×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Việt Nam trong tôi
    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    • Danviet.vn
    • Đông Tây - Kim Cổ
    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    Thứ bảy, ngày 16/03/2024 12:32 GMT+7

    Nhạc sĩ Hoàng Việt và bản giao hưởng bỏ dở

    + aA -
    Nguyễn Thế Khoa Thứ bảy, ngày 16/03/2024 12:32 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Những ai yêu âm nhạc cổ điển thế giới đều biết bản giao hưởng số 8, giọng si thứ, sáng tác năm 1822 của nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo Franz Schubert mang tên “Unfinished Symphony” mà giới nhạc Việt thường gọi là ”Giao hưởng bỏ dở”.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
    • Nhạc sĩ Trần Tiến kể chuyện được 1 phụ nữ rủ vào rừng tìm... lá diêu bông
    • Giải mã “người trinh nữ tên Thi” trong bản hit của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

    Ở nước ta, một nhạc sĩ kiệt xuất cũng có bản giao hưởng bỏ dở mang tên “Cửu Long”. Đó là Hoàng Việt. Đáng ra phải 4 chương nhưng khi sáng tác giao hưởng số 8, Schubert chỉ viết 2 chương đã thấy đủ không viết thêm nữa nên người ta gọi là bỏ dở. Còn giao hưởng Cửu Long, Hoàng Việt dự định viết 3 chương nhưng chỉ vừa khởi thảo thì đột ngột hy sinh, không thể hoàn thành.

    Schubert từ giã thế giới vì nghèo đói và bệnh tật vào một ngày mùa đông tháng 11/1828, ở tuổi 32, đúng một trăm năm trước khi Hoàng Việt ra đời. Còn Hoàng Việt vĩnh biệt chúng ta vào ngày 31/12/1967, ngay trên bờ kênh Ả Rặt, làng Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, Tiền Giang quê mẹ, khi bị trúng đạn rocket của máy bay Mỹ, thân xác hòa tan trong con kênh chảy ra dòng sông Cửu Long. Lúc ấy Hoàng Việt mới vừa qua tuổi 39.

    Nhạc sĩ Hoàng Việt và bản giao hưởng bỏ dở- Ảnh 1.

    Từ tiếng còi trong sương đêm...

    Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 28/2/1928 tại Chợ Lớn, quê cha ở Bà Rại Vũng Tàu, quê mẹ Tiền Giang. Từ những năm học trung học ở Sài Gòn, lúc mới 16 – 17 tuổi, Lê Chí Trực với bút danh Lê Trực đã viết những ca khúc như “Chí cả”, “Biệt đô thành” và “Tiếng còi trong sương đêm”, trong đó ca khúc theo điệu tango “Tiếng còi trong sương đêm” qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Vân những năm 1944 – 1945 được người dân Sài Gòn và Nam Bộ rất yêu thích:

    “Bến nước gió rét đò đưa khách sang

    Lau xanh ven sông mờ rung bóng trăng

    Đêm nay không gian chìm trong giá băng…”

    Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa ở Nam Bộ, nếu các hành khúc của Lưu Hữu Phước như “Lên đàng”, “Tiếng gọi thanh niên” là lời kêu gọi, tiếng kèn thúc giục thanh niên đứng dậy cứu nước, thì “Tiếng còi trong sương đêm” là lời tâm sự và quyết tâm ra đi của một lớp thanh niên đô thành được thức tỉnh bởi lời kêu gọi và tiếng kèn thúc giục ấy. Cho đến nay, sau gần 80 năm ra đời, ca khúc trữ tình thắm sâu tinh thần yêu nước này là một trong những ca khúc tiền chiến vẫn còn được hát rất nhiều cả trong nước lẫn hải ngoại qua tiếng hát của các ca sĩ nhiều thế hệ.

    Năm 1947, Lê Chí Trực thực sự “biệt đô thành” ra bưng biền tham gia kháng chiến và là thành viên trẻ nhất của đội ngũ văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, đầu tiên công tác tại chiến trường miền Tây “dọc ngang sông rạch” rồi sau đó chuyển sang chiến trường miền Đông “gian lao mà anh dũng”. Do là tác giả của “Tiếng còi trong sương đêm”, ông bị nghi là “phản động” nên từng bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. 

    Nhờ lãnh đạo cơ quan văn nghệ bảo lãnh ông mới được tha. Trong những tháng năm này, giữa tuổi 20, chàng thanh niên yêu nước Lê Chí Trực đã trở thành nhạc sĩ – chiến sĩ Hoàng Việt, người phát ngôn kỳ tài bằng âm nhạc ý chí chiến đấu, tinh thần lạc quan của quân dân Nam Bộ thành đồng tổ quốc với các ca khúc: “Lá xanh”, “Nhạc rừng”, “Mùa lúa chín”, “Lên ngàn”…

    Cùng với “Làng tôi”, “Tiến về Hà Nội”, “Trường ca sông Lô” của Văn Cao, “Giải phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, “Tiếng chuông nhà thờ” của Nguyễn Xuân Khoát, “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung… bốn ca khúc đậm chất lãng mạn cách mạng trên của Hoàng Việt nằm trong số những ca khúc hay nhất của âm nhạc cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và mãi đi cùng năm tháng.

    Đến tình ca Việt hay nhất thế kỷ XX

    Cùng với “Bài ca hy vọng” của Văn Ký, “Tình trong lá thiếp” của Phan Huỳnh Điểu, “Trăng sáng đôi miền” của An Chung, “Câu hò bên bờ Hiền Lương” của Hoàng Hiệp, “Giữ trọn tình quê” của Văn Cận… “Tình ca” của Hoàng Việt ra đời trong những năm đầu đất nước bị chia cắt, là các ca khúc mở ra dòng ca khúc đấu tranh thống nhất đất nước rất đặc biệt trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

    Đối với Hoàng Việt, “Tình ca” thực ra là một bài hát rất riêng tư. Năm 1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc, để lại ở miền Nam người vợ trẻ đẹp và ba đứa con thơ, đứa lớn nhất chưa đến 5 tuổi. Từ đấy, như bao người con miền Nam tập kết ở Thủ đô Hà Nội, Hoàng Việt luôn sống trong tình cảnh “Ban ngày bận công tác/Ban đêm nằm nhớ em/Ban ngày ở miền Bắc/Ở miền Nam ban đêm” (Tế Hanh).

    Năm 1957, sau hơn hai năm trời bặt vô âm tín, Hoàng Việt bất ngờ nhận được thư vợ từ miền Nam gửi ra, lá thư đã phải đi vòng vèo vạn dặm qua tận nước Pháp xa xôi rồi mới về được Hà Nội để đến tay ông. Những xung động mãnh liệt, trào dâng từ những nhớ thương, tin tưởng, tự hào với người vợ hiền đảm, từ nỗi đau đất nước chia cắt, gia đình ly tán, Hoàng Việt chợt cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết sức mạnh kỳ diệu của tình yêu đôi lứa trong sự gắn bó thiêng liêng với tình yêu quê hương đất nước. Và bản “Tình ca” đã ra đời như tiếng lòng của Hoàng Việt gửi về người vợ phương xa với những nhắn nhủ thủy chung son sắt:

    “Bến nước Cửu Long còn đó em ơi

    Biển lúa nương dâu còn mãi muôn đời

    Là còn duyên tình ta thắm trong tiếng ca không thể xóa nhòa…”

    Ngay sau khi ra đời, “Tình ca” đã được ca sĩ Quốc Hương, người bạn thân từ chiến trường Nam Bộ của Hoàng Việt, thu thanh, phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, làm ngây ngất thính giả trong và ngoài nước. Tuy vậy, thật khó tin, khi bản tình ca tha thiết, mạnh mẽ nhường ấy lại bị một số quan chức văn hóa và cả một số văn nghệ sĩ phê phán là bi lụy, yếu đuối và lập tức bị lưu kho. Mãi đến hơn 10 năm sau, sau khi Hoàng Việt trở về miền Nam chiến đấu, sáng tác và hy sinh, “Tình ca” mới được phổ biến trở lại. Từ đấy, “bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người” của Hoàng Việt đã cất cánh bay đến với các thế hệ người Việt ở mọi phương trời, được coi là bài tình ca hay nhất của âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX.

    Và bản giao hưởng số 1 của âm nhạc hàn lâm đất nước

    Năm 1958, Hoàng Việt được cử sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria. Đến cuối năm 1964, ông tốt nghiệp hạng ưu tú tại đây với bản giao hưởng số 1 của ông, cũng là bản giao hưởng đầu tiên của âm nhạc Việt Nam mang tên “Quê hương” – với những hình tượng âm nhạc phong phú, khắc họa cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng.

    Sau 7 năm tu nghiệp tại một nhạc viện lớn của châu Âu, nhạc sĩ tự học từ đô thành Sài Gòn năm xưa đã nỗ lực vươn lên làm chủ được thể loại giao hưởng, thể loại được coi là lớn nhất và khó nhất của âm nhạc hàn lâm thế giới. Giám đốc Nhạc viện Sofia từng tự hào đánh giá: “Bản giao hưởng của Hoàng Việt không phải là một tác phẩm tốt nghiệp mà thật sự là một tác phẩm lớn… Đó là một thành công rực rỡ của âm nhạc Việt Nam”. GS. Ca Lê Thuần cũng cho rằng giao hưởng “Quê hương” của Hoàng Việt đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam dân tộc hiện đại, là giá trị tinh thần sống mãi với đất nước.

    Theo Hoàng Việt, “những ký ức quê hương” và “trách nhiệm của một công dân” đã giúp ông viết nên bản giao hưởng với lời đề tặng “Kính dâng Nam Bộ trong cuộc chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm”…

    “Quê hương” là bản giao hưởng sử thi đồ sộ gồm 4 chương, với những hình tượng âm nhạc phong phú khắc hoạ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Tác giả đã sử dụng chất liệu từ những bài hát cách mạng và dân ca để làm các chủ đề, được phát triển nhuần nhuyễn với những cảm xúc sáng tạo tinh tế và một bút pháp khá điêu luyện. 

    Chương I diễn tả không khí những ngày Cách mạng tháng 8 và kháng chiến chống Pháp, được viết dưới hình thức sonate với các chủ đề lấy từ các ca khúc “Hội nghị Diên Hồng”, “Lên đàng” của Lưu Hữu Phước, “Nam bộ kháng chiến” của Tạ Thanh Sơn, “Chiến thắng Điện Biên” của Đỗ Nhuận. 

    Chương II mang tính chất trữ tình, miêu tả quê hương từ chiến tranh chuyển sang những ngày hòa bình, được viết dưới hình thức ronto với các chủ đề lấy từ “Lên ngàn”, “Mùa lúa chin” (Hoàng Việt), “Kỵ binh Việt Nam” của Lê Yên, “Cây trúc xinh”, dân ca quan họ Bắc Ninh và “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung. 

    Chương III là chương nhanh, kịch tính, nhằm miêu tả cuộc kháng chiến chống Mỹ, được viết dưới hình thức sonate, bao gồm các chủ đề phát triển từ bài “Giải phóng miền Nam” của Lưu Hữu Phước, “Đợi chờ”, dân ca Tây Nguyên và “Lên đàng”. Trong chương này, âm nhạc mang tính căng thẳng, kịch tính cao độ để thể hiện cuộc chiến tranh một mất một còn, cuối cùng phần tái hiện mang âm hưởng hai bài “Lên đàng” và “Giải phóng miền Nam” biểu hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thăng kẻ thù xâm lược. 

    Chương IV mang âm hưởng vui tươi, rộn rã, thể hiện niềm vui khi đất nước giành được độc lập tự do. Chương này được xây dựng với hình thức 3 đoạn phức cùng phần coda trang trọng, hoành tráng, có sự tham gia của dàn hợp xướng thể hiện ước mơ được sống trong hạnh phúc thanh bình của dân tộc.

    Năm 1964, giao hưởng “Quê hương” đã được biểu diễn ba lần tại Thủ đô Bulgaria: Lần thứ nhất trong dịp Hoàng Việt thi tốt nghiệp với Dàn nhạc Nhạc viện Sofia và hai lần nữa để phục vụ công chúng với Dàn nhạc Giao hưởng Bulgaria. Dàn nhạc Giao hưởng Bulgaria cũng đã thu thanh giao hưởng “Quê hương” để phát trên đài phát thanh quốc gia nước này.

    Khi Hoàng Việt trở về Hà Nội, bản giao hưởng cũng đã được Nhà hát giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch Việt Nam và hai danh ca Quốc Hương, Vũ Dậu dàn dựng, công diễn cùng Bản giao hưởng số 5 của nhạc sĩ vĩ đại người Nga P.I.Tchaikovsky vào ba đêm 26, 27, 28/3/1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đó là ba đêm nghệ thuật không thể nào quên không chỉ với Hoàng Việt mà cả với người hâm mộ và giới âm nhạc hàn lâm Việt Nam…

    Ông tiên tóc trắng ở khu nhà 87B Lý Thường Kiệt, Hà Nội

    Tôi nhớ mãi ấn tượng về Hoàng Việt khi ông đến sống tại khu nhà 87B Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Đây là khu nhà dành cho các văn nghệ sĩ miền Nam tập kết gồm nhà thơ Bảo Định Giang, các nhà văn Khương Minh Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Xuân Vũ, họa sĩ Nguyễn Tấn Hưng, nghệ sĩ điện ảnh Nhị Hà và ba tôi, nhà nghiên cứu Mịch Quang.

    Đầu năm 1965, khi Hoàng Việt từ Bulgaria về nước, nhà thơ Bảo Định Giang, Phó Tổng thư ký phụ trách văn nghệ miền Nam của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, đã cùng gia đình dọn đến trong cơ quan 51 Trần Hưng Đạo, nhường căn phòng lớn của gia đình tại đây cho nhạc sĩ đồng hương Tiền Giang tài năng đến ở để có điều kiện sáng tác. Hàng ngày, Hoàng Việt hầu như chỉ ở trong căn phòng của ông và tôi luôn được nghe tiếng đàn piano vọng ra từ đấy. 

    Chỉ thỉnh thoảng tôi mới thoáng thấy bóng ông ra ngoài với vóc dáng mình hạc xương mai và mái tóc bạc trắng. Với tôi, Hoàng Việt gần thật đấy mà cứ xa xôi huyền hoặc như là một ông tiên trong cổ tích.

    Tôi không hề biết ông tiên tóc bạc trắng này chỉ mới 37 tuổi. Ít lâu sau, nhạc sĩ Văn Cận sau khi tu nghiệp ở Trung Quốc về, đến ở với ba con tôi và tôi đã đôi lần theo nhạc sĩ Văn Cận vào chơi với nhạc sĩ Hoàng Việt trong căn phòng của ông. 

    Được đối diện thật gần với Hoàng Việt, tôi thấy ông không già như tôi tưởng, ông có đôi mắt thật sáng và nụ cười thật hiền từ. Nghe Hoàng Việt và Văn Cận trò chuyện, tôi biết hai nhạc sĩ của “Tình ca” và “Giữ trọn tình quê” khi tập kết đều để lại vợ con ở miền Nam, nay đều có nguyện vọng trở về Nam chiến đấu, sáng tác, mong có cơ hội sum họp gia đình và nguyện vọng đó đã được cấp trên chấp thuận.

    Bên cây đàn piano, Hoàng Việt và Văn Cận đã đàn và hát cho nhau nghe các sáng tác mới chuẩn bị cho chuyến hồi hương thiêng liêng, Hoàng Việt với bài “Giết giặc Mỹ cứu nước”, còn Văn Cận có bài “Mẹ ơi! Con sẽ trở về”. Sau Tết 1966, tôi không còn được gặp Hoàng Việt và Văn Cận tại khu nhà 87B Lý Thường Kiệt, Hà Nội nữa, hai ông đều đã lên đường…

    Cửu Long - Bản giao hưởng bỏ dở

    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trưởng đoàn văn nghệ sĩ đi chiến trường Nam Bộ đầu năm 1966 kể rằng, ông và các văn nghệ sĩ trong đoàn không ai nghĩ rằng Hoàng Việt có khả năng vượt nổi Trường Sơn bởi thấy ông quá ốm yếu. Trên đường Trường Sơn, Nguyễn Quang Sáng luôn bố trí Hoàng Việt đi đầu khi hành quân nhưng bao giờ ông cũng là người cuối cùng đến trạm, rất lâu sau khi mọi người đã đến đã nấu cơm và ăn cơm xong.

    Khi cả đoàn đã lên võng ngủ, Hoàng Việt mới lủi thủi một mình lặng lẽ nhóm bếp nấu cơm. Có lần, Hoàng Việt bị lật cổ chân, chân sưng to, mưng mủ, đoàn muốn gửi ông lại trạm để dưỡng bệnh nhưng ông vẫn cắn răng lết theo đoàn, kể cả khi phải mang thêm hơn 10 cân gạo ăn đường trong cái ba lô đã nặng gần bằng trọng lượng 42kg người ông. Cứ thế, sau hơn ba tháng, Hoàng Việt vẫn theo kịp đoàn để về đến quê hương trong sự kinh ngạc của mọi người.

    Toại nguyện về với quê hương, bất chấp đói khổ, ác liệt, ngay trên chiến khu, song song với việc đào hầm, cất nhà, tải gạo, với bút danh mới Lê Quỳnh, Hoàng Việt say sưa sáng tác với năng suất chưa từng có. Từ cuối năm 1966 đến giữa năm 1967, ông đã hoàn thành 12 ca khúc và vở nhạc kịch “Bông sen” kể chuyện anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Lịch với 102 trang phần đệm piano để gửi ra miền Bắc. Ông còn viết nhạc cho hai điệu múa của Văn công R, rồi chuyển “Bông sen” từ thể loại lớn opera thành một nhạc cảnh nhỏ để Văn công R có thể biểu diễn phục vụ tại chiến trường.

    Trong lá thư viết cho nhạc sĩ Đỗ Nhuận tháng 5.1967, Hoàng Việt nói với Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam rằng, dù rất tích cực sáng tác phục vụ kịp thời nhưng ông vẫn không quên dồn tâm sức sáng tác những tác phẩm lớn góp phần đánh dấu giai đoạn tiến triển mới của âm nhạc cách mạng miền Nam. Hoàng Việt còn bày tỏ với nhạc sĩ Đỗ Nhuận khát vọng đưa âm nhạc cách mạng thâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của người dân miền Nam.

    Sau niềm hạnh phúc to lớn được đón người vợ yêu thương và ba đứa con từ Sài Gòn ra chiến khu sum họp gia đình sau hơn 13 năm xa cách trong dịp Tết 1967, Hoàng Việt lại bắt đầu một thử thách mới. Ông xin tổ chức cho rời chiến khu về với vùng đất ven bờ Cửu Long, vùng chiến sự ác liệt, để lấy cảm hứng thực hiện dự án sáng tác lớn ông hằng ôm ấp: Bản giao hưởng số 2 của ông, mang tên “Cửu Long”.

    Theo Hoàng Việt, đây sẽ là giao hưởng có 3 chương: Chiến thắng, hạnh phúc và xây dựng. Và ông đã lên đường về Cao Lãnh, Tiền Giang men theo đường số 4 và bờ sông Cửu Long để tìm hiểu thêm những điều Hoàng Việt gọi là “những khía cạnh đặc biệt” nơi dòng sông vĩ đại của quê hương. Cuối năm 1967, sau những ngày tháng băng đồng, qua lộ, chịu bom pháo, Hoàng Việt đã đặt chân về đến quê mẹ Tiền Giang, đã đến rất gần với sóng nước Cửu Long.

    Nhưng ngay trên bờ kênh Ả Rặt, làng Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, Tiền Giang, con kênh nhỏ chảy ra Cửu Long, trong buổi sáng cuối cùng năm 1967, sáng 31/12, Hoàng Việt và những người cùng đi bất ngờ bị máy bay Mỹ tập kích. Hoàng Việt bị trúng đạn rocket của kẻ thù. Ông hy sinh, thân xác hòa tan trong con kênh chảy ra dòng sông Cửu Long. Khi ấy, Hoàng Việt mới vừa qua tuổi 39. Và bản giao hưởng số 2 của đời ông, giao hưởng “Cửu Long”, trở thành bản giao hưởng bỏ dở…


    Popup Image
    ×
    Theo: Theo Văn Hiến Plus
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • nhạc sĩ Hoàng Việt
    • Franz Schubert
    • Bản giao hưởng bỏ dở
    • âm nhạc việt
    • Hoàng Việt
    • Lê Chí Trực
    • Kháng chiến Nam Bộ
    • Lá xanh
    • Nhạc rừng
    • Làng tôi
    • tiến về hà nội
    • người hà nội
    • Văn Cao
    • Nguyễn Đình Thi
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?

    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?

    Huyền tích về tiến sĩ khai khoa họ Nhữ và giai thoại về thế đất 'bần cục'

    Huyền tích về tiến sĩ khai khoa họ Nhữ và giai thoại về thế đất "bần cục"

    'Bão lửa' Đường 9 khiến chiến dịch Lam Sơn 719 sụp đổ như thế nào?

    "Bão lửa" Đường 9 khiến chiến dịch Lam Sơn 719 sụp đổ như thế nào?

    Trước khi bị Lữ Hậu xử chết, Hàn Tín đã hô to 3 chữ gì?

    Trước khi bị Lữ Hậu xử chết, Hàn Tín đã hô to 3 chữ gì?

    Dương Ngọc Hoàn sở hữu 3 ưu điểm gì để được Đường Huyền Tông sủng ái?

    Dương Ngọc Hoàn sở hữu 3 ưu điểm gì để được Đường Huyền Tông sủng ái?

    Chùa Bà Đanh: Bí mật ngôi chùa của những tù binh Chiêm giữa lòng Hà Nội

    Chùa Bà Đanh: Bí mật ngôi chùa của những tù binh Chiêm giữa lòng Hà Nội

    Nếu Tiêu Phong và Hư Trúc tỷ thí võ công, ai sẽ thắng?

    Nếu Tiêu Phong và Hư Trúc tỷ thí võ công, ai sẽ thắng?

    Tin nổi bật

    Vị hoàng đế 'bán nước' nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Vị hoàng đế "bán nước" nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.

    Mẹ ruột Vương Ngữ Yên: Vì yêu Đoàn Chính Thuần sinh oán hận, chặt tay chặt chân đàn ông đi qua nhà

    Đông Tây - Kim Cổ
    Mẹ ruột Vương Ngữ Yên: Vì yêu Đoàn Chính Thuần sinh oán hận, chặt tay chặt chân đàn ông đi qua nhà

    Hòa ước Nhâm Tuất (1862) giữa Việt Nam và Pháp gồm những khoản nào?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Hòa ước Nhâm Tuất (1862) giữa Việt Nam và Pháp gồm những khoản nào?

    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Nhà khoa bảng toàn tài bậc nhất triều Nguyễn là ai?

    "Nhà nghỉ" thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    Đông Tây - Kim Cổ
    'Nhà nghỉ' thời cổ đại của Trung Quốc có những dịch vụ gì?

    Đọc thêm

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF
    Thể thao

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF
    4

    Thể thao

    Đỗ Chung Nguyên vừa gia nhập CLB Ninh Bình để mở ra cơ hội khoác áo U23 Việt Nam cũng như ĐT Việt Nam nếu anh thi đấu tốt và nhận được sự quan tâm của HLV Kim Sang-sik.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi gà bán 1,2 tấn/năm, nuôi lợn bán 6 tấn/năm, một ông nông dân là CCB Hà Tĩnh có của ăn của để
    Nhà nông

    Nuôi gà bán 1,2 tấn/năm, nuôi lợn bán 6 tấn/năm, một ông nông dân là CCB Hà Tĩnh có của ăn của để

    Nhà nông

    Ông Nguyễn Tiến Huấn, cựu chiến binh, nông dân ở thôn Khe Cò, xã Sơn Tiến, tỉnh Hà Tĩnh (trước đây, Sơn Tiến là một xã của huyện Hương Sơn cũ) đã làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, trồng cây ăn quả...

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM chi 175,6 tỷ đồng trợ cấp cho 857 cộng tác viên Đội QLTT đô thị và Hội Chữ thập đỏ nghỉ việc
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM chi 175,6 tỷ đồng trợ cấp cho 857 cộng tác viên Đội QLTT đô thị và Hội Chữ thập đỏ nghỉ việc

    Chuyển động Sài Gòn

    Ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã thông qua Tờ trình của UBND TP.HCM, về việc hỗ trợ đối với lực lượng cộng tác viên Đội quản lý trật tự đô thị và người ký hợp trong chỉ tiêu biên chế của Hội Chữ thập đỏ cấp huyện (cũ) nghỉ việc, do thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có một bộ sách giáo khoa chung, Bộ trưởng trả lời thế nào?
    Xã hội

    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có một bộ sách giáo khoa chung, Bộ trưởng trả lời thế nào?

    Xã hội

    Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có bộ sách giáo khoa chung áp dụng cho học sinh trên cả nước cho phù hợp với điều kiện thực tế xã hội hiện nay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Được cháu tặng giống dừa đặc ruột, ông nông dân Cần Thơ liều trồng trên đất phèn, ai ngờ quả to bự bất ngờ
    Nhà nông

    Được cháu tặng giống dừa đặc ruột, ông nông dân Cần Thơ liều trồng trên đất phèn, ai ngờ quả to bự bất ngờ

    Nhà nông

    Suốt 8 năm qua, ông Nguyễn Văn Phân ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn, TP Cần Thơ sau sáp nhập tỉnh (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Viễn là 1 xã của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũ) mạnh dạn thử nghiệm trồng dừa sáp trên vùng đất phèn. Kết quả bước đầu cho thấy cây dừa sáp trên đất phèn có thể mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng tại địa phương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chợ dân sinh tiền tỷ bỏ hoang, “ung nhọt” của lãng phí
    Bạn đọc

    Chợ dân sinh tiền tỷ bỏ hoang, “ung nhọt” của lãng phí

    Bạn đọc

    Chúng tôi đi giữa những khu chợ bỏ hoang, được đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng để “sờ” được sự lãng phí. Những công trình được ví như "ung nhọt" lãng phí cần điều trị gấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghệ An: Mượn nhà dân làm trạm y tế dã chiến nơi tâm lũ, tăng cường bác sĩ khám bệnh cho người dân
    Xã hội

    Nghệ An: Mượn nhà dân làm trạm y tế dã chiến nơi tâm lũ, tăng cường bác sĩ khám bệnh cho người dân

    Xã hội

    Ngành y tế Nghệ An đã vận chuyển các trang thiết bị thiết yếu và thuốc men, tăng cường bác sĩ, lập trạm y tế dã chiến ở vùng tâm lũ, thăm khám bệnh cho người dân xã Mỹ Lý.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công cụ quy đổi điểm 2025 của hàng chục trường đại học
    Xã hội

    Công cụ quy đổi điểm 2025 của hàng chục trường đại học

    Xã hội

    Tính đến thời điểm ngày 28/7, hơn 100 trường trên cả nước đã công bố công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển. Trong số này, nhiều trường đã thông báo công cụ quy đổi điểm 2025 để thí sinh tiện theo dõi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Bí ẩn cánh tay bất hoại của nhà sư đất Hà Tĩnh: Chuyện thật hay truyền thuyết?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Gần nửa thế kỷ trôi qua, một cánh tay người từng bị tự chặt vẫn bất hoại. Câu chuyện kỳ lạ ấy gắn với sư Kiệm – vị chân tu đất Hà Tĩnh, người từng âm thầm hiến thân vì đạo. Cánh tay bất hoại ấy, là chứng tích của lòng tin tuyệt đối hay một truyền thuyết huyền bí chưa lời giải?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hơn 200 mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự tại TP Cần Thơ phát huy hiệu quả
    Tin tức

    Hơn 200 mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự tại TP Cần Thơ phát huy hiệu quả

    Tin tức

    Sáng 28/7, tại Đại học Cần Thơ (phường Ninh Kiều, TP Cần Thơ), UBND TP Cần Thơ tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (TDBV ANTQ).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Điều tra vụ cháy nhà ở Long Bình, TP.HCM, đôi nam nữ tử vong
    Chuyển động Sài Gòn

    Điều tra vụ cháy nhà ở Long Bình, TP.HCM, đôi nam nữ tử vong

    Chuyển động Sài Gòn

    Một căn nhà trên địa bàn phường Long Bình, TP.HCM bất ngờ bốc cháy khiến 2 người tử vong, hiện cảnh sát đang phong tỏa để điều tra, làm rõ nguyên nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Bách phân vị' đại học và nỗi 'rối bời' của cả triệu thí sinh, phụ huynh
    Chuyển động Sài Gòn

    "Bách phân vị" đại học và nỗi "rối bời" của cả triệu thí sinh, phụ huynh

    Chuyển động Sài Gòn

    Việc áp dụng "bách phân vị" trong tuyển sinh đại học năm nay đã gây ra không ít lúng túng cho các trường, thí sinh và phụ huynh. Vấn đề đặt ra là liệu phương pháp này có thực sự phù hợp với thực tiễn tuyển sinh của Việt Nam?

    Chia sẻ Chia sẻ
    HLV Kim Sang-sik khác biệt như thế nào so với HLV Troussier?
    Thể thao

    HLV Kim Sang-sik khác biệt như thế nào so với HLV Troussier?

    Thể thao

    Cả ở góc độ xây dựng lối đá đến chỉ đạo trận đấu, HLV Kim Sang-sik đã để lại dấu ấn rõ nét của mình cho bóng đá Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ở tỉnh Quảng Ngãi có một ngôi làng số, xưa xa xôi biệt lập, nay dân livestream bán quả ngon ngay tại vườn
    Nhà nông

    Ở tỉnh Quảng Ngãi có một ngôi làng số, xưa xa xôi biệt lập, nay dân livestream bán quả ngon ngay tại vườn

    Nhà nông

    Ngôi làng của người Ca Dong ở thôn Nước Vương, xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cũ) nằm bên dải Trường Sơn, xưa là vùng đất xa xôi biệt lập, cuộc sống người dân nghèo nàn, lạc hậu. Còn nay, người dân trong làng đã biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thu sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống và được gọi là “ngôi làng số”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chi tiết thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo tỉnh thành
    Xã hội

    Chi tiết thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo tỉnh thành

    Xã hội

    Thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo từng tỉnh thành mới thế nào, thí sinh có thể theo dõi thông tin sau đây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng khát vọng trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
    Kinh tế

    Đà Nẵng khát vọng trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

    Kinh tế

    Đà Nẵng xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành bán dẫn – AI

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xe tải tông xe máy bị nạn nằm trên đường, rồi va chạm với ô tô chạy ngược chiều, 1 người chết,  4 người bị thương
    Tin tức

    Xe tải tông xe máy bị nạn nằm trên đường, rồi va chạm với ô tô chạy ngược chiều, 1 người chết, 4 người bị thương

    Tin tức

    Chiếc xe máy bị tai nạn nằm giữa đường trên tuyến quốc lộ 1A, lúc sau xe tải chạy đến rồi tông vào chiếc xe máy gặp nạn trước đó và lấn sang phần đường ngược chiều, tiếp tục va chạm với ô tô khiến 1 người chết và 4 người bị thương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    VN-Index vượt đỉnh 2022, chứng khoán hút dòng tiền: Đâu là 'chất xúc tác'?
    Kinh tế

    VN-Index vượt đỉnh 2022, chứng khoán hút dòng tiền: Đâu là "chất xúc tác"?

    Kinh tế

    Thị trường chứng khoán sáng nay giao dịch sôi động với chỉ số VN-Index tăng hơn 20 điểm lên 1.550 điểm - xác lập mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.

    Chia sẻ Chia sẻ
    CSGT khuyến cáo tài xế xe tải, container kiểm tra nhiên liệu trước khi qua cầu Phú Mỹ để tránh gây ùn tắc
    Chuyển động Sài Gòn

    CSGT khuyến cáo tài xế xe tải, container kiểm tra nhiên liệu trước khi qua cầu Phú Mỹ để tránh gây ùn tắc

    Chuyển động Sài Gòn

    Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế tình trạng ùn tắc và tai nạn trên địa bàn TP.HCM, Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) TP.HCM vừa phát đi thông báo đề nghị các doanh nghiệp vận tải chú trọng công tác kiểm tra phương tiện trước khi lưu thông qua cầu Phú Mỹ – tuyến đường huyết mạch kết nối các cảng biển và cao tốc Long Thành – Dầu Giây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thái Lan-Campuchia cáo buộc tiếp tục tấn công trước giờ đàm phán
    Thế giới

    Thái Lan-Campuchia cáo buộc tiếp tục tấn công trước giờ đàm phán

    Thế giới

    Ngày 28/7, Bộ Quốc phòng Campuchia đã cáo buộc lực lượng Thái Lan tiếp tục các cuộc tấn công, đồng thời sử dụng vũ khí hóa học tại nhiều điểm nóng dọc biên giới, bất chấp các cuộc đàm phán ngừng bắn đang chuẩn bị diễn ra tại Malaysia.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xiếc Việt Nam đoạt giải Vàng quốc tế với tiết mục tạo nụ hôn trên không trung
    Văn hóa - Giải trí

    Xiếc Việt Nam đoạt giải Vàng quốc tế với tiết mục tạo nụ hôn trên không trung

    Văn hóa - Giải trí

    Với tiết mục xiếc tạo dáng nụ hôn trên không gần 10 mét mà không có bất kỳ dây bảo hộ nào, xiếc Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải Vàng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Loại thịt ngọt hơn thịt thỏ, thơm hơn thịt cừu, giúp chắc xương tốt phổi hấp với rau củ thành món ngon đại bổ
    Gia đình

    Loại thịt ngọt hơn thịt thỏ, thơm hơn thịt cừu, giúp chắc xương tốt phổi hấp với rau củ thành món ngon đại bổ

    Gia đình

    Loại thịt này có vị ngọt, tính ẩm, không độc, lành mạnh phổi, có tác dụng làm ôn trung ích khí, bổ tinh tủy giúp bồi bổ cơ thể cho người mắc bệnh lâu ngày.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng: Truy bắt nóng hai đối tượng trộm điện thoại của du khách nước ngoài tại biển Cửa Đại
    Pháp luật

    Đà Nẵng: Truy bắt nóng hai đối tượng trộm điện thoại của du khách nước ngoài tại biển Cửa Đại

    Pháp luật

    Chỉ trong vòng một giờ sau khi nhận tin báo, Công an phường Hội An Đông, TP.Đà Nẵng đã phối hợp người dân truy bắt hai thanh niên trộm điện thoại của du khách nước ngoài tại bãi biển Cửa Đại, trong đó một đối tượng vừa mãn hạn tù chưa đầy một năm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nông dân Lào Cai được hỗ trợ nuôi gà theo hướng VietGAHP, mở hướng làm giàu
    Lào Cai thi đua yêu nước

    Nông dân Lào Cai được hỗ trợ nuôi gà theo hướng VietGAHP, mở hướng làm giàu

    Lào Cai thi đua yêu nước

    Nông dân xã Trấn Yên (tỉnh Lào Cai) đang đứng trước cơ hội nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế bền vững nhờ việc tham gia mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tìm thấy 1 thi thể nạn nhân bị lũ cuốn ở Sơn La bên lãnh thổ nước Lào
    Tin tức

    Tìm thấy 1 thi thể nạn nhân bị lũ cuốn ở Sơn La bên lãnh thổ nước Lào

    Tin tức

    Trước tình hình cấp bách do mưa lũ trên địa bàn, tỉnh Sơn La đã gửi công văn đề nghị tỉnh Huaphanh (Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) phối hợp tìm kiếm những nạn nhân bị lũ cuốn trôi mất tích trên sông Mã.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nhận bằng khen của Thủ tướng, đánh dấu 25 năm phát triển không ngừng
    Chuyển động Sài Gòn

    Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nhận bằng khen của Thủ tướng, đánh dấu 25 năm phát triển không ngừng

    Chuyển động Sài Gòn

    Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) hôm nay 28/7 đã nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ kỷ niệm 25 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ loan tin thất thiệt vỡ đập thủy điện Bản Vẽ: Xử lý thế nào?
    Bạn đọc

    Vụ loan tin thất thiệt vỡ đập thủy điện Bản Vẽ: Xử lý thế nào?

    Bạn đọc

    Điều 8 Luật an ninh mạng quy định nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật lên không gian mạng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giải Vô địch bóng chuyền hơi các câu lạc bộ tỉnh Lai Châu lần thứ VII – tranh Cúp Viettel 2025 có gì hấp dẫn?
    Lai Châu Ngày Mới

    Giải Vô địch bóng chuyền hơi các câu lạc bộ tỉnh Lai Châu lần thứ VII – tranh Cúp Viettel 2025 có gì hấp dẫn?

    Lai Châu Ngày Mới

    Gần 400 vận động viên, 38 đội bóng đến từ các câu lạc bộ bóng chuyền hơi tỉnh Lai Châu đã cống hiến những pha bóng đẹp mắt, những trận đấu đầy kịch tính, làm nức lòng khán giả tại nhà thi đấu Ban Công tác Công đoàn - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lai Châu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an
    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an

    Tin tức

    Sáng 28/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm và gặp mặt thân mật cán bộ, chiến sỹ Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đại lễ cầu siêu cho 39 nạn nhân tử vong trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long
    Xã hội

    Đại lễ cầu siêu cho 39 nạn nhân tử vong trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long

    Xã hội

    Từ 5 giờ đến 21 giờ ngày 28/7, tại Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long (phường Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh) sẽ diễn ra Đại lễ cầu siêu tưởng niệm 39 nạn nhân tử vong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    2

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    3

    Vị hoàng đế "bán nước" nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    Vị hoàng đế 'bán nước' nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

    4

    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    5

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?

    Tiền vệ Việt kiều Đỗ Chung Nguyên trị giá 400.000 euro đã có quốc tịch Việt Nam: Chờ cuộc gọi từ VFF?
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media