Con trai Quang Hải tỏa sáng, chủ nhà TP.HCM vẫn ôm hận ở giải U21 Quốc gia 2025
Con trai cựu tiền đạo Nguyễn Quang Hải tỏa sáng với bàn thắng đẹp mắt vào lưới U21 SLNA, nhưng chủ nhà U21 TP.HCM vẫn thất bại ở trận ra quân giải U21 Quốc gia 2025.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thời gian qua, thực trạng biến đổi khí hậu đã tác động sâu đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, Đồng Tháp đã xây dựng, ban hành nhiều chương trình, kế hoạch giúp nông dân sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, sinh kế mùa lũ được xem là mô hình hiệu quả, mở ra hướng canh tác mới cho nông dân vào mùa nước nổi.
Ai từng lớn lên ở vùng quê Đồng Tháp Mười nói chung, Đồng Tháp nói riêng, chắc hẳn đều không quên được ký ức về mùa nước nổi mênh mông mang phù sa, tôm cá về nuôi sống người dân.
Tuy nhiên, những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường khiến mùa nước nổi không còn tràn đồng như trước. Lũ nhỏ, phù sa ít làm cho việc sản xuất nông nghiệp của nông dân không còn thuận lợi như trước, sinh kế mùa lũ của người dân gặp nhiều khó khăn.
Chính từ thực tế này, với những định hướng của ngành nông nghiệp, người dân dần thay đổi phương thức sản xuất để phù hợp với hoàn cảnh mới...
Mô hình sinh kế mùa lũ của anh Nguyễn Văn Vương (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) mang lại lợi ích kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường
Theo anh Nguyễn Văn Vương - ấp Phú Thọ B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp), quê anh mỗi năm chỉ sản xuất 2 vụ lúa nên vào mùa nước nổi, anh cùng những người dân trong vùng thường giăng câu lưới bắt cá đồng, hái bông điên điển, bông súng để kiếm thêm thu nhập.
Tuy nhiên, quy luật tự nhiên đó gần như thay đổi, những năm gần đây, mùa nước nổi nước lũ về ít, việc kiếm thêm thu nhập từ mùa lũ không còn, ngay cả sản xuất nông nghiệp cũng gặp khó khăn.
“Năm 2018 nước lũ thấp, để có phù sa cho ruộng lúa, chính quyền địa phương thực hiện phương án chờ lũ về mở miệng cống giữ nước để lấy phù sa cho đất. Trước sự thay đổi này, địa phương vận động nông dân thực hiện mô hình sinh kế mùa lũ. Nhận thấy mô hình phù hợp với bối cảnh hiện nay nên tôi đồng ý, bắt tay vào thực hiện”.
Theo đó, ngoài 1ha diện tích đất nhà, anh Vương rủ thêm anh em trong gia đình có diện tích đất liền kề khoảng 10ha để thực hiện lên đê bao lửng quanh diện tích lúa và đào 2 ao trữ cá đồng. Phía trên ao, anh xây thêm chuồng nuôi vịt.
Đến mùa nước, anh Vương để đất trống để thu hút cá đồng vào, kết hợp trồng thêm điên điển, bông súng bán để có thêm thu nhập trong mùa nước. Theo tính toán của anh Vương, mô hình trồng lúa 2 vụ - thủy sản (nuôi cá đồng)- chăn nuôi vịt mang lại tổng thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha/năm.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, mô hình này còn góp phần bảo vệ môi trường nhờ việc giảm từ 3-5 lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa. Theo anh Vương, dù kế hoạch dự án chỉ hỗ trợ đến năm 2022, nhưng anh vẫn tiếp tục thực hiện mô hình cá-lúa-vịt này bởi tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện môi trường hiện nay.
Không chỉ thay đổi tư duy, cách làm, người nông dân Đồng Tháp nhận ra rằng, để nâng cao thu nhập, bên cạnh việc đa dạng mô hình sản xuất, cần đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nông nghiệp, đất sản xuất màu mỡ nhưng với diện tích 10ha, canh tác lúa 2 vụ/năm chưa mang lại thu nhập như mong đợi, sau nhiều lần trăn trở, năm 2018 được huyện hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười (ICRSL), anh Nguyễn Văn Kiểm ở xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự mạnh dạn động viên gia đình, anh em cùng nhau tham gia mô hình sinh kế mùa lũ 2 lúa – 1 cá (sản xuất lúa theo hướng an toàn và nuôi, trữ cá đồng tự nhiên).
Mô hình cá-lúa-vịt vừa tạo thu nhập, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất cho nhiều hộ nông dân tỉnh Đồng Tháp.
Với việc chuyển đổi theo hình thức sản xuất này, mỗi năm, gia đình anh Kiểm có thu nhập từ mô hình lúa - cá là 837 triệu đồng/10ha/năm, cao hơn so với cách làm truyền thống trước đây là 525 triệu đồng.
Đặc biệt, nhờ nuôi cá đồng trên ruộng lúa nên giảm được lượng phân bón, thuốc trừ sâu, một số loại dịch hại gây bệnh như rầy giảm rõ rệt (khoảng 30%).
Nuôi cá đồng trong ruộng lúa, mô hình cá-lúa cũng là “bí quyết” để hạt gạo ngon, chất lượng, an toàn và được công ty bao tiêu với giá cao hơn thị trường 2.000đ/kg. Chính từ lợi thế gạo sạch này, năm 2021, anh Kiểm mạnh dạn xây dựng thương hiệu, cho ra mắt sản phẩm Gạo an toàn Huỳnh Kiểm.
Sản phẩm của anh đạt giải Nhất cuộc thi gạo ngon Đồng Tháp lần thứ II năm 2021. Anh Kiểm cho biết, thời gian tới, anh sẽ mở rộng thêm diện tích trồng lúa theo mô hình này, tiếp tục giảm lượng phân, thuốc để hướng đến sản xuất lúa hữu cơ.
Minh chứng từ thực tế, dự án mô hình sinh kế mùa lũ mang đến cho cộng đồng địa phương cơ hội thử nghiệm các mô hình khác nhau, giải pháp thay thế cho trồng lúa thâm canh nhưng vẫn đem lại lợi nhuận.
Theo ông Võ Thành Ngoan - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Tiểu dự án ICRSL, Dự án thí điểm mô hình sinh kế mùa nước nổi tại Đồng Tháp ngoài giá trị kinh tế còn giúp bảo vệ môi trường. Các mô hình đều đơn giản, phù hợp với lao động nông thôn, thích ứng tốt hơn với điều kiện nước lũ thất thường, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giá trị cảnh quan sinh thái.
Ông Võ Thành Ngoan chia sẻ, điểm nhấn của dự án đó là hướng nông dân dần sản xuất theo hướng an toàn, có truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị của hạt gạo, phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay.
Đáng phấn khởi là hiện nay nông dân thực hiện mô hình từng bước thay đổi tư duy sản xuất, chủ động xây dựng thương hiệu gạo riêng, tăng thu nhập đáng kể từ việc sản xuất theo hướng đa dạng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo kế hoạch, mô hình lúa-cá sẽ thực hiện đến năm 2022, tuy nhiên sau giai đoạn này, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục duy trì, khuyến khích nông dân sản xuất theo định hướng này.
Đồng thời, ngành nông nghiệp còn thực hiện các giải pháp công trình nạo vét các tuyến kênh trục chính để tăng khả năng dẫn lũ và thoát lũ, nạo vét kênh kết hợp lên đê bao, xây dựng cống, trạm bơm điện.
Cùng với đó là thực hiện các giải pháp phi công trình nhằm tuyên truyền dự án đến người dân, tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường nông thôn, nghiên cứu và thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi mới đáp ứng yêu cầu dự án...
Tiểu dự án ICRSL được tỉnh triển khai từ năm 2018 tại huyện Hồng Ngự, huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình và TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) với việc canh tác lúa và nuôi thủy sản hoặc trồng hoa màu, trồng cây thủy sinh, từ đó giảm được diện tích lúa 3 vụ. Theo tính toán, hầu hết các mô hình đều có tổng lợi nhuận tăng hơn so với ngoài mô hình từ 15,4 - 52,2 triệu đồng. Riêng mô hình 2 lúa-vịt-cá có lợi nhuận cao nhất với tổng lợi nhuận đạt 100 triệu đồng/ha/năm, tăng hơn 52,2 triệu đồng so với ngoài mô hình. Cùng với đó, một số mô hình đang bắt đầu liên kết tiêu thụ lúa an toàn với doanh nghiệp.
Thông tin mới nhất về bão số 3 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chỉ trong 3 tiếng vừa qua, bão số 3 WIPHA đã mạnh thêm 1 cấp, đạt cường độ cấp 10, giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/giờ.
Con trai cựu tiền đạo Nguyễn Quang Hải tỏa sáng với bàn thắng đẹp mắt vào lưới U21 SLNA, nhưng chủ nhà U21 TP.HCM vẫn thất bại ở trận ra quân giải U21 Quốc gia 2025.
Tốt nghiệp đại học, Gen Z đi làm văn phòng với thu nhập phổ thông nhưng giá nhà Hà Nội ngày càng "trên trời". Vay mua nhà thì ngại nợ nần, không vay thì giấc mơ an cư lỡ dở...
Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận ra quân ở bảng B, Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, HLV Kim Sang-sik bày tỏ sự hài lòng về màn trình diễn của các học trò cũng như kết quả mà đội tuyển U23 Việt Nam đã giành được.
Tổng thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine (NSDC) Rustem Umerov đã đề xuất tổ chức một vòng đàm phán mới với Nga vào tuần tới - theo tuyên bố của Tổng thống Volodymyr Zelensky. Một nguồn tin trong phái đoàn đàm phán của Nga xác nhận họ đã nhận được đề xuất này.
Cơn mưa lớn ngày 5/7 chỉ kéo dài chưa đầy 10 phút nhưng khiến khu vực đường Huỳnh Ngọc Huệ – Trần Xuân Lê, TP.Đà Nẵng ngập sâu đến 60cm gây bức xúc cho người dân. Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết đã có phương án cải tạo hệ thống thoát nước quanh sân bay nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng cục bộ.
Ngày 19/7, Tàu 711 (Hải đoàn 129 Hải quân) đã hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển 2 ngư dân bị bệnh nặng trên biển từ đảo Nam Yết (đặc khu Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) về bờ an toàn, bàn giao cho gia đình tiếp tục điều trị bệnh.
Truy nã phạm nhân nguy hiểm trốn khỏi trại giam; lời khai đối tượng bắn người đàn ông đang nhậu tử vong; công an truy tìm cô gái liên quan vụ lừa đảo đáo hạn ngân hàng gần 30 tỷ đồng... là những tin nóng 24 giờ qua.
Tại xã Tân Điền, tỉnh Đồng Tháp mới (trước đây là xã Tân Điền và xã Bình Ân của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cũ), ông nông dân Nguyễn Văn Nhiều, tỷ phú nông dân kết hợp giữa trồng lúa và trồng màu trên diện tích 2,8ha, thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Sau khi sáp nhập 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, một "siêu tỉnh" mới mang tên Ninh Bình đã chính thức ra đời, tạo nên một không gian phát triển đầy tiềm năng và bứt phá. Không chỉ gây ấn tượng về quy mô diện tích và dân số, Ninh Bình mới còn khẳng định vị thế dẫn đầu trong cả nước với gần 1.000 sản phẩm OCOP chất lượng cao, hứa hẹn vươn tầm khu vực và quốc tế.
20 ngày sau sáp nhập tỉnh Phú Yên, Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk thông tin đang phối hợp các cơ quan chức năng và đơn vị khoa học, triển khai những bước kiểm tra cần thiết để định vị những “vùng an toàn” trong canh tác và thu hoạch của vụ mùa sầu riêng 2025.
Hà Nội chính thức công bố lệnh cấm xe máy xăng lưu thông trong khu vực Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026, quyết định này nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, thúc đẩy giao thông xanh, cũng từ đó mà thị trường giao dịch xe máy cũ “đóng băng”.
Vụ cháy rừng ở TP.Huế đã khiến khoảng 9 ha rừng bị thiệt hại. Đã có gần 400 người thuộc các lực lượng được huy động tham gia dập lửa.
Vinhomes chuẩn bị đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng làm hạ tầng khu công nghiệp Tân Trào tại Hải Phòng từ đầu năm 2026. Giai đoạn 1 dự án có quy mô hơn 226 ha, nằm trong khu kinh tế ven biển.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 830km về phía Đông.
Xã Kim Bôi, tỉnh Phú Thọ mới (trước sáp nhập 3 tỉnh, huyện Kim Bôi thuộc tỉnh Hòa Bình cũ) được hình thành trên cơ sở sáp nhập thị trấn Bo, xã Kim Bôi, xã Vĩnh Đồng. Kim Bôi nổi bật với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, văn hóa người Mường đặc sắc, nguồn nước khoáng quý – được ví như “vàng trắng” có giá trị về sức khỏe...
Tại UBND phường An Khánh của TPHCM mới (sau sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TPHCM cũ) người dân đến làm thủ tục hành chính cảm thấy khá thú vị khi có robot hỗ trợ như phát số thứ tự tự động, tư vấn quy trình bằng giọng nói hoặc màn hình cảm ứng, đặc biệt hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Tình trạng nông dân trồng thanh long của tỉnh Lâm Đồng mới (chủ yếu là địa bàn trồng thanh long của tỉnh Bình Thuận cũ) thường xuyên bị trộm dây, trộm bóng đèn đang diễn ra phổ biến. Để đối phó, nhiều hộ dân trồng thanh long tại xã Hàm Kiệm, tỉnh Lâm Đồng mới đã thuê dịch vụ camera giám sát để bảo vệ tài sản.
Về U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau mới (sau sáp nhập tỉnh Bạc Liêu) thời điểm này, du khách không chỉ được ngắm hoa tràm nở trắng xoá, thoang thoảng hương thơm, mà còn được trải nghiệm mùa nước nổi dưới tán rừng với nhiều hoạt động thú vị như: đặt lọp, đặt lờ bắt cá, rắn, rùa; đặt trúm bắt lươn; hái bông súng; check-in làng rừng...
Đừng bao giờ quên dạy con điều rất đơn giản này!
Tối 19/7, Bộ VHTTDL gửi công điện yêu cầu tập trung ứng phó với cơn bão số 3 tới các Sở VHTTDL tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và miền Trung.
Tin bão mới nhất, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 22 giờ, vị trí tâm bão số 3 WIPHA ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 116,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 14.
Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh sẵn sàng tiếp nhận các nạn nhân và tập trung tối đa nhân lực, chuyên môn để điều trị kịp thời cho những nạn nhân của vụ tai nạn lật tàu trên vịnh Hạ Long.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hệ thống siêu dông vùng nhiệt đới đã khiến mưa dông, lốc xoáy trên diện rộng ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có tỉnh Quảng Ninh khiến một tàu du lịch đang di chuyển trên vịnh Hạ Long bị lật.
Khang Hi là thời kỳ thịnh trị của nhà Thanh, chỉ số sinh kế của người dân rất mạnh. Đi theo đó là bộ máy chính quyền với phần lớn quan lại chính trực, điều này khiến vua Khang Hi rất vui mừng. Tuy nhiên, trong đó vẫn có một số kẻ cuồng thác lợi dụng sơ hở của triều đình, tham ô chuộc lợi và Cát Lễ là một trong số đó.
Người sinh vào 5 ngày Âm lịch này gặp nhiều may mắn trong cuộc đời. Đa phần họ có sự nghiệp thành công và gia đình hạnh phúc.
Nhạc Lão Tam biệt hiệu Hung Thần Ác Sát còn được gọi là Nam Hải Ngạc Thần. Y là nhân vật thú vị bậc nhất nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, y được mô tả có mấy cái ria mép trông đểu đểu và đầu óc hơi có vấn đề...
Trong một sự việc hiếm hoi chưa từng có, một chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Nga nhào lộn trên không khi đánh chặn một máy bay không người lái (UAV) thù địch trên bầu trời thủ đô Moscow vào tối 18/7. Vụ việc đánh dấu lần đầu tiên một máy bay chiến đấu thực hiện không chiến ngay trên không phận Moscow kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra.
Trước nguy cơ mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện số 5 nhằm chủ động ứng phó. Đặc biệt, đối với vùng miền núi, người dân cần chủ động rà soát, kiểm tra xung quanh nơi ở để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, nguy hiểm để chủ động sơ tán.
Bão số 3, chưa vào nhưng chiều tối ngày 19/7, Thanh Hóa đã xuất hiện mưa to gió lớn, khiến nhiều cây xanh đổ gãy, lốc mái…
Nhằm ứng phó với bão số 3 (bão WIPHA), Chủ tịch UBND 126 xã, phường trên địa bàn Hà Nội được yêu cầu rà chỉ đạo, soát kỹ các khu dân cư, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, ngập sâu, lũ quét, lũ ống; chủ động xây dựng và triển khai phương án di dời người dân khỏi các vùng nguy hiểm.