Loạt tuyến đường ở TP.HCM cấm lưu thông trong nhiều đêm, người dân cần lưu ý
Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị cấm lưu thông trong nhiều đêm để phục vụ công tác tổ chức các chương trình thuộc chuỗi hoạt động chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ảnh minh họa: INT.
Bà chúa Hến tên thật là Phạm Thị Hến, còn có tên khác là cô gái Đô Hồ, quê ở làng Tó, Tả Thanh Oai thuộc Hà Nội ngày nay. Khi còn trẻ, bà thường mò cua bắt hến bên bờ sông Nhuệ, sau lại thành hậu phi của vua Lê Đại Hành nên người dân thường gọi là bà chúa Hến.
Theo "Sử Việt những bất ngờ lý thú", khi vua Lê Hoàn đi qua làng Tó, gặp một tốp phụ nữ đang làm cỏ lúa. Thấy vua đi qua, mọi người đều giơ tay bái lễ, riêng có một cô gái vẫn lúi húi làm việc, quân lính tức giận hét mắng.
Vua Lê Hoàn ngạc nhiên, dừng ngựa, bước xuống hỏi "cô bận việc đến nỗi quan quân đi qua mà không tránh được? Sao ta cho mời, cô lại không tới?". Nghe tiếng vua, cô gái liền ngẩng mặt lên tâu rằng "quan quân đi trên đường, em làm cỏ dưới ruộng, có làm phiền gì đến ngự giá đâu mà phải bỏ việc. Em nghe nói nhà vua đi dẹp giặc nước. Em đây cũng đang dẹp giặc cỏ. Em có việc của em, làm sao dám xen vào việc của nhà vua để nhận lời mời".
Nghe những lời đối đáp thông minh nghiêm túc như vậy, vua Lê Hoàn thoáng chút giật mình lẫn tâm phục người con gái, ngài vội nói: "Cô quả là người có ý chí phi thường. Có điều sao cô lại cho rằng, cô không thể nghĩ đến chuyện dẹp giặc nước. Giặc là kẻ thù chung, ai cũng phải đánh. Và ta đây, cô tưởng ta không biết dẹp giặc cỏ à? Ta cũng là người từ đồng ruộng mà ra đấy".
Nghe vậy, cô gái làng Tó mỉm cười đáp "em biết, nhưng thấy vua ngự giá đến đâu là bắt dân chúng lùi xa, bỏ việc, nên mạo muội nghĩ rằng nhà vua đã quên mất ruộng đồng rồi". Vua Lê Hoàn cả cười nói rằng "giờ ta xuống đây với nàng, chắc nàng thấy rõ ta không quên gốc, cũng nhờ nàng mà ta nhớ gốc xuất thân".
Cũng theo sách "Sử Việt những bất ngờ lý thú", lại một hôm khác, vua Lê Hoàn qua ấp Hoa Xá ở làng Tó, tạm dừng quân để lấy binh lương. Vào giờ Ngọ, nhà vua trông thấy một người con gái cùng gánh gạo trong đám nữ binh. Cô đội nón lá, mặc áo vải thô, mắt sáng, mày thanh, mặt xinh như ngọc, miệng cười tươi như hoa, thánh thót câu hò:
"Chàng đi tán tía tán vàng/ Để em cắt bỏ bến đàng sao đang/ Tay cầm bán nguyệt xênh xang/ Một trăm ngọn cỏ lai hàng tay ta".
Trong phút nghỉ ngơi, cô xuống sông vốc nước rửa tay, tóc búi tó. Nhìn thấy vóc dáng của người con gái, nhà vua cho rằng, người con gái đó không phải tầm thường. Rồi đem lòng thầm thương mến.
Lại có tài liệu khác nói rằng, khi vua Lê Hoàn đi chinh đánh Tống qua vùng Nhuệ Giang, có rất nhiều người đã theo ông đi đánh giặc và vận chuyển quân lương, trong số này có một cô gái có tên là Đô Hồ cũng đi theo đóng thuyền, vận chuyển quân lương, giúp vua đánh giặc giữ nước.
Sau khi đánh tan quân thù, đất nước hưởng cảnh thái bình, nhớ về làng Tó, vua Lê Hoàn chọn ngày ngự giá Bắc tuần, thăm hỏi dân làng. Ngày về lại làng Tó, vua mời già trẻ trong ấp cùng đến dự yến. Nhận ra cô gái năm xưa, vua ban quần gấm áo ngự, phong làm quý phi, thay áo mũ, cùng sánh xa giá về kinh. Bấy giờ bà con, dân làng ai nấy đều vui mừng, lấy làm vinh hiển. Vua Lê lại cấp 185 mẫu ruộng đất, tiền của để bà Phạm Thị Hến báo đáp dân làng.
Sách "Sử Việt những bất ngờ lý thú" kể rằng, bấy giờ bà chúa Hến không hề muốn làm vợ vua nhưng do sự nhiệt thành của vua Lê Hoàn nên bà khó bề từ chối. Sau này, về kinh đô Hoa Lư, biết tin cha mất, bà lấy cớ xin về chịu tang. Sau 3 năm, vua Lê Hoàn cho người đến đón nhưng cả 3 lần bà đều từ chối về cung làm vợ vua. Cuối cùng, đích thân vua về làng Tó quê bà.
Biết khó từ chối, bà đưa ra 3 điều kiện buộc vua phải thực hiện gồm: Làm lễ lớn tế cha bà 3 ngày trước khi đón dâu; lễ cưới phải tổ chức ngay tại làng Tó; địa vị của bà phải ngang hàng với 4 hoàng hậu của nhà vua. Vì quá yêu người con gái đẹp người đẹp nết, vua Lê Hoàn đã chấp nhận cả 3 điều kiện.
Ngay sau đó, bà Phạm Thị Hến được phong làm hoàng hậu của triều Lê (Phạm Hoàng hậu). Như vậy, vua Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu, gồm: Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương thị), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu.
Tiếc là, sau nhiều năm sinh sống bên vua, bà không thể sinh được người con nào. Buồn tủi, bà xin về quê sinh sống rồi mất tại quê nhà khi mới chỉ 37 tuổi. Dân làng đã lập đền thờ bà ngay tại quê nhà. Hiện nay, đình làng Hoa Xá và Minh Ngự Lâu ở làng Tó, Tả Thanh Oai chính là nơi thờ bà chúa Hến. Hằng năm, dân làng nơi đây vẫn tổ chức cúng giỗ bà. Tưởng nhớ công ơn của bà, dân địa phương còn tôn bà cùng với vua Lê Đại Hành làm Thành hoàng làng của địa phương.
Lễ hội đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu tưởng nhớ bà chúa Hến và vua Lê Hoàn được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng hằng năm. Di tích đình làng Hoa Xá - Minh Ngự Lâu đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1994.
Lê Hoàn tức Lê Đại Hành (941 - 1005) vốn là người Thanh Hóa ngày nay, ông là vị vua đã lập nên triều Tiền Lê trong lịch sử phong kiến Việt Nam, trị vì đất nước trong 24 năm, lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Khi còn trẻ, ông làm Thập đạo tướng quân dưới thời nhà Đinh. Khi vua Đinh Tiên Hoàng qua đời, ông được Thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn lên làm vua để tổ chức nhân dân kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Lê Hoàn nổi tiếng là ông vua văn võ song toàn, với chiến công "đánh Tống bình Chiêm", được suy tôn làm một trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.
Vua Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu, gồm: Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương thị), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu.
Nói đến vũ khí của các Samurai Nhật thì kiếm (katana), được mệnh danh là chém sắt như chém bùn, và là “khắc tinh” của nhiều loại vũ khí cán dài như giáo mác, kích nhưng lại bất lực trước “cây gậy phơi đồ” thời nhà Minh.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị cấm lưu thông trong nhiều đêm để phục vụ công tác tổ chức các chương trình thuộc chuỗi hoạt động chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”.
Thi thể nam thanh niên được phát hiện trong tư thế treo cổ tại tầng 3 ngôi nhà trên đường Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Chuyên gia chỉ ra việc gieo mầm và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Những người phụ nữ ở Bucha, Ukraine – từng phải chạy trốn trong hoảng loạn – giờ đây trở thành các chiến binh quả cảm bảo vệ quê hương khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga.
Sáng 19/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
Diễn viên, Á hậu Huỳnh Tâm Dĩnh thông báo rời khỏi showbiz, chuyển hướng làm blogger du lịch.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ nên tuyển dụng và ký hợp đồng công việc thay vì biên chế suốt đời với công chức, trừ vị trí quản lý, lãnh đạo.
Ngày 22/4, tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Hội đồng nhân dân các cấp về chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 19/4: Trong tuần, lãi suất huy động có chiều hướng tăng trở lại. Trong khi các ngân hàng có lãi suất đặc biệt vẫn giữ nguyên chính sách "khủng"
Dự án thành phần đoạn Vân Phong – Nha Trang, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 vừa tổ chức khánh thành vào sáng nay.
Ngày 19/4, tại Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn Hóa Đọc Việt Nam lần thứ 4. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp của sách, đồng thời lan tỏa tinh thần đọc sách đến mọi tầng lớp nhân dân.
TP.HCM khởi công gói thầu đầu tiên của dự án Vành đai 2 – đoạn 1 và 2, bao gồm di dời hạ tầng kỹ thuật và rà phá bom mìn, đặt mục tiêu thi công xây lắp chính thức vào tháng 9.
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng trong xã hội phong kiến, việc một người bị vua ban chết mà vẫn cúi đầu tạ ơn lại là chuyện... hoàn toàn hợp lý. Hành động đó không phải là sự nhu nhược hay thiếu lòng tự trọng, mà phản ánh rõ nét một thời đại nơi hoàng quyền được xem là tuyệt đối, còn trung quân là đạo lý sống.
Lầu Năm Góc sẽ sớm báo cáo với Tổng thống Donald Trump về nhiều phương án khác nhau để ông thực hiện lời cam kết bảo vệ nước Mỹ bằng một hệ thống mô phỏng Vòm sắt của Israel, còn được gọi là "Vòm Vàng" (Golden Dome).
Vượt con sóng ra đảo Lý Sơn, ngày nào nữ du khách cũng lên đỉnh Thới Lới, đảo Lý Sơn (tức huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) để nghe tiếng sóng vỗ miên man và phóng tầm mắt ra đại dương xanh thẳm...
UBND huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) vừa ra quyết định xử phạt chủ cơ sở chăn nuôi lợn tại khu vực hồ Đầm Khụ, xã Quyết Thắng do vận hành khi chưa có giấy phép môi trường theo quy định. Trại lợn này từng bị Báo Dân Việt phản ánh gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm cá chết hàng loạt tại hồ Đầm Khụ – nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản cho người dân Châu Tróng.
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Để giá đỗ to, mập, ngắn rễ và đẹp mắt hơn, bán thu lợi nhuận cao, các đối tượng đã sử dụng loại chất cấm có tên “nước kẹo” để tưới cho giá đỗ. “Nước kẹo” có tên khoa học là chất 6-Benzylaminopurine (6-BAP). Loại chất cấm này khi sử dụng có nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Anh Phạm Văn Điều ở ấp 3, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một "tay thiện xạ" trong nghề nuôi chim cu gáy. Không gian xung quanh nhà như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người.
Và người gây ra sai lầm tai hại ấy là tôi.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương truy tìm 5 đối tượng, được cho là gồm 1 người Việt Nam và 4 người Trung Quốc, đã bỏ trốn sau khi một tàu chở người nhập cảnh trái phép bị chặn giữ tại khu vực cảng Cửa Ông (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào đêm 18/4. Thông tin truy tìm đang được lan tỏa, kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, con đường Trường Sơn huyền thoại đã trở thành nơi đọ sức, đấu trí căng thẳng và ác liệt nhất giữa quân và dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược.
Công trình trọng điểm quốc gia nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã được khánh thành vào sáng ngày 19/4 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Dự án với công suất 20 triệu khách /năm được kỳ vọng gỡ thế ùn tắc cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau hơn 2 năm xây dựng, cống âu Rạch Mọp (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức lễ khánh thành. Công trình này có tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng, khi đưa vào vận hành sẽ giúp ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ gần 20.000ha diện tích trồng lúa và cây ăn trái.
Sau khi bị bắt, đối tượng Bùi Đình Khánh khai nhận toàn bộ hành vi và cho biết bản thân tự thấy không thể trốn thoát được, án tử đã treo trên đầu, không còn gì để mất nên chỉ về Thanh Hóa cho khuây khỏa...
Cộng đồng dân cư tại khu 1, phường Giếng Đáy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều ngày ‘mất ăn, mất ngủ”, an ninh trật tự luôn được thắt chặt đã tỏ ra vui mừng trước thông tin Bùi Đình Khánh, đối tượng sinh sống trên địa bàn đã bị công an bắt giữ sau thời gian lẩn trốn.
Công an tỉnh Thái Bình vừa phát đi thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước thông tin kích động kỳ thị vùng miền trong thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh của Đảng và Nhà nước.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khoá XIII đã thắc mắc như vậy khi mới đây, Trường Quản trị và Kinh doanh HSB (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp nhận cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên.
Nhân dịp sinh nhật con trai Minh Trung, Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung đã nhắn gửi đến con mình những điều mà ai nghe cũng phải cảm động.
Từ loại gạo nếp cái hoa vàng đặc sản ở địa phương, anh Nguyễn Văn Đức, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã chưng cất, nấu ra loại rượu tinh khiết và vẫn giữ được hương thơm của gạo nếp. Hiện sản phẩm "rượu Đức nấu Đoan Bái" của anh được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
3
4