Ngày 1/10/2021 đánh dấu cột mốc không thể nào quên đối với mỗi người dân TP.HCM. Thành phố bước sang trang mới khi từng bước nới lỏng giãn cách xã hội sau hơn 4 tháng gồng mình phòng, chống dịch bệnh. Một năm qua, sự phục hồi mạnh mẽ của TP.HCM là kết quả nỗ lực, đồng lòng của tất cả người dân thành phố.
Những bệnh nhân Covid-19 cuối cùng rời khỏi Bệnh viện Hồi sức Covid-19, đánh dấu một trang mới trong công cuộc phục hồi của TP.HCM. Ảnh: BVCC
Dấu ấn sáng tạo, vượt khó
Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, TP.HCM bị tăng trưởng âm 6,78%. Song, trong những ngày tháng khắc nghiệt nhất của đại dịch, điều vô cùng ý nghĩa là thành phố vẫn gìn giữ được những giá trị nền tảng, những điểm sáng quý báu.
Một số ngành, lĩnh vực duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; kim ngạch xuất khẩu ước tăng 2,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, tổng thu ngân sách nhà nước trong năm 2021 ước đạt 381.531 tỷ đồng, đạt 104,56% dự toán năm.
TP.HCM cũng có thêm nguồn lực từ sự chia sẻ của Trung ương khi thông qua tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP năm 2022 là 21% (tăng 3% so với tỷ lệ của 5 năm trước đó).
Khi dịch được kiểm soát, kinh tế TP phục hồi nhanh và ấn tượng ngay từ những tháng đầu năm 2022. GRDP quý I/2022 đã tăng 1,88% so cùng kỳ năm 2021. Trong 9 tháng đầu năm 2022, từ mức tăng trưởng âm 6,78% vào năm 2021, TP.HCM đã đạt mức tăng trưởng dương 3,82% vào 6 tháng đầu năm 2022 (dự kiến 9 tháng sẽ đạt 9,71%). Quy mô, tốc độ tăng trưởng các ngành, lĩnh vực cơ bản đạt trạng thái trước khi có dịch. Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2022 đạt trên 90%, tương đương 350.000 tỷ đồng. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp tăng trưởng khá, thương mại - dịch vụ - du lịch phục hồi mạnh mẽ.
Người dân TP.HCM vui mừng khi được dỡ bỏ giãn cách xã hội. Nhịp sống hối hả đã bắt đầu quay trở lại từ ngày 1/10/2021. Ảnh: P.V
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhớ lại: "Lúc đó, trong lòng chúng ta rất lo lắng vì tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2021, tất cả chỉ tiêu đều đạt thấp, tăng trưởng âm, chỉ có thu ngân sách đạt được 74% so với cùng kỳ. Cũng lúc đó, Ban Chấp hành Đảng bộ TP, Ban Thường vụ Thành ủy và tất cả chúng ta đều nghĩ rằng TP đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn nhưng tình thế, nhiệm vụ, trọng trách buộc chúng ta phải nghĩ xa hơn và quyết tâm thực hiện theo những suy nghĩ ấy".
Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định, với tinh thần toàn hệ thống chính trị nhận thức sâu sắc trách nhiệm trước Đảng, nhân dân như một cam kết chính trị, phải đoàn kết hơn, quyết tâm, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn. Từ đó đã tạo niềm tin, sức mạnh góp phần làm nên kết quả hôm nay.
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về kết quả công tác năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 hồi tháng 3/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã xúc động phát biểu: "TP.HCM trở lại nhanh hơn mong muốn, hơn kỳ vọng. Điều này rất đáng mừng, mừng đến phát khóc!".
Thành phố hồi sinh
Có thể thấy, từ đầu quý IV/2021, TP.HCM đã chủ động và quyết tâm chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh loạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19" theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ để dần mở cửa lại các hoạt động kinh tế - xã hội sau 4 tháng tạm dừng.
Thành phố hồi sinh. Ảnh: P.V
Ngay sau đó, TP.HCM xây dựng ngay Chương trình Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội TP giai đoạn 2022-2025 với quan điểm rõ ràng và mục tiêu cụ thể cho 2 giai đoạn. Bên cạnh việc chủ động xây dựng chương trình phục hồi để bắt tay khôi phục lại nền kinh tế, TP luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương; sự đồng thuận và thống nhất cao của hệ thống chính trị, Đảng bộ, chính quyền, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Năm 2022, TP xây dựng chủ đề năm 2022 là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp".
Với chủ đề này, TP xác định kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 là điều kiện tiên quyết để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiếp tục phát huy kết quả thực hiện chủ đề năm 2021 thông qua việc nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn của người dân và doanh nghiệp nhằm khơi thông và phát huy nguồn lực xã hội để phát triển TP.
Chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) nhộn nhịp khách đến tham quan, mua sắm, trong đó đa phần là khách du lịch quốc tế. Các tiểu thương rộn rã, tất bật chào mời, giới thiệu sản phẩm. Theo Ban quản lý chợ Bến Thành, hiện nay, trung bình mỗi ngày, chợ đón khoảng hơn 2.000 lượt khách. Những ngày cuối tuần, lượng khách đến tham quan mua sắm tăng gấp đôi so với ngày thường. Hiện nay, dù lượng khách chưa đạt như trước dịch nhưng đang tăng đều khoảng 20%-30% mỗi tháng. Lượng khách quốc tế ngày một nhiều hơn không chỉ là niềm vui của các tiểu thương kinh doanh tại chợ Bến Thành mà còn là tín hiệu tích cực cho ngành du lịch của TP.HCM.
Tính đến tháng 9, TP.HCM đã đón hơn 17 triệu lượt khách du lịch nội địa, gần 1,4 triệu lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 74.500 tỷ đồng, tăng 90,6% so với cùng kỳ.
Cùng độ bao phủ tiêm vaccine Covid-19, kinh tế, xã hội, du lịch của TP.HCM đang phục hồi nhanh chóng. Ảnh: B.D
Một vài con số khác cũng minh chứng cho sự hồi sinh của kinh tế - xã hội TP.HCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,5%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt hơn 746.000 tỷ đồng, thu hút đầu tư nước ngoài đạt hơn 2,71 tỷ USD…
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022-2025 đặt ra mục tiêu đến hết năm 2022 là giai đoạn phục hồi, khôi phục những đứt gãy trong chuỗi sản xuất, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh để từ năm 2023 tập trung mọi nguồn lực phát huy thế mạnh của TP.HCM.
Táo bạo để phát triển
Ngay từ ngày 11/1/2022, TP.HCM là địa phương sớm ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2025, trước cả khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Trước đó, đầu tháng 10/2021, quyết định "mở cửa" của TP.HCM cũng được đánh giá là rất táo bạo.
Thời điểm bấy giờ, TPHCM vừa trải qua những ngày căng thẳng nhất của dịch bệnh. Mọi nguồn lực đều được huy động tối đa cho công tác phòng chống dịch với những biện pháp quyết liệt nhất. Ngay khi những dấu hiệu của dịch bệnh vừa giảm bớt, chính sách mở cửa từng bước của thành phố đã giúp cho đời sống của người dân bớt chật vật hơn, các hoạt động kinh tế - xã hội dần trở lại bình thường.
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang chuẩn bị đưa vào khai thác. Ảnh: B.D
Trở lại trên con đường phát triển, với sứ mệnh là đầu tàu, vì cả nước, cùng cả nước, TP.HCM bộn bề công việc. Cả hệ thống chính trị, từ thành phố tới từng địa phương, sở ngành tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, người dân sản xuất kinh doanh, học tập và lao động. Hàng loạt công trình, dự án được gấp rút triển khai trong những tháng cuối năm 2022 như dự án đường Vành đai 3, dự án Tham Lương – Bến Cát, chạy thử tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên…
Trên con đường phát triển, TP.HCM xác định những điểm nghẽn lớn trong tiến trình phục hồi đi lên, trong đó có sự chật hẹp của cơ chế chính sách đối với một "siêu đô thị" như TP.HCM. Hiện nay, TP.HCM đang tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, đề xuất với Trung ương một cơ chế chính sách đặc thù mới.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM nhận định, TP.HCM cần có cơ chế đặc thù riêng cho đô thị đặc biệt theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho thành phố nhiều hơn. Đồng thời, tập trung tăng nguồn lực để TP.HCM đầu tư các công trình trọng điểm mang tính liên vùng, tạo thúc đẩy sự phát triển của TP.HCM và cả vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hàng loạt dự án lớn đang được triển khai như Dự án đường Vành đai 3, kênh Tham Lương - Bến Cát, tuyến metro số 1... Ảnh: P.V
Cùng với đó, cần sớm có Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội để tạo điều kiện cho TP.HCM khơi thông nguồn lực phát triển trong giai đoạn tới. Cụ thể, theo hướng tích hợp tất cả các cơ chế, chính sách mà TP.HCM cần Trung ương hỗ trợ để phát triển tương xứng với vị trí đầu tàu kinh tế - xã hội của cả nước.
Đó là cơ chế, chính sách đặc thù đối với đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM; cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Thủ Đức và việc phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP.HCM như quản lý đầu tư, tài chính ngân sách, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và cán bộ công chức…
Cơ chế, chính sách đặc thù mới này sẽ là nền tảng vững vàng, để từ đây TP.HCM sẽ nỗ lực không ngừng, bằng truyền thống năng động sáng tạo, đạt được những bước phát triển cao hơn.
TP.HCM đang có kế hoạch chuyển đổi toàn bộ xe máy xăng của tài xế công nghệ, giao hàng sang sử dụng xe điện. Nhiều tài xế cho biết thông tin này rất bất ngờ và có nhiều điều thắc mắc cần được thông tin thêm.
Từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thường xuyên đối mặt với điệp khúc "được mùa, mất giá", những người nông dân ở tổ dân phố Mỹ Bình, phường Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang đã từng bước thay đổi tư duy, liên kết thành lập hợp tác xã. Cây chè không chỉ là cây trồng chủ lực mà đã trở thành sợi dây gắn kết, giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), từ sáng sớm, người dân đã đến nghĩa trang Mai Dịch và các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn TP. Hà Nội để dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Với vẻ đẹp nguyên sơ cùng thiên nhiên xanh mát, Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh An Giang (sau sáp nhập 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang) là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước.
Sáng 27/7, tại xã Dào San, bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu dự lễ khánh thành Nhà bia ghi tên các Anh hùng liệt sĩ khu vực Dào San.
SHB Đà Nẵng đang rất nỗ lực tăng cường lực lượng cho mùa giải 2025/2026 và CLB này vừa trao cơ hội cho tiền đạo Milan Makaric từng khoác áo ĐT Serbia, đồng thời đã có trải nghiệm tại cúp châu Âu.
Nhà phân tích tiền điện tử nổi tiếng Faibik đưa ra cảnh báo mới về mô hình giá hiện tại của Bitcoin, có thể một lần nữa thử thách sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư.
Xăng E10 (gồm 90% xăng khoáng và 10% ethanol) về cơ bản tương thích với đa số động cơ ô tô và xe máy phun xăng điện tử sản xuất trong khoảng 10-15 năm trở lại đây. Tuy nhiên có một số lưu ý quan trọng mà người dùng cần biết.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh liên cầu lợn, nhiều quán ăn ở TP Huế dè dặt khi bán các món chế biến từ thịt lợn. Hiện, chính quyền địa phương và ngành y tế đang tăng cường tuyên truyền, vận động người dân ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn các món tái sống liên quan đến thịt lợn.
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thừa nhận rằng có tù binh chiến tranh Ukraine trên máy bay Il-76 của Nga mà họ bắn hạ vào tháng 1/2024 tại Vùng Belgorod, theo một bài đăng trên tài khoản Facebook của Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 24.
Được hình thành từ sự hợp nhất của nhiều địa phương giàu bản sắc văn hóa, phường Tây Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình mới, sau sáp nhập 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam) mang theo cả khí thiêng Cố đô Hoa Lư lẫn nhịp sống mới, khẳng định vị thế trung tâm trong hành trình phát triển đô thị di sản của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Nhiều tuyến đường du lịch ở trung tâm Đà Nẵng xuất hiện tình trạng nhân viên hàng quán công khai chèo kéo, đeo bám khách, thậm chí chặn đầu xe mời mọc, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách.
Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI), Erick Thohir, yêu cầu đội tuyển U23 Indonesia sẵn sàng đối đầu với U23 Việt Nam trong trận chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025.
Sự hậu thuẫn từ Techcombank không chỉ mang lại nguồn lực tài chính dồi dào cho TCBS mà còn tạo sự kết nối chặt chẽ với các khách hàng lớn trong hệ sinh thái.
Chiều 25/7, Đảng ủy xã Phú Mỡ, tỉnh Đắk Lắk (mới, sau sáp nhập tỉnh Phú Yên) phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về chuyển đổi số hưởng ứng phong trào 100 ngày “Bình dân học vụ số”.
Khi tôi còn là một thằng cu con bé nhỏ. Những câu chuyện chiến trường hằng đêm của bố luôn làm tôi say mê. Nhưng phải đến khi lớn lên rồi tôi mới biết, đằng sau những tình tiết li kì, những chiến thắng oai hùng trong những câu chuyện ấy là những mất mát hi sinh, những thương tật hằn sâu trong cơ thể bố.
Từ làm công nhân, làm thuê đủ nghề, anh Đinh Thế Hoàng, xóm Máy (xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cũ; nay là phường Tân Hòa, tỉnh Phú Thọ mới) mạnh danh nuôi con đặc sản là loài dúi mốc. Sau gần chục năm, anh Hoàng đã trở thành tỷ phú Phú Thọ (mới), sở hữu trang trại nuôi dúi lớn nhất đất Mường, mỗi năm xuất bán cả vạn con giống, thu về bạc tỷ.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại xã Quy Mông, tỉnh Lào Cai mới (trước sáp nhập Lào Cai, Yên Bái, Quy Mông là một xã của tỉnh Yên Bái cũ), khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn điêu đứng,nhiều trang trại lợn đã trống chuồng.
Học viện Kỹ thuật Quân sự vừa có thông báo điều chỉnh ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) các chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn đối tượng đào tạo đại học dân sự năm 2025.
Công ty CP Vinpearl đủ điều kiện huy động vốn xây dựng nhà ở tại dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân, với tổng mức huy động gần 17.000 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng của Hà Nội xác định, việc xuất hiến hố tử thần trên đường Trường Chinh do ống nước bị hở, nước làm xói mòn nền đường theo cống nước thải.
TS.BS Đỗ Thị Thuý Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, sức khoẻ hai cháu bé bị thương rất nặng trong vụ tai nạn liên hoàn tại đường Nguyễn Trác, Dương Nội đã có chuyển biến tích cực.
Mở rộng điều tra chuyên án điều tra vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc quy mô khoảng 350 tỷ đồng trên không gian mạng, Công an TP.Đà Nẵng vừa triệu tập, làm rõ hành vi của 19 đối tượng, khởi tố 14 người, trong đó có 10 bị can bị bắt tạm giam.