánh sáng đầy màu sắc, tối 26/4.
Thi thể được phát hiện là nam giới, cao khoảng 1m60, mặc áo màu xanh than dài tay, quần bò màu xám, đang bị phân huỷ.