Thái Bình: Chi tiết tên gọi mới, trụ sở dự kiến các xã, phường khi sáp nhập
Thái Bình dự kiến sẽ thành lập 65 xã, phường trên cơ sở nhập nguyên trạng 242 xã, phường, thị trấn.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tham gia trại sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa qua (ngày 18/6/2022 tại Cần Thơ) lần này, điều gì thu hút và làm cho Tống Phước Bảo cảm thấy ấn tượng?
- Thú thật, khi tôi được các anh bên phía Tạp chí Văn nghệ Quân đội mời dự trại, cảm xúc ban đầu là rất vui, vì làng văn vẫn luôn đánh giá rất cao tờ Tạp chí này, cũng như cách thức tổ chức trại sáng tác của họ. Song song đó, tôi cũng thấy áp lực vì trại sáng tác ngoại trừ các hoạt động đi tham quan thực tế, còn có các buổi sinh hoạt chuyên môn rất thẳng thắn.
Tuy nhiên, chính những áp lực đó lại thu hút tôi, bởi đó chính là điều khiến người viết như tôi sẽ trưởng thành hơn khi được cọ xát, học hỏi từ chính các anh chị trại viên và BBT của Tạp chí. Ấn tượng từ trại viết theo tôi tận khi đã về lại đời thường. Tình cảm của BTC trại, của các anh chị trại viên cũng như sự chăm chút, đóng góp cho nhau khiến tôi thấy một không khí văn chương dâng tràn trong mình, cho tôi nhiều động lực hơn nữa trên con đường viết lách.
Nhà văn Tống Phước Bảo - bút danh Trúc Thiên là nhà văn sung sức hiện nay. Ảnh: NVCC
Tác phẩm dự trại của anh dịp này hướng đến khía cạnh nào khi xây dựng và ca ngợi hình tượng người lính Cụ Hồ?
- Đến với trại, sau khi được đi thực tế nhiều đơn vị của Quân khu 9, nhất là hòa mình vào đời sống thương hồ của người dân Cần Thơ, tôi viết nên một truyện ngắn mang tên "Mắt phù sa". Truyện ngắn này đan xen giữa quá khứ và hiện thực, những mảnh đời lính sau cuộc chiến, mấy mươi năm họ vẫn sống đời cần lao bám sông, bám đất để trọn vẹn với các đồng đội đã hy sinh.
Đức tính trung nghĩa của người lính khiến tôi ấn tượng nhất, suốt quá trình thực tế sáng tác. Tôi nghĩ thời chiến hay thời bình, người lính đều có những phẩm chất mà chúng ta cần nhìn họ với lăng kính đầy ngưỡng vọng.
Theo anh, hiện nay tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng thì anh bộ đội Cụ Hồ có ý nghĩa như thế nào?
- Lớp trẻ chúng tôi chưa đi qua chiến tranh. Trong thời bình, nói thật chúng tôi sống rất may mắn. Sự bình yên này là cả một sự đánh đổi bằng xương máu. Cái đánh đổi nào cũng có mặt được và mất. Được sự hòa bình trên đất mẹ, nhưng mất mát hy sinh cũng là một điều không tránh khỏi.
Chính vì vậy, các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng, về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ chính là một điều lưu lại, nhắc nhớ những thế hệ mai sau về những chặng đường gian lao anh dũng, về những điều thiêng liêng cao quý của quá khứ.
Dĩ nhiên, chúng ta chẳng ai sống mãi chỉ với quá khứ, nhưng hôm nay, ngày mai, tương lai... tất thảy đều bắt nguồn từ quá khứ mà hình thành. Quá khứ là điều chúng ta không thể quên. Ký ức của người Việt, thiết nghĩ, một phần sẽ phải mang tên "chiến tranh". Trong một lần có dịp gặp một người bạn quốc tế, họ nhắc về Việt Nam, vẫn là câu thán phục chúng ta quá thay đổi sau thời chiến tranh.
Với anh, người viết hôm nay khi tiếp cận đề tài này có gặp phải trở ngại nào không?
- Người viết hôm nay, nhất là thế hệ không đi qua chiến tranh, kỳ thực khi viết về đề tài chiến tranh, người lính thì sẽ gặp vài trở ngại. Nhưng đó không phải là điều ngăn cản chúng ta viết. Bởi với thời đại này, chúng ta có rất nhiều nguồn tư liệu, chúng ta có thể đi thực tế gặp gỡ những nhân chứng sống của thời chiến tranh. Đó chính là vốn liếng để viết.
Chúng ta không thể viết trực diện cuộc chiến thì có thể viết hậu chiến hoặc chọn những góc nhìn khác nhau về cuộc chiến, về người lính và khai thác. Quan trọng chúng ta chọn hướng khai thác đề tài như thế nào? Điều đó mới hình thành một tác phẩm đúng nghĩa về chiến tranh, về người lính.
Nhà văn Tống Phước Bảo mong muốn có mảnh đất riêng cho văn chương, như một giải thưởng dành cho người trẻ viết về chiến tranh. Ảnh: NVCC
Anh nghĩ sao về nhận định: Viết về chiến tranh khi các cuộc kháng chiến đã lùi xa, điều đó có tạo ra độ lùi cần thiết để nhà văn có những góc tiếp cận và điểm nhìn mới về quá khứ về lịch sử dân tộc?
- Khi 20 tuổi, chúng ta nhìn một câu chuyện bằng lăng kính của tuổi trẻ, của sự thanh tân. Khi chúng ta 40 tuổi, chúng ta lại nhìn câu chuyện ấy bằng sự trải nghiệm và lắng đọng. Cho nên, các tác phẩm mang đề tài chiến tranh, người lính ra đời vào thời bình, thật ra lại có một cái hay. Đó chính là góc nhìn tĩnh lặng hơn, thấu hiểu hơn và bao dung hơn, thậm chí hòa hợp hơn.
Quá khứ, lịch sử, tất cả những gì đã diễn ra trong cuộc chiến không thể phủ nhận, không thể thay đổi, nhưng tâm thế mình có thể thay đổi. Cạn cùng mọi cuộc chiến thật sự tôi nghĩ rằng nỗi đau không dành riêng bên nào hết. Mất - còn; thắng - thua; hay chung quy lại chẳng có bên nào vui trọn vẹn, buồn tất cả.
Thậm chí, tàn một cuộc chiến, bên nào cũng sẽ có ít nhiều mất mát, hy sinh, đau thương. Bên nào cũng có những bà mẹ khóc con, những người vợ mất chồng. Lật bàn tay mình, mu bàn tay hay lòng bàn tay, tất cả đều là thịt.
Nhiều nhà văn, cựu chiến binh lo lắng vì chúng ta chưa có các tác phẩm văn chương xứng tầm với sự đóng góp hy sinh của người lính, theo anh chúng ta thiếu sự đầu tư, sự định hướng hay nhiệt huyết?
- Thật ra, tôi lại nghĩ không gì phải lo lắng, trong văn chương tác phẩm hay luôn ở phía trước. Tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng, người lính không phải chẳng có tác phẩm hay, tác phẩm gây tiếng vang. Có đấy, rất nhiều nữa là đằng khác như: "Nắng đồng bằng" của Chu Lai; "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh; "Tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán; "Quân khu Nam Đồng" của Bình Ca; "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi; "Mùa chinh chiến ấy" của Đoàn Tuấn…
Tuy nhiên, vì chiến tranh đi qua một quãng dài của lịch sử dân tộc, quá nhiều hình ảnh, câu chuyện mà chúng ta mỗi một lần đọc một tác phẩm viết về đề tài này lại như vỡ ra thật nhiều điều về sự hy sinh của thời kỳ lửa đạn, về cuộc chiến hào hùng của dân tộc. Nhiều quá thì thành ra viết hoài cũng chưa hết, chưa thỏa mãn được thị hiếu của công chúng yêu thích tác phẩm chiến tranh.
Chúng ta cứ chờ đợi và tin rằng, mỗi giai đoạn đều có những tác phẩm đủ sức nặng để khiến chúng ta đắm đuối với dòng văn chương này. Bởi hằng năm, đều có những trại sáng tác dành riêng cho mảng đề tài này, ở đó các tác giả luôn được thực tế các chiến trường xưa, nghe chính những câu chuyện từ người đi qua cuộc chiến kể.
Thậm chí, ngay trong trại sáng tác lần này của Tạp chí Văn nghệ Quân đội chúng tôi được nghe câu chuyện người lính trở về từ cõi chết khi viên đạn xẹt ngang đầu anh, một phần não đến giờ còn bị ảnh hưởng.
Hoặc câu chuyện chính người lính về thăm chiến trường xưa và đứng nhìn từng góc đất, từng khu vực mà ngày xưa mình tham chiến, giây phút đó người lính như lên đồng, bởi cuộc chiến vẫn ám ảnh đến cả phần đời sau này của anh.
Tôi nhớ đó là một đêm mưa ở Cần Thơ, chúng tôi đã rợn người khi nghe câu chuyện 6 người lính trên 5 đôi chân. Thời khắc ấy, tôi biết văn chương chiến tranh sẽ như một mạch nguồn chảy mãi trong ngòi bút của người viết.
Là một nhà văn, một người viết trẻ anh có ý tưởng nào cho việc hiện diện nhiều hơn, có chất lượng hơn của mảng văn chương về đề tài chiến tranh, cách mạng, người lính?
- Tôi nghĩ thế hệ chúng tôi cần được tạo điều kiện tham gia các trại sáng tác về đề tài này hơn nữa. Bởi từ đấy, chúng tôi có những câu chuyện, có những cảm xúc reo vào lòng và trải ra trên trang viết. Cần thêm những buổi tọa đàm, hội thảo thiết thực, trực diện để người viết trẻ tương tác với cựu binh, với các nhân chứng chiến tranh còn sống.
Đừng đợi trễ, bởi chính nguồn tư liệu sống đấy mới kích thích chúng tôi viết hơn những trang tư liệu giấy. Và nên chăng có một mảnh đất văn chương riêng như một giải thưởng dành cho người trẻ viết về chiến tranh.
Một giải thưởng thường niên để ghi nhận sự đóng góp của lớp trẻ với mảng để tài này. Và dĩ nhiên phải có một tư duy mới để chấp nhận những góc nhìn chiến tranh mới lạ, độc đáo, sáng tạo từ người trẻ, để các tác phẩm mảng đề tài này không bị mòn theo lối viết cũ, tư duy cũ, tròn và đẹp nhưng chưa mới lạ.
Cảm ơn nhà văn Tống Phước Bảo về cuộc trò chuyện!
Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu sinh trưởng trong gia đình có 3 Nghệ sĩ Nhân dân, nổi tiếng vì sở hữu số lượng vai công an nhiều nhất trong sự nghiệp.
Thái Bình dự kiến sẽ thành lập 65 xã, phường trên cơ sở nhập nguyên trạng 242 xã, phường, thị trấn.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị cấm lưu thông trong nhiều đêm để phục vụ công tác tổ chức các chương trình thuộc chuỗi hoạt động chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”.
Thi thể nam thanh niên được phát hiện trong tư thế treo cổ tại tầng 3 ngôi nhà trên đường Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Chuyên gia chỉ ra việc gieo mầm và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Những người phụ nữ ở Bucha, Ukraine – từng phải chạy trốn trong hoảng loạn – giờ đây trở thành các chiến binh quả cảm bảo vệ quê hương khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga.
Sáng 19/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
Diễn viên, Á hậu Huỳnh Tâm Dĩnh thông báo rời khỏi showbiz, chuyển hướng làm blogger du lịch.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ nên tuyển dụng và ký hợp đồng công việc thay vì biên chế suốt đời với công chức, trừ vị trí quản lý, lãnh đạo.
Ngày 22/4, tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Hội đồng nhân dân các cấp về chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 19/4: Trong tuần, lãi suất huy động có chiều hướng tăng trở lại. Trong khi các ngân hàng có lãi suất đặc biệt vẫn giữ nguyên chính sách "khủng"
Dự án thành phần đoạn Vân Phong – Nha Trang, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 vừa tổ chức khánh thành vào sáng nay.
Ngày 19/4, tại Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn Hóa Đọc Việt Nam lần thứ 4. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp của sách, đồng thời lan tỏa tinh thần đọc sách đến mọi tầng lớp nhân dân.
TP.HCM khởi công gói thầu đầu tiên của dự án Vành đai 2 – đoạn 1 và 2, bao gồm di dời hạ tầng kỹ thuật và rà phá bom mìn, đặt mục tiêu thi công xây lắp chính thức vào tháng 9.
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng trong xã hội phong kiến, việc một người bị vua ban chết mà vẫn cúi đầu tạ ơn lại là chuyện... hoàn toàn hợp lý. Hành động đó không phải là sự nhu nhược hay thiếu lòng tự trọng, mà phản ánh rõ nét một thời đại nơi hoàng quyền được xem là tuyệt đối, còn trung quân là đạo lý sống.
Lầu Năm Góc sẽ sớm báo cáo với Tổng thống Donald Trump về nhiều phương án khác nhau để ông thực hiện lời cam kết bảo vệ nước Mỹ bằng một hệ thống mô phỏng Vòm sắt của Israel, còn được gọi là "Vòm Vàng" (Golden Dome).
Vượt con sóng ra đảo Lý Sơn, ngày nào nữ du khách cũng lên đỉnh Thới Lới, đảo Lý Sơn (tức huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) để nghe tiếng sóng vỗ miên man và phóng tầm mắt ra đại dương xanh thẳm...
UBND huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) vừa ra quyết định xử phạt chủ cơ sở chăn nuôi lợn tại khu vực hồ Đầm Khụ, xã Quyết Thắng do vận hành khi chưa có giấy phép môi trường theo quy định. Trại lợn này từng bị Báo Dân Việt phản ánh gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm cá chết hàng loạt tại hồ Đầm Khụ – nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản cho người dân Châu Tróng.
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Để giá đỗ to, mập, ngắn rễ và đẹp mắt hơn, bán thu lợi nhuận cao, các đối tượng đã sử dụng loại chất cấm có tên “nước kẹo” để tưới cho giá đỗ. “Nước kẹo” có tên khoa học là chất 6-Benzylaminopurine (6-BAP). Loại chất cấm này khi sử dụng có nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Anh Phạm Văn Điều ở ấp 3, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một "tay thiện xạ" trong nghề nuôi chim cu gáy. Không gian xung quanh nhà như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người.
Và người gây ra sai lầm tai hại ấy là tôi.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương truy tìm 5 đối tượng, được cho là gồm 1 người Việt Nam và 4 người Trung Quốc, đã bỏ trốn sau khi một tàu chở người nhập cảnh trái phép bị chặn giữ tại khu vực cảng Cửa Ông (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào đêm 18/4. Thông tin truy tìm đang được lan tỏa, kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, con đường Trường Sơn huyền thoại đã trở thành nơi đọ sức, đấu trí căng thẳng và ác liệt nhất giữa quân và dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược.
Công trình trọng điểm quốc gia nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã được khánh thành vào sáng ngày 19/4 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Dự án với công suất 20 triệu khách /năm được kỳ vọng gỡ thế ùn tắc cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau hơn 2 năm xây dựng, cống âu Rạch Mọp (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức lễ khánh thành. Công trình này có tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng, khi đưa vào vận hành sẽ giúp ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ gần 20.000ha diện tích trồng lúa và cây ăn trái.
Sau khi bị bắt, đối tượng Bùi Đình Khánh khai nhận toàn bộ hành vi và cho biết bản thân tự thấy không thể trốn thoát được, án tử đã treo trên đầu, không còn gì để mất nên chỉ về Thanh Hóa cho khuây khỏa...
Cộng đồng dân cư tại khu 1, phường Giếng Đáy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều ngày ‘mất ăn, mất ngủ”, an ninh trật tự luôn được thắt chặt đã tỏ ra vui mừng trước thông tin Bùi Đình Khánh, đối tượng sinh sống trên địa bàn đã bị công an bắt giữ sau thời gian lẩn trốn.
Công an tỉnh Thái Bình vừa phát đi thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước thông tin kích động kỳ thị vùng miền trong thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh của Đảng và Nhà nước.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khoá XIII đã thắc mắc như vậy khi mới đây, Trường Quản trị và Kinh doanh HSB (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp nhận cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên.
Nhân dịp sinh nhật con trai Minh Trung, Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung đã nhắn gửi đến con mình những điều mà ai nghe cũng phải cảm động.
3
4