Nhà báo Hồ Quang Lợi và các đồng nghiệp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội X Hội nhà báo Việt Nam
Chi tiết này cho thấy tầm ảnh hưởng
của một nhà báo tài hoa, lão luyện, đồng thời là một chính trị gia như Hồ Quang
Lợi (anh nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội;
Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam). Nhưng cuốn sách hôm nay
anh ra mắt, đọc từ lúc còn là bản thảo, tôi lại thấy ở anh một con người thao
thức đến lạ lùng về nghề viết. Ở tuổi 70, 45 năm làm báo, vẫn gọn gàng, tươi
trẻ, ăn vận lịch lãm, nói năng vô cùng khúc triết và rất có sức truyền cảm hứng
(một thế mạnh “nổi tiếng” của Hồ Quang Lợi), và đặc biệt, anh vẫn viết đầy nội
lực.
Nhà báo Hồ Quang Lợi và Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tại Lễ ra mắt sách ngày 12/6/2025
Anh từng được trao tới 9 Giải Báo chí Toàn
quốc và Quốc gia, trong đó có 5 giải A. Điều tình cờ rất thú vị: anh là người
nhận giải A, Giải Báo chí Toàn quốc đầu tiên; rồi khi giải này nâng tầm lên thành
Giải Báo chí Quốc gia, anh lại nhận giải “mới” này đầu tiên lần nữa. Hai người
con anh cũng đã trưởng thành trong nghề báo, năm nay, 2025, Hồ Quang Phương
(con trai anh, thượng tá quân đội), thay mặt nhóm tác giả Báo Quân đội Nhân
dân, cũng lại lên nhận giải A, Giải báo chí Quốc gia, vinh dự bắt tay Thủ tướng
Chính phủ và Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. Có năm, hai bố con
anh cùng nhận giải A, B của Giải Báo chí có uy tín, chất lượng nghề nghiệp cao
nhất Việt Nam.
Nhà báo Hồ Quang Lợi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Nghệ An
Trong mắt tôi, anh Hồ Quang Lợi là một
người tài hoa, với những áng văn đầy mỹ cảm (như nhận xét của GS Vũ Khiêu). Anh
đã trở thành một dấu mốc quan trọng, một huyền thoại (?) về việc đưa chất “mỹ
cảm”, đưa sức hấp dẫn “lung linh câu chữ, hình ảnh”, nhịp nhàng trong cấu tứ,
so sánh - với xúc cảm tràn bờ cho một thể loại vẫn được xem là khô khan nhất
của báo chí. Thể loại bình luận, xã luận, mà lại bình luận quốc tế. Thế hệ
chúng tôi đọc và gối đầu giường những dòng này của anh - nhiều đoạn trích trong
các cuốn sách của Hồ Quang Lợi, như “Cuộc bứt phá toàn cầu” -1994; “Ẩn số thời
cuộc” - 2004 đã đi vào giáo trình đào tạo báo chí:
“Khi cơn cuồng phong chính trị thời cuộc tạm lắng xuống, màn sương mù ảo ảnh trong thung lũng của cuộc đổ vỡ tan dần, loài người đang đối mặt với chính mình bằng câu hỏi lớn: thế giới đang vận động theo quỹ đạo nào, theo trật tự nào và sẽ đi về đâu”; “Đất nước Liên Xô như con tàu khổng lồ thả neo vào 15 nước Cộng hòa. Giờ đây, nhiều thế lực ly khai đang rắp tâm tháo neo, bỏ mặc cho con tàu trôi nổi”. “Liên Xô đang được ví như một “con tàu say” khổng lồ bị vỡ bánh lái, trên đó chở 250 triệu người không cùng suy nghĩ, không cùng chí hướng”.
Nhà thơ Hữu Thỉnh chúc mừng nhà báo Hồ Quang Lợi được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2020; và cùng nhà báo lão thành Phan Quang.
Nhà báo Hồ Quang Lợi ký sách tặng độc giả (ảnh trái); Nhà báo Hồ Quang Lợi tặng sách Giáo sư Ahn Kyong Hwan (Hàn Quốc - ảnh phải)
Từ ngày 5-9-1990, trong nóng bỏng của việc Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu sắp sụp đổ, tôi nhớ anh có mặt ở nhiều nước cộng hoà và đã
viết:
“Đã qua rồi cái thời điểm mà công việc chủ yếu nhất của
những nhà hoạt động chính trị là đọc những bài diễn văn hùng hồn trước một công
chúng đang ngấm cơn say dân chủ. Nhân dân xếp hàng dài trên phố cần bánh mì,
thịt, sữa cho bữa ăn hàng ngày, cần điện để sưởi ấm, cần bình yên dưới mọi mái
nhà”.
Thế rồi tôi được gặp anh ngoài đời. Bất ngờ rằng bậc “tiền bối” này không chỉ
là một sỹ quan quân đội rồi được “cử” đi làm báo, viết những bài đầu tiên về
“vệt mờ trên cò súng” (do chiến sỹ ấy say mê luyện tập, xiết cò trên thao
trường quá!) của một xạ thủ nổi tiếng trong Chiến tranh Biên giới. Mà từ thuở
học trò, ở đồng đất xứ văn hiến: làng Quỳnh Đôi, tỉnh Nghệ An, anh đã học giỏi
văn và được đi thi quốc gia, rồi được ra nước ngoài du học rất “oách”. “Chẳng trách, văn chương
của anh đầy mỹ cảm như thế, đúng như lời GS Vũ Khiêu đã nói”, nghe anh kể, tôi
thốt lên. Đó lần đầu tiên tôi tự trách mình chưa hiểu gì về bậc tiền bối mà dám
bất tay rồi ngồi đàm đạo cùng.
Nhà báo Hồ Quang Lợi trong một lần được làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh trái); Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp Tổng biên tập Hồ Quang Lợi và các đồng nghiệp báo Hà Nội Mới ngày 7-5-2009 (ảnh phải)
Nhà báo Hồ Quang Lợi gặp bà mẹ của một trong 10 cô gái Lam Hạ hy sinh trên mâm pháo (ảnh trái); Nhà báo Hồ Quang Lợi đón Nhà báo Thái Duy đến dự sự kiện tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Đến lần này, đọc cuốn sách thứ 11 của
anh Hồ Quang Lợi, vừa ra mắt tháng 6 năm 2025, tôi lại giật mình rồi tự trách
mình lần nữa. Trong cuốn “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”, tôi lại gặp một phiên
bản đầy thao thức của nhà báo, nhà văn, chính trị gia Hồ Quang Lợi. Giữa xiết
bao bận rộn, làm báo là làm tới Tổng Biên tập rồi Phó Chủ tịch Thường trực
Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, làm chính trị là Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng
Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, vậy anh ngẫm ngợi về nghề viết sâu cay, cặn kẽ,
đến đều như thế vào lúc nào? Tất nhiên, đây là một câu hỏi cảm thán đầy sắc
thái trân trọng của tôi dành cho một bậc thầy trong nghề nghiệp của mình. Nhà
báo Hồ Quang Lợi, có lẽ hiểu, anh chỉ mỉm cười.
Những đúc kết, triết lý và cả những
lời “hiệu triệu” sâu sắc và đầy dự cảm thời cuộc kia của anh, chắc chắn đã và
sẽ là bài học cho những người làm nghề. Cả với những người tưởng đã chín muồi
với duyên - nghiệp chữ nghĩa rồi. Chứ không chỉ là sinh viên báo chí hay người
viết trẻ tuổi.
Nhà báo Hồ Quang Lợi trao đổi với con gái là phóng viên báo Kinh tế và Đô thị
Tôi cho rằng, nhiều người sẽ lấy làm
tiếc vì chưa đọc những chân lý này, hoặc chưa thầm nhuần được chúng, mà đã vội
làm báo!
Nhà báo Hồ Quang Lợi trăn trở trong
một lần phát biểu vừa gần đây:
“Báo chí sinh ra để làm gì? Tôi luôn tâm niệm, trước hết và
sau cùng báo chí sinh ra để làm rõ sự thật. Nhưng, muốn làm rõ sự thật thì báo
chí tìm kiếm sự thật ở đâu? Khi tìm được sự thật rồi thì đó đã là lẽ phải chưa?
Tôi nghĩ, chưa chắc đó là lẽ phải vì có những cái giống sự thật đánh lừa chúng
ta, vì thế đôi khi, nhà báo không bảo vệ được những cái cần bảo vệ, không đấu
tranh với những gì cần đấu tranh. Vì thế, giữa sự thật và lẽ phải không phải
lúc nào cũng hoàn toàn trùng khớp nhau”. “Nhưng,
có phải tất cả những người làm báo đều làm được việc đó? Điều đó phụ thuộc vào
ngòi bút người làm báo”.
Nhà báo Hồ Quang Lợi chúc mừng Giáo sư Vũ Khiêu 101 tuổi ngày 4/9/2016
Và những vấn đề “thời sự” không kém, ấy là sự phát triển thần kỳ của công
nghệ trí tuệ nhân tạo, sự tung hoành của mạng xã hội, cuộc tự “nâng tầm” của
báo chí thời AI, cũng được anh Hồ Quang Lợi phân tích rất minh triết. Tôi muốn
“gõ” lại ra đây, tất cả những điều mà mình đã đọc và cho là bổ ích:
“… AI (trí tuệ nhân tạo) vẫn là cỗ máy lạnh lùng, không có trái tim, không có tâm
hồn, không hiểu được cảm xúc, nhu cầu thực sự của trái tim và tâm hồn con
người. Nhà báo vẫn phải kiểm soát được toàn bộ quy trình làm báo. Chúng ta là
người kiểm định, thẩm định các thông tin đúng hay sai. Cần phải cảnh báo “bệnh
lười biếng” khi ai đó nghĩ AI làm thay chúng ta mọi việc, ta không cần động não
mà chỉ đặt lệnh cho AI trả lời là có ngay sản phẩm mong muốn. Chúng ta không
nên sợ trí tuệ nhân tạo nhưng cũng đừng thần thánh hóa nó”;
“Mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo đang tạo ra những cơ hội
lớn cho báo chí với những tiện ích siêu việt. Nhưng, đồng thời nó cũng gây ra
những thách thức, khiến đây đó đã có những cách nhìn về báo chí không phù hợp,
cho rằng mạng xã hội có thể thay thế báo chí cung cấp thông tin cho xã hội. Đó
là nhận thức rất sai lầm”;
“… trong thời đại số này, việc đưa tin nhanh không còn là vấn
đề quyết định nhất. Độ tin cậy và sức thuyết phục là con đường sống của báo
chí. Đây là lúc đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một nền báo chí kiến tạo, báo
chí giải pháp, báo chí phân tích”;
“Nhà báo phải đắm mình vào hiện thực, phải dùng ngòi bút của
mình đấu tranh và tìm ra sự thật. Nhưng, chiến đấu đã đủ chưa? Báo chí rất cần
nhân văn. Một nền báo chí không có tính nhân văn là nền báo chí thất bại. Cho
nên trong cuốn sách của tôi có hẳn một chương về “Ánh sáng nhân văn”;
“Tôi
cho rằng, tận cùng của báo chí là văn hóa và tận cùng của văn hóa là con người,
cho nên rất cần báo chí nhân văn. (…) Vì đằng sau mỗi bài báo là số phận, thân phận của từng con
người, gia đình, cộng đồng”.
Những tâm sự của Nhà văn, Nhà báo Hồ
Quang Lợi về cuốn sách, là những trăn trở thao thức của ông với thời cuộc, với
nghề báo. Hồi đầu, anh học viết báo theo kiểu “cầm tay chỉ việc” từ những người
đi trước, vừa làm vừa học trong toà soạn, rồi gắn bó với nghề báo suốt 45 năm
ròng (và giờ đây, ở tuổi 70, vẫn gắn bó, tâm huyết). Anh làm báo dường như đã
trải qua công việc ở mọi cương: vị từ phóng viên mặt trận, cho tới biên tập
viên, tới lãnh đạo phòng ban, rồi Phó Tổng Biên tập báo trong lực lượng vũ trang, rồi
Tổng Biên tập báo ngoài “dân sự” (Báo Hà Nội mới). Có cảm giác như nghề báo đã
chọn anh! Cả hành trình dài như vậy, ông đã viết, quan sát, ngẫm ngợi và đúc
kết, nghiên cứu và tham vấn đủ các “túi khôn” trong thiên hạ. Cuối cùng, một số
điều tâm đắc của ông đã được phô bày lên các trang viết. Viết bằng cả trải
nghiệm quá khứ, nỗ lực trong hiện tại và không thôi khao khát cho một tương lai
tử tế hơn của cả cộng đồng rộng lớn.
Một số bìa sách của Nhà báo - Nhà văn Hồ Quang Lợi
Hôm ấy, trên diễn đàn, trước đông đảo đồng nghiệp, những người ngưỡng mộ cây viết Hồ Quang Lợi ở nhiều cấp, ngành, đa dạng các nghề nghiệp, tôi đã nói: Không biết chúng ta từng đọc cuốn sách nào, mà có nhà văn nhà báo lại nói “thẳng ruột ngựa”, nói “mạnh” tới buốt lòng về những mặt trái của báo chí đến cỡ này chưa? Nó có sức lan toả và giá trị cảnh tỉnh, tất cả các bài viết này đều đã đăng báo trước khi “đi” vào sách. Theo tôi, nó là giáo trình, là các bài học đạo đức phá cách và hiệu quả nhất, không chỉ dành cho người mới làm hoặc người mới học nghề báo, mà cho tất cả chúng ta. Cả nhà báo đã có thâm niên lẫn nhà quản lý báo chí.
Nhà báo Hồ Quang Lợi phát biểu trong Lễ ra mắt cuốn sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút” ngày 12-6-2025
Cụ thể, trong cuốn sách mới nhất của
mình, Nhà báo Hồ Quang Lợi “nhắc nhở” chúng ta về những giá trị đạo đức của
người cầm bút. (Các cụm từ trong ngoặc kép ở ba đoạn dưới đây cơ bản trích từ
sách của anh hồ Quang Lợi). Rất thời sự, “anh” đừng có thành “nhà báo hai mặt”,
viết trên báo một đằng, viết mạng xã hội lại một giọng điệu và kiểu
cách khác. Có phải chuyện này diễn ra không ít trong thực tế cuộc sống không,
bất giác tôi tự vấn mình. Nhà báo Hồ Quang Lợi nói về “lối ứng xử không đàng hoàng” của ai đó, rồi kết luận: “chính trực là phẩm chất quan trọng nhất của người làm báo”. Đừng có “bẻ cong ngòi bút” đừng để “nén
bạc đâm toạc tờ giấy”. Tránh tình trạng “sáng đăng, trưa
gặp, chiều gỡ”, kẻo rồi hậu
quả không tài nào lường hết được.
Anh khiến người ta nghĩ nhiều hơn,
thấm thía hơn về con đường tử tế, lời cam kết thiêng liêng của người cầm bút
với công chúng báo chí, với cộng đồng và với chính lương ngòi bút của tâm mình.
Có lẽ nó cũng như lời thề của ngành y "Lời thề Hippocrates" chăng? Để đi vào trái tìm độc
giả, khán thính giả, nhà báo cần viết bằng cả trái tim, nhưng vẫn phải tỉnh táo:
Sự thật nào đó có thể chỉ là “nửa cái bánh mỳ”. Sự thật khác với “lẽ phải”. Nguyên
văn anh Hồ Quang Lợi nói: “Một
nửa sự thật chưa phải hoàn toàn là sự thật. Muốn bảo vệ lẽ phải thì phải tìm
đúng bản chất của sự thật. Ai làm việc đó, chính là những người làm báo”.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi tiếp Nhà báo Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Bandith, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Thái Lan (thứ nhất bên phải) năm 2017
Nhất là với với thực tế về cách viết “vẫn còn nặng về đánh đấm” theo hướng thiếu tích cực của một số
tờ báo. Báo chí đang gặp những giai đoạn bước ngoặt, ta hãy tự tin và động viên
nhau, khó khăn ấy sẽ như “lửa thử vàng gian
nan thử… bút”. Xã hội đang gặp “nỗi
khiếp đảm tin giả”, nhà báo hãy
tìm “lối đi của báo chí trí tuệ” (sự
thông thái), tránh bị điều xấu xa “dắt mũi”, để rồi mình bị “công chúng báo chí quay lưng”.
Bởi, xin nhấn mạnh: “Người ta bảo, Báo chí là quyền lực thứ tư của xã hội.Cái quyền đó, là do nhân dân tin cậy báo chí mà có. Cho nên, chỉ có làm nghề tử tế thì báo chí mới có quyền lực”.
Trong cuốn sách này, có nhiều bài anh Hồ Quang Lợi trả lời
phỏng vấn, có lúc với tư cách là “lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam”, là “Tổng Biên
tập báo”, có lúc anh mới chỉ 42 tuổi, là cây viết bình luận quốc tế sắc sảo ở
Báo Quân đội Nhân dân. Có câu hỏi về gia đình, về hạnh phúc riêng tư, có câu
hỏi về lý tưởng sống và đời quân ngũ, có câu hỏi về nhân cách sống, về cạm bẫy
mà người làm báo trong thời đại mới đang phải đối mặt. Rồi “cuộc cách mạng”
mang tên Trí tuệ Nhân tạo (AI) đáng sợ hay đáng tôn vinh như một chìa khoá vạn
năng. Tất cả, đã được anh Hồ Quang Lợi trả lời đầy tự tin, khúc triết, đầy cảm
xúc nhưng chất lý luận hàn lâm vẫn đẫm đầy. Các bài đối thoại đã hiện ra như
nhiều giáo trình báo chí cao cấp, dành cho người trẻ và cả những cây viết đang
xông pha tuyến đầu.
Tôi thích cái “giáo trình báo chí”,
các bài trả lời phỏng vấn mang tính cảnh tỉnh và định hướng nghề nghiệp sắc sảo
mà thắm tình “cùng hội cùng thuyền” chữ nghĩa này. Tất cả, cùng với nhiều thành
công khác nữa của anh, đã vẽ nên chân dung một Hồ Quang Lợi đầy thao thức, trăn
trở với Nghề, với Đời, với vận hội và thách thức mới của cả thời cuộc đầy ẩn số
- như tên cuốn sách “Ẩn số Thời cuộc” xuất bản năm 2004 của anh.
Với tôi, những trăn trở trên là thể
hiện cái đạo của kẻ sỹ trước thời cuộc./.
Nắng thì bụi, mưa thì đầy bùn đất, giao thông ùn tắc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và buôn bán của người dân, đó là thực trạng trên nhiều tuyến đường trung tâm TP. Đà Nẵng. Nguyên nhân là do việc thi công cải tạo hệ thống thoát nước, hạ ngầm cáp thông tin và điện chiếu sáng kéo dài.
Phương Tây sẽ phát động một cuộc chiến tranh hỗn hợp tinh vi chống lại Moscow sau một thỏa thuận ở Ukraine, nhà báo Andrew Korybko viết trong một bài báo đăng trên tạp chí L'AntiDiplomatico của Ý .
Chi cục Thống kê TP.HCM vừa thông báo các chỉ số, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM (cũ) trong 6 tháng đầu năm 2025. Với các thành quả đạt được, trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2025, sau khi sáp nhập với 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, "siêu đô thị" TP.HCM mới sẽ tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của cả nước.
Ngôi nhà hướng Tây rộng 220 m2 ở miền Trung được thiết kế như phi thuyền vượt không gian, áp dụng ba giải pháp chống nắng để chống chịu khí hậu khắc nghiệt và giữ không gian mát mẻ.
Một nhà báo, cựu chiến binh, đeo đuổi hoạt động sau mặt báo vì những ám ảnh khôn nguôi với năm tháng chiến tranh, với những đồng đội đã khuất - nhà báo Nguyễn Đức Quang, Tổng biên tập Tạp chí Nông thôn Việt.
Vùng đất Ninh Thuận cũ (nay là tỉnh Khánh Hoà), là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam. Hình ảnh những đàn cừu liêu xiêu đi trong những cánh đồng khô cỏ cháy đã trở thành hình ảnh điển hình trên truyền thông, báo chí để dẫn dụ cho vùng đất này.
Xác định lại diện tích đất ở, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ đỏ… là những thủ tục quan trọng có thể thực hiện tại cấp xã mà người dân cần biết. Theo Quyết định số 2304/QĐ-BNNMT năm 2025, tổng cộng có 6 thủ tục về sổ đỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã.
Nga đang ngày càng thành công trong việc vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine nhờ các hệ thống máy bay không người lái (UAV) liên tục được cải tiến – theo tờ báo Thụy Sĩ Neue Zürcher Zeitung (NZZ).
Giá USD hôm nay 12/7 tăng giá khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục khơi lại căng thẳng thương mại bằng việc áp thuế mới đối với Canada và các đối tác thương mại khác. Trong nước, thị trường tự do đi ngang.
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Hán, hơn hai trăm năm sau, vào thế kỷ thứ II, có một người phụ nữ không chịu cam tâm cúi đầu làm nô lệ phương Bắc, mà chỉ huy nghĩa quân đánh đuổi giặc Ngô. Người phụ nữ anh hùng đó là Bà Triệu, tức Triệu Thị Trinh.
Từ một vùng sông nước ít người biết đến, khu vực sông Đông (Hà Tĩnh) đang có một cuộc "lột xác" ngoạn mục để trở thành một điểm sáng về bảo tồn sinh thái. Bằng một kế hoạch bài bản và sự hỗ trợ của chuyên gia, một vườn chim nhân tạo đã được hình thành thành công chỉ sau thời gian ngắn.
Rời Bình Định, Huỳnh Tuấn Linh “quay xe”, gia nhập bến đỗ bất ngờ?; M.U chấp nhận bán Sancho cho Juventus; Vinicius khiến ban lãnh đạo Real Madrid lo lắng; Liverpool chú ý tới Anthony Gordon; Lộ diện bạn trai mới là cầu thủ bóng đá của Wanda Nara.
B.Bình Dương đã chiêu mộ Nguyễn Trọng Hùng, đồng đội cũ của Nguyễn Tiến Linh. Liệu sự tái hợp này có giúp cựu học trò ông Park tìm lại phong độ và "mở khóa" hàng công?
Mỗi độ hè sang, khi những cơn mưa đầu mùa thấm vào lòng núi rừng Tây Bắc, cũng là lúc Khuổi My – thôn nhỏ của phường Hà Giang 1 (tỉnh Tuyên Quang) bước vào mùa nước đổ.
Hôm thứ Sáu 11/7, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.350 nhân viên trong nước, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump thúc đẩy một cuộc cải tổ chưa từng có đối với bộ máy ngoại giao.
Tròn 12 năm từ ngày thành lập (12/7/2013 – 12/7/2025), Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân luôn khẳng định vững chắc vị thế là một trong những đơn vị tàu mặt nước chính quy, hiện đại, đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía Nam Tổ quốc.
Phó Giám đốc FBI Dan Bongino đang cân nhắc từ chức sau cuộc đối đầu căng thẳng với Bộ trưởng Tư pháp Pam Bondi về cách xử lý hồ sơ Jeffrey Epstein – tên tội phạm tình dục khét tiếng từng có mối quan hệ với nhiều nhân vật quyền lực.
Tòa nhà "Hàm cá mập" – biểu tượng quen thuộc tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội) – đang trong giai đoạn phá dỡ cuối cùng sau gần một tháng thi công. Công tác được triển khai nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển không gian ngầm tại khu vực này.
Từ khi áp dụng chuẩn nghèo mới, không ít hộ dân tưởng chừng đã thoát nghèo lại quay trở về vạch xuất phát. Nhưng ở Phú Thọ, trong gian khó, người dân đã chọn một con đường khác. Họ dám nghĩ, dám làm, biết vay vốn, học nghề, đầu tư sản xuất và tìm đường phát triển ngay trên mảnh đất quê hương mình.