Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ nhiệm UBTP Quốc hội: Làm thế nào để "không muốn, không thể, không dám, không cần" tham nhũng?
Với mong muốn tìm hiểu tận gốc của vấn đề vì sao số tội phạm tham nhũng ngày càng gia tăng, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó lường, chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.
Thưa ông, ông có thể lý giải vì sao mà con số tội phạm tham nhũng ngày càng gia tăng, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó lường? Trong 6 tháng đầu năm 2023, cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 270 tổ chức Đảng, gần 10.000 đảng viên, trong đó có gần 4000 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...
- Chúng ta đừng nhìn vào số liệu khi thấy số vụ tham nhũng bị phát hiện, xử lý tăng lên thì cho rằng tình hình tham nhũng ngày càng trầm trọng hơn trước. Nếu đánh giá như vậy sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả trong công tác PCTN, các địa phương sẽ xử lý ít đi để chứng tỏ địa phương đó ít có tham nhũng. Hiện nay, không phải địa phương nào ít phát hiện tham nhũng, xử lý ít các vụ việc thì chúng ta đánh giá là công tác PCTN ở đó tốt đâu; mà phải thấy rằng, có thể tham nhũng còn nhiều nhưng do không kiểm tra nên ít phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế. Còn hiện nay, khi tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý không có vùng cấm, không có ngoại lệthì số lượng vụ việc bị phát hiện, xử lý tăng lên là đương nhiên.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội trả lời phỏng vấn phóng viên Báo điện tử Dân Việt.
Nhìn vào cục diện, tổng thể để thấy rằng khi xử lý quyết liệtthì nhiều kẻ tham nhũng hoặc có ý định tham nhũng đều thấy sợ, thấy chùn bước. Thế nên tác động của việc xử lý quyết liệt, của công tác tuyên truyền lan toả rất mạnh. Đến nay, nhiều cán bộ công chức rất ý thức được trách nhiệm, làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ. Và người nào vi phạm thì như Tổng Bí thư đã nói "ai trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa".
Theo ông, các biện pháp phòng, chống tham nhũng những năm gần đây đã thực sự được đẩy mạnh chưa và đã điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tiễn?
- Công tác PCTN ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện ngày càng nhiều giải pháp, từ phòng ngừa đến xử lý, với sự vào cuộc rất tích cực của cả hệ thống chính trị, từ việc ban hành các văn bản để thể chế hoá các chủ trương chính sách của Đảng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa cũng như xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh công tác truy tố, điều tra, xét xử, thi hành án…
Để chống hoàn toàn được tham nhũng không phải một sớm một chiều mà làm được. Chúng ta phải có lộ trình, có thời gian nhất định, phải hoàn thiện được 3 mục tiêu trong PCTN là "không thể, không dám, không muốn" tham nhũng.
Muốn vậy, thể chế pháp luật phải hoàn thiện, chặt chẽ, không có kẽ hở để "không thể" lợi dụng kẽ hở mà tham nhũng. Phải xử lý rất nghiêm minh để người ta "không dám". Ngoài việc bị xử lý hình sự thì tài sản tham nhũng phải được thu hồi. Để người ta "không muốn" tham nhũng, phải đảm bảo cho cán bộ công chức có đủ điều kiện, mức lương cần thiết để duy trì cuộc sống. Phải hoàn thiện được đồng đều cả 3 vấn đề này.
Còn trong việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng thì sao, thưa ông?
- Trước đây có tình trạng "trên nóng dưới lạnh", chỉ xử lý cán bộ cấp cao trên Trung ương và cán bộ tham nhũng vặt ở cấp xã, còn cán bộ cấp giữa, cấp trung rất ít. Thời gian qua chúng ta xử lý quyết liệt, từ cấp to đến cấp nhỏ, trong nội bộ các địa phương, ở các cấp huyện, cấp tỉnh cũng đã bị xử rất nhiều. Chúng ta đã xử lý không loại trừ ai, không chỉ những vụ tham nhũng xảy ra hiện nay mà cả các vụ cách đây nhiều năm, như vụ ở Lào Cai xảy ra cách đây cả chục năm nhưng vẫn bị xử lý. Chúng ta không chỉ xử lý những vụ tham nhũng lớn như Việt Á hay Chuyến bay giải cứu mà cả vụ việc nhỏ nhưng có tính chất hệ thống, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Ví dụ vụ đăng kiểm, mỗi lần đăng kiểm người ta chỉ tham nhũng một vài trăm nghìn nhưng nó mang tính chất hệ thống.
Chúng ta không chỉ xử lý cán bộ công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tham nhũng, mà xử lý cả người làm công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng mà có hành vi tham nhũng. Có đoàn thanh tra có thanh tra viên có hành vi tham nhũng đã bị bắt giữ và xử lý. Như vụ ở Lâm Đồng mới đây đã xử lý người liên quan trong đoàn thanh tra, trong đó có cán bộ thanh tra nhà nước, cả cán bộ thanh tra địa phương.
Nhưng có một số ý kiến của các Đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày càng tăng, nhiều quan chức "dám" tham nhũng do phần nào thể chế và luật pháp chưa đủ nghiêm minh, vẫn còn lỏng lẻo, nhiều kẽ hở. Ông đánh giá thế nào về những ý kiến này?
- Phải thừa nhận hệ thống pháp luật vẫn còn có sự chưa đồng bộ, thống nhất, vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập. Nếu một quy định có thể làm thế này cũng được, làm thế kia cũng được thì người ta rất dễ lợi dụng. Vẫn còn hạn chế trong việc tuân thủ các quy trình thủ tục, xây dựng văn bản pháp luật. Để xây dựng một văn bản chặt chẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục, từ việc lấy ý kiến, đánh giá tác động... thì chúng ta làm chưa hết, dẫn đến sơ hở, đem lại lợi ích không chính đáng cho một nhóm người nhất định. Và người ta lợi dụng những văn bản đó để tham nhũng tiêu cực. Ví dụ, trong văn bản quy phạm pháp luật nếu có nhiều quy trình thủ tục hành chính không cần thiết, hoặc nếu có quá nhiều thủ tục hành chính phức tạp sẽ gây khó và đương nhiên người dân phải mất tiền, hoặc phải tiếp cận với cán bộ công chức mới làm được việc.
Điều tiếp theo là khi văn bản đó ban hành ra rồi thì phải tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, mặc dù chúng ta đã có Luật PCTN rồi nhưng khi tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập.
Công khai minh bạch các hoạt động của các cơ quan nhà nước là một yêu cầu rất quan trọng của Luật PCTN để chống tham nhũng, như công khai quy trình thủ tục, công khai những quy hoạch cán bộ, các quy hoạch đất đai, các loại thông tin để người dân được biết và qua đó người dân giám sát, thì trong nhiều trường hợp, nhất là ở các cấp địa phương, việc công khai còn có nhiều hạn chế. Nhiều nơi người dân không được biết, chỉ một nhóm nhỏ biết với nhau.
Về định mức tiêu chuẩn trong các lĩnh vực, trong các công việc cũng có những tiêu chuẩn, định mức không phù hợp với tình hình thực tế nhưng chậm được sửa đổi. Điều đó dẫn đến tiêu cực, hoặc dẫn đến việc cán bộ công chức sợ sai không dám làm, hoặc làm cản trở việc thực hiện nhiệm vụ, hoặc nếu làm thì lại vướng vào tình thế trái pháp luật.
Rồi các quy tắc ứng xử trong các cơ quan phải được ban hành nhưng nhiều nơi vẫn ban hành chậm. Việc kiểm soát xung đột lợi ích khi chúng ta thực hiện cũng chưa tốt. Cần phải xem có việc cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì có mâu thuẫn gì với lợi ích cá nhân của người đó không. Ông giao việc hoặc ký hợp đồng của cơ quan mình với người nhà, anh em thì đương nhiên sẽ dẫn đến xung đột về mặt lợi ích, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích cá nhân. Những trường hợp xung đột lợi ích đó cần phải được kiểm soát. Tuy nhiên, việc người đứng đầu bố trí người nhà vào làm các vị trí chủ chốt, quan trọng ở trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DNNN vẫn còn diễn ra…
Việc thanh toán không dùng tiền mặt chúng ta đã có nhiều tiến bộ nhưng xã hội này vẫn là xã hội tiêu tiền mặt là chủ yếu. Tiêu tiền không phải qua tài khoản ngân hàng cũng sẽ có khó khăn trong công tác phòng ngừa tham nhũng.
Ông có cho rằng, một trong những nguyên nhân chưa làm tốt công tác PCTN là do vấn đề kê khai tài sản thu nhập không?
- Kê khai tài sản thu nhập là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng rất quan trọng. Vừa qua chúng ta đã sửa đổi Luật tham nhũng, có nhiều quy định mới, tiến bộ và rất có hiệu quả trong việc kiểm soát tài sản thu nhập. Nhưng vì mới triển khai nên chỉ mới đạt được kết quả bước đầu. Và qua kiểm tra, cũng phát hiện một số trường hợp vi phạm, nhưng chủ yếu mới ở mức phát hiện vi phạm về trình tự thủ tục, về hình thức. Mới đây nhất, chúng ta phát hiện nhiều trường hợp kê khai không trung thực và đã xử lý rất nghiêm khắc, kể cả đối với người vi phạm là cán bộ cao cấp, là Uỷ viên trung ương Đảng… Nhưng việc phát hiện vi phạm trong nhiều trường hợp vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế. Dân phản ánh có nhiều quan chức có nhiều tài sản, ôtô, biệt phủ, ăn tiêu rất xa hoa nhưng kê khai tài sản không đầy đủ.
Đây chắc chắn là vấn đề chúng ta sẽ phải tiếp tục hoàn thiện. Trong kê khai tài sản hiện nay đã có những quy định về công khai, cán bộ công chức phải công khai ở cơ quan làm việc, ai cũng xem được. Tất nhiên việc công khai có hai mặt. Nước ngoài cũng có công khai, nhưng chỉ công khai với một số đối tượng như Nghị sĩ, Tổng thống, Thủ tướng..., chứ không công khai bắt buộc đối với tất cả cán bộ công chức.
Tất nhiên cái chính là phải có công tác kiểm tra. Hiện nay chúng ta đã kiểm tra mang tính chất thường xuyên, đột xuất và theo tỉ lệ. Các đối tượng là lãnh đạo cũng đều phải tham gia bốc thăm để kiểm tra theo xác suất. Nếu kê khai không đúng, kiểm tra phát hiện sẽ bị xử lý ngay. Thêm nữa, cơ quan kiểm tra có quyền yêu cầu tất cả các cơ quan hữu quan cung cấp thông tin, qua đó sẽ nắm được việc anh có tài sản gì...
Chúng ta đã làm tốt công tác truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, phức tạp, để đảm bảo không bỏ lọt tội phạm chưa? Ông đánh giá thế nào về công tác thu hồi tài sản bịthất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng kinh tế?
- Hiện nay, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, phức tạp về cơ bản được tiến hành rất tốt, bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, công tác này cũng còn những điểm bất cập, nhiều trường hợp phát hiện, khởi tố nhưng bị can bỏ trốn, không tìm được, như vụ Mobiphone, AIC... Rồi cũng có đối tượng khởi tố xong thì bị tạm đình chỉ điều tra vì không chứng minh được hành vi tội phạm.
Trong đấu tranh chống tham nhũng, bên cạnh việc xử lý người có hành vi tham nhũng, chúng ta phải thu hồi được tài sản tham nhũng mới là thành công. Gần đây chúng ta đẩy mạnh được công tác này và đạt nhiều kết quả như: thu hồi ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm tra; nếu phát hiện hành vi vi phạm thì yêu cầu trả lại tài sản ngay. Khi điều tra, truy tố, xét xử, đã tiến hành kê biên phong toả ngay, không để đối tượng phạm tội kịp tẩu tán. Nếu trước đây phải đợi đến khi có bản án mới thu hồi tài sản tham nhũng dẫn đến tài sản bị tẩu tán hết, chỉ bắt được tội phạm và xử lý, thì thời gian gần đây những hạn chế này đã giải quyết được rất nhiều. Vừa qua rất nhiều vụ việc thu hồi ngay được từ giai đoạn điều tra, thanh tra, ví dụ như vụ AVG, Tân Hoàng Minh...
Trong vụ án Chuyến bay giải cứu vừa qua, các bị cáo tham nhũng với số tiền cực lớn, chỉ cần trả lại 3/4 là thoát án tử hình. Thực chất thì số tiền đó có được gọi là "khắc phục hậu quả" hay không, khi đó chính là số tiền bị cáo đã tham nhũng? Và với việc thoát án tử hình, ông có lo ngại là tội phạm tham nhũng sẽ "không chùn tay"?
- Đối với tội phạm tham nhũng, tử hình tội phạm mà chúng ta không thu hồi được tài sản cho Nhà nước thì vẫn thất bại. Vậy lựa chọn giữa tử hình tội phạm hay thu hồi tài sản cho Nhà nước, sẽ lựa chọn cái gì? Những người làm luật đã cân nhắc tính toán, lựa chọn phương án gần như cao nhất, khắc nghiệt nhất đó là án tù chung thân và thu hồi được tài sản cho Nhà nước.
Tôi nghĩ, tù chung thân là một mức hình phạt rất nặng, đủ sức răn đe. Có ai dám đi tham nhũng mà biết trước chắc chắn là mình sẽ bị tù chung thân không? Tôi nghĩ chắc là không. Thế nên không thể nói là vì hình phạt không đủ sức răn đe mà dẫn đến tội phạm tham nhũng càng tăng.
Tôi lấy ví dụ, đối với tội phạm ma tuý thì hình phạt của chúng ta rất nghiêm khắc và đã có rất nhiều án tử hình đối với người phạm tội về ma túy nhưng tội phạm về ma túy vẫn gia tăng, kẻ phạm tội vẫn không sợ vì lợi nhuận thu được do buôn bán ma túy là quá lớn. Đối với tội phạm tham nhũng cũng vậy, không thể cứ tăng tử hình là được, mà chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề khác như về văn hoá, kinh tế, xã hội, công ăn việc làm...
Theo ông, người dân đã thực sự được tham gia vào công cuộc phòng chống tham nhũng chưa? Làm thế nào để bảo đảm quyền giám sát thực sự của người dân thông qua Quốc hội và các tổ chức trong hệthống chính trị?
- Phải khẳng định rằng hiện nay chúng ta đã có nhiều giải pháp khuyến khích người dân tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng. Ngay trong Hiến pháp đã khẳng định công dân có quyền tham gia vào công việc của nhà nước, nhân dân có quyền giám sát các hoạt động của nhà nước. Tiếp đó, trong Luật PCTN cũng quy định rất rõ vấn đề này, bên cạnh đó, trong rất nhiều các văn bản pháp luật như: Luật tiếp cận thông tin; Luật báo chí; Luật về mặt trận Tổ quốc Việt Nam... đều nói rõ đến những quyền của công dân trong tố cáo, phản ánh các hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên cũng phải thấy, để tạo điều kiện thực sự, để nhân dân có thể tham gia giám sát có hiệu quả thì những biện pháp phòng ngừa tham nhũng phải triển khai thực hiện rất đầy đủ. Công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan, tổ chức là một điều kiện để nhân dân có thể giám sát. Hay việc bảo vệ người tố cáo phải đi vào thực chất, không chỉ là các quy định về bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, bảo vệ tinh thần, danh dự, bảo vệ vị trí việc làm mà còn bảo đảm trên thực tế, tránh việc trả thù, trù dập đối với những người tố cáo tham nhũng.
Mặt khác cũng phải chống những người lợi dụng quyền công dân, lợi dụng việc tham gia phòng chống tham nhũng, tố cáo tham nhũng để chống chính quyền, vu khống người khác, để thực hiện những mục đích khác vì lợi ích cá nhân.
Chúng ta cần phải có những biện pháp quyết liệt nào để ngăn chặn lợi ích nhóm ngay từ khi xây dựng luật và các văn bản pháp quy?
- Trong tất cả các quy trình thực hiện các công việc của nhà nước, không có quy trình nào chặt chẽ, phức tạp như quy trình xây dựng pháp luật. Từ việc xây dựng chương trình, soạn thảo, thẩm định, lấy ý kiến, đánh giá, thẩm tra, xem xét thông qua. Quy trình này rất chặt chẽ, nhiều công đoạn và rất nhiều chủ thể tham gia. Cho nên về cơ bản, nếu thực hiện đúng, tốt quy trình đó thì đã loại bỏ được những vấn đề đó rồi.
Tuy nhiên trên thực tế, do chúng ta thực hiện một số quy định còn chưa nghiêm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác kiểm tra của Đảng đối với vấn đề này chưa thực sự sâu sắc, dẫn đến có thể còn trường hợp phát sinh lợi ích nhóm, tiêu cực trong nội dung của văn bản quy phạm pháp luật. Ở đây cần phải làm rõ lợi ích nhóm này là lợi ích nhóm tiêu cực của một nhóm người, mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; loại lợi ích này khác với loại lợi ích của một nhóm người nhưng là loại lợi ích tích cực. Ví dụ, mang lại lợi ích cho một nhóm người khuyết tật, hay mang lại lợi ích cho người nghèo, dân tộc thiểu số tuy nó là lợi ích của một nhóm người nhưng nó không phải là lợi ích nhóm tiêu cực, lợi ích không chính đáng. Và lợi ích này được Nhà nước bảo vệ, không mâu thuẫn với lợi ích Quốc gia, dân tộc.
Ở đây chúng ta chỉ nói đến việc chống lại lợi ích nhóm tiêu cực. Nếu trong văn bản pháp luật, người soạn thảo vì động cơ vụ lợi, cố tình đưa các quy định mang lại lợi ích cho một số người nhưng lợi ích đó lại mâu thuẫn với lợi ích của Quốc gia, dân tộc thì đó là biểu hiện của việc cài cắm lợi ích nhóm trong văn bản. Có những văn bản quy phạm pháp luật, đáng lẽ phải quy định, phải cấm cái này cái kia nhưng người làm luật không đưa vào, thì đấy cũng là biểu hiện của việc cài cắm lợi ích nhóm. Có thể việc chậm sửa đổi văn bản, trì hoãn việc sửa đổi văn bản cũng là lợi ích nhóm. Ví dụ, văn bản đó có lợi cho một nhóm người, cho một ngành sản xuất một lĩnh vực nào đó, chúng ta thấy cần phải sớm sửa đổi, nhưng người thực hiện lại chậm sửa đổi, hay lẽ ra văn bản đó phải bị huỷ bỏ nhưng lại không huỷ bỏ ngay, để thực hiện thêm một vài tháng nữa cũng là mang lại lợi ích nhóm. Những chuyện đó có thể xảy ra trên thực tế.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do có lúc chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc tuân thủ nghiêm túc các quy trình, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, việc tổng kết, đánh giá tác động của văn bản còn thực hiện hình thức, việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, của các đối tượng chịu sự tác động của văn bản chưa được quan tâm đúng mức; công tác thẩm định, thẩm tra trong một số trường hợp chất lượng còn hạn chế…
Vì vậy, chúng ta phải nâng cao hơn trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra công tác xây dựng pháp luật, thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục trong xây dựng pháp luật. Phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định, thẩm tra để qua đó phát hiện, chỉ ra những vấn đề, nội dung trong văn bản có thể có lợi ích nhóm. Nếu làm đầy đủ tất cả các bước đó chặt chẽ, mang tính chất công khai thì mới kiểm soát được lợi ích nhóm trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quan sát của ông, với việc thành lập các Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực cấp tỉnh thì còn có tình trạng bao che, nể nang, né tránh ở một số địa phương, cơ quan và đơn vị không?
- Hơn một năm nay chúng ta đã thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng cấp tỉnh. Các Ban Chỉ đạo này tiếp tục là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực đã góp phần rất tích cực vào công tác PCTN ở cấp độ địa phương. Mới chỉ có một năm thôi, các Ban Chỉ đạo đã phát hiện hàng trăm vụ việc và chuyển cho cơ quan điều tra địa phương để xử lý. Đối với những vụ án tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng ở cấp địa phương, những vụ án mà được dư luận địa phương quan tâm thì Ban chỉ đạo này đã tích cực chỉ đạo để giải quyết nhanh, giải quyết kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Có sợ rằng Ban chỉ đạo này mang tính chất bảo vệ nội bộ lẫn nhau hay không thì chúng ta còn có Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực nữa giám sát xuống. Tuy nhiên, để khắc phục triệt để tình trạng bao che, nể nang thì cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của các cơ quan dân cử, sự giám sát của Nhân dân, của báo chí và cần có cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực thi quyền lực.
Có thểthấy, từ khi có sự vào cuộc của các cơ quan bên Đảng thì công tác kiểm tra, giám sát làm rất tốt. Trước đây rất nhiều tội phạm, hoặc các hành vi phạm tội chúng ta không xử lý được bằng luật pháp nhưng khi áp dụng bằng công tác thanh tra, kiểm tra của Đảng, chúng ta từng bước từ xử lý từ bên Đảng rồi xử lý bên chính quyền tương đương. Ông đánh giá thế nào về vai
Tại tâm lũ, xã Mỹ Lý, Nghệ An nơi có 201 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập và 187 căn nhà bị hư hại. Bản làng từng rất trù phú giờ xác xơ, người dân trắng tay chỉ sau một cơn lũ. Kể với phóng viên Dân Việt, mắt ai nấy đều đỏ hoe.
Nhiều năm nay sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét luôn ở trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Nước tại các sông đều đen kịt, dòng chảy không được lưu thông, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt; Paqueta sắp được xóa tội cá cược; Barca nhảy vào cuộc đua giành Konate; Isak từ chối lời đề nghị “khủng” từ Al-Hilal; bạn gái Haaland được tặng túi xách 330.000 bảng.
“Cái đêm hôm ấy... đêm gì?” của Phùng Gia Lộc là tiếng kêu từ thẳm sâu làng quê Việt, phơi bày nỗi đau người nông dân giữa bóng tối cơ chế cũ – một tác phẩm khiến cả xã hội phải giật mình nhìn lại,” nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.
“Không nơi nào còn an toàn ở Ukraine”, Đại diện Liên Hợp Quốc (LHQ) báo động trước Hội đồng Bảo an, khi số dân thường thương vong tăng kỷ lục và hệ thống viện trợ nhân đạo đối mặt nguy cơ sụp đổ.
Ngày 26/7, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đến chuyến thăm và làm việc tại xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên. Đây là một trong những xã vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Suối khoáng Chánh Thắng ở xã Cát Tiến, tỉnh Gia Lai mới (trước sáp nhập thuộc xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cũ), cách trung tâm xã Cát Tiến hơn 10 km, ẩn mình giữa những cánh rừng, triền núi nối tiếp nhau trên dãy núi Bà, mời gọi những ai yêu thích thiên nhiên tìm về.
Từ ngày 21-25/7, rất nhiều biển số "ngũ quý", "sảnh tiến", "thần tài", "lộc phát" được đưa lên sàn đấu giá, trong đó có 12 biển số ô tô trúng giá tiền tỷ.
Bị phát hiện bán dâm tại cơ sở massage trong khách sạn Grand Vista, nữ nhân viên 30 tuổi khai mỗi tháng thu nhập 150-200 triệu đồng và chọn công việc này vì "không còn niềm tin vào đàn ông".
Sáng ngày 26/7, tại Quốc lộ N2, xã Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp mới, sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang), Bộ Xây dựng phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, giai đoạn 1.
Nhiều doanh nghiệp vận tải bày tỏ sự ủng hộ đối với việc CSGT tổng kiểm tra, xử lý phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm trên toàn quốc. Họ cho rằng việc này sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ các đơn vị làm ăn thiếu chuyên nghiệp, thường xuyên vi phạm quy định…
Sáng 25/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh-Nguyễn Văn Út chủ trì hội nghị tại trụ sở UBND tỉnh (cơ sở 2) để nghe các sở, ngành báo cáo tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (cũ).
Năm 2024 Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cũ (trước sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng) nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thông qua mô hình, dự án "Nuôi thủy sản trên ruộng lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm".
Fitch Ratings đã đưa ra cảnh báo về những tác động tiêu cực tiềm tàng đối với đánh giá tín nhiệm của ngành ngân hàng Việt Nam nếu gỡ bỏ "room" tín dụng. Theo chuyên gia, lo ngại này xuất phát từ nguy cơ tăng trưởng tín dụng quá nóng trong bối cảnh bộ đệm vốn của các ngân hàng vẫn còn hạn chế.
Mong mỏi con khỏe mạnh, tăng cân, mẹ của A. liên tục bồi bổ cho con bằng đủ loại thuốc, từ loại kê đơn, không kê đơn đến thực phẩm chức năng dẫn tới cô bị hỏng hết chức năng thận. Ở tuổi 18, cô gái trẻ phải sống nhờ máy chạy thận.
Dù từng nắm thế thượng phong trên bầu trời tiền tuyến nhờ các loại UAV đa dạng và sáng tạo, Ukraine hiện đang đánh mất lợi thế này vào tay Nga – một diễn biến có thể làm thay đổi cục diện toàn bộ cuộc chiến, theo tạp chí Foreign Policy.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, xử lý về kinh doanh và điều kiện kinh doanh đối với tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu xe chở khách biển kiểm soát 43F-007.76.
Mặc dù Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương nhằm hiện thực hóa giấc mơ có nhà cho người lao động có thu nhập thấp, nhưng đến giờ giấc mơ có được một căn nhà ở xã hội vẫn khá xa vời với nhiều người.
Vũ Xuân Bình (tức rapper Bình "Gold") thuê taxi từ khu đô thị Ciputra rồi bất ngờ quàng kẹp tay qua cổ tài xế, đe dọa cướp xe và tài sản khi đang di chuyển trên đường vành đai 3, Hà Nội. Đối tượng bị bắt sau chưa đầy 1 giờ gây án, đối tượng còn dương tính với ma túy.
Tại vùng chè xã La Bằng (tỉnh Thái Nguyên) nhiều nông dân nỗ lực nâng cao giá trị loại cây trồng truyền thống này bằng những phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp mang lại hiệu quả rõ rệt là việc sử dụng phân bón hữu cơ đặc biệt, được ủ từ trứng gà.
Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi (thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng thành phố Đà Nẵng) vừa ghi nhận sự xuất hiện thêm một cá thể voi con thông qua hệ thống bẫy ảnh được lắp đặt trong lâm phận quản lý.
Trước tình trạng lợn chết do dịch bệnh bị vứt bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm và nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã khẩn trương vào cuộc kiểm tra, thu gom và tiêu hủy đúng quy định.
Chiều 26/7, ĐT cầu mây nữ Regu thua người Thái ở chung kết. Tuy nhiên cầu mây Việt Nam còn cơ hội vô địch khi góp mặt ở 2 trận chung kết vào ngày 27/7.
Nhà ở xã hội luôn là "hàng hot" tại các đô thị lớn với tình trạng khan cung kéo dài. Việc Bộ Chính trị yêu cầu mở rộng diện được mua, thuê nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ gỡ “nút thắt” về đối tượng thụ hưởng, song cũng đặt ra thách thức trong quản lý và bảo đảm đúng mục tiêu an sinh.
Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế Lê Ngọc Thành (36 tuổi, trú tại Thanh Hóa) sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vào sáng ngày 25/7 ở phường Sông Trí (Hà Tĩnh), khiến 10 người tử vong và 15 người bị thương.