Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (12/4): Nhắm đến các xu hướng "hot" trên thế giới, cổ phiếu FPT thêm hấp dẫn
Quốc Hải
12/04/2024 6:30 AM (GMT+7)
Trong giai đoạn 2024-2026, FPT nhắm đến khai thác các xu hướng đang nổi bật của thế giới gồm có trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, xe điện, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... nên cổ phiếu này trở nên hấp dẫn với giới đầu tư.
Phiên giao dịch hôm qua (11/4), áp lực bán gia tăng trong những phút cuối phiên khiến thị trường đóng cửa dưới mức tham chiếu, ở mức 1.258,20 điểm, giảm 0,36 điểm (-0,03%). Đặc biệt, thanh khoản thị trường vẫn không ghi nhận dấu hiệu khởi sắc khi tâm lý thận trọng vẫn đang bủa vây nhà đầu tư. Lũy kế cuối phiên giao dịch, thanh khoản trên cả 3 sàn đạt hơn 18,76 nghìn tỷ đồng.
Khối ngoại cũng có 1 phiên giao dịch khá trầm lắng ở cả chiều mua và chiều bán, theo đó nhóm này mua ròng 48 tỷ cuối phiên giao dịch, tập trung ở các cổ phiếu: VPD (+153 tỷ đồng), TCH (+94 tỷ đồng), SSI (+85 tỷ đồng),... Ở chiều ngược lại, nhóm này bán mạnh nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như: VHM (-246 tỷ đồng), KDC (-87 tỷ đồng), VIC (-74 tỷ đồng),...
Chứng khoán ACB (ACBS) khuyến nghị mua cổ phiếu FPT của Công ty CP FPT với giá mục tiêu 115.000 đồng/cổ phiếu. Ảnh: FPT
Nhà đầu tư tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục
Phiên giao dịch hôm nay (12/4), Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự báo, thị trường có thể quay trở lại đà giảm và chỉ số VN-Index vẫn có thể sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng nên các nhà đầu tư hạn chế mua mới trong giai đoạn này vì thị trường chưa có dấu hiệu hình thành đáy rõ ràng trong ngắn hạn.
"Chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra bi quan với diễn biến thị trường. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp hồi để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này", chuyên gia của Yuanta Việt Nam khuyến nghị.
Trong khi đó, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) thì đánh giá, chỉ số VN-Index trong phiên 11/4 đã cho phản ứng hồi phục ngay tại kháng cự gần, bất chấp những áp lực sụt giảm từ đầu phiên từ các thông tin về lạm phát Mỹ, giúp cho thị trường tránh được một phiên giảm điểm tiêu cực.
Mặc dù vậy, diễn biến của lực cầu vẫn chưa quá thuyết phục và phần nào, vẫn cho thấy sự do dự. Do đó, rủi ro chỉ số tiếp diễn quán tính điều chỉnh vẫn đang được bỏ ngỏ, trước khi có thể cho phản ứng hồi phục rõ nét hơn quanh vùng hỗ trợ xa tại 1.220 (+/-10) điểm.
"Nhà đầu tư tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục, ưu tiên quản trị rủi ro danh mục và chỉ trải lệnh mở mua với tỷ trọng nhỏ quanh các ngưỡng hỗ trợ xa", chuyên gia của KBSV khuyến nghị.
Chứng khoán Phú Hưng (PHS) khuyến nghị mua cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), hiện thị trường tiếp tục đi ngang tích lũy quanh khu vực 1.250-1.260 điểm cho thấy đây là vùng hỗ trợ đáng tin cậy trong ngắn hạn. Tuy áp lực bán vẫn xuất hiện nhưng cũng không còn quá mạnh.
"Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục nếu xu hướng hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Theo đó, ưu tiên bán giảm những mã đã giảm dưới vùng hỗ trợ và cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn, thuộc các nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản", chuyên gia VCBS nêu.
Mã cổ phiếu nào cần quan tâm?
Chứng khoán Phú Hưng (PHS) khuyến nghị mua cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam với giá mục tiêu 27.000 đồng/cổ phiếu.
Năm 2024, VIB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 13% so với cùng kỳ, lên 12.045 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt 320.600 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ), trong khi đó huy động vốn đạt 315.200 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ). Tỷ lệ nợ xấu đạt dưới mức 3%.
PHS cho rằng VIB đã đặt ra một kế hoạch kinh doanh thận trọng và nhiều khả năng sẽ hoàn thành trong năm 2024. Theo đó, quý I/2024, VIB đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.600 tỷ đồng, hoàn thành 22% kế hoạch.
VIB đặt kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 17% và phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên với tỷ lệ 0,44%. Như vậy, vốn điều lệ của VIB sau khi tăng vốn sẽ đạt 29.791 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng lên được sử dụng bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho hoạt động tín dụng và phát triển hệ thống.
PHS kỳ vọng năm 2024 sẽ là một năm khả quan cho VIB nhờ sự phục hồi của nền kinh tế và hoạt động cho vay bán lẻ.
Trên cơ sở đó, PHS khuyến nghị mua cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 27.000 đồng/cổ phiếu. Hiện cổ phiếu này có giá 22.900 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó Chứng khoán ACB (ACBS) khuyến nghị mua cổ phiếu FPT của Công ty CP FPT với giá mục tiêu 115.000 đồng/cổ phiếu.
Kết quả kinh doanh sơ bộ trong quý I/2024, FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 20% so với cùng kỳ.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, FPT đặt kế hoạch năm 2024 với doanh thu 61.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,5% và 18,2% so với cùng kỳ, phù hợp với dự phóng của ACBS.
Trong giai đoạn 2024-2026, FPT nhắm đến khai thác các xu hướng đang nổi bật của thế giới gồm có trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, xe điện, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ngoài ra, FPT cũng duy trì chiến lược mua bán và sáp nhập để mở rộng chuyên môn, nguồn nhân lực...
Bên cạnh đó, FPT duy trì chính sách cổ tức tiền mặt 2.000 đồng/cổ phiếu và chia cổ tức bằng cổ phiếu. Cổ tức năm 2023 gồm tiền mặt 2.000 đồng/cổ phiếu và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20:3, tức 20 cổ phiếu cũ nhận thêm 3 cổ phiếu mới.
Do đó, ACBS khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 115.000 đồng/cổ phiếu. Hiện cổ phiếu này có giá 113.800 đồng/cổ phiếu.
Tổng thống Donald Trump bất ngờ rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sau nhiều ngày chỉ trích gay gắt vị giám đốc ngân hàng trung ương. Ông cũng tuyên bố sẽ giảm thuế quan với Trung Quốc.
Ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng, việc “đu” theo giá vàng trong giai đoạn này cũng khá rủi ro, bởi sóng tăng mạnh thường sẽ đi kèm với một sóng giảm rất mạnh.
Nỗi lo về thuế quan và sự chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tác động đến tâm lý, đẩy đồng USD giảm mạnh và đẩy vàng trú ẩn an toàn lên mức cao kỷ lục.
Cổ phiếu của Boeing đã giảm vào ngày thứ Ba 15/4sau khi có thông tin cho rằng Trung Quốc đã ngừng tiếp nhận tất cả các máy bay của hãng này như một phần của cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các giám đốc điều hành của Binance đã gặp các quan chức Bộ Tài chính Mỹ thảo luận về việc nới lỏng sự giám sát của chính phủ đối với công ty, đồng thời tìm hiểu về một thỏa thuận kinh doanh với liên doanh tiền điện tử của gia đình Tổng thống Donald Trump, tờ Wall Street Journal cho biết.
Tổng thống Donald Trump bất ngờ rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sau nhiều ngày chỉ trích gay gắt vị giám đốc ngân hàng trung ương. Ông cũng tuyên bố sẽ giảm thuế quan với Trung Quốc.
Ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng, việc “đu” theo giá vàng trong giai đoạn này cũng khá rủi ro, bởi sóng tăng mạnh thường sẽ đi kèm với một sóng giảm rất mạnh.
Nỗi lo về thuế quan và sự chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tác động đến tâm lý, đẩy đồng USD giảm mạnh và đẩy vàng trú ẩn an toàn lên mức cao kỷ lục.
Cổ phiếu của Boeing đã giảm vào ngày thứ Ba 15/4sau khi có thông tin cho rằng Trung Quốc đã ngừng tiếp nhận tất cả các máy bay của hãng này như một phần của cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các giám đốc điều hành của Binance đã gặp các quan chức Bộ Tài chính Mỹ thảo luận về việc nới lỏng sự giám sát của chính phủ đối với công ty, đồng thời tìm hiểu về một thỏa thuận kinh doanh với liên doanh tiền điện tử của gia đình Tổng thống Donald Trump, tờ Wall Street Journal cho biết.