Nóng: Xả súng tại chợ ở Bangkok, Thái Lan khiến 6 người thiệt mạng
Chiều 28/7, một vụ xả súng xảy ra tại chợ Or Tor Kor (quận Chatuchak, thủ đô Bangkok, Thái Lan) khiến 6 người thiệt mạng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Lên nắm quyền ở Libya vào năm 1969, Đại tá Muammar Gaddafi - người tự nhận “nhà lãnh đạo quốc tế, là lãnh đạo của các lãnh đạo Arab, vua của các vị vua châu Phi và là lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi giáo” - khao khát làm lãnh tụ các nước Arab và châu Phi, nhưng Libya dân cư thưa thớt, lại không có những “con át chủ bài” đặc biệt, mà vũ khí hạt nhân thuộc số đó. Vào những năm 1970, hạt nhân là chủ đề cực kỳ thời sự - nước láng giềng Algeria trước đó là một bãi thử hạt nhân của Pháp đã giành được độc lập; có tin đồn, Israel đã tạo ra bom nguyên tử của mình; thế giới Arab đã rất ấn tượng trước các mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô chống lại Anh và Pháp trong các sự kiện năm 1956.
Gaddafi nắm quyền điều hành một cường quốc dầu khí của thế giới Arab, người ít mà rất nhiều dầu, đã có quyết định theo phong cách đặc trưng cho các quốc gia như vậy - mua vũ khí hạt nhân bằng rất nhiều tiền. Paris và London, vì những lý do chính trị, đều không là một lựa chọn phù hợp để đặt vấn đề. Trung Quốc vào thời điểm đó là một “kẻ nổi loạn”, thách thức chính sách đối ngoại của cả Liên Xô và Mỹ, đồng thời, Bắc Kinh đang tìm kiếm thiện cảm của thế giới thứ ba, tích cực "ve vãn" hầu hết các phong trào chống thực dân.
Năm 1970-1971, Tripoli đề nghị Bắc Kinh bán cho họ một số đầu đạn hạt nhân. Về nguyên tắc, phía Trung Quốc trả lời không buôn bán vũ khí hạt nhân, khiến Libya bị phân tâm khỏi các dự án hạt nhân trong một thời gian và ngày 26/5/1975, nước này đã phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Gaddafi từng khao khát làm lãnh tụ các nước Arab và châu Phi; Nguồn: tvzvezda.ru
Một lý do khác khiến Tripoli quan tâm đến vũ khí hạt nhân là chính sách “chống chủ nghĩa đế quốc” của giới cầm quyền Libya. Vì những nhận xét chỉ trích cả thế giới, Gaddafi đã hoàn toàn bị cô lập về chính trị. Trong chính sách đối ngoại, Libya thực hiện đường lối đối đầu cứng rắn truyền thống của các nước Arab với Israel. Vì vậy, khi nước láng giềng Ai Cập ký hiệp ước hòa bình với nhà nước Do Thái, Gaddafi đã phải đối mặt với viễn cảnh xung đột một mất một còn với Israel.
Trong bối cảnh đó, quả bom nguyên tử đối với nhà lãnh đạo Libya dường như là một sự đảm bảo an ninh. Cố gắng mua vũ khí hạt nhân từ Trung Quốc trong vô vọng, “nhà lãnh đạo cuộc cách mạng” đặt hy vọng vào Liên Xô, quốc gia sẵn sàng chia sẻ công nghệ hạt nhân dân sự với các đồng minh. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân vào năm 1957.
Các cuộc đàm phán của Gaddafi với Liên Xô kéo dài trong nhiều năm. Trái ngược với những năm 1950, tình hình thế giới đã thay đổi quá nhiều khiến Liên Xô không trao vũ khí hủy diệt hàng loạt vào tay cả các đồng minh trung thành nhất về mặt ý thức hệ. Libya xã hội chủ nghĩa Jamahiriya rõ ràng không phải là một trong những đối tác đáng tin cậy. Hệ thống cấu trúc xã hội và nhà nước do Muammar Gaddafi tạo ra khác xa với chủ nghĩa Mác-Lênin, gợi nhớ nhiều hơn đến các dự án cộng sản vô chính phủ.
Ngoài ra, năm 1969, Liên Xô đã phê chuẩn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Do đó, Gaddafi đã lên kế hoạch không phải mua vũ khí hạt nhân mà là những công nghệ quan trọng cần thiết để tạo ra chúng. Vào giữa những năm 1970, Gaddafi đã đề nghị Moscow bán cho mình một lò phản ứng nước nặng có khả năng sản xuất plutonium cấp độ vũ khí. Theo một số tài liệu, viên đại tá này đã sẵn sàng trả 10 tỷ USD cho việc xây dựng một dây chuyền nhiên liệu hạt nhân khép kín.
Năm 1977, nhân vật thứ hai sau Gaddafi trong ban lãnh đạo Libya là Abdel Sallam Jellud, đến Liên Xô để đàm phán. Theo nhà sử học Elena Geleskul, thỏa thuận hạt nhân với Tripoli đã được các quan chức của Bộ Chế tạo máy hạng trung Liên Xô và đích thân Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nikolai Tikhonov phê duyệt. Tuy nhiên, sáng kiến này đã bị chặn bởi Ngoại trưởng Andrei Gromyko, người dường như lo ngại sau khi có được vũ khí hạt nhân, Gaddafi sẽ tham gia vào những cuộc phiêu lưu khác ở Trung Đông.
Sự giúp đỡ của Liên Xô
Tuy nhiên, Liên Xô đồng ý hỗ trợ chương trình hạt nhân “hòa bình” của Libya, mà theo các chuyên gia CIA, người Nga đã đặt “giá cắt cổ” cho các dịch vụ của họ. Năm 1977, Liên Xô đồng ý xây dựng, trang bị và đào tạo nhân viên để điều hành một trung tâm nghiên cứu hạt nhân trị giá hàng triệu USD ở Tajur, cách Tripoli 30km, bao gồm một lò phản ứng nghiên cứu nhỏ 5-10 megawatt do Liên Xô bắt đầu xây dựng vào năm 1977, nhưng các yếu tố chính trị đã trì hoãn việc xây dựng cho đến cuối năm 1982; một xí nghiệp sản xuất nước nặng (đưa vào vận hành năm 1981); và một cơ sở lắp đặt cho quá trình tái chế bức xạ nhiên liệu hạt nhân chiếu xạ (SNF).
Các cường quốc kiên quyết ngăn cản tham vọng hạt nhân của Lybia - ảnh Tổng thống Mỹ George W. Bush xem xét vật liệu hạt nhân mà Libya bàn giao cho Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge (Tennessee) năm 2004; Nguồn: npr.org
Về bản chất, đó là một chu trình nhiên liệu hạt nhân kín có khả năng sản xuất và phân tách plutonium cấp độ vũ khí. Tuy nhiên, Liên Xô, sau một thời gian do dự, đã từ bỏ dự án, bất chấp việc Libya trả giá 10 tỷ USD. Các chuyên gia Liên Xô hiện diện thường xuyên tại trung tâm hạt nhân để có thể kiểm soát việc sử dụng uranium. Ngoài ra, Moscow nhất quyết yêu cầu Libya phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, mặc dù đối với Gaddafi đây chỉ là một bức bình phong.
Một dự án hợp tác Liên Xô-Libya khác - xây dựng nhà máy điện hạt nhân dựa trên hai lò phản ứng năng lượng nước nhẹ VVER-440 ở vùng Sirte, nhưng không thành hiện thực (đã bị dừng vào năm 1984 ở giai đoạn xác minh địa điểm và phát triển dự án) do sự thay đổi chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời Perestroika.
Các đối tác khác
Vì hợp tác với Liên Xô không hiệu quả, Tripoli bắt đầu tích cực tìm kiếm cơ hội ở khắp mọi nơi - từ Argentina đến Nhật Bản. Trong năm 1978-1991, Libya đã nhập khẩu 2.263 tấn tinh quặng uranium từ Niger. Vào giữa những năm 1980, với sự giúp đỡ của một công ty Brazil, các nhà khoa học hạt nhân Libya đã tiến hành thăm dò địa chất uranium ở Libya. Năm 1982, Libya đã mua từ một công ty của Bỉ tài liệu kỹ thuật cho một nhà máy chuyển đổi uranium được xây dựng ở vùng Sabha, nhưng dự án này đã không được hoàn thành.
Năm 1984, một hợp đồng được ký với công ty Tây Đức Imhausen-Chemie để xây dựng một nhà máy nước nặng ở Rabt. Tuy nhiên, hầu hết các hợp đồng này đã không được thực hiện do áp lực của Mỹ đối với các nước xuất khẩu. Năm 1986, một cụm mô-đun chuyển đổi uranium di động được mua từ một công ty Nhật Bản, đã được lắp ráp một phần, nhưng không bao giờ được đưa vào hoạt động. Từ năm 1984, các đại diện của Libya gặp gỡ Tiến sĩ Abdul Qadir Khan - “cha đẻ của bom nguyên tử Pakistan” và các cuộc tiếp xúc cấp cao với Khan tiếp tục đến năm 1991, Libya có được thông tin về máy ly tâm L-1 (tương tự của IR-1 của Iran), do Khan phát triển.
Sau hơn 30 năm theo đuổi, giấc mộng vũ khí nguyên tử của Gaddafi không thành, bản thân bị phiến quân giết một cách tàn bạo; Nguồn: moskva-news.info
Trong giai đoạn 1995-2000, một lần nữa bắt tay với Khan, Libya đã nhận được hai máy ly tâm L-2 (tương tự của R-2 của Pakistan và IR-2 của Iran) và đặt hàng sản xuất 10.000 máy cùng các thiết bị liên quan cần thiết. Thỏa thuận được thực hiện bởi một mạng lưới thương mại hạt nhân bí mật; thiết bị được sản xuất và cung cấp từ 13 quốc gia (Đức, Tây Ban Nha, Ý, Liechtenstein, Malaysia, UAE, Pakistan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Nam Phi, Hàn Quốc, Nhật Bản), cùng nhiều doanh nghiệp trong bóng tối. Những lô lớn linh kiện L-2 đầu tiên bắt đầu đến Libya vào tháng 12/2002.
Kết cục bất ngờ
Ngày 4/10/2003, một tàu buôn thuộc một công ty của Đức trên đường đến Libya đã bị kiểm tra tại cảng Taranto (Ý). Trên tàu, 5 container chứa các thành phần cho chương trình làm giàu uranium đã được tìm thấy và bị tịch thu. Ngày 19/12/2003, sau 10 tháng đàm phán bí mật với Mỹ và Anh, Libya cam kết từ bỏ ý muốn sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Hầu hết các vật liệu và thiết bị quan trọng cho chương trình đều đã được đưa ra khỏi đất nước hoặc bị tháo dỡ - sau hơn 30 năm, đối với Lybia, bom nguyên tử vẫn chỉ là một giấc mơ ma quá xa vời.
Đồng thời, Gaddafi bắt đầu chủ động tiết lộ các nhà cung cấp, các thông tin về quy mô thực các hoạt động của Khan trong việc xuất khẩu hạt nhân từ Pakistan. Điều gì đã thúc đẩy Gaddafi tiết lộ sự thật? Một mặt, ông soi vào chiếc gương Iraq, mặt khác, mong muốn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây, và bình thường hóa quan hệ với phương Tây nói chung sau các vi phạm đối với NPT đã bị phanh phui.
Tuy nhiên, điều đó không cứu được Gaddafi khỏi “những người bạn phương Tây mới” và lịch sử đã cho thấy, nỗi sợ hãi của nhà độc tài khiến ông ta chi hàng tỷ USD cho một dự án hạt nhân, không phải là không có cơ sở. Các biến động của năm 2011 cũng tác động đến Libya và các nước NATO đã nhân cơ hội này can thiệp quân sự. Sau khi chính thức từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 2003, chế độ Gaddafi, chỉ tồn tại thêm 8 năm, cuối cùng bị phiến quân lật đổ với sự hỗ trợ quân sự của các nước NATO; bản thân Gaddafi bị giết một cách tàn bạo sau 42 năm ở trên đỉnh cao quyền lực.
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Chiều 28/7, một vụ xả súng xảy ra tại chợ Or Tor Kor (quận Chatuchak, thủ đô Bangkok, Thái Lan) khiến 6 người thiệt mạng.
Vướng mắc cuối cùng liên quan đến việc nắn tuyến đường để bảo tồn biệt thự cổ Võ Hà Thanh (nhà lầu Ông Phủ, phường Trấn Biên, thuộc phạm vi TP Biên Hòa cũ) đã được tháo gỡ, Dự án Đường ven sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai mới, sau sáp nhập 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước) sẽ được tăng tốc thi công để hoàn thành.
Diễn viên Mai Huê trong vai Thảo hiện đang gây nhiều tranh cãi và là nhân vật bị khán giả cảm thấy bức xúc, ghét nhất trong phim "Dịu dàng màu nắng".
Vừa chính thức khai trương cuối tuần qua, Sun Gallery Vung Tau đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình Sun Property và đô thị biển Blanca City tiệm cận với khách hàng phía Nam.
Ông Piyasak, CEO của công ty tài chính Ngern Tid Lor (NTL) nổi tiếng Thái Lan, người đứng sau một trong những thương vụ IPO lớn nhất ngành tài chính chứng khoán Thái Lan, đã gia nhập làm thành viên HĐQT độc lập của F88 ngay trước thềm công ty này chuẩn bị lên UPCoM. Với những kinh nghiệm thực chiến quốc tế của mình, F88 kỳ vọng ông Piyasak sẽ mang lại những giá trị mới cho hành trình lớn hơn của mình trong tương lai.
Nguyên Hoàng hậu Viên Tề Quy yêu chồng hơn cả con trai, đã vì giang sơn xã tắc mà muốn giết con mình để ngăn họa về sau.
Các vị trí bị đứt gãy, nứt toát và sụt lún nằm trên tuyến Tỉnh lộ 627, Quốc lộ 40B đoạn đi qua xã Măng Ri và khu vực giáp ranh của địa phương này.
Mỗi ngày, anh Thành ở xã Mường Xén, Nghệ An nấu hơn 1.200 suất cơm gửi đến người dân vùng lũ. Không riêng anh Thành, nhiều người khác giữa tâm lũ đã có những hành động thiết thực giúp đỡ bà con trong lúc khốn cùng nhất.
Giải đấu Pickleball Negin Phantom 2025, đã quy tụ nhiều Ca sỹ, nghệ sỹ, diễn viên nổi tiếng cùng với các tay vợt là những gương mặt nổi tiếng trong giới Pickleball.
Là một trong 5 doanh nghiệp Việt Nam có điểm số ACGS cao nhất năm 2024, VPBank được vinh danh tại Hội nghị và Lễ trao giải Quản trị Doanh nghiệp ASEAN.
V.League 2025/2026 đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, tuy nhiên đến nay CLB Quảng Nam vẫn chưa có văn bản xác nhận chính thức việc tiếp tục góp mặt ở mùa giải mới.
Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, làm việc với cán bộ ngoại giao cùng đại diện cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản.
"Hoa Lư mùa lễ hội" ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ và trang nghiêm của vùng đất Cố đô trong mùa lễ hội truyền thống. Những đoàn rước kiệu uy nghi, nhịp trống hội vang vọng, múa rồng sôi động, cờ hoa rợp sắc... làm sống dậy khí thế đất kinh kỳ.
Nhưng điện thoại anh luôn sạch bóng, lịch trình rõ ràng như sách giáo khoa.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện những biểu hiện “lợi ích nhóm,” trục lợi, tác động thể chế, chính sách trong quá trình đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Hàng loạt cửa hàng tiện ích gắn thương hiệu Winmart, Winmart+/Win xuất hiện ở các tỉnh lẻ, khu dân cư nông thôn cho thấy, Wincommerce (thuộc Tập đoàn Masan) đang dẫn đầu xu hướng hiện đại hoá thị trường nông thôn, thể hiện chiến lược "phủ sóng" ấn tượng, giúp WCM khai phá thị trường trị giá hàng chục tỷ USD.
Tàu ngầm Yasen-M được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có thể gây ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho hạm đội đối phương, Tạp chí Military Watch đưa tin sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh sản xuất hàng loạt tàu ngầm tuần dương.
Liên quan đến vụ dùng điếu cày đánh người xảy ra ở phường Liên Hòa, Quảng Ninh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Cố ý gây thương tích".
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 457/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định này, Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Sơn làm Phó Trưởng ban thường trực.
Trung tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã báo cáo báo cáo với Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác về tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng cần nâng cao vai trò lãnh đạo địa phương, thúc đẩy xóa nhà tạm, nhà dột nát. Gắn trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống dân cư.
Đỗ Chung Nguyên vừa gia nhập CLB Ninh Bình để mở ra cơ hội khoác áo U23 Việt Nam cũng như ĐT Việt Nam nếu anh thi đấu tốt và nhận được sự quan tâm của HLV Kim Sang-sik.
Ông Nguyễn Tiến Huấn, cựu chiến binh, nông dân ở thôn Khe Cò, xã Sơn Tiến, tỉnh Hà Tĩnh (trước đây, Sơn Tiến là một xã của huyện Hương Sơn cũ) đã làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, trồng cây ăn quả...
Ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã thông qua Tờ trình của UBND TP.HCM, về việc hỗ trợ đối với lực lượng cộng tác viên Đội quản lý trật tự đô thị và người ký hợp trong chỉ tiêu biên chế của Hội Chữ thập đỏ cấp huyện (cũ) nghỉ việc, do thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có bộ sách giáo khoa chung áp dụng cho học sinh trên cả nước cho phù hợp với điều kiện thực tế xã hội hiện nay.
Suốt 8 năm qua, ông Nguyễn Văn Phân ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn, TP Cần Thơ sau sáp nhập tỉnh (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Viễn là 1 xã của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũ) mạnh dạn thử nghiệm trồng dừa sáp trên vùng đất phèn. Kết quả bước đầu cho thấy cây dừa sáp trên đất phèn có thể mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng tại địa phương.
Chúng tôi đi giữa những khu chợ bỏ hoang, được đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng để “sờ” được sự lãng phí. Những công trình được ví như "ung nhọt" lãng phí cần điều trị gấp.
Ngành y tế Nghệ An đã vận chuyển các trang thiết bị thiết yếu và thuốc men, tăng cường bác sĩ, lập trạm y tế dã chiến ở vùng tâm lũ, thăm khám bệnh cho người dân xã Mỹ Lý.
Tính đến thời điểm ngày 28/7, hơn 100 trường trên cả nước đã công bố công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển. Trong số này, nhiều trường đã thông báo công cụ quy đổi điểm 2025 để thí sinh tiện theo dõi.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, một cánh tay người từng bị tự chặt vẫn bất hoại. Câu chuyện kỳ lạ ấy gắn với sư Kiệm – vị chân tu đất Hà Tĩnh, người từng âm thầm hiến thân vì đạo. Cánh tay bất hoại ấy, là chứng tích của lòng tin tuyệt đối hay một truyền thuyết huyền bí chưa lời giải?
4