Xem phim, tôi nhớ ngay đến câu chuyện xấu hổ của gia đình chị đồng nghiệp
Con chị đồng nghiệp khóc ngất giữa lớp vì một lý do không ngờ.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày mai (7/8) tròn 110 năm Ngày sinh của nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) Võ Chí Công (7/8/1912-7/8/2022). Sinh thời ông được đánh giá là nhà lãnh đạo nhiều đóng góp lớn cho cách mạng cả trong kháng chiến và trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2006-2011 Nguyễn Minh Triết (trái) thăm nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công. Ảnh T. L
Trao đổi với PV Dân Việt, Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã kể câu chuyện kỷ niệm với ông Võ Chí Công – một câu chuyện giản dị nhưng để lại ấn tượng sâu sắc.
Tướng Trung kể: "Vào năm 1969, tại Đại hội chiến sĩ thi đua của Quân khu V, tổ chức đã phân công tôi ra Bắc để học tập. Tôi từ chối không đi, xin ở lại tiếp tục chiến đấu. Cấp trên nói nếu tôi không đi sẽ kỷ luật, tôi trả lời chấp nhận kỷ luật, vì xin ở lại tiếp tục chiến đấu đánh Mỹ nên chẳng việc gì phải sợ".
Sau đó, ông Võ Chí Công, lúc này đang trên cương vị Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, phụ trách Bí thư Khu ủy V, Chính ủy Quân khu V có gặp ông Võ Tiến Trung.
"Ông hỏi tôi: Vì sao cháu không đi ra Bắc học? Tôi bảo cháu xin ở lại để đánh Mỹ. Ông hỏi tiếp: Bây giờ cháu ở lại đánh Mỹ thì chỉ huy được bao nhiêu người. Tôi bảo cháu chỉ huy được một trung đội (hơn 30 người). Ông nói: Nếu cháu ra Bắc học khoảng 1-2 năm, cháu sẽ trưởng thành hơn, biết chiến thuật hơn, có cách đánh hay hơn, cháu sẽ chỉ huy được 1 đại đội (hơn 100 người), vậy cái nào có lợi cho cách mạng hơn. Dĩ nhiên đi học rồi sẽ có lợi hơn để phục vụ cách mạng, nếu cháu không đi chứng tỏ không có trách nhiệm với đất nước, với cách mạng. Nghe ông nói, tôi lập tức lên đường ra Bắc ngay", Thượng tướng Võ Tiến Trung kể.
Ngày 30/10/1989, khi là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ông Võ Chí Công thăm huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Ông được mọi người vẫn gọi với biệt danh thân mật là anh Năm. Ảnh Tư liệu
Theo Tướng Võ Tiến Trung, ông Võ Chí Công là nhà lãnh đạo "văn võ song toàn", chỉ đạo đấu tranh cách mạng, chỉ đạo chiến dịch giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, đạo đức trong sáng.
"Đặc biệt ông chỉ đạo Liên khu V trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có những đột phá về chiến lược, quan điểm về tổ chức lực lượng đánh Mỹ,chuẩn bị đánh Mỹ khi Mỹ vào miền Nam Việt Nam", Tướng Trung nói.
Trên cương vị lãnh đạo, ông Võ Chí Công đã có những chỉ đạo chuyển hướng chiến lược như tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy, tham gia chỉ đạo đánh mở màn vào Ban Ma Thuột, giải phóng toàn bộ vùng đất chiến lược Tây Nguyên, làm cho quân địch choáng váng, tháo chạy về Đà Nẵng cố thủ. Nắm bắt thời cơ mới xuất hiện, ông đề xuất ý kiến với Bộ Chính trị, chớp thời cơ tiến công giải phóng Đà Nẵng sớm hơn kế hoạch đã định.
Trong thời gian phụ trách Bộ Nông Nghiệp, ông Võ Chí Công thường xuyên về cơ sở thăm hỏi tình hình sản xuất của bà con nông dân...Ảnh Tư liệu
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết, ông Võ Chí Công có công lao rất lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 1975, ông đã chỉ đạo việc huy động sức dân tại chỗ nổi dậy phối hợp với các đoàn tiến công của quân chủ lực để giải phóng khu vực miền Trung, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngoài lãnh đạo Liên khu ủy Khu V, ông Võ Chí Công còn tham gia Mặt tộc Dân tộc giải phóng miền Nam, giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.
Ngày 12/8/1991 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công gặp gỡ, trò chuyện các cán bộ phụ trách đội và các cháu thiếu nhi. Ảnh Tư liệu
Sau khi thống nhất đất nước, ông tham gia vào quá trình lãnh đạo Nhà nước, từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng), rồi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ năm 1987 – 1991. Ông có công lớn cùng với Trung ương, Bộ Chính trị hoạch định và lãnh đạo đất nước bước vào giai đoạn đổi mới.
Năm 1978, ông giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam. Đây là thời kỳ đất nước có nhiều khó khăn, ông đã ngày đêm trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, làm thế nào để tháo gỡ khó khăn của hàng triệu nông dân trong các hợp tác xã.
Ông Võ Chí Công họp mặt thân mật các đại biểu dự họp HĐND tỉnh Hà Tuyên ngày 23/9/1991. Ảnh Tư liệu
Ông đã trực tiếp đi xuống nhiều hợp tác xã nắm tình hình, ra tận đồng ruộng gặp bà con xã viên hỏi thăm công việc sản xuất và nhận rõ nhiều hợp tác xã thực hiện khoán đến nhóm và người lao động đã đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho xã viên, như các hợp tác xã ở Vĩnh Phú, Hải Phòng.
Từ thực tế đó, ông đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhận trách nhiệm chỉ đạo dự thảo Chỉ thị 100-CT/TW về khoán sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp đến nhóm và người lao động. Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư ra đời là bước đột phá quan trọng trong nông nghiệp; phù hợp với lòng dân và được Nhân dân phấn khởi đón nhận. Trên cơ sở Chỉ thị 100-CT/TW, Trung ương đã ra Nghị quyết 10 (năm 1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, tạo động lực mới trong sản xuất, làm tăng năng suất và sản phẩm lao động, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực đến đủ ăn và từng bước có dư để xuất khẩu.
Khi trên cương vị Trưởng Ban nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, ông cũng đã tích cực xuống các cơ sở kinh tế, mở nhiều cuộc hội thảo, tập hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các viện nghiên cứu, góp phần xây dựng, hoàn thiện trình Bộ Chính trị ra Nghị quyết 306-NQTW (tháng 4/1986) về bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở (bao gồm các cơ sở kinh tế quốc doanh, kinh tế tiểu thủ công nghiệp; kinh tế gia đình và thành phần kinh tế cá thể, tư nhân trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất và kinh tế cá thể trong nông nghiệp).
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ông đã có những đóng góp quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là công tác lập hiến và lập pháp. Với trọng trách là Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị, sự góp ý của Hội đồng Nhà nước, ông Võ Chí Công đã cùng Ủy ban tập hợp ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân; tập trung được nhiều chuyên gia; nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Hiến pháp của một số nước, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam; kiên trì đấu tranh với những quan điểm sai trái trong việc sửa đổi Hiến pháp, giữ vững những điều cơ bản về dân chủ, về pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, được Quốc hội thông qua, đánh dấu mốc lịch sử về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý mọi mặt hoạt động của đất nước…
Ông Võ Chí Công, bí danh Năm Công, sinh ngày 7/8/1912, quê Quảng Nam. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa III, IV, V, VI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa V, VI; Bí thư Trung ương Đảng khóa V; Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII.
Các chức vụ lãnh đạo quan trọng ông từng đảm nhiệm sau ngày đất nước thống nhất: Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (chức danh theo Hiến pháp năm 1980); Thường trực Ban Bí thư; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII. Ông qua đời ngày 8/9/2011, thọ 100 tuổi.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Cà Mau được cho nghỉ việc theo đơn cá nhân, nhưng việc lãnh đạo công ty này không thông qua chủ sở hữu - UBND tỉnh là có sai sót.
Con chị đồng nghiệp khóc ngất giữa lớp vì một lý do không ngờ.
Thông tin sai sự thật về vỡ đập thủy điện Bản Vẽ khiến người dân vùng hạ du hoang mang bỏ chạy lên núi. Vào cuộc xác minh, công an xã Tương Dương, Nghệ An đã triệu tập trường hợp đăng thông tin sai sự thật.
Trước lúc mất đi sinh mệnh trong oan khuất và tức tưởi, Hàn Tín đã để lại 3 chữ, vạch mặt cặp Hoàng đế, Hoàng hậu bị đánh giá là “thất đức nhất” trong lịch sử Trung Hoa.
Đặc biệt, trẻ sinh vào 4 ngày Âm lịch dưới đây thường sở hữu trí thông minh sớm bộc lộ, tư duy nhanh nhạy, học hành giỏi giang.
Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệt phá cơ sở nghi sản xuất phân bón giả số lượng lớn tại thôn Ánh Mai 1, phường 3 Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vào chiều nay 27/đến.
Chiều tối 27/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới.
Mới đây, thủ thành Đặng Văn Lâm đưa bà xã Yến Xuân cùng con trai đi ăn ở Tam Kỳ (TP Đà Nẵng), Nhiều người đã vây quanh xin chụp ảnh cùng cặp đôi.
Rapper Bình "Gold" bị bắt với cáo buộc gây ra vụ cướp taxi trong tình trạng phê ma túy.
Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi tại Hà Nội, Vòng chung kết giải bóng đá 7 người Vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6) đã khép lại với chức vô địch thuộc về Thiên Khôi FC sau trận chung kết giàu cảm xúc trước XSKT Đắk Lắk.
U23 Việt Nam sở hữu 10 cầu thủ cao từ 1m80 tại giải U23 Đông Nam Á 2025; Gyokeres bật mí lý do từ chối M.U; Troyes “hốt bạc” nhờ thương vụ Mbeumo; hé lộ khoản tiền thưởng khiêm tốn của ĐT nữ Anh; tân binh CLB nữ Genoa “gây sốt” với gương mặt xinh đẹp.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã chiếm được thêm hai ngôi làng ở miền đông Ukraine, bao gồm một ngôi làng ở vùng Dnipropetrovsk, nơi mà Moscow cho biết quân đội của họ đã bắt đầu tiến quân.
Tính đến 16 giờ chiều nay (27/7), mưa lũ trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khiến 2 người tử vong, 4 người mất tích (tăng thêm 2 người mất tích so với các thông báo trước đó); nhiều tài sản, hoa màu của người dân bị lũ cuốn trôi.
4 con giáp này đón nhận nhiều tin vui trong tháng 6 nhuận, không chỉ kiếm được nhiều tiền mà chuyện tình duyên cũng thuận lợi.
VN-Index lập đỉnh lịch sử trong phiên 25/7, tăng hơn 12% trong một tháng qua nhờ lực đẩy từ nhóm bất động sản, ngân hàng và chính sách sáp nhập tỉnh thành tạo sóng cổ phiếu mạnh mẽ.
Dương Ngọc Hoàn tức Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại, và sở hữu dung nhan tuyệt mỹ đến nỗi khiến hoa cũng phải thu mình vì hổ thẹn. Dương Quý Phi khi ấy chính là đại diện cho nét đẹp tiêu chuẩn, khiến Đường Huyền Tông si mê đến mức muốn ôm cả ngày không buông.
Như một nhân duyên tốt lành, như một lẽ tự nhiên, có những làng quê hình thành từ những người vốn có quê hương bản quán khác nhau, không hề quen biết nhau. Rồi như thể trời xui đất khiến, họ thành xóm giềng của nhau, tình thân như ruột thịt. Đó là câu chuyện ở làng Đại Thủy, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (nay thuộc xã Tân Lập, tỉnh Quảng Trị mới).
Theo tiết lộ của tiền vệ Việt kiều Julien Nguyễn, LĐBĐ Việt Nam (VFF) đang hỗ trợ anh trong quá trình nhập tịch. Nếu nhập tịch thành công, nhiều khả năng cầu thủ 19 tuổi sẽ được HLV Kim Sang-sik triệu tập lên U23 Việt Nam hoặc ĐT Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechaichai sẽ đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia vào thứ Hai (28/7) để thảo luận về xung đột giữa hai nước, hãng thông tấn nhà nước Malaysia Bernama đưa tin hôm Chủ nhật, trích lời Bộ trưởng Ngoại giao nước này Mohamad Hassan.
Vùng đất bãi ven sông Kỳ Cùng của phường Đông Kinh, tỉnh Lạng Sơn, có một ông nông dân trồng thành công vườn nho Hạ đen trĩu quả. Đó ông Hoàng Văn Ba, một nông dân đã mạnh dạn đưa cây nho Hạ đen về trồng, mở ra một hướng đi làm giàu bền vững.
Chiều 27/7, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Từng được biết đến với những dãy núi trập trùng và cảnh quan hoang sơ, hương cà phê “nức lòng” du khách, vùng đất này nay bỗng gây bất ngờ khi hé lộ “đóa hoa” tuyệt sắc giữa sóng biển xanh biếc.
Nam MC đình đám Vương Tự Kiện từng bị vợ bạo hành hơn 100 lần, 8 lần nhập viện vì chấn thương nghiêm trọng.
Tin đồn thất thiệt lan truyền "đập thủy điện Bản Vẽ bị vỡ" khiến nhiều người dân vùng hạ du hoang mang bỏ chạy lên núi. Trong khi thực tế, thủy điện Bản Vẽ đang vận hành bình thường, không có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Giữa phố thị Thụy Khuê nhộn nhịp, chùa Bà Đanh vẫn lặng lẽ tồn tại suốt hơn 500 năm với lớp lớp dấu tích lịch sử. Ít ai ngờ, ngôi chùa cổ này từng là nơi hành lễ của những tù binh Chiêm Thành sau chiến thắng của vua Lê Thánh Tông năm 1471. Đằng sau vẻ trầm mặc là một câu chuyện chưa kể về Phật giáo, chiến tranh và số phận những con người bại trận.
Lũ đi qua, nhóm thợ sửa chữa đồ điện dân dụng lập tức lên đường đến xã Tương Dương, Nghệ An để sửa các thiết bị cho bà con nhân dân, tất cả đều miễn phí.
Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025 là lễ hội đầu tiên sau khi khu di tích được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. TP.Hải Phòng sẽ tổ chức nâng tầm lễ hội.
Cây lục bình (bèo Tây, bèo Nhật Bản) phủ kín các kênh, rạch ở xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long mới (trước sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, xã Châu Thành là một phần diện tích của huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh cũ) khiến việc tưới tiêu, vận chuyển nông sản bị gián đoạn nghiêm trọng khi bước vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu.
Ngày 27/7, Công an xã Hàm Liêm, tỉnh Lâm Đồng cho biết, các cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ một đối tượng có hành vi đột nhập vào nhà người dân để xử lý theo quy định pháp luật.
Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, song tiền vệ Phạm Trọng Hoá luôn nỗ lực vượt khó để theo đuổi sự nghiệp quần đùi áo số.
Nữ ca sĩ 56 tuổi hứng chịu làn sóng chỉ trích gay gắt vì trang phục hở bạo và động tác gợi cảm trên sân khấu.