Hà Nội chuẩn bị có thêm khu đô thị 143 ha gần cầu Thượng Cát
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Thượng Cát, tỷ lệ 1/500.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vườn quốc gia Tà Đùng được thành lập theo Quyết định 185/QĐ-TTg, ngày 08/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thành Vườn quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông.
Nằm trên địa giới hành chính của xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Vườn quốc gia Tà Đùng có tổng diện tích tự nhiên là khoảng 21.000ha, có tỷ lệ che phủ tới 85% diện tích vùng lõi.
Khu vực này có thảm thực vật rừng rộng lớn với sự đa dạng của các hệ sinh thái và sinh cảnh phù hợp cho sự cư trú, sinh trưởng, phát triển của khu hệ động vật phong phú.
Theo kết quả điều tra, Vườn quốc gia Tà Đùng có 1.406 loài thực vật bậc cao (trong đó có 89 loài có nguy cơ tuyệt chủng), có 69 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 27 loài có tên trong Danh mục đỏ IUCN.
Hệ động vật hoang dã ở VQG Tà Đùng có 574 loài thuộc 38 bộ, 124 họ. Trong đó, có 37 loài động vật hoang dã thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ, 34 loài động vật hoang dã có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007)...
Nằm trên khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, Tà Đùng được xác định là địa điểm bảo tồn quan trọng thuộc khu vực bảo tồn cảnh quan lưu vực sông Đồng Nai, khu vực bảo tồn cảnh quan Nam Trường Sơn và là một phần của khu vực chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt – một trong bốn vùng chim đặc hữu của Việt Nam và một trong 222 vùng chim đặc hữu trên toàn thế giới.
Những năm qua, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của VQG Tà Đùng bám sát địa bàn, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, động vật hoang dã. Nhờ vậy, trên lâm phần quản lý, hầu như ít xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Việc bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học được VQG Tà Đùng tiến hành dưới nhiều hình thức như: giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên...
Bên cạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng tập trung, để huy động sức dân tham gia phối hợp quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho bà con, cộng đồng các dân tộc thiểu số sống gần rừng, giai đoạn 2017 – 2020, VQG Tà Đùng đã tổ chức thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hơn 200 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số với diện tích hơn 6.000ha.
Trong giai đoạn này, VQG Tà Đùng đã chi trả tiền nhận khoán bảo vệ rừng gần 22 tỷ đồng (bao gồm cả tiền dịch vụ môi trường rừng và ngân sách nhà nước hỗ trợ). Mức chi trả hàng năm cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng 20-25 triệu đồng/hộ/năm.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, VQG Tà Đùng tiếp tục thực hiện khoán bảo vệ rừng cho 153 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đệm với tổng diện tích hơn 3.000 ha, ước kinh phí chi trả trên 16 tỷ đồng.
Trước đó, thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012 chủa Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020, VQG Tà Đùng đã hỗ trợ cho gần 90 lượt vùng đệm (18 vùng đệm/năm) để thực hiện các công trình công cộng như: Cổng chào, nhà văn hòa, đường giao thông,… góp phần phát triển vùng đệm VQG. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các chương trình này gần 3,6 tỷ đồng.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, Ban quản lý VQG Tà Đùng đã triển khai hỗ trợ cộng đồng cho 26 thôn, bon thuộc 5 xã nằm trên địa bàn vùng đệm của đơn vị thuộc địa giới hành chính 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng.
Có 26 thôn, bon thuộc các xã Đắk Som, Đắk R’Măng (Đắk Nông) và xã Phi Liêng, Đạ K’Nàng, Đinh Trang Thượng (Lâm Đồng) được hỗ trợ kinh phí hỗ trợ cho cộng đồng vùng đệm theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023.
Theo Ban Quản lý VQG Tà Đùng, rừng, đất rừng đơn vị được giao quản lý nằm trải dài trên địa giới hành chính ở 7 xã, thuộc 2 tỉnh Đắk Nông, tỉnh Lâm Đồng.
Trên lâm phần đơn vị được giao quản lý có địa hình phức tạp, người dân có lịch sử canh tác từ lâu đời.
Việc thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ cho cộng đồng vùng đệm được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân sống gần rừng, đáp ứng nguyện vọng thực tế của địa phương, góp phần giảm áp lực lên tài nguyên rừng, đất rừng VQG Tà Đùng.
Thông qua hỗ trợ phát triển kinh tế, việc triển khai chính sách hỗ trợ và phát triển vùng đệm nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia của người dân vùng đệm vào nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Trong đó, hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư vùng đệm nâng cao năng lực phát triển sản xuất, bao gồm: khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ; hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn, bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).
Ban Quản lý VQG Tà Đùng đã tham gia họp các thôn, bon để hướng dẫn các nội dung được hỗ trợ và các nội và thực hiện các cam kết bảo vệ rừng.
Đại diện các thôn, bon đã ký cam kết bảo vệ rừng, trong đó, cam kết thực hiện đúng quy định Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật Hình sự; Luật Đa dạng Sinh học; Luật Lâm nghiệp; một số Nghị định của Chính phủ về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ động vật hoang dã.
Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Tà Đùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Nguyên nhân là do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, chia cắt, dân di cư ngoài quy hoạch diễn biến phức tạp có nguy cơ tác động đến công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học bất cứ lúc nào.
Mặt khác, hiện nay vẫn còn một bộ phận người dân có lịch sử canh tác lâu đời đang sinh sống trong vùng lõi rất khó quản lý, có nguy cơ tác động đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ việc săn bắn, khai thác các sản vật rừng.
Để nâng cao hiệu quả phương án khoán bảo vệ rừng, Ban Quản lý VQG Tà Đùng đang tiếp tục đổi mới cách thức huy động sự tham gia, cách thức tuần tra có hiệu quả của lực lượng nhận khoán...
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trình độ của lực lượng nhận khoán thông qua các lớp đào tạo, tập huấn; Thường xuyên đôn đốc các tổ, hộ nhận khoán tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng của Vườn quốc gia Tà Đùng.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 21/7, tâm bão ở trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 275km về phía Đông.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Thượng Cát, tỷ lệ 1/500.
Hà Nội ghi nhận hàng chục nghìn căn hộ mới trong quý 2 và dự báo bùng nổ đến 2027, trái ngược với TP. HCM khi nguồn cung èo uột và chỉ đạt 24% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
Em Trần Ngọc Vân Anh, cựu học sinh lớp 12E, chuyên tiếng Trung, Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ được 2 trường top đầu cấp học bổng mời du học Trung Quốc.
Với trường hợp không xác định giá mua và chi phí liên quan, người sở hữu bất động sản trong thời gian càng dài sẽ càng được giảm thuế thu nhập từ chuyển nhượng.
Ngay sau khi nói lời chia tay Becamex TP.HCM, trung vệ Janclesio Almeida Santos đã nhanh chóng đạt được thoả thuận gia nhập CLB Ninh Bình. Cầu thủ cao 1m96 người Brazil này chính là ngoại binh thứ 4 mà đội bóng cố đô Hoa Lư đã chiêu mộ thành công.
Tác giả Đặng Cương Lăng gửi tới cuộc thi "Việt Nam trong tôi" bài thơ giàu cảm xúc về những ký ức hào hùng của đất nước.
Nuôi vịt bầu bản địa, người dân xã Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai mới (trước kia, Lâm Thượng là xã thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ) đã biến vịt bầu thành một thương hiệu OCOP 3 sao, mở ra hướng làm giàu bền vững từ nuôi con đặc sản.
Chia sẻ với báo chí về cơn bão số 3 Wipha, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng 9h đến 15h hôm nay 22/7, bão số 3 WIPHA sẽ đổ bộ vào khu vực đất liền nước ta, trọng tâm là nam Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa.
Vòng đàm phán hòa bình trực tiếp tiếp theo giữa Nga và Ukraine sẽ diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 23/7, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky thông báo trong một tuyên bố video trên Telegram vào thứ Hai.
Trùm giang hồ Vy "ngộ" bị khởi tố về tội đưa hối lộ để "chạy án"; công an giải cứu cô gái bị đối tượng xăm trổ khống chế giữa đêm; vận chuyển thuê 2 bánh heroin để lấy 5 triệu tiền công... là những tin nóng 24 giờ qua.
Khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm về chính sách đãi ngộ với “tổng công trình sư” không chỉ là thông điệp đãi ngộ nhân tài, mà còn là lời hiệu triệu cải cách thể chế và thủ tục hành chính để Việt Nam không đứng ngoài cuộc đua toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.
Cháu M., 10 tuổi, nạn nhân may mắn thoát nạn trong vụ lật tàu Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang được Bệnh viện Nhi Trung ương chăm sóc, theo dõi tâm lý đặc biệt. Bé M. hiện chưa biết biết mẹ và em gái đã qua đời, bố đang còn mất tích sau vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long.
Ngày 18/7, Đoàn công tác của Thường trực HĐND Thành phố Hồ Chí Minh do ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với HĐND, UBND xã Long Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh. Xã Long Sơn trước sáp nhập tỉnh thuộc TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hơn 20 năm hoạt động, Bảo tàng Bình Phước (cũ), nay là Không gian trưng bày văn hóa Bình Phước, thuộc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai mới đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm cổ vật, hiện vật cổ, tư liệu, hình ảnh; kiểm kê, bảo quản và trưng bày tuyên truyền.
Hơn 1 năm qua, trên sông Tiền, tại khu vực bờ kè An Thạnh, phường Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện đàn cá tự nhiên với rất nhiều loài cá nước ngọt.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 4 giờ ngày 22/7, bão số 3 chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 70km, cách Hưng Yên 80km, bão vẫn duy trì cấp 10, giật cấp 13.
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông cũ (sau sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông nay là Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng) phối hợp với Công ty TNHH Bayer Việt Nam triển khai mô hình trồng sầu riêng chất lượng cao, quy mô lớn tại các xã thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông cũ (nay thuộc tỉnh Lâm Đồng mới).
Cách dạy dỗ của bố theo tôi suốt cuộc đời.
Ngày 21/7, trường Tiểu học Nguyễn Huệ - 117 Quang Trung – Hồng Bàng – TP Hải Phòng sẵn sàng đón người dân tránh trú bão số 3 ( Wipha ).
Từ khoảng 22h30 tối nay, tại Hà Nội đã có gió rất mạnh, rít liên hồi. Người dân ở các chung cư cao tầng bật dậy chằng chống, gia cố thêm nhà cửa. Các chuyên gia nhận định rằng, do có nhiều nhà cao tầng, tại Hà Nội, hiệu ứng tăng tốc gió khi luồng gió lùa qua các khu vực có thể khiến thực tế gió mạnh hơn nhiều so với ghi nhận tại trạm quan trắc.
Lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà hậu Lê sát hại nên Nguyễn Hoàng đã cho người tìm đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin lời khuyên. Trạng Trình đã nhìn hòn non bộ và ngâm rằng: Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân.
Theo thông tin độc giả phản ánh, chiều tối 21/7, khu tòa nhà chung cư GHOMES Hạ Long trên địa bàn phường Hà Lầm (Quảng Ninh) xuất hiện tình trạng trông giữ xe trái phép và thu phí giữ xe qua đêm 500.000 đồng/xe.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khi chỉ còn cách Quảng Ninh khoảng 80km thì bão số 3 đột nhiên tăng cấp.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 22h tối nay, bão số 3 đang ở cách Quảng Ninh khoảng 80km về phía đông nam, cách Hải Phòng khoảng 180km về phía đông, cách Hưng Yên khoảng 190km, cách Ninh Bình khoảng 220km về phía đông đông bắc.
Câu chuyện về nước Cổ Thục không chỉ là sử ký địa phương mà còn là mắt xích quan trọng trong tiến trình hình thành các nhà nước cổ đại trên lưu vực sông Trường Giang, và đặc biệt, là tiền đề về mặt địa – chính trị cho sự ra đời của Thục Hán do Lưu Bị dựng nên hơn 500 năm sau.
Những người sinh ngày Âm lịch dưới đây luôn toát ra khí chất cao quý, có mục tiêu phấn đấu và thành công đến với họ chỉ là vấn đề thời gian.
Chiều ngày 21/7, khi bão số 3 (Wipha) đang rục rịch đổ bộ vào đất liền, người dân nuôi ong tại Ninh Bình khẩn trương di chuyển hàng trăm thùng ong đến nơi an toàn, chạy đua với thời gian để tránh những thiệt hại nặng nề do cơn bão có thể gây ra.
Do ảnh hưởng của bão số 3, ngay trong đêm 21/7, lực lượng chức năng của phường Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã xuống các thôn, tổ dân phố tuyên truyền, vận động di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Sáng 21/7, Công an xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi bên lề đường do người dân phát hiện, trình báo.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhà máy nước tại thôn An Thạch, xã Tân Minh (xã Kiến Thiết cũ), TP.Hải Phòng thông báo tạm dừng việc cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn.