Bên cạnh nguyên liệu phong phú, cách chế biến tỉ mỉ, sức hấp dẫn của ẩm thực Việt còn đến từ loại gia vị đặc biệt không thể thiếu làm nên sự hòa quyện của món ăn cũng như mang lại hương vị đặc trưng đậm đà rất Việt.
Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh sống động, hòa quyện giữa hương vị tươi ngon cùng câu chuyện văn hóa phong phú của từng vùng miền.
Mỗi miền đất Việt Nam đều tự hào mang đến những món ăn độc đáo, từ hương vị cay nồng đặc trưng của ẩm thực miền Trung đến sự tươi mát, thanh nhẹ của món ăn miền Bắc và đậm đà của đặc sản miền Nam.
Đơn cử, món phở trứ danh đất Bắc với nước dùng đậm đà cùng hương thơm của quế, hồi, gừng nướng quyện vào từng sợi phở tạo nên hương vị tinh tế khó cưỡng. Đến dải đất miền Trung, thực khách khó lòng quên được mâm bánh bèo, nậm, lọc xứ Huế với từng chiếc bánh nhỏ nhắn nhân tôm đỏ cùng lớp mỡ hành bắt mắt, lớp bánh mềm dẻo quyện hòa vị mặn ngọt của chấy tôm.
Còn cơm tấm miền Nam lại "gây thương nhớ" bằng miếng sườn nướng thơm phức, kết hợp nước mắm chua ngọt, bì và chả trứng béo bùi, tất cả hòa quyện thành bản giao hưởng hương vị hấp dẫn.
Thế nhưng, nước dùng phở dẫu hoàn hảo đến mấy cũng sẽ thiếu đi phần trọn vẹn nếu thiếu một chút nước mắm nêm ở bước cuối làm dậy vị. Mâm bánh Huế sẽ trở nên nhạt nhẽo nếu thiếu chén nước chấm đậm đà, cân bằng vị giác. Cơm tấm dẫu đầy đủ "topping" cũng chẳng đủ sức giữ chân thực khách nếu thiếu chén nước chấm sánh kẹo thơm ngon.
Nước mắm không phải là tâm điểm trong từng món ăn nhưng lại đóng vai trò mạnh mẽ, làm cầu nối tinh tế giữa các nguyên liệu, tôn vinh giá trị của từng nguyên liệu đơn lẻ để mang đến trải nghiệm ẩm thực sâu sắc và đáng nhớ cho người thưởng thức.
Không khó hiểu khi nước mắm là thành phần thiết yếu trong hầu hết các món ăn Việt Nam. Loại gia vị đặc biệt này ra đời từ sự sáng tạo của người dân sống ven đường bờ biển dài hơn 3.260 km. Từ Hải Phòng, Quảng Ninh đến Quy Nhơn, Phan Thiết, mỗi địa phương đều sở hữu bí quyết chế biến nước mắm độc đáo, tạo nên những hương vị đặc trưng không thể nhầm lẫn.
Tại Phú Quốc, nước mắm được làm theo bí quyết trăm năm của ngư dân, qua quy trình ủ chượp trong thùng gỗ, tạo ra hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.
Là đơn vị sở hữu hệ thống nhà thùng quy mô lớn tại Phú Quốc, Masan không chỉ chú trọng gìn giữ cách làm cổ truyền trăm năm mà còn đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất. Với diện tích khoảng 22.000 m2 và gần 500 thùng gỗ chứa được đến 10.000 tấn cá, nhà thùng thể hiện rõ sự đầu tư nghiêm túc và chất lượng trong từng sản phẩm nước mắm.
Các nhà thùng quy mô lớn tuân thủ nguyên tắc chú trọng từng nguyên liệu và chi tiết trong quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt. Cá cơm được tuyển chọn kỹ lưỡng theo hàng chục tiêu chí về độ tươi, độ khô và tỷ lệ cá tạp, kết hợp muối hạt từ Bà Rịa - Vũng Tàu và nước tinh khiết từ mạch ngầm trên đảo.
Tại Phú Quốc, ngư dân khéo léo trộn cá cơm với muối tinh theo tỷ lệ 3 cá 1 muối ngay trên thuyền để bảo toàn độ tươi và sau đó là quá trình ủ diễn ra liên tục trong 12 tháng trong thùng gỗ để cho ra những giọt cốt mắm thơm ngon nhất.
Cốt mắm tiếp tục được xử lý và đóng chai theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP), tạo ra những chai nước mắm đậm đà với vị ngọt hậu của cá tươi, mùi thơm quyến rũ và sắc nâu cánh gián hấp dẫn.
Sự kết hợp khéo léo giữa nước mắm và đặc sản địa phương đã nâng tầm giá trị của những món ăn, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người thưởng thức.
Cách làm này không chỉ thúc đẩy hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững, mà còn giúp quảng bá rộng rãi đặc sản vùng miền, góp phần đưa sản phẩm địa phương vươn ra thị trường lớn hơn. Đây cũng là nền tảng để xây dựng những mô hình sản xuất bền vững, tạo cơ hội phát triển cho ngành nông nghiệp, đặc biệt tại các vùng có các sản phẩm đặc sản quý hiếm.
Tháng 7/2023, nhãn hàng Nam Ngư của Masan Consumer đã ký kết với UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và bà con nông dân để cung ứng dài hạn tỏi Lý Sơn để chế biến Nam Ngư Ớt Tỏi Lý Sơn. Thỏa thuận này bảo đảm đầu ra cho sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.
Tại lễ hội Mùa thu Hà Nội 2024, 63 món gỏi đặc sắc từ khắp các vùng miền Việt Nam đã được trưng bày trên mô hình chai nước mắm Nam Ngư Ớt Tỏi Lý Sơn dài 6,5 mét. Sự kiện này, với sự tham gia của 20 nghệ nhân và đầu bếp chuyên nghiệp, đã thiết lập kỷ lục về số lượng món gỏi nộm.
Cam kết quảng bá mạnh mẽ đặc sản vùng miền là nỗ lực mà Masan Consumer theo đuổi. Không chỉ có tỏi, thương hiệu còn ra kế hoạch đồng hành cùng bà con nông dân trong việc phát triển sản phẩm gắn liền đặc sản địa phương như gừng, ớt, tiêu, hành, nghệ.
Thông qua chiến lược "Make Vietnamese Foods - Global Foods," Masan không chỉ nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm, mà còn đưa ẩm thực Việt Nam đến với thị trường quốc tế, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho bà con nông dân.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Trước thông tin mạng xã hội lan truyền một cơn bão mạnh (gió mạnh cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khẳng định, thông tin này có cơ sở khoa học.
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Động Tiên Cá (xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư-một trong các thành phố trẻ nhất Việt Nam), được đánh giá là hang đá vôi xuyên thủy đẹp như phim tại tỉnh Ninh Bình khiến giới trẻ “sốt rần rần” tìm về check-in. Đặc biệt, nơi đây còn xuất hiện hai loài cá quý gồm cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường ăn thịt rất thơm ngon.
TP.Hải Phòng, tỉnh Hải Dương đã chính thức công bố phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; tên gọi. Theo đề án này, sau sáp nhập, thành phố mới Hải Phòng dự kiến có 114 xã, phường, trong đó có 2 đặc khu.
Về với những vùng quê nông thôn mới Hà Nam, ấn tượng đầu tiên mà nhiều người dễ dàng bắt gặp, đó chính là những con đường hoa trải rộng, sạch đẹp được tô điểm bởi những khóm hoa đủ loại đua nhau khoe sắc.
Việc trồng sầu riêng cho thu hoạch quanh năm từng được coi là điều không tưởng trong nông nghiệp, do loại cây này vốn chỉ ra trái theo mùa. Tuy nhiên, một nông dân ở Đắk Nông đã thành công trong việc tạo ra vườn sầu riêng cho trái quanh năm.
Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ xa xưa đã nổi tiếng với làng khoa bảng. Xã còn được biết đến là quê hương của bà chúa thơ Nôm, chỉ rộng hơn 4,2km2 nhưng có đến 8 di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến thời điểm này xã Quỳnh Đôi cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Sau sáp nhập 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, làng nghề đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), hiện có gần 100 doanh nghiệp, hơn 500 hộ và tổ hợp tác sản xuất chế tác đá mỹ nghệ. Đây là làng nghề có lịch sử lâu đời, nổi tiếng khắp cả nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận.
Ông Nguyễn Văn Nhỏ, tỷ phú Bà Rịa-Vũng Tàu ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một nông dân đánh bắt hải sản xa bờ, doanh thu 18 tỷ/năm.Ông là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển.
Huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Nghệ An sẽ giữ lại tên gọi 2 địa danh nổi tiếng gồm Kim Liên và Cửa Lò. Phương án dự kiến trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An thống nhất giữ tên xã Kim Liên và đặt lại tên Cửa Lò.
Sau gần 50 năm khai thác, hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh đang được nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng. Dự án nhằm cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 16.500 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.500 dân trong khu vực.
Nhiều ngư dân ở Quảng Bình đã kéo tới trụ sở VNPT tại tỉnh này để đòi quyền lợi về việc các tàu cá mất kết nối giám sát hành trình dẫn đến không nộp được hồ sơ nhận chi phí nhiên liệu.
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hải Dương năm 2025, sau sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Hải Dương còn 64 đơn vị hành chính cấp xã. Các xã, phường mới chủ yếu dự kiến được đặt tên mới theo tên đơn vị hành chính cấp huyện cũ và thêm số thứ tự.
Du khách tham gia tour du lịch này được xe bò chở đi dạo đường làng vùng nông thôn mới, được leo núi ngắm hoa rừng, chinh phục những đồi cát, tắm biển, ăn đùi cừu nướng, tối ngủ trong những ngôi nhà làm bằng đất sét và sáng sớm nghe gà rừng gáy bên tai...
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích rừng trồng lớn nhất cả nước, với trên 235.000 ha các loại cây thông, keo, bạch đàn… Với nắng nóng bất thường của thời tiết, sự khô hạn trong nhiều tháng gần đây, nguy cơ cháy rừng đang ở mức cao. Trước thực tế đó, tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra những giải pháp kịp thời.
Anh Phạm Văn Điều ở ấp 3, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một "tay thiện xạ" trong nghề nuôi chim cu gáy. Không gian xung quanh nhà như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người.