Thấy con càng lớn càng chẳng giống mình, tôi chưa kịp đi xét nghiệm ADN thì vợ đã "đập thẳng" cho tờ kết quả
Khi con trai được 2 tuổi, tôi không thể nhịn được nữa định đưa con đi xét nghiệm ADN.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tối qua (22/7), vở chèo "Mưa đỏ" đã chính thức công diễn tại Nhà hát Lớn Hải Phòng, được truyền hình trực tiếp trên truyền hình Hải Phòng. Đây là vở diễn hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ nhưng cũng là vở diễn nằm trong kế hoạch "sáng đèn" vào hai ngày cuối tuần của Nhà hát TP. Hải Phòng.
Vở "Mua đỏ" lấy bối cảnh là 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị của quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: BTC.
Vở "Mưa đỏ" lấy bối cảnh chính là cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Trong đó, nhân vật chính là Cường – một chàng trai Hải Phòng tuổi đời mới đôi mươi, đang là sinh viên khoa Biên kịch của Trường Nghệ thuật Sân khấu. Cường là con trai duy nhất trong gia đình có bố là liệt sĩ hy sinh thời chống Pháp, mẹ là cán bộ ngoại giao. Như bao chang trai thời chiến, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Cường đã gác bút nghiên lên đường ra mặt trận. Anh được phân công vào chiến trường Quảng Trị. Tại đây, anh cùng đồng đội được giao nhiệm vụ phải bảo vệ cho bằng được thành cổ Quảng Trị, không để cho quân thù cắm cờ lên nóc thành.
Vở kịch đã tái hiện lại một cách khá chân thực không khí đầy ác liệt, bi tráng, oai hùng và những hy sinh quả cảm của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị. Ở đó, bên cạnh sự khốc liệt của chiến tranh còn có những phút giây đầy chất thơ của những người lính trẻ. Ở đó, ước mơ tuổi trẻ vẫn tiếp tục được thắp lên và sự hào hoa của những chàng trai miền Bắc vẫn sáng bừng lên giữa mưa bom bão đạn. Ở đó có tình yêu rất đẹp của chàng trai Hải Phòng với o du kích gốc Bình Trị Thiên. Có cả những bức thư đầy thiết tha và nỗi niềm của người mẹ có con ở phía bên kia chiến tuyến.
NSND Trịnh Thúy Mùi (đứng) trong buổi khởi công dựng vở "Mua đỏ". Ảnh: BTC.
Và trên hết, đọng lại sau tất cả chính là thông điệp về sự phi nghĩa của chiến tranh và nỗi lòng của hai người mẹ có con ở hai bờ chiến tuyến. Phần kết của vở kịch với sự xuất hiện của hai người mẹ đứng trong nghĩa trang liệt sĩ, một tay cầm nhang, một tay nắm chặt lấy nhau đã làm cho bao người xem phải nhòe nước mắt. Mọi hận thù được hóa giải và cùng nhìn về tương lai, đó là điều mà cả đạo diễn lẫn tác giả của vở diễn muốn gửi gắm.
PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với NSND Trịnh Thúy Mùi – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, người đã dàn dựng vở diễn từ kịch bản của nhà văn Chu Lai.
Từ trước đến nay, sân khấu truyền thống như Chèo, Cải lương, Tuồng… ít khi dám dựng các vở chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Chu Lai. Bởi tác phẩm của ông luôn ngồn ngộn chất liệu, quá nhiều chi tiết, thời lượng cũng rất dài. Việc NSND Thúy Mùi dựng "Mưa đỏ" của nhà văn Chu Lai dưới dạng một vở chèo được nhiều người đánh giá là dũng cảm. Chị có nghĩ là mình đã mạo hiểm với chính mình?
- Trước hết, phải nói tác phẩm "Mưa đỏ" của nhà văn Chu Lai là một trong những tác phẩm rất tiêu biểu đề đề tài người lính, chiến tranh cách mạng của anh. Cách đây không lâu, anh Chu Lai có viết kịch bản sân khấu gửi tham gia giải về kịch bản do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, tôi có tò mò đọc. Tôi vốn dĩ rất yêu thích tác phẩm và thần tượng nhà văn Chu Lai nên vẫn thường tìm đọc các tác phẩm của anh. Tôi thấy, ngôn ngữ văn chương trong các tác phẩm của Chu Lai rất đặc biệt. Và khi đọc kịch bản "Mưa đỏ" thì tôi đã yêu thích ngay từ giây phút đầu và có ý nghĩ sẽ dựng kịch bản này thành một vở diễn thật hay.
Một cảnh trong vở "Mưa đỏ". Ảnh: BTC.
Khi biết tôi định dựng "Mưa đỏ" thành vở chèo, anh Chu Lai có chút nghi ngờ và thách đố tôi. Anh không tin là tôi có thể dựng vở này cho sân khấu chèo vì vô cùng khó. Trước đó, vở diễn này cũng đã được dàn dựng trên sân khấu kịch và ê-kíp sáng tạo cũng đã phải đối diện với rất nhiều thử thách. Nhưng tính tôi là càng khó, tôi lại càng quyết tâm làm bằng được. Phen này tôi quyết tâm phải làm cho ra vở này để anh Chu Lai phải rút lại lời thách đố.
Trước khi bắt tay dựng vở này, chúng tôi cũng phải ngồi nói chuyện rất kỹ với anh Chu Lai. Vì kịch bản anh ấy viết rất nhiều chất liệu, nhiều lớp lang nhưng với thời lượng của sân khấu ước lệ như nghệ thuật chèo thì chúng tôi không thể mang lên được hết tất cả. Và chúng tôi đã thuyết phục được anh Chu Lai cho phép lược bỏ một số phần, chỉ lấy những gì tinh túy nhất của kịch bản nhưng vẫn kể được toàn bộ câu chuyện và truyền tải trọn vẹn thông điệp. Anh Chu Lai có giao hẹn với chúng tôi là cắt gọt đoạn nào cũng được nhưng không được phép bỏ đi sự xuất hiện và cuộc đối thoại của hai bà mẹ ở phần cuối. Bởi chính đoạn này mới là chủ đề tư tưởng cốt lõi của cả vở diễn.
Và khi vở diễn hoàn thành, chúng tôi mời anh Chu Lai xuống Hải Phòng xem thì đã vội xin rút lại lời thách đố. Anh phải thừa nhận là chèo có những lợi thế rất riêng khi truyền tải nội tâm mà các loại hình khác không có được. Chèo thông qua những lời ca đã truyển tải được nội tâm nhân vật cực kỳ sâu sắc mà tác giả cũng phải rung lên những nhịp đập rất khó tả.
Với những đạo diễn giỏi nghề thì các vở chèo hiện đại, nhất là về đề tài cách mạng luôn mang đến cho họ rất nhiều cảm hứng nhưng cũng đặt để họ trong khá nhiều thử thách. Khi dàn dựng vở chèo này cho Đoàn chèo Hải Phòng, chị đã gặp những khó khăn gì?
- Trước hết, phải khẳng định luôn là chèo thuận lợi nhất khi làm về các đề tài lịch sử, dân gian… Chèo không có nhiều lợi thế khi thực hiện các vở về đề tài cách mạng. Bởi với dạng đề tài này, khi đưa các yếu tố hiện đại vào không khéo sẽ biến vở diễn thành một tác phẩm kịch hơn là sân khấu chèo. Tuy nhiên, lần này, tôi mạnh dạn dàn dựng "Mưa đỏ" của nhà văn Chu Lai vì tôi rất yêu tác phẩm này. Đây là một trong những tác phẩm viết về người lính, về cách mạng một cách sâu sắc và nhân văn nhất với nhiều chi tiết đắt giá. Thêm một lí do nữa là tôi rất thần tượng nhà văn Chu Lai – một người viết về người lính với góc nhìn rất riêng, ít ai có được.
Cảnh hai bà mẹ có hai con trai ở hai bên chiến tuyến gặp nhau trong nghĩa trang ở cuối vở gây xúc động mạnh mẽ. Ảnh: BTC.
Trong quá trình dựng vở, tôi gặp tương đối nhiều áp lực. Thứ nhất, tác giả và tác phẩm đều nổi tiếng. Kịch "Mưa đỏ" trước đó cũng gặt hái được nhiều thành công. Thứ hai, tác phẩm lấy bối cảnh không gian và thời gian là thời chống Mỹ - một thời kỳ rất gần với chúng ta hôm nay nên ngồn ngộn chất liệu đời sống và việc phải lựa chọn chi tiết nào để tăng phần đắt giá cho vở diễn là cả một vấn đề.
Dẫu vậy, không còn cách nào khác, chúng tôi buộc phải "dĩ bất biến, ứng vạn biến", "có khó ló cái khôn", biến những điều bất lợi thành lợi thế của chèo. Ví dụ, trong tác phẩm này, xuyên suốt màn này qua màn khác là chiến đấu, lúc nào súng đạn cũng đùng đoàng… và chúng tôi biến sự khốc liệt đó thành những chi tiết rất lãng mạn khi thêm vào những làn điệu, bài ca của chèo, của ca Huế. Để từ đó, người ta thấy được, chiến tranh đâu chỉ có sự khốc liệt mà còn có cả sự lãng mạn chủ nghĩa. Nhờ tình yêu, nhờ sự lãng mạn đó mà con người ta có nhiều sức mạnh hơn để vượt qua khó khăn, chiến thắng kẻ thù.
Chia sẻ với Dân Việt, nhà văn Chu Lai cho biết: "Nếu ở kịch nói thì "Mưa đỏ" là sấm chớp vang trời; chèo thì lắng sâu, yên ả nhưng vẫn giữ được hào khí của một thời trận mạc. Tôi thực sự rất hài lòng với phiên bản "Mưa đỏ" của sân khấu chèo.
Nếu xem vở diễn chúng ta sẽ thấy, chỉ miêu tả trận mạc thì trận mạc trong vở này cũng như các trận mạc khác. Nhưng ở "Mưa đỏ", nó có hình tượng hai người mẹ. Hai người mẹ xuất hiện trong nghĩa trang để cùng xóa bỏ thù hận, cái gì qua được thì cho qua. NSND Thúy Mùi đã xử lí đoạn kết này rất khéo léo, tinh tế và xúc động".
Chúng tôi đã cố gắng tạo ra nhiều mảng miếng đan xen. Có những màn thì rất căng thẳng, khốc liệt; có những màn rất mềm mại, lãng mạn; có những màn xúc động ngay từ giây phút đầu. Vẫn biết tác phẩm được làm để tri ân trong dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ nhưng sẽ không mang nặng tỉnh tuyên truyền, hô khẩu hiệu sáo rỗng.
May mắn, Đoàn chèo Hải Phòng có một đội ngũ nghệ sĩ đang ở độ chín của nghề. Các bạn ấy nắm bắt mọi thứ rất nhanh. Gần 30 năm nay, Hải Phòng chưa hề dựng bất kỳ tác phẩm sân khấu truyền thống nào về đề tài về cách mạng, cái này vừa là cái khó (vì không có thói quen) nhưng vừa là cái dễ bởi đó sẽ là "mảnh đất mới" để chúng tôi khai phá. Khi phân vai, chúng tôi lựa chọn, cân nhắc kỹ càng từng người để giao vai và ai cũng hứng khởi, nhiệt huyết khi được giao vai đúng sở trường của mình. Nhờ sự hứng khởi đó mà khi cộng hưởng với kịch bản, đạo diễn, âm nhạc, thiết kế sân khấu… đã tạo nên một sự thăng hoa rất lớn.
Vở diễn này cũng nhận được sự hợp tác rất tâm huyết của nhạc sĩ Đào Tuấn Hải – người đang viết nhạc khỏe nhất làng chèo; nghệ sĩ Minh Thu – người được xem như "tư liệu sống" về chèo giúp phần chuyển thể làn điệu; nghệ sĩ Đạt Tăng – người quá sành sỏi và kinh nghiệm trong thiết kế sân khấu truyền thống.
Vở diễn gây bất ngờ với sự xuất hiện của hai bà mẹ ở phần kết. Cái kết được nhiều người ví như một "chiếc cầu tâm tưởng" xoá bỏ mọi ngăn trở của phía bên này và phía bên kia, xóa bỏ những hận thù do chiến tranh và hướng con người ta đến sự nhân văn cao nhất. Để làm nên cái kết "sáng bừng" này, chị đã tính toán như thế nào?
- Nhà văn Chu Lai là người bước ra từ cuộc chiến, viết nhiều tác phẩm về người lính, về chiến tranh rất chi là trần trụi nhưng cũng đầy sự nhân văn. Trong kịch bản nguyên tác, hình ảnh hai bà mẹ xuất hiện khá nhiều, vừa kết thúc hình ảnh bà mẹ bên này lại chuyển cảnh sang bà mẹ bên kia. Nhưng nếu đưa hết lên như thế thì chèo không thể làm được vì không đủ thời lượng. Và khi quyết định chỉ dựng vở với 6 cảnh, 2 hồi thì chúng tôi tính toán để hai bà mẹ gặp nhau ở phần cuối trong nghĩa trang liệt sĩ là hợp lý nhất. Ngôn ngữ trong kịch bản của Chu Lai thì trau chuốt, kỹ càng, chuẩn chỉnh không cần phải bàn rồi; điều cần bàn là làm sao để cảnh này tạo nên sự xúc động mạnh mẽ nhất.
Cảnh Cường và Quang đấu tranh để cắm cờ lên thành cổ. Ảnh: BTC.
Hai người mẹ đều máu đỏ da vàng, dù ở hai chiến tuyến nhưng không bà mẹ nào mong muốn con mình phải ra trận mạc. Người mẹ ở chiến tuyến bên kia cũng không hề muốn con mình cầm súng bắn vào chính đồng bào mình. Người mẹ bên này cũng không muốn con mình phải bằng mọi giá trở thành người chiến thắng. Và cộng với yêu cầu của anh Chu Lai là không được bỏ đoạn này nên chúng tôi phải tính toán rất kỹ cho tình tiết hai bà mẹ gặp nhau trong nghĩa trang liệt sĩ.
Phải nói rằng, đoạn này trở nên đắt giá là vì ngôn ngữ của anh Chu Lai quá hay. Người mẹ nào cũng yêu con và đứa con nào cũng yêu mẹ của mình. Nhưng… chiến tranh đã tạo nên sự bất hiếu của những đứa con vì nhiệm vụ và lý tưởng mà họ đã không thể báo hiếu cha mẹ mình. Ở phần này, chúng tôi muốn làm nổi bật giá trị của sự hy sinh và làm sâu lắng hơn cái chết của chính nghĩa. Khi xây dựng xong bố cục của vở, chúng tôi thực sự thở phào, nhẹ nhõm lên sàn. Và sau đó lại chạy cật lực 2 tuần để vỡ vở, 1 tuần làm việc liên tục để tập vở.
Các diễn viên được quy tụ từ nhiều nguồn, diễn viên chính là của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa nên phải xếp lịch tập luyện rất linh hoạt. Tôi rất hạnh phúc đó lâu lắm rồi chúng tôi mới làm việc trong không khí say mê như thế. Sự say mê này cộng hưởng từ những bộ phận nhỏ đến những người giữ trọng trách nặng nề nhất. Tôi nghĩ, tác phẩm này nếu được khán giả yêu thích sẽ là cái sự động viên vô cùng to lớn đối với ê-kíp sáng tạo và diễn viên.
Vì sao chị lại quyết định chọn diễn chính là từ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa chứ không phải là diễn viên của Đoàn chèo Hải Phòng?
- Tổng số nghệ sĩ tham gia vở này độ khoảng 60 – 70 diễn viên. Chúng tôi huy động cả bên đoàn cải lương, múa rối, kịch nói của Hải Phòng cùng tham gia. Việc chọn diễn viên Nhất Hóa của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đóng vai Cường – vai chính của vở là vì muốn có một bạn diễn viên mới toanh để tăng thêm sự mới mẻ cho vở. Nhật Hóa là một diễn viên tài năng sinh năm 1990, có gương mặt rất thư sinh, điển trai và ca diễn đều rất tốt. Nữ chính của vở là Thùy Dương thuộc thế hệ 8x của Đoàn chèo Hải Phòng. Cô này cũng rất xinh đẹp và hát rất tốt. Cả hai dù chênh tuổi nhau nhưng có sự phối hợp rất hòa quyện và nhịp nhàng khi diễn chung.
NSND Trịnh Thúy Mùi. Ảnh: TL.
Sau đêm diễn tại Nhà hát Lớn Hải Phòng hôm qua (22/7), ngày 30 và 31/7 tới, chúng tôi sẽ diễn lại "Mưa đỏ" tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Kế hoạch tiếp theo là sẽ mang đi diễn cho công nhân ở các khu công nghiệp và một số chương trình xã hội.
"Nữ hoàng cảnh nóng" Kiều Trinh bức xúc phản hồi tin đồn "mua vai", "chảnh chọe" với nhà sản xuất. Cô khẳng định đã tự lực 22 năm trong nghề với nhiều chấn thương vĩnh viễn trên cơ thể.
Khi con trai được 2 tuổi, tôi không thể nhịn được nữa định đưa con đi xét nghiệm ADN.
Phim điện ảnh "Mưa đỏ" ra mắt trailer “nghẹt thở” trên từng khung hình, hướng đến kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Ngày 18/4, Đại học Harvard đã đệ đơn kiện chính quyền ông Trump nhằm phản đối việc áp đặt các điều kiện liên quan đến quỹ tài trợ liên bang và quyền tự chủ trong quyết định học thuật.
Sau tình huống suýt xảy ra va chạm giao thông trên quốc lộ 1A, tài xế xe khách nhắc nhở thì bị chửi bới. Chưa dừng lại ở đó, chiếc xe khách bị ép vào trước cổng khu công nghiệp ở thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Tại đây, tài xế và phụ xe khách bị một nhóm người hành hung phải nhập viện cấp cứu.
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Theo bảng quy đổi chứng chỉ IELTS, mức yêu cầu tối thiểu là 5.5.
Trong trận tứ kết cuối cùng của Cúp quốc gia trên sân Lạch Tray, Hải Phòng dù là chủ nhà nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước CLB CAHN.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể nông dân thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại.
Thủ tướng vừa họp lần thứ 5 về chủ trương đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại, trong đó quan điểm của Chính phủ đặt ra là không làm phức tạp vấn đề; không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Người dân Thủ đô truyền tai nhau về cây hoa bún nở rộ ở làng Đình Thôn (Mỹ Đình) mà ít ai biết, ở quận Hà Đông cũng có một cây hoa bún đang bung nở ngợp trời tại chùa Hà Trì.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
Ngày 21/4, Hội Nông dân huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức cấp phát 2.000 cây giống bưởi da xanh cho hội viên nông dân tại xã Việt Tiến.
Phụ nữ ở vùng nông thôn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã mạnh dạn tiếp cận những lợi ích của nền tảng mạng xã hội như TikTok, Zalo, Facebook…để giới thiệu sản phẩm, đặc sản cơ sở kinh doanh. Mô hình này tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo...
Sáp nhập tỉnh An Giang, Kiên Giang, tỉnh mới dự kiến mang tên Kiên Giang sẽ là vùng đất vô số đặc sản, với không gian rộng, có sông to, biển rộng, có núi đá hồ lớn, có rừng ngập mặn...yếu tố tạo nên phong cách ẩm thực dân gian. Dưới đây là top 7 đặc sản Kiên Giang sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh An Giang.
Những biến động vĩ mô mang tính chu kỳ đều gây ra ảnh hưởng nhưng cũng là phép thử cho năng lực thích ứng và sức bền của doanh nghiệp.
Liên quan vụ lật xe chở 20 học sinh tại xã Bình Giáo, huyện Chư Prông (Gia Lai) sáng 22/4, lực lượng CSGT đã tiến hành đo nồng độ cồn tài xế Phan Đình Dư tại bệnh viện.
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Dương. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền tại Vĩ tuyến 17, nhưng các bên tham gia Hội nghị khẳng định rõ: ranh giới này chỉ mang tính chất quân sự tạm thời, tuyệt đối không được xem là biên giới chính trị hay lãnh thổ quốc gia.
Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn TP.HCM đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể, bao gồm khơi dậy động lực tự thân của mỗi người trong học tập, rèn luyện kỹ năng số và tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển công nghệ và chuyển đổi số.
Tuy mới 21 tuổi nhưng tiền vệ Trần Nam Hải của SLNA đã gây ấn tượng nhờ sở hữu chiều cao 1m82 cùng kinh nghiệm thi đấu khá dày dạn so với các đồng nghiệp cùng trang lứa.
Đà Nẵng chốt phương án đặt tên 18 phường xã sau sáp nhập, nhiều tên gọi hợp lòng dân, thông tin vừa được công bố sau phiên họp Ban chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng vừa kết thúc.
Thịt heo chỉ cần thay đổi cách chế biến, bạn đã có một món ăn ngon cực hao cơm được nhiều người yêu thích. Hãy thử nhé!
TAND tỉnh Bình Thuận vừa mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phạm Hàn Châu 14 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 22/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường tuyên truyền chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
“A Minecraft Movie” bị mất ngôi vương phòng vé sau 3 tuần công chiếu. Dù vậy, đây vẫn là một trong những tác phẩm ăn khách nhất hiện tại, vững chắc với danh hiệu bộ phim Hollywood có doanh thu cao nhất năm 2025.
Khởi phát những triệu chứng tưởng chừng đơn giản giống cảm cúm thông thường như sốt cao, đau họng, ho khan, mệt mỏi, nữ sinh 22 tuổi sau đó rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng, suýt mất mạng.
Chiều 21/4, đoàn đại biểu LĐBĐ Hàn Quốc và Hiệp hội Bóng đá Sinh viên Hàn Quốc do ông Park Hang-seo – Phó chủ tịch LĐBĐ Hàn Quốc và ông Park Han Dong – Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Sinh viên Hàn Quốc dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo LĐBĐ Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, Mỹ, EU, Nga, Canada và Thái Lan là 5 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tại Lễ khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX năm 2024.
Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink bất ngờ tuyên bố từ chức giữa lúc chính quyền Trump có nhiều nỗ lực chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine. Bà Brink dường như là người đứng giữa hai làn đạn, khi vừa không được lòng ông Zelensky vừa bất đồng với ông Trump.
Năm 2025, Agribank xác định mục tiêu đổi mới sáng tạo, tăng tốc, đột phá, tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, tăng trưởng an toàn, hiệu quả, đóng góp thiết thực cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Công ty Điện lực Huế (PC Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực hiện đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm 2025.