Đưa mẹ chồng 100 triệu để chữa bệnh, bà nói cảm ơn mà tôi sợ cuộc hôn nhân của mình kết thúc | Đời sống - Giải trí
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày nay, thương hiệu “Phở bò Nam Định” đã đi muôn nơi, có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế, mang lại đời sống kinh tế khá giả cho những người biết phát huy lợi thế của quê hương Nam Định.
Thôn Vân Cù phần lớn đều là người họ Cồ, nơi đây có nghề làm bánh phở tươi truyền thống lâu đời mà người làng cũng không nhớ có từ khi nào.
Theo lời kể của các cụ cao niên trong thôn về nguồn gốc ra đời của bánh phở tươi là xưa kia người dân trong thôn thường làm bánh đa gạo (bánh tráng phơi khô) mang lên phố bán.
Tuy nhiên, vào những tháng mùa đông hay mưa phùn, không có nắng để phơi bánh, người làng phải bán bánh tươi. Lạ thay, người thành thị lại thích vị mềm dẻo của bánh đa tươi.
Về sau để bán được nhiều các cụ nghĩ ra cách thái nhỏ bánh thành sợi gọi là phở, ban đầu chan cùng nước riêu cua, rồi dần là nước dùng ninh từ xương gà, lợn.
Từ đấy món phở ra đời. Từng bát phở từ đấy theo chân người làng gánh đi bán khắp nơi, không chỉ ở Nam Định mà còn sang Thái Bình, Hải Phòng, lên Hà Nam, Hà Nội. Người ăn thích thú món ngon đặt cho cái tên phở Cồ, nghĩa là phở do người họ Cồ nấu ra.
Nói đến món phở, thì bánh phở (sợi phở) ngon là một trong những yếu tố quyết định. Bánh phở tươi Vân Cù có đặc trưng là ăn “nuột”, “bắt” nước, sợi dai, dẻo, mềm, ngon, dễ ăn, cuốn hút thực khách.
Cụ Cồ Hữu Kiên, đã gần 90 tuổi, người có kinh nghiệm làm bánh phở lâu nhất trong làng cho biết, xưa kia các cụ làm bánh phở thủ công hoàn toàn. Bánh phở được làm từ các loại gạo có đặc tính khô ngâm nước sạch, xay bột nước bằng cối đá, tráng bánh bằng que tre và thái sợi bằng tay chứ không thái máy như bây giờ.
Cụ kể trước kia hầu như nhà nào cũng làm bánh phở thủ công, mỗi ngày một gia đình chỉ làm được một tạ gạo, cho ra khoảng 2 tạ bánh.
Sản xuất bánh phở tại cơ sở làm bánh phở của gia đình cụ Cồ Hữu Kiên, thôn Vân Cù, xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
Phở Cồ “ngon” ngay từ khâu lựa chọn, chế biến nguyên liệu. Để bánh phở ngon, xưa kia người làm phở trong dòng họ phải kỳ công chọn gạo đạt các tiêu chuẩn “dôi - dai - trắng - thơm” để làm bánh nên đa số sử dụng loại gạo tấm gẫy 2/3.
Đó còn phải là thứ gạo chiêm từ vụ trước để hết nhựa. Nồi tráng bánh đun trên bếp quạt than củi, lửa đượm vừa nên lá bánh tráng mỏng, trắng, bột chín từ từ, sợi bánh dai nhưng không bị cứng và thơm. Ngày nay, do xu thế thích ăn gạo dẻo, năng suất cao nên loại gạo thích hợp để làm bánh phở cũng tương đối khó tìm được tại địa bàn.
Anh Cồ Như Tạc, chủ cơ sở sản xuất bánh phở thôn Vân Cù cho biết: “Tôi phải nhập gạo xẹt DV108 từ miền trong ra. Đây là giống gạo hạt nhỏ, trong, trắng, không nở, nấu cơm thì hơi cứng nhưng lại hợp làm bánh phở, có thể cho ra những sợi bánh nuột, dai, mềm, không khô và nồng, bắt nước, ăn rất ngon”.
Theo anh Tạc, ngoài khâu lựa chọn nguyên liệu thì quy trình làm bánh phở cũng hết sức quan trọng. Gạo được đãi sạch đến khi nước vo trong rồi tiếp tục ngâm khoảng 8-10 tiếng ở nhiệt độ thường cho hạt gạo ngấm no nước, dễ xay, các hạt tinh bột ít bị phá vỡ trong quá trình xay.
Nếu thời gian ngâm quá ngắn thì gạo không đạt độ nở tốt, nhưng nếu ngâm quá lâu sẽ làm gạo biến chất, bị lên men chua. Sau khi ngâm đủ giờ, gạo được vo đãi sạch lần nữa rồi mới cho vào máy (cối) xay mịn thành bột trộn với nước đổ vào thùng, đảo đều tay sao cho bột nhuyễn.
Ngày nay, công đoạn tráng bánh rất đơn giản, có thể sử dụng dây chuyền làm bánh phở tự động hoặc tráng thủ công. Bánh phở sau khi đã lấy ra khay thì phơi lên sào trúc, tre khoảng chục phút cho bánh nguội, se mặt lại rồi mới xếp thành từng chồng và cắt bánh thành sợi.
“Nghe có vẻ đơn giản nhưng việc pha chế lượng nước và bột cân đối, điều khiển nhiệt hợp lý ở nồi than (nay nhiều hộ sử dụng nồi nhiệt điện) mới ra được bánh phở “chuẩn” - khiến người ăn nhớ mãi”- anh Tạc cho biết thêm.
Anh Cồ Hữu Bin, chủ cơ sở sản xuất bánh phở, thôn Vân Cù cho biết, gia đình nối nghiệp làm bánh phở của bố vợ anh - cụ Cồ Hữu Kiên. Việc làm bánh phở ngày nay hầu hết có máy móc hỗ trợ, lượng bánh làm ra nhiều gấp 3-5 lần so với trước, song bí quyết để làm ra bánh phở tươi ngon, dai mềm của cha ông để lại thì không có gì thay thế được.
Hiện mỗi ngày gia đình anh Bin sản xuất khoảng 700kg bánh phở và 800kg bún, cung cấp theo đơn đặt hàng của các quán ăn ở các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và thành phố Nam Định. Doanh thu đạt khoảng 10 triệu đồng/ngày.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, những người con làng Vân Cù nói riêng, xã Đồng Sơn nói chung rời quê đi khắp mọi miền đất nước để làm kinh tế, trong đó không ít người mang nghề nấu phở đi làm kế sinh nhai. Đi đến đâu, tiếng tăm về món “phở Cồ” vang danh tới đó.
Nghề nấu phở cũng từ đó trở thành của báu - nghề truyền thống ông cha truyền cho con cháu làm sinh kế, nhiều gia đình có 4-5 đời cùng làm nghề nấu phở.
Ban đầu, những người mang nghề đi khắp nơi mưu sinh cũng chưa nghĩ đến việc làm thương hiệu, nhưng “hữu xạ tự nhiên hương”. Người làng nghề đi đâu làm cũng cố gắng làm đúng theo bí quyết gia truyền.
Thương hiệu Phở Cồ, bánh phở Vân Cù tự nhiên được hình thành và định vị trên thương trường. Sau này các cụ: Cồ Văn Chiêu, Cồ Việt Hùng, Cồ Văn Đát, Cồ Khắc Đoàn, Vũ Văn Điệu đã duy trì, truyền dạy con cháu và phát triển nghề phở gia truyền Nam Định tại Hà Nội cho đến ngày nay.
Nói về chuyện “bánh phở Vân Cù” người trong làng vẫn nhắc đến cụ Cồ Việt Hùng, người từng lập kỷ lục bán 7,5 tạ bánh phở/ngày vào những năm 1960. Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ đã cùng con cháu gây dựng được 5 hiệu “phở Hùng” ở Hà Nội.
Tham dự Tour “Tìm về phở Vân Cù” trong Chương trình “Ngày của Phở” cuối năm 2022 vừa qua, bà Yully Yudhantari Saputri, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam, không giấu được sự háo hức khi lần đầu được xem nghệ nhân làng Vân Cù làm bánh phở thủ công. “Thật hạnh phúc khi được ở đây.
Chiều nay tôi đã được ăn phở Nam Định truyền thống, khác với phở tôi thường ăn ở Hà Nội nên tôi rất hào hứng, hương vị rất ngon. Đây cũng là lần đầu tôi được xem làm bánh phở, rất độc đáo, nhìn rất thích.
Đến đây, tôi biết được rằng phở là gì đó rất đặc biệt với người dân Việt Nam. Tôi cho rằng mỗi tô phở bạn ăn luôn mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Và tôi cũng thấy vậy” - bà Yully Yudhantari Saputri chia sẻ. Cũng tại sự kiện này, đã có rất nhiều lời ngợi ca của khách nước ngoài, các vị Đại sứ và Phu nhân công tác tại Việt Nam dành cho món phở.
Làng Vân Cù ngày nay không có quy ước cho việc truyền nghề nhưng mỗi gia đình trong thôn đều ý thức cho con cháu lưu giữ tinh hoa ẩm thực của cha ông để lại.
Việc truyền nghề không chỉ là định hướng kinh tế mà còn là cách người Vân Cù thể hiện tình yêu, niềm tự hào về văn hóa ẩm thực đặc sắc của quê hương. Bởi vậy, ngày nay người ta dễ dàng bắt gặp cái tên phở Cồ ở mỗi con phố trong và ngoài nước...
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Kể từ khi Đại Vũ truyền ngôi cho con trai, thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc mở ra một hệ thống cha truyền con nối. Nhưng trong lịch sử có một triều đại, Thái hậu trước khi lâm chung khuyên Hoàng đế truyền ngôi cho em trai của mình, nguyên nhân vì sao?
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.