NSND Hoàng Dũng - người khóc trong tất cả các vai diễn để đời
Trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình NSND Hoàng Dũng đã luôn mang bên mình tâm niệm "con tằm nhả tơ", một lòng vì nghiệp diễn. Ông cứ cống hiến mãi cho đến khi ngày giờ đã điểm mà không hay...
NSND Hoàng Dũng chia sẻ về cảnh quay ám ảnh nhất trong cuộc đời của mình trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả báo Dân Việt.
NSND Hoàng Dũng tên thật là Hoàng Tiến Dũng. Ông sinh năm 1956 tại Hà Nội và đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực sân khấu, từng tham gia vai chính trong các vở diễn của Nhà hát Kịch Hà Nội như: "Tôi và chúng ta", "Ăn mày dĩ vãng", "Tiếng đàn vùng Mê Thảo". Nhưng ông lại đặc biệt được yêu thích gần đây với các bộ phim truyền hình trên khung giờ vàng của VTV như "Người phán xử", "Sinh tử" hay "Trở về giữa yêu thương". Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, danh hiệu cao nhất mà Nhà nước Việt Nam trao tặng cho những người biểu diễn nghệ thuật, năm 2007.
NSND Hoàng Dũng là người có vị trí đặc biệt để người khác đặt niềm tin
Theo cảm nhận của nhiều người, khán giả yêu mến NSND Hoàng Dũng bởi lối diễn xuất chân thật, giản dị, rất đời. Các đồng nghiệp kính trọng ông bởi phong thái làm việc chuyên nghiệp, chỉn chu luôn hoàn thành công việc ở mức độ cao nhất có thể. NSND Hoàng Dũng là một trong số ít các diễn viên thành công cả trong sự nghiệp riêng lẫn hạnh phúc gia đình. Với ông mọi thứ hầu như đều khá trọn vẹn, viên mãn. NSND Hoàng Dũng kết hôn với người vợ không hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, sinh được 2 người con trai. Con trai cả của ông là Hoàng Duy làm trong lĩnh vực kinh doanh và đã lập gia đình riêng vào năm 2016. Cậu con trai nhỏ theo nghề diễn viên tại trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Gia đình ông đang có cuộc sống khá sung túc, đề huề.
Trên sàn diễn hay màn ảnh ông có thể thể hiện nhiều dạng nhân vật khác nhau nhưng ngoài đời ông vẫn luôn là một người giao tiếp nhã nhặn và sống mực thước. Chính điều đó đã giúp ông có được một vị trí đặc biệt để người khác đặt niềm tin khi giao thiệp công việc hay trong mối quan hệ của cuộc sống đời thường.
Nhiều diễn viên trưởng thành từ các khóa học có NSND Hoàng Dũng tham gia tâm sự rằng, ông dạy họ không chỉ là kiến thức chuyên môn mà cả các bài học đối nhân xử thế. Giúp họ có thể bớt đi phần nông nổi để trở nên cứng cỏi và trưởng thành. Dù là thầy của rất nhiều diễn viên nổi tiếng như: Việt Anh, Hoàng Thùy Linh, Hồng Đăng, Diệu Hương... nhưng NSND Hoàng Dũng cho biết những học trò khiến ông tự hào có khi lại không rơi vào "mấy đứa" nổi tiếng": "Đó là một học trò yêu nghề nhưng không có tí động lực gì nhưng tôi làm cho nó thành diễn viên dù chưa nổi tiếng. Hoặc có đứa nản đến mức sắp bỏ nghề rồi mà tôi lại làm nó quay lại với nghề. Tôi tự hào về những học trò như thế nhiều hơn".
Sân khấu với NSND Hoàng Dũng là thánh đường
Vào những năm cuối của thập niên 70 sau khi tốt nghiệp trường Văn hóa Nghệ thuật NSND Hoàng Dũng về công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội cho đến lúc nghỉ hưu. Ông giữ chức Giám đốc đơn vị từ năm 2007 cho tới năm 2017 (lúc về hưu), đã từng tham gia rất nhiều các vở diễn như vai Chính trong vở "Tôi và chúng ta", Hai Hùng trong vở "Ăn mày dĩ vãng", Bá Nhỡ trong vở "Tiếng đàn vùng Mê Thảo"... Đạo diễn vở "Trái tim trong trắng". Vai Bá Nhỡ trong vở "Tiếng đàn vùng Mê Thảo" có lẽ là vai diễn đã để lại cho NSND Hoàng Dũng nhiều ấn tượng sâu đậm nhất, những xúc động mạnh mẽ nhất. Sự cao thượng của con người đôi khi phải đánh đổi bằng cả mạng sống. Tâm hồn đẹp và khát vọng chinh phục cây đàn của Bá Nhỡ như chính ước mơ của người nghệ sĩ. Dù biết đau nhưng họ vẫn cam tâm. Chính vì thông điệp sâu sắc ấy mà vở diễn được ông chọn để biểu diễn khi chia tay với các đồng nghiệp và khán giả khi về hưu.
Đối với NSND Hoàng Dũng sân khấu thực sự là thánh đường. Đã nhiều lần ông tâm sự với các đồng nghiệp rằng, trong suốt quãng đời làm nghệ thuật của ông chỉ cần được đứng trên sàn gỗ của Nhà hát dù là tập hay diễn thì bao nhiêu cảm giác vui sướng hồi hộp cứ thế ùa về.
Ông nói rằng sẽ không bao giờ quên cảm giác khi được khán giả từ dưới khán phòng chạy lên rưng rưng trao tặng bó hoa rồi vòng tay ôm như những người thân yêu nhất! Có lẽ chỉ những người trong nghề mới có thể hiểu được cái không khí thiêng liêng và đặc biệt lúc ấy có giá trị thế nào với người nghệ sĩ. Để họ cứ muốn níu giữ mãi khi khán giả về rồi mà vẫn không nỡ bước đi...
Những vai diễn không phải là NSND Hoàng Dũng thì khó ai có thể thay được
Là một diễn viên giỏi nghề nên lúc nào NSND Hoàng Dũng cũng nhận được lời mời tham gia đóng phim. Tuy nhiên vì muốn dành toàn tâm toàn ý cho sân khấu và trách nhiệm đối với anh em khi đứng trên cương vị Giám đốc nên ông cũng không có thời gian nhận lời. Mãi cho tới lúc nghỉ hưu ông mới có thể tự do với khát vọng diễn xuất của mình. Vậy là tên tuổi của NSND Hoàng Dũng càng được biết đến hơn nữa khi các bộ phim đình đám có lượng người xem cao. Vì yêu nghề, nhiều khi sức khỏe không cho phép ông cũng vẫn cố do không muốn làm khó anh em. Mặt khác đó cũng là các vai diễn không phải ông đóng thì khó có ai có thể đảm nhiệm thay được.
Một số bộ phim có thể kể đến của NSND Hoàng Dũng như: "Thái sư Trần Thủ Độ" vai Lý Cao Tông, "Người phán xử" (2017) vai Phan Quân, "Sinh Tử" (2019) vai Chủ tịch Trần Nghĩa. "Trở về giữa yêu thương" (2020) vai ông Phương.
Với các vai diễn trên phim truyền hình, điều làm ông thích thú nhất là sau khi phim "Người phán xử" lên sóng thì sự yêu mến của khán giả dành cho ông đột ngột tăng. Đi đến đâu người ta cũng gọi NSND Hoàng Dũng là "ông trùm" Phan Quân. Kể cả các cụ già cao tuổi hay các em nhỏ đều hào hứng khi gặp nhân vật mình yêu thích bằng xương bằng thịt ngoài đời. Điều đó cũng tự nhiên thôi vì chính ông, ông cũng thích con người này ngay từ khi đọc kịch bản lần đầu tiên để đồng ý lời mời. Không phải vì đây là một nhân vật phản diện mà vì đó là sự kết tinh của tất cả những gì đời nhất, thực nhất, sinh động nhất về một con người phải cùng lúc phải dùng đến nhiều bộ mặt.
Nhờ tài năng và sự nỗ lực không mệt mỏi nhiều khi phải vượt lên các chứng bệnh của tuổi tác, NSND Hoàng Dũng đã hoàn thành vai diễn ở mức gần như hoàn hảo. Khán giả bị thu hút bởi lối diễn chuyên nghiệp và cách thể hiện lời thoại không thể ấn tượng hơn của ông. Đồng nghiệp thì chúc mừng ông vì đây là một vai diễn thực sự xuất sắc, thực sự gây bất ngờ.
"Tôi là người có cảm xúc tốt, nhanh có được xúc cảm", NSND Hoàng Dũng chia sẻ.
Một kỷ niệm khác có thể kể đến khi chia sẻ việc đóng cảnh Chủ tịch Trần Nghĩa khóc trước nhiều cỗ quan tài của các nạn nhân xấu số trong phim "Sinh tử", NSND Hoàng Dũng cho rằng, đây là một cảnh diễn đáng nhớ với ông. Một phần vì nó được quay ở một nhà xác thật, mặt khác thời tiết lúc đó rất nóng, mồ hôi tứa ra cảm xúc nhờ thế mà về ào ạt. Cảnh quay ấy còn được nói vui là khóc cường độ cao. Thực tế, với người diễn viên cảnh phải khóc không có gì gọi là quá bất thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó thì đúng là như NSND Hoàng Dũng đã nói vui là "không khóc cũng phải khóc".
NSND Hoàng Dũng trong cuộc trò chuyện tại buổi họp báo bộ phim "Trở về giữa yêu thương".
"Tôi là người có cảm xúc tốt, nhanh có được xúc cảm. Có lúc tôi cũng tự hỏi tại sao mình thế. Với tôi, trước mỗi cảnh quay, sự tập trung của tôi lớn hơn bình thường. Nên để có cảm xúc đối với tôi dễ và nhanh hơn, chỉ có điều tôi điều tiết, lúc nào xả ra theo nhu cầu nhân vật cần có. Người nghệ sĩ nhạy cảm, rung cảm, xúc động thậm chí với cả những vấn đề không liên quan đến nước mắt. Ai nói chuyện với tôi vài câu là tôi có thể biết bạn thích tôi hay yêu tôi, xúc xiểm, chọc ngoáy hay trí trá với tôi... người nghệ sĩ thường như vậy, đó là điều giúp tôi trong việc diễn xuất" - NSND Hoàng Dũng
"Trở về giữa yêu thương" và NSND Hoàng Dũng đã thực sự "trở về"...
Những ngày cuối đời, NSND Hoàng Dũng đảm nhận vai chính – ông Phương trong bộ phim "Trở về giữa yêu thương", vai cựu Giám đốc một nhà xuất bản, tính nghiêm túc, có phần quan cách nhưng tốt bụng.
NSND Hoàng Dũng nhận thấy mình và nhân vật ông Phương có điểm chung khi cùng là Giám đốc của một đơn vị. "Tôi khác ông ấy là từ lúc nghỉ hưu tôi bận đóng phim, chẳng có thời gian nghĩ linh tinh. Nhưng tôi có nhiều đồng cảm chung với nhân vật. Đó là sự đồng cảm của lứa tuổi, thế hệ".
Để vào vai diễn này, NSND Hoàng Dũng đã giảm cân. Theo ông, hình ảnh gầy sẽ hợp với nhân vật, một người về hưu mà vẫn phải nghĩ đến việc "cơm áo gạo tiền" của gia đình.
Tham gia bộ phim này, sức khỏe của NSND Hoàng Dũng đã có dấu hiệu xấu. Đạo diễn Trịnh Lê Phong kể lại: "Lúc nào anh Dũng đau thì ngồi nghỉ. Nghỉ ngơi một lúc anh đứng lên lại quay được tiếp, nên hiện tại, phim không bị ảnh hưởng tiến độ".
Nói về tình trạng sức khỏe của mình thời gian này, NSND Hoàng Dũng từng bộc bạch: "Tôi cũng cố gắng duy trì sức khỏe nhưng nhiều khi chỉ nói bằng mồm chứ không thực hiện được, ai cũng thế mà! Làm công việc là nghề nghiệp của mình, lại là đam mê của mình nên nhiều khi làm xong mới thấy mệt, còn khi đi làm phim thì quên hết. Hiện tôi đang bị viêm cơ, ngay giờ phút này nếu ho chút cũng đau, nhiều hôm tôi chỉ ngủ được 2 tiếng, ngồi dậy cũng khó. Đó không chỉ là lời cảnh báo cho việc làm việc quá sức mà là mình già thật rồi!".
"Phim nào tôi cũng khóc: "Người phán xử" tôi khóc trong cảnh bắn chết con trai, "Về nhà đi con" tôi khóc khi đứa con thất bại, thấy con đang trưởng thành vừa khóc xót xa, sung sướng lẫn lộn trong con người, những phim đó khóc có tính riêng tư. Còn với phim "Sinh tử" ngay ở cảnh đầu tiên sập mỏ đá tôi đã khóc rất thê thảm. Đứng trước 9 chiếc quan tài với người nhà của 9 người chết, cảnh tượng đó thật tang thương" - NSND Hoàng Dũng
Bỏ lại tất cả để theo cánh hạc của chốn mơ tiên, để trở về giữa yêu thương. Có lẽ với ông mọi thứ vẫn luôn trọn vẹn như những gì ông gìn giữ, nâng niu cũng không có gì phải tiếc nuối khi mọi nhẽ quá đủ đầy. Chỉ có chúng ta là mãi tiếc, tiếc vì một tài năng nhẹ gót trong khi con đường nghệ thuật này luôn cần có ông nán lại lâu hơn.
Đỗ Chung Nguyên vừa gia nhập CLB Ninh Bình để mở ra cơ hội khoác áo U23 Việt Nam cũng như ĐT Việt Nam nếu anh thi đấu tốt và nhận được sự quan tâm của HLV Kim Sang-sik.
Ông Nguyễn Tiến Huấn, cựu chiến binh, nông dân ở thôn Khe Cò, xã Sơn Tiến, tỉnh Hà Tĩnh (trước đây, Sơn Tiến là một xã của huyện Hương Sơn cũ) đã làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, trồng cây ăn quả...
Ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã thông qua Tờ trình của UBND TP.HCM, về việc hỗ trợ đối với lực lượng cộng tác viên Đội quản lý trật tự đô thị và người ký hợp trong chỉ tiêu biên chế của Hội Chữ thập đỏ cấp huyện (cũ) nghỉ việc, do thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Suốt 8 năm qua, ông Nguyễn Văn Phân ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn, TP Cần Thơ sau sáp nhập tỉnh (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Viễn là 1 xã của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũ) mạnh dạn thử nghiệm trồng dừa sáp trên vùng đất phèn. Kết quả bước đầu cho thấy cây dừa sáp trên đất phèn có thể mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng tại địa phương.
Chúng tôi đi giữa những khu chợ bỏ hoang, được đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng để “sờ” được sự lãng phí. Những công trình được ví như "ung nhọt" lãng phí cần điều trị gấp.
Ngành y tế Nghệ An đã vận chuyển các trang thiết bị thiết yếu và thuốc men, tăng cường bác sĩ, lập trạm y tế dã chiến ở vùng tâm lũ, thăm khám bệnh cho người dân xã Mỹ Lý.
Tính đến thời điểm ngày 28/7, hơn 100 trường trên cả nước đã công bố công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển. Trong số này, nhiều trường đã thông báo công cụ quy đổi điểm 2025 để thí sinh tiện theo dõi.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, một cánh tay người từng bị tự chặt vẫn bất hoại. Câu chuyện kỳ lạ ấy gắn với sư Kiệm – vị chân tu đất Hà Tĩnh, người từng âm thầm hiến thân vì đạo. Cánh tay bất hoại ấy, là chứng tích của lòng tin tuyệt đối hay một truyền thuyết huyền bí chưa lời giải?
Một căn nhà trên địa bàn phường Long Bình, TP.HCM bất ngờ bốc cháy khiến 2 người tử vong, hiện cảnh sát đang phong tỏa để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Việc áp dụng "bách phân vị" trong tuyển sinh đại học năm nay đã gây ra không ít lúng túng cho các trường, thí sinh và phụ huynh. Vấn đề đặt ra là liệu phương pháp này có thực sự phù hợp với thực tiễn tuyển sinh của Việt Nam?
Ngôi làng của người Ca Dong ở thôn Nước Vương, xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cũ) nằm bên dải Trường Sơn, xưa là vùng đất xa xôi biệt lập, cuộc sống người dân nghèo nàn, lạc hậu. Còn nay, người dân trong làng đã biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thu sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống và được gọi là “ngôi làng số”.
Đà Nẵng xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành bán dẫn – AI
Chiếc xe máy bị tai nạn nằm giữa đường trên tuyến quốc lộ 1A, lúc sau xe tải chạy đến rồi tông vào chiếc xe máy gặp nạn trước đó và lấn sang phần đường ngược chiều, tiếp tục va chạm với ô tô khiến 1 người chết và 4 người bị thương.
Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế tình trạng ùn tắc và tai nạn trên địa bàn TP.HCM, Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) TP.HCM vừa phát đi thông báo đề nghị các doanh nghiệp vận tải chú trọng công tác kiểm tra phương tiện trước khi lưu thông qua cầu Phú Mỹ – tuyến đường huyết mạch kết nối các cảng biển và cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
Ngày 28/7, Bộ Quốc phòng Campuchia đã cáo buộc lực lượng Thái Lan tiếp tục các cuộc tấn công, đồng thời sử dụng vũ khí hóa học tại nhiều điểm nóng dọc biên giới, bất chấp các cuộc đàm phán ngừng bắn đang chuẩn bị diễn ra tại Malaysia.
Loại thịt này có vị ngọt, tính ẩm, không độc, lành mạnh phổi, có tác dụng làm ôn trung ích khí, bổ tinh tủy giúp bồi bổ cơ thể cho người mắc bệnh lâu ngày.
Chỉ trong vòng một giờ sau khi nhận tin báo, Công an phường Hội An Đông, TP.Đà Nẵng đã phối hợp người dân truy bắt hai thanh niên trộm điện thoại của du khách nước ngoài tại bãi biển Cửa Đại, trong đó một đối tượng vừa mãn hạn tù chưa đầy một năm.
Nông dân xã Trấn Yên (tỉnh Lào Cai) đang đứng trước cơ hội nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế bền vững nhờ việc tham gia mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP.
Trước tình hình cấp bách do mưa lũ trên địa bàn, tỉnh Sơn La đã gửi công văn đề nghị tỉnh Huaphanh (Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) phối hợp tìm kiếm những nạn nhân bị lũ cuốn trôi mất tích trên sông Mã.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) hôm nay 28/7 đã nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ kỷ niệm 25 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Gần 400 vận động viên, 38 đội bóng đến từ các câu lạc bộ bóng chuyền hơi tỉnh Lai Châu đã cống hiến những pha bóng đẹp mắt, những trận đấu đầy kịch tính, làm nức lòng khán giả tại nhà thi đấu Ban Công tác Công đoàn - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lai Châu.
Sáng 28/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm và gặp mặt thân mật cán bộ, chiến sỹ Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân.
Từ 5 giờ đến 21 giờ ngày 28/7, tại Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long (phường Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh) sẽ diễn ra Đại lễ cầu siêu tưởng niệm 39 nạn nhân tử vong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long.