×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    • Danviet.vn
    • Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    Thứ tư, ngày 20/10/2021 14:33 GMT+7

    Nguồn cơn nạn đói kinh hoàng khiến gần 2 triệu người chết năm Ất Dậu

    + aA -
    Minh Anh Thứ tư, ngày 20/10/2021 14:33 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Là người Việt Nam, ai cũng biết về sự kiện đau thương trong lịch sử dân tộc: Nạn đói năm Ất Dậu (1944-1945) khiến 2 triệu người chết đói. Vì sao thời điểm đó nhân dân ta rơi vào cảnh “một cổ hai tròng”? Vì sao Nhật bắt nông dân phá lúa trồng đay? Thực dân Pháp đã có những động thái gì?
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Vua Minh Mạng cất giấu vàng bạc, châu báu ở nơi bí mật nào?
    • 4 vị vua nước Việt lên ngôi vào mùng 1 Tết: Ai xuất sắc nhất?
    • Lê Văn Thịnh: Trạng nguyên nước Việt đầu tiên và giai thoại hóa hổ
    • Vị vua Việt bị bố vợ gọi là "đồ bất lực vô hậu" là ai?

    Liền ngay sau khi Pháp sụp đổ trước Đức vào tháng 6/1940 tại châu Âu, đế quốc Nhật lập tức tạo sức ép ngoại giao lên chính quyền Pháp ở Đông Dương nhằm đoạt lấy các căn cứ và vị trí chiến lược ở Bắc Việt Nam và cắt đứt con đường dọc sông Hồng, trước đó được dùng để tiếp tế lương thực.

    Sau đó Nhật còn bành trướng lực lượng bằng cách tạo thêm các căn cứ ở phía Nam Đông Dương vào giữa năm 1941. Bằng cách này, Nhật đã chiếm đoạt Đông Dương một cách hữu hiệu mà không phải hủy bỏ bộ máy hành chính của Pháp ở đây. Người Việt Nam rơi vào cảnh "một cổ, hai tròng".

    Thêm nữa, việc ký kết một hiệp ước thương mại và thỏa ước hàng hải tại Tokyo vào tháng 5/1941 cho phép Nhật có quyền đem sản phẩm công nghiệp của mình đổi lấy thực phẩm và nguyên liệu.

    Khi ấy yêu cầu lúa gạo mỗi lúc một gấp rút vì quân Nhật đang triển khai tại những vùng rất xa căn cứ xuất phát, đã dùng phương cách này để nắm quyền điều khiển cái phần quan trọng này của nền ngoại thương Đông Dương.

    Ngăn sông cấm chợ, bắt nhổ lúa trồng đay

    Sự chiếm đóng của Nhật tại Đông Dương bao gồm những biện pháp mà ảnh hưởng phá hoại chẳng bao lâu sẽ lộ rõ. Sự sung công những nguồn tài nguyên phong phú của Đông Dương đã dẫn tới việc biến dạng nền kinh tế xứ này. Nhập khẩu gián đoạn lưu thông với Pháp, trong khi đó xuất khẩu cũng suy sụp vì tàu ngầm quân đồng minh càng ngày càng đánh chìm nhiều tàu Nhật.

    Đông Dương phải đáp ứng yêu cầu của Nhật về lúa gạo và nguyên liệu thô, đồng thời phải đối mặt với sự thiếu hụt hàng công nghiệp vì Nhật không cung cấp đủ số lượng cần thiết. Dân chúng khốn khổ vì nhiều mặt hàng công nghiệp cần thiết cho nhu cầu hàng ngày bị khan hiếm, đồng thời nạn thiếu hụt lương thực càng lúc càng gia tăng vì việc sản xuất nông nghiệp đều bị thu mua để bán cho Nhật

    Để bù lại cho việc mất quân bình về kinh tế do sự can thiệp của Nhật, Đô đốc Decoux, Toàn quyền Đông Dương, cố dựng một nền kinh tế chỉ huy bằng cách giới hạn một cách hết sức ngặt nghèo việc cung cấp lương thực, đồng thời kiềm soát sản xuất và mậu dịch chặt chẽ hơn trước bằng các đại lý độc quyền như Comité des Céréales (Ủy ban Ngũ cốc) được thiết lập vào tháng 12/1942.

    Bộ phận hành chính của Comité des Céréales này, gọi là Comptoir des Céréales (Ngũ cốc Thương quán) nắm độc quyền việc mua lúa. Khi nguồn lương thực ngày càng khan hiếm, chính quyền thuộc địa ban hành các quy định cấm buôn bán tự do các sản phẩm hoa màu phụ, và quản lý bằng biện pháp hành chính. Cả việc sử dụng các sản phẩm hóa chất và khoáng chất, dầu... cũng đều bị cấm, trừ khi có giấy phép đặc biệt.

    Việc kiểm soát này không chỉ hạn chế trong các sản phẩm dùng cho công nghệ. Bất cứ ở đâu mà sản phẩm dự trữ bị thiếu hụt thì việc bán hạn chế đều được áp dụng. Một ủy ban dự trữ trung ương được thành lập có nhiệm vụ quy định hạn ngạch cho từng vùng và từng ngành. Đến lượt các ủy ban địa phương lại chia hạn ngạch ấy cho từng khu vực nhỏ trong tỉnh và các thị xã chính. Hoạt động của các tổ chức này vươn tới từng sản phẩm một mà không cần xem xét đến tính chất hay nguồn gốc của sản phẩm, chi phối cả từng mặt hàng như xà phòng, diêm quẹt, đường...

    Sự can thiệp một cách tuyệt đối của chính quyền thuộc địa vào nền kinh tế nông nghiệp thoạt tiên đã bắt buộc người nông dân phải canh tác cây công nghiệp, dẫn đến sự hao hụt lương thực. Đô đốc Decoux đã miêu tả hiện tượng này như là "sự thích nghi của nền nông nghiệp Đông Dương, mà đến lúc đó trên thực tế là độc canh (lúa và bắp), với những đòi hỏi mới của một nền canh tác hỗn hợp".

    Đặc biệt, chính quyền cần tăng mức canh tác các loại cây đay, gai để nhằm giải quyết nạn khan hiếm vải, lụa và những cây dầu dùng để chế nhiên liệu thay cho các sản phẩm từ hydrocarbon, mà lúc đó không còn nhập được nữa. Các thương hội tư nhân bị kiểm soát chặt chẽ, được giao nhiệm vụ thu mua, chuyên chở và chế biến sản phẩm này.

    Chỉ trong vòng 3 năm, vùng canh tác cây công nghiệp đã tăng lên gần gấp đôi, từ 80,2 ngàn hecta năm 1942, lên đến 154,5 ngàn ha năm 1944 trên toàn Đông Dương. Riêng tại miền Bắc, con số này tăng lên gấp 3.

    Nông dân rất khó khăn để thích nghi với sự thay đổi cưỡng bách này: trong khi các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày bị giảm thiểu tối đa. Họ lại phải chứng kiến cảnh một số cây lương thực như lúa, ngũ cốc bị nhổ khỏi các vùng đất màu mỡ như vùng đất bồi ven sông, chỉ bởi vì nơi đó tỏ ra thích hợp để trồng các loại cây đay hay cây dầu. Còn chính quyền thì chẳng lo lắng gì đến việc bảo vệ hoa màu, vốn là thứ nông dân cần thiết để bù vào sự thiếu thốn lúa gạo.

    Các lời oán thán vang lên khắp nơi, như viên Khâm sứ Trung kỳ nêu ra trong bản tường trình ghi ngày 15/10/1944: "Cần phải hết sức chú ý đến hậu quả do chúng ta áp đặt chính sách nông nghiệp. Đó là cả một gánh nặng lên dân chúng...".

    Thế nhưng cũng bản phúc trình này đề xuất: "Còn về các giống cây dầu và đay, bông vải, giờ chúng ta phải áp đặt một quyền hành lớn hơn nữa trong việc thu mua mặt hàng này qua các đại lý đặc quyền. Hiện tôi đang áp dụng những bước thích hợp để cố thu được kết quả tốt hơn vào năm 1945 so với năm nay, nhưng... tại một số nơi, phải áp dụng một biện pháp hà khắc".

    Đối với việc trồng lúa, thực dân Pháp đưa ra một chính sách thu mua cưỡng bách. Mục đích là vừa nhằm có một kho dự trữ, vừa để "thi hành những điều đã ký kết" với Nhật Bản, theo thỏa ước 19/8/1942 Nhật sẽ nhận toàn bộ lượng gạo dư thừa xuất khẩu trong hai vụ mùa 1942-1943, hoặc con số tối thiểu là 1,05 triệu tấn gạo trắng loại cao cấp nhất.

    Cuối năm 1942, Thống sứ Bắc Kỳ đã quyết định áp đặt lên các làng xã những quy định về dự trữ thóc lúa, nhằm "một phần để tái sản xuất, phần dành để khi có yêu cầu cấp thiết thì xuất".

    Tai họa từ chính sách cưỡng chế thu mua lúa gạo

    Một mặt vừa giới hạn sự lưu thông lúa gạo ngay trong các tỉnh miền Bắc, Nhật - Pháp còn bắt buộc mỗi nông dân phải giao nộp một phần sản phẩm căn cứ trên tỷ lệ diện tích gieo cấy của mình. Chẳng hạn, người có từ 5 mẫu trở xuống thì buộc phải bán cho chính quyền 20 kg/mẫu; ai canh tác từ 5-10 mẫu, phải bán 80 kg/mẫu; từ 15 mẫu trở lên, phải bán toàn bộ số thóc dư thừa. Tiêu chuẩn này còn tăng lên vào năm 1944: nông dân có 10 mẫu phải bán 72 kg/mẫu; từ 10-15 mẫu, 120 kg/mẫu; từ 15 mẫu trở lên là 200 kg/mẫu. Trên cơ sở này, miền Bắc bắt buộc phải cung cấp cho chính quyền thuộc địa 130,2 ngàn tấn gạo năm 1943, và 186 ngàn tấn vào năm 1944.

    Nguồn cơn nạn đói kinh hoàng khiến gần 2 triệu người chết năm Ất Dậu - Ảnh 1.

    Hàng triệu người dân Việt Nam không có cơm ăn, áo mặc trong nạn đói năm Ất Dậu. Ảnh: Tư liệu

    Thực dân Pháp áp đặt chính sách thu mua và định giá lúa gạo mà không cần tính đến sự gia tăng của chi phí sản xuất. Trong khi giá sinh hoạt từ năm 1940 đến 1943 đã tăng lên gấp 3, thì năm 1943 giá thu mua do chúng đưa ra chỉ tăng chừng 25%.

    Vì thế chính sách thu mua lúa gạo đã tạo nên một gánh nặng không thể chịu đựng nổi cho dân chúng, những người vừa phải bán lúa gạo cho nhà cầm quyền theo giá rẻ, vừa bị phải mua gạo với giá cao hơn rất nhiều ở thị trường tự do khi mùa màng thất bát.

    Tuy nhiên, nhà cầm quyền dường như không biết đến những tai họa mà chính sách thu mua cưỡng chế này gây ra. Ngày 13/5/1944, Thống sứ Bắc Kỳ bày tỏ sự hài lòng: "Các báo cáo cho thấy vụ mùa kế tiếp của tháng thứ năm... không làm khơi dậy một phản ứng không thuận lợi nào. Tất nhiên, vào thời gian thu mua, cũng có xảy ra một vài khó khăn, tuy nhiên chẳng có gì nghiêm trọng lắm. Mùa này hứa hẹn vẫn đạt được mức trung bình. Tôi nghĩ rằng tôi có thể đạt được con số mong muốn là 80 ngàn tấn và bảo đảm đủ lương thực dự trữ cho 6 tháng tới".

    Trên thực tế, hoàn cảnh của dân quê miền Bắc Việt Nam càng ngày càng tuyệt vọng. Trước đó, nền nông nghiệp của miền Bắc đã bộc lộ những triệu chứng bị hủy hoại nghiêm trọng. Sản xuất trung bình 2,1 triệu tấn lúa mỗi năm giai đoạn từ 1919-1922, trên diện tích canh tác 1,54 triệu ha. Nhưng từ 1930 về sau, mức sản xuất này cứ giảm đều, giảm mạnh vào năm 1937 và sau đó.

    Do những yếu tố chính sách, khí hậu, thiên tai, năng suất liên tục sụt từ 1,36 tấn/hecta trong 1930; còn 1,3 tấn/hecta năm 1939; rồi chỉ còn 1,2 tấn/hecta vào năm 1944. Cũng trong cùng thời gian đó, dân số vẫn tăng lên đều, mỗi năm tăng thêm hơn 100.000 trẻ em.

    Lượng gạo trung bình để duy trì sự sống thời đó của một người là 300-377 kg/năm, vậy mà mức sản xuất ở miền Bắc còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn đó. Với tình trạng sản xuất nông nghiệp sụt giảm trong khi dân số tăng lên, người miền Bắc đã sống bên bờ vực của nạn đói, mặc dù đã sử dụng thêm các hoa màu phụ khác, và cần thiết phải nhập gạo từ miền Nam mới có thể sống sót được.

    Như vậy, bóng ma của nạn đói rõ ràng đã chập chờn xuất hiện trên miền Bắc. Từ năm 1936-1939, nạn vỡ đê xảy ra thường xuyên, tác động đến toàn bộ miền Bắc năm 1937. Vào cuối tháng 8/1937, 148.000 hecta ruộng lúa thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn Tây, Phú Thọ và Phúc Yên đều bị lũ ngập. Nạn nhân của thiên tai lên đến 732.000 người, trong đó chừng 300.000 nhà nông bị mất trắng mùa màng. Tại 6 huyện của tỉnh Bắc Ninh, có chừng 150.000 nông dân đói, phải đi xin ăn.

    Việc Nhật chiếm đóng ở Đông Dương cùng những biến cố liên hệ đến chiến tranh đã tạo ra những điều kiện quá bất lợi đến nỗi chúng trở thành một đòn đánh tối hậu vào nền kinh tế vốn đã gần gãy đổ. Sự giảm sút trong sản xuất bộc lộ rõ trong việc thị trường lúa gạo mỗi lúc một mất quân bình, khởi đầu bằng hiện tượng đầu cơ và giá gạo leo thang vùn vụt.

    Hành động của chính quyền nhằm điều khiển tình thế thì phần lớn chỉ là phê chuẩn cái việc tăng giá mà chúng không ngăn chặn được. Việc lưu thông quá độ của tiền tệ, từ 235 triệu đồng vào đầu tháng 1/1940 lên tới 1,3 tỷ vào ngày 1/1/1945, đã khiến cho giá cả của mọi sản phẩm tăng vọt lên một cách điên cuồng. Nạn lạm phát đã làm cho giá gạo lên đến mức không thể mua nổi: Vào năm 1940 một tạ gạo giá 30 đồng đã lên đến 600 đồng vào đầu năm 1945.

    Đã nhân địch, lại thêm thiên tai

    Vào tháng 5/1941, chính quyền đã giới hạn khẩu phần gạo hàng ngày xuống còn 750g; vẫn không đủ, chỉ tiêu này được hạ xuống còn 500g vào năm 1943. Tình thế còn phức tạp hơn do việc cung cấp gạo ở miền Nam bị gián đoạn, không đến được miền Bắc thường xuyên, không đủ để bù đắp sự thiếu hụt gay gắt giữa các vụ mùa thu hoạch ở đất Bắc.

    Từ năm 1942 trở đi, những cuộc oanh tạc liên miên của quân Đồng Minh gây tổn hại lớn cho các công sở, đường bộ, đường sắt, cầu cống và kho bãi. Đến năm 1945, tuyến đường sắt Sài Gòn - Hà Nội bị cắt đứt, 50% mạng lưới đường sá bị hủy hoại, chừng 90% xe có động cơ trong nước đã biến mất hoặc không dùng được. Tàu vận chuyển đường thủy cũng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công của Đồng Minh. Việc đóng cửa cảng Hải Phòng; việc cảng Đà Nẵng bị hủy hoại thiết bị... càng làm giảm thiểu hoạt động vận chuyển thông thương.

    Nguồn cơn nạn đói kinh hoàng khiến gần 2 triệu người chết năm Ất Dậu - Ảnh 2.

    Hàng triệu đồng bào đã vĩnh viễn ra đi vì nạn đói. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

    Sự khó khăn trong giao thông, vận chuyển tất nhiên cản trở việc phân phối sản phẩm từ vùng này qua vùng khác, tạo thành một lằn ranh kinh tế nghiêm trọng nữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc thì thiếu gạo, trong khi đó tại miền Nam thì những lượng gạo khổng lồ chất kho mà không có hy vọng gì có thể bốc chở ra được, cuối cùng bị hư mốc.

    Vào giữa tháng 10/1944, người ta phải đem một phần của các kho thóc lớn bị ứ đọng do không chở đến Nhật được ra bán với giá rẻ ở Sài Gòn. Chừng 55.000 tấn gạo phải đem bán cho những người làm rượu với giá rẻ hơn giá mua vào. Nói chung giá lúa gạo ở Nam rẻ hơn ở Bắc đến 40 lần.

    Sự thiếu hụt lương thực đã diễn ra ở miền Bắc ngay từ năm 1943, nhưng miền Bắc bị đẩy đến bờ vực của tai họa vào đầu năm sau. Mùa thu hoạch trong tháng thứ 5 của năm 1944 chỉ sản xuất được 655.000 tấn lúa. Rõ ràng là miền Bắc không thề cầm cự nổi cho đến vụ mùa sau, diễn ra vào tháng thứ 10 của năm, nếu không có hỗ trợ từ nơi khác. Và vào lúc đó, khi số lương thực dự trữ đã cạn kiệt, mưa bão và tiếp theo sau là những đợt lũ dữ dội hiếm thấy đã quét qua, làm ngập úng và hủy hoại phần lớn hoa màu của vụ thu đông.

    Nạn đói lan tràn tức khắc, nông dân chết đói hàng loạt, đến nỗi nhiều khi cả một làng biến mất. Một đợt lạnh trước đó gần như chưa bao giờ xảy ra càng làm cho cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm, làm việc cày cấy và vụ mùa kế tiếp không thực hiện được, khiến cho sự thống khổ lên đến tột độ.

    Một nhật báo khi đó tường thuật lại cảnh tượng ghê rợn về nỗi tuyệt vọng của dân chúng: "Tình trạng mất nhiệt thường xuyên là nhân tố của mức tử vong cao nơi người dân bần cùng chỉ quấn chiếc bị rách hay chiếc chiếu nát. Với những người này, giá gạo đã cao đến mức không còn mua nổi, mà đợt rét lại làm cho hoa màu đám phụ không lớn được, lương thực đối với họ chỉ là lá cây và rêu không tạo ra năng lượng cho cơ thể... Họ chết từ từ nhưng chắc chắn do vì càng lúc càng thiếu ăn".

    Nạn đói năm Ất Dậu là một tai họa khủng khiếp đã để lại dấu ấn không phai mờ. Người ta ước tính con số người chết đói giữa mùa thu năm 1944 và mùa đông năm 1945 dao động từ 1,5 đến 2 triệu người, khiến cho dân số ở miền Bắc xuống còn dưới 7 triệu người.

    Tuy nhiên thực dân Pháp chối, cho rằng đến 9/3/1945 vẫn còn đủ gạo đề ngăn chặn nạn đói, và rằng "chính quyền Pháp đã cương quyết có biện pháp nghiêm khắc với những hoạt động đầu cơ trục lợi, với ý định giữ các kho thóc phòng hờ để đem ra bán cho dân nhằm ngăn chặn việc giá gạo tăng vọt, nhưng ý đồ đó không thực hiện được do cuộc đảo chính của người Nhật".

    Nạn đói đã khơi dậy cả một chuỗi những nỗi thống khổ, như một chứng nhân nước ngoài thuật lại: "Họ ra đi theo từng gia đình thành một hàng dài vô tận, người già, trẻ em, đàn ông, đàn bà, còng người xuống trước nỗi khổ đau, toàn bộ xương run rẩy, trần truồng, cả những cô gái trẻ ở vào cái tuổi mà thường sự thẹn thuồng không cho phép phơi bày thân thể, thỉnh thoảng dừng lại đề vuốt mắt cho một người thân trong gia đình hoặc để gục xuống và không bao giờ trỗi dậy nữa, hoặc để lột từ người chết một mảnh bao bố rách nát chẳng biết vì sao vẫn còn phủ lên người anh ta.

    Nhìn những dáng người còn gớm ghiếc hơn là những con vật xấu xí nhất trên đời đó, ngắm nhìn những xác chết cong queo bên vệ đường, áo quần chỉ còn lá với cọng rơm rạ, người ta phải thấy hổ thẹn về hình ảnh của nhân loại".

    Thảm họa ấy chưa chấm dứt, dù đầu năm 1945 một số lượng gạo tại miền Nam đã được đưa ra. Không ai ngờ một lần nữa miền Bắc lại phải chịu đựng những cơn lũ lụt khủng khiếp dẫn đến mất mùa...

    Popup Image
    ×
    Theo: Theo Pháp luật Việt Nam
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • người việt nam
    • lịch sử dân tộc
    • thực dân Pháp
    • Bắc Việt Nam
    • nạn đói kinh hoàng
    • nạn đói năm 1945
    • lịch sử Việt Nam
    • sử Việt
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Nhân Hiếu Hoàng hậu là ai mà khiến Hoàng đế Khang Hi vương vấn cả đời?

    Nhân Hiếu Hoàng hậu là ai mà khiến Hoàng đế Khang Hi vương vấn cả đời?

    'Nhà nghỉ' thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    "Nhà nghỉ" thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    Thái giám nào đã giúp Nguyên phi Ỷ Lan sinh thái tử?

    Thái giám nào đã giúp Nguyên phi Ỷ Lan sinh thái tử?

    Sau sáp nhập, TP Hải Phòng có “Làng tiến sĩ” hay “Lò tiến sĩ xứ Đông”, làng ấy tên gì?

    Sau sáp nhập, TP Hải Phòng có “Làng tiến sĩ” hay “Lò tiến sĩ xứ Đông”, làng ấy tên gì?

    Người đỗ đạt già nhất sử Việt: Học hành suốt đời, đỗ ở tuổi gần đất xa trời

    Người đỗ đạt già nhất sử Việt: Học hành suốt đời, đỗ ở tuổi gần đất xa trời

    Lưu Cầu: Vương quốc theo văn hoá Hán, bị Phát xít Nhật xoá sổ

    Lưu Cầu: Vương quốc theo văn hoá Hán, bị Phát xít Nhật xoá sổ

    Tin nổi bật

    Thầy giáo lừng danh sử Việt với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

    Thầy giáo lừng danh sử Việt với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

    Thầy giáo Trần Ích Phát, quê Chí Linh, Hải Dương, có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người, đủ các danh vị.

    Người đỗ đạt già nhất sử Việt: Học hành suốt đời, đỗ ở tuổi gần đất xa trời

    Đông Tây - Kim Cổ
    Người đỗ đạt già nhất sử Việt: Học hành suốt đời, đỗ ở tuổi gần đất xa trời

    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Đông Tây - Kim Cổ
    Khoa bảng dòng họ Nguyễn Quý: Hai đời Tể tướng, ba đời Đại vương

    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Võ Tắc Thiên đã lật đổ ngôi hoàng hậu như thế nào?

    Trịnh – Nguyễn phân tranh: Kỳ nhân nào đứng sau phòng tuyến khiến chiến tranh giằng co 50 năm?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Trịnh – Nguyễn phân tranh: Kỳ nhân nào đứng sau phòng tuyến khiến chiến tranh giằng co 50 năm?

    Đọc thêm

    Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” ở Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường
    Lai Châu Ngày Mới

    Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” ở Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường

    Lai Châu Ngày Mới

    Chiều 26/7, không khí tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường (Lai Châu) rộn ràng, ấm cúng hơn thường lệ. Hàng chục công nhân, đoàn viên công đoàn cùng nhau quây quần bên "Bữa cơm Công đoàn", chào mừng loạt ngày lễ lớn của đất nước và tổ chức công đoàn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Học sinh lớp 11 duy nhất của Việt Nam đã giành Huy chương Vàng Olympic Sinh học Quốc tế 2025 là ai?
    Xã hội

    Học sinh lớp 11 duy nhất của Việt Nam đã giành Huy chương Vàng Olympic Sinh học Quốc tế 2025 là ai?

    Xã hội

    Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 4 học sinh dự thi, kết quả cả 4 học sinh đều đoạt huy chương, bao gồm 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định mới nhất
    Bạn đọc

    Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định mới nhất

    Bạn đọc

    Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 không chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức mà còn nhấn mạnh vai trò của từng hộ gia đình, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu nạn, cứu hộ. Từ việc tuyên truyền, giám sát đến xử lý tình huống, mỗi người dân đều là một "mắt xích" quan trọng trong mạng lưới an toàn cháy nổ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trợ lý thân cận của ông Putin cảnh báo rắn NATO: Tấn công Kaliningrad sẽ lập tức nhận đòn 'hủy diệt'
    Thế giới

    Trợ lý thân cận của ông Putin cảnh báo rắn NATO: Tấn công Kaliningrad sẽ lập tức nhận đòn 'hủy diệt'

    Thế giới

    Phát biểu với hãng tin RIA Novosti, ông Nikolai Patrushev – trợ lý thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và hiện là Chủ tịch Hội đồng Hải quân Nga – tuyên bố rằng Nga sẽ lập tức kích hoạt toàn bộ sức mạnh theo đúng học thuyết quân sự của mình để bảo vệ Kaliningrad.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?
    Thể thao

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?

    Thể thao

    heo tiết lộ, đội bóng giành được chữ ký của Đỗ Chung Nguyên có thể sẽ là CLB Ninh Bình - tân binh của V.League và có nguồn tài chính dồi dào. Theo chuyên trang chuyển nhượng uy tín Transfermarkt, Đỗ Chung Nguyên hiện được định giá 400.000 euro.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công bố số điện thoại của Cục trưởng Cục CSGT và Trưởng phòng của 34 tỉnh, thành để tiếp nhận thông tin phản ánh
    Tin tức

    Công bố số điện thoại của Cục trưởng Cục CSGT và Trưởng phòng của 34 tỉnh, thành để tiếp nhận thông tin phản ánh

    Tin tức

    Cục Cảnh sát giao thông thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông và các Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông, hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mỹ, Trung Quốc 'đấu khẩu' nảy lửa về Ukraine
    Thế giới

    Mỹ, Trung Quốc 'đấu khẩu' nảy lửa về Ukraine

    Thế giới

    Mỹ công khai cáo buộc Trung Quốc tiếp tay cho cuộc chiến của Nga tại Ukraine trong khi Bắc Kinh tố ngược Mỹ đang “chuyển hướng trách nhiệm” và “kích động đối đầu”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    4 ngày sau lũ lịch sử, bản làng người Thái từng trù phú nhất nhì Nghệ An gần như 'xóa sổ'
    Ảnh

    4 ngày sau lũ lịch sử, bản làng người Thái từng trù phú nhất nhì Nghệ An gần như 'xóa sổ'

    Ảnh

    Tại tâm lũ, xã Mỹ Lý, Nghệ An nơi có 201 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập và 187 căn nhà bị hư hại. Bản làng từng rất trù phú giờ xác xơ, người dân trắng tay chỉ sau một cơn lũ. Kể với phóng viên Dân Việt, mắt ai nấy đều đỏ hoe.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Người dân nói gì khi hay tin 4 con sông 'chết' Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét sẽ được 'hồi sinh'
    Video

    Người dân nói gì khi hay tin 4 con sông 'chết' Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét sẽ được 'hồi sinh'

    Video

    Nhiều năm nay sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét luôn ở trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Nước tại các sông đều đen kịt, dòng chảy không được lưu thông, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin tối (26/7): U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt
    Thể thao

    Tin tối (26/7): U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt

    Thể thao

    U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt; Paqueta sắp được xóa tội cá cược; Barca nhảy vào cuộc đua giành Konate; Isak từ chối lời đề nghị “khủng” từ Al-Hilal; bạn gái Haaland được tặng túi xách 330.000 bảng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bài báo kinh điển về đề tài tam nông 40 năm Đổi mới: Cái đêm hôm ấy, đêm gì?
    Radio Nông dân

    Bài báo kinh điển về đề tài tam nông 40 năm Đổi mới: Cái đêm hôm ấy, đêm gì?

    Radio Nông dân

    “Cái đêm hôm ấy... đêm gì?” của Phùng Gia Lộc là tiếng kêu từ thẳm sâu làng quê Việt, phơi bày nỗi đau người nông dân giữa bóng tối cơ chế cũ – một tác phẩm khiến cả xã hội phải giật mình nhìn lại,” nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Liên Hợp Quốc cảnh báo 'sốc' về một thảm họa khủng khiếp ở Ukraine
    Thế giới

    Liên Hợp Quốc cảnh báo 'sốc' về một thảm họa khủng khiếp ở Ukraine

    Thế giới

    “Không nơi nào còn an toàn ở Ukraine”, Đại diện Liên Hợp Quốc (LHQ) báo động trước Hội đồng Bảo an, khi số dân thường thương vong tăng kỷ lục và hệ thống viện trợ nhân đạo đối mặt nguy cơ sụp đổ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân có thu nhập cao, đời sống ổn định mới yên tâm bảo vệ biên cương
    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân có thu nhập cao, đời sống ổn định mới yên tâm bảo vệ biên cương

    Tin tức

    Ngày 26/7, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đến chuyến thăm và làm việc tại xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên. Đây là một trong những xã vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tỉnh Gia Lai mới, sau sáp nhập tỉnh Bình Định có suối nước khoáng nóng đẹp như phim
    Nhà nông

    Tỉnh Gia Lai mới, sau sáp nhập tỉnh Bình Định có suối nước khoáng nóng đẹp như phim

    Nhà nông

    Suối khoáng Chánh Thắng ở xã Cát Tiến, tỉnh Gia Lai mới (trước sáp nhập thuộc xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cũ), cách trung tâm xã Cát Tiến hơn 10 km, ẩn mình giữa những cánh rừng, triền núi nối tiếp nhau trên dãy núi Bà, mời gọi những ai yêu thích thiên nhiên tìm về.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hàng loạt biển số xe ô tô, xe máy 'siêu VIP' trúng giá khủng, cao nhất 6,68 tỷ đồng
    Kinh tế

    Hàng loạt biển số xe ô tô, xe máy "siêu VIP" trúng giá khủng, cao nhất 6,68 tỷ đồng

    Kinh tế

    Từ ngày 21-25/7, rất nhiều biển số "ngũ quý", "sảnh tiến", "thần tài", "lộc phát" được đưa lên sàn đấu giá, trong đó có 12 biển số ô tô trúng giá tiền tỷ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nữ nhân viên massage trong đường dây bán dâm bị triệt phá khai thu nhập 200 triệu đồng/tháng, bất ngờ lý do 'hành nghề'
    Pháp luật

    Nữ nhân viên massage trong đường dây bán dâm bị triệt phá khai thu nhập 200 triệu đồng/tháng, bất ngờ lý do "hành nghề"

    Pháp luật

    Bị phát hiện bán dâm tại cơ sở massage trong khách sạn Grand Vista, nữ nhân viên 30 tuổi khai mỗi tháng thu nhập 150-200 triệu đồng và chọn công việc này vì "không còn niềm tin vào đàn ông".

    Chia sẻ Chia sẻ
    4 con giáp thông minh, lạc quan, quý nhân trợ giúp, cơ hội nở rộ vào mùa thu, tiền tài không thiếu
    Gia đình

    4 con giáp thông minh, lạc quan, quý nhân trợ giúp, cơ hội nở rộ vào mùa thu, tiền tài không thiếu

    Gia đình

    4 con giáp này đủ tự tin, lạc quan, có mối quan hệ rộng rãi, được giúp đỡ kịp thời để biến cơ hội thành tiền bạc, cuộc sống sung túc vào mùa thu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    26 ngày sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp (mới) phối hợp khởi công một dự án quan trọng
    Nhà nông

    26 ngày sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp (mới) phối hợp khởi công một dự án quan trọng

    Nhà nông

    Sáng ngày 26/7, tại Quốc lộ N2, xã Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp mới, sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang), Bộ Xây dựng phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, giai đoạn 1.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sự thật hé lộ sau 50 năm: Giây phút cuối đời của Lý Tiểu Long
    Văn hóa - Giải trí

    Sự thật hé lộ sau 50 năm: Giây phút cuối đời của Lý Tiểu Long

    Văn hóa - Giải trí

    Chương trình truyền hình "Đoán sự thật" vừa công bố nhiều tài liệu, lời khai và phân tích mới về những giờ phút cuối cùng của Lý Tiểu Long.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Doanh nghiệp: Kiểm tra hoạt động vận tải sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ đơn vị thiếu chuyên nghiệp
    Bạn đọc

    Doanh nghiệp: Kiểm tra hoạt động vận tải sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ đơn vị thiếu chuyên nghiệp

    Bạn đọc

    Nhiều doanh nghiệp vận tải bày tỏ sự ủng hộ đối với việc CSGT tổng kiểm tra, xử lý phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm trên toàn quốc. Họ cho rằng việc này sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ các đơn vị làm ăn thiếu chuyên nghiệp, thường xuyên vi phạm quy định…

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh (mới) chỉ đạo tại cuộc họp về tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (cũ)
    Nhà nông

    Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh (mới) chỉ đạo tại cuộc họp về tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (cũ)

    Nhà nông

    Sáng 25/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh-Nguyễn Văn Út chủ trì hội nghị tại trụ sở UBND tỉnh (cơ sở 2) để nghe các sở, ngành báo cáo tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (cũ).

    Chia sẻ Chia sẻ
    CLB Công an TP.HCM chiêu mộ ngoại binh người Bồ Đào Nha cao 1m80?
    Thể thao

    CLB Công an TP.HCM chiêu mộ ngoại binh người Bồ Đào Nha cao 1m80?

    Thể thao

    Theo một số nguồn tin, CLB Công an TP.HCM đã đạt được thoả thuận với Hugo Alves - ngoại binh đến từ Bồ Đào Nha.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi tôm càng to bự trong ruộng lúa ở Hậu Giang (cũ), cứ bắt lên là bán hết veo
    Nhà nông

    Nuôi tôm càng to bự trong ruộng lúa ở Hậu Giang (cũ), cứ bắt lên là bán hết veo

    Nhà nông

    Năm 2024 Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cũ (trước sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng) nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thông qua mô hình, dự án "Nuôi thủy sản trên ruộng lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm".

    Chia sẻ Chia sẻ
     Bỏ 'room' tín dụng: Các tổ chức tín dụng sẽ đánh giá tín nhiệm các ngân hàng thương mại Việt Nam ra sao?
    Kinh tế

    Bỏ "room" tín dụng: Các tổ chức tín dụng sẽ đánh giá tín nhiệm các ngân hàng thương mại Việt Nam ra sao?

    Kinh tế

    Fitch Ratings đã đưa ra cảnh báo về những tác động tiêu cực tiềm tàng đối với đánh giá tín nhiệm của ngành ngân hàng Việt Nam nếu gỡ bỏ "room" tín dụng. Theo chuyên gia, lo ngại này xuất phát từ nguy cơ tăng trưởng tín dụng quá nóng trong bối cảnh bộ đệm vốn của các ngân hàng vẫn còn hạn chế.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cô gái 18 tuổi phải chạy thận 3 lần/tuần vì sai lầm khiến cha mẹ day dứt cả cuộc đời
    Xã hội

    Cô gái 18 tuổi phải chạy thận 3 lần/tuần vì sai lầm khiến cha mẹ day dứt cả cuộc đời

    Xã hội

    Mong mỏi con khỏe mạnh, tăng cân, mẹ của A. liên tục bồi bổ cho con bằng đủ loại thuốc, từ loại kê đơn, không kê đơn đến thực phẩm chức năng dẫn tới cô bị hỏng hết chức năng thận. Ở tuổi 18, cô gái trẻ phải sống nhờ máy chạy thận.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cuộc chiến khốc liệt trên không đang định đoạt kết cục chiến tranh Nga-Ukraine: Kiev hụt hơi, Moscow chiếm lĩnh bầu trời
    Thế giới

    Cuộc chiến khốc liệt trên không đang định đoạt kết cục chiến tranh Nga-Ukraine: Kiev hụt hơi, Moscow chiếm lĩnh bầu trời

    Thế giới

    Dù từng nắm thế thượng phong trên bầu trời tiền tuyến nhờ các loại UAV đa dạng và sáng tạo, Ukraine hiện đang đánh mất lợi thế này vào tay Nga – một diễn biến có thể làm thay đổi cục diện toàn bộ cuộc chiến, theo tạp chí Foreign Policy.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đề nghị kiểm tra xe khách trong vụ tai nạn giao thông khiến 10 người tử vong có hoạt động chui?
    Kinh tế

    Đề nghị kiểm tra xe khách trong vụ tai nạn giao thông khiến 10 người tử vong có hoạt động chui?

    Kinh tế

    Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, xử lý về kinh doanh và điều kiện kinh doanh đối với tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu xe chở khách biển kiểm soát 43F-007.76.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hà Nội: Giấc mơ có nhà ở xa vời với công nhân và người thu nhập thấp
    Xã hội

    Hà Nội: Giấc mơ có nhà ở xa vời với công nhân và người thu nhập thấp

    Xã hội

    Mặc dù Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương nhằm hiện thực hóa giấc mơ có nhà cho người lao động có thu nhập thấp, nhưng đến giờ giấc mơ có được một căn nhà ở xã hội vẫn khá xa vời với nhiều người.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Rapper Bình 'gold' kẹp cổ, cướp ví tiền, điện thoại và xe của tài xế taxi
    Pháp luật

    Rapper Bình 'gold' kẹp cổ, cướp ví tiền, điện thoại và xe của tài xế taxi

    Pháp luật

    Vũ Xuân Bình (tức rapper Bình "Gold") thuê taxi từ khu đô thị Ciputra rồi bất ngờ quàng kẹp tay qua cổ tài xế, đe dọa cướp xe và tài sản khi đang di chuyển trên đường vành đai 3, Hà Nội. Đối tượng bị bắt sau chưa đầy 1 giờ gây án, đối tượng còn dương tính với ma túy.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một HTX chè ở Thái Nguyên làm phân bón từ vỏ chuối, trứng gà, người ta bán tín bán nghi, dùng thử bất ngờ luôn
    Nhà nông

    Một HTX chè ở Thái Nguyên làm phân bón từ vỏ chuối, trứng gà, người ta bán tín bán nghi, dùng thử bất ngờ luôn

    Nhà nông

    Tại vùng chè xã La Bằng (tỉnh Thái Nguyên) nhiều nông dân nỗ lực nâng cao giá trị loại cây trồng truyền thống này bằng những phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp mang lại hiệu quả rõ rệt là việc sử dụng phân bón hữu cơ đặc biệt, được ủ từ trứng gà.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chưa định ngày trở lại

    2

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    3

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng
    6

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng

    4

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    5

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc

    Văn khấn mùng 1 tháng 6 nhuận Âm lịch 2025 chính xác nhất, cầu gia đình bình an, chiêu may, đón lộc
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media