CLB CAHN đoạt 'cú ăn ba' lịch sử?
CLB CAHN đang cùng lúc đua nước rút ở 3 đấu trường và có có hội lập "cú ăn ba" - điều chưa đội bóng Việt Nam nào làm được.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhằm tiếp tục tìm hiểu, quán triệt và lan tỏa nội dung cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số bài viết của các học giả, nhà khoa học góp phần làm rõ hơn nội dung và ý nghĩa, giá trị của cuốn sách.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành năm 2022 có nhiều nội dung phân tích, đánh giá, chỉ đạo về những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây được xem là cẩm nang quý báu cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới.
Sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
1. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nhà nước pháp quyền là thành tựu của văn minh nhân loại, phản ánh trình độ phát triển cao về tổ chức, hoạt động nhà nước, về pháp luật và thực hiện pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thực tế này phù hợp xu thế vận động và phát triển của nhà nước, pháp luật đương đại, đồng thời phù hợp thực tiễn Việt Nam.
Khác với nhà nước pháp quyền tư sản, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang xây dựng mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là “công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã tạo ra cơ chế vận hành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để cơ chế này thực sự có hiệu quả đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải phát huy tốt vai trò của các chủ thể trong hệ thống này, đặc biệt vai trò của nhân dân. Cho nên, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thật sự là nhà nước dân chủ, như Tổng Bí thư đã chỉ rõ, “Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân...; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”.
Sự vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ nghiêm túc “nguyên tắc pháp quyền”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa “Nhà nước, thị trường và xã hội”, từ đó nhà nước tạo lập, dẫn dắt, kiến tạo môi trường (chính trị, pháp lý, xã hội) để các chủ thể kinh tế-xã hội hoạt động thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo và nguồn lực, lợi thế của mình. Để thực hiện được định hướng này, Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ mục tiêu, đó là: “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động”.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được Đảng ta chỉ rõ trong Đại hội XIII, điều này thể hiện rõ ý Đảng, lòng dân và yêu cầu “hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045”. Chính vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng “Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa-một nhà nước thực sự kiến tạo khuôn khổ thể chế, pháp luật cho sự phát triển của đất nước, của dân tộc”.
Như thế, bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, “lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”. Những phân tích của Tổng Bí thư về bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm sáng tỏ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Định hướng xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế; tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ nhất, về hoàn thiện hệ thống thể chế.
Ở nước ta hiện nay, hoàn thiện hệ thống thể chế có tầm quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, đồng bộ, định hướng xã hội chủ nghĩa, theo Tổng Bí thư cần phải “Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước, nhất là về thể chế, chính sách”.
Trên phương diện khoa học pháp lý, thể chế của một quốc gia chính là hệ thống pháp luật, các thủ tục, chính sách, các văn bản quản lý nhà nước tạo ra “sự minh bạch hơn, tin cậy hơn, giảm các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau”, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong vận hành nền kinh tế, tổ chức, vận hành nhà nước và quản trị quốc gia. Giáo sư Daron Acemoglu (Viện Công nghệ Massachusetts) và giáo sư James A.Robinson (Đại học Harvard), tác giả của cuốn sách “Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói: Tại sao các quốc gia thất bại”, đã cho rằng, nguồn gốc nghèo đói và thịnh vượng xuất phát từ chất lượng thể chế.
Chính vì thế, Tổng Bí thư cho rằng hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm “Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân” sẽ khơi thông những điểm nghẽn nội tại trong cơ chế quản lý và phát triển đất nước, đây thật sự trở thành một trong những đột phá, có ý nghĩa then chốt trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Thực tế trong những năm qua, hệ thống thể chế ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hệ thống pháp luật còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội mà thực tiễn đòi hỏi. Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ; xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước, thêm vào đó tình trạng hệ thống thể chế thiếu tính khả thi, thiếu tính công khai, minh bạch và thiếu tính ổn định vẫn còn xảy ra làm cản trở tiến trình đổi mới và phát triển đất nước.
Do vậy, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế cần thực hiện theo quan điểm của Tổng Bí thư, đó là “đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và tổ chức thi hành nghiêm túc, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội, phát triển đất nước nhanh và bền vững”.
Thứ hai, về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
(1) Đối với cơ quan thực hiện quyền lập pháp: nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp và giám sát tối cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội hiện nay. Theo Tổng Bí thư, Quốc hội cần “Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật... Ưu tiên xây dựng mới, bổ sung các đạo luật ở các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, có tính khả thi cao, tạo sự bứt phá về phát triển kinh tế-xã hội”. Nhiệm vụ này góp phần vào quá trình xây dựng, hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ hệ thống thể chế phục vụ tốt cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh mới của đất nước. Bên cạnh đó, Quốc hội cần phải “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn... Chú trọng giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát”.
(2) Đối với cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp: nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp sẽ tận dụng được thời cơ, vượt qua thách thức để thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì thế, theo Tổng Bí thư, Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp cần “xây dựng tổ chức, bộ máy và cán bộ thật sự trong sạch, vững mạnh...
Chú trọng hơn nữa đến việc cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành”; bên cạnh đó phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa các cấp, kết hợp chặt chẽ với kiểm tra, giám sát giữa các chủ thể trong và ngoài hệ thống nhằm “bảo đảm cả hệ thống tổ chức bộ máy luôn luôn vận hành một cách đồng bộ, thống nhất; tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng, cá cậy vây”.
(3) Đối với cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền tư pháp: xây dựng nền tư pháp liêm chính, độc lập, dân chủ, hiện đại bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền, vì thế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tổng Bí thư đã yêu cầu ngành nội chính “cần tập trung xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, để qua đó nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết các vụ việc, vụ án, bảo đảm quyền tiếp cận công lý của các chủ thể pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả.
Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả không chỉ giúp cho việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước hiệu lực, hiệu quả, an toàn, đồng thời ngăn chặn sự tùy tiện của nhà nước, đẩy lùi hiện tượng “tha hóa” quyền lực nhà nước, bảo vệ chủ quyền nhân dân. Thực tiễn Việt Nam hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chưa hoàn thiện, chưa tạo ra được “cái phanh” an toàn để kiềm chế bánh xe quyền lực nhà nước.
Chính vì thế, để tạo ra cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu lực, hiệu quả, rất nhiều lần Tổng Bí thư đã chỉ đạo phải “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” thể chế, theo tinh thần chỉ đạo đó, Tổng Bí thư đã yêu cầu phát huy vai trò tích cực của người dân trong tham gia kiểm soát quyền lực, giám sát để quản lý xã hội công khai, minh bạch và “Khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch”.
Những phân tích, tổng kết, đánh giá sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lý luận và thực tiễn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tầm tư duy lý luận sắc sảo, có tính thuyết phục cao, từ đó truyền cảm hứng và lan tỏa rộng rãi đến toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong thực hiện những nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Gặp mặt các nhân chứng lịch sử, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, giữ vững chủ quyền và môi trường hòa bình là nhiệm vụ chiến lược, nền tảng để phát triển đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường.
CLB CAHN đang cùng lúc đua nước rút ở 3 đấu trường và có có hội lập "cú ăn ba" - điều chưa đội bóng Việt Nam nào làm được.
Ít ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức về ngày 30/4/1975 lại ùa về, không chỉ với những người dân Việt Nam sống trong những tháng ngày hào hùng đó, mà còn với cả những người bạn ngoại quốc tận mắt chứng kiến những giờ phút lịch sử của cách mạng Việt Nam và thế giới.
TP.HCM bất ngờ mưa lớn chiều ngày 23/4, trước đó dự báo sẽ có nắng nóng lên đến 50 độ C (nhiệt độ cảm nhận).
Hành khách lưu ý hoạt động hàng không giai đoạn cao điểm lễ 30/4 – 1/5 sắp tới có thể gặp tình trạng quá tải, dẫn đến thời gian làm thủ tục, soi chiếu an ninh và gửi hành lý kéo dài hơn bình thường.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Zalo, Facebook, YouTube...nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả.
Vụ ẩu đả nghiêm trọng xảy ra tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, khi một nhóm đối tượng bất ngờ tấn công tài xế và phụ xe khách, gây bức xúc trong dư luận.
Cuốn sách mới phủ nhận tin đồn thuyền trưởng Edward John Smith tự sát trước khi tàu Titanic chìm xuống đáy biển, cướp đi sinh mạng hơn 1.500 người.
Sau hơn nửa năm kể từ ngày ký gia hạn hợp đồng với Hà Nội FC, tiền đạo Nguyễn Tuấn Hải vẫn chưa thể thực hiện giấc mơ xuất ngoại dù đã được lãnh đạo CLB "bật đèn xanh".
Các chiến sĩ khối nữ quân nhạc đang được mệnh danh là “khối hoa hậu” trong lễ diễu binh dịp 50 năm Thống nhất đất nước tại TP.HCM. Tại các buổi hợp luyện, các nữ chiến sĩ thuộc khối này luôn thu hút sự chú ý với gương mặt sáng, rạng rỡ.
TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) dự kiến sẽ giảm từ 21 phường, xã xuống còn 6 đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện đề án sắp xếp, sáp nhập.
Quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện lái xe ô tô 7 chỗ dừng tại làn khẩn cấp trên cao tốc Nội Bài- Lào Cai vi phạm nồng độ cồn, dương tính với ma túy…
Chính quyền Trump đang âm thầm thu hồi quy chế pháp lý tạm thời áp dụng cho khoảng 900.000 người, dẫn đến một loạt email trục xuất được gửi đi – thậm chí, bao gồm cho cả công dân Mỹ.
Với ưu đãi đặc biệt từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200 nghìn đồng/ ngày, thời hạn lên đến 50 năm – dài nhất thị trường cho vay mua nhà ở xã hội. Cơ hội cho người có mức lương dưới 15 triệu đồng/ tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
Sự kiện khởi công siêu đô thị biển quy mô 2.870 ha ở Cần Giờ còn chưa hết dư âm tích cực thì công chúng lại tiếp tục bất ngờ trước thông tin “biểu tượng y tế toàn cầu” - hệ thống Cleveland Clinic sẽ có mặt tại khu đô thị.
Trong quý I/2025, doanh số cho vay các chương trình tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đạt 56 tỷ 852 triệu đồng với hơn 1.000 hộ vay;
Ngày 23/4, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Hoàng Trung (48 tuổi, trú tại phường Lạc Đạo, TP.Phan Thiết, Bình Thuận), theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trang trại Skinwalker ở bang Utah, Mỹ, được nhiều người đặt cho tên gọi “nơi kỳ lạ nhất trái đất” bởi hàng loạt những hiện tượng huyền bí được cho là đã xảy ra ở đây suốt nhiều thập kỷ qua.
Ngày 23/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Nguyễn Nữ Ngọc Trâm về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm đến 83%, doanh số chỉ đạt 27 triệu USD. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan đã gia tăng thị phần lên 62,3%, so với mức 36,9% cùng kỳ năm trước, vượt Việt Nam giành lại vị trí đầu bảng.
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tiêu chuẩn đại biểu phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm khi phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11.
Ôm giấc mộng đổi đời bằng cờ bạc, nam nhân viên của một chi nhánh doanh nghiệp tại Huế đã dùng gần 1 tỷ đồng của doanh nghiệp đánh bạc qua mạng.
Trung vệ 1m86 khiến HLV Kim Sang-sik buồn vui lẫn lộn; Madam Pang chi 20 tỷ đồng tiền túi để cứu LĐBĐ Thái Lan; Thái Lan đề xuất thể thức mới cho bóng đá nam SEA Games 33; M.U đạt thỏa thuận sơ bộ với Osimhen; Wojciech Szczesny được tặng quà sinh nhật độc nhất vô nhị.
Quân đội Nga hiện giữ thế thủ ở miền Nam Ukraine để điều động lực lượng sang các mặt trận khác diễn đang biến sôi động hơn, theo National Interest.
Sắc xanh trở thành màu chủ đạo trong phiên giao dịch chứng khoán phiên 23/4, nổi bật là cổ phiếu HSG tăng kịch trần, trong bối cảnh nhóm thép và bất động sản đồng loạt có nhịp hồi.
Ngày 23/4, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo Đề án “Phát triển tổng thể Phú Quốc đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050” và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển TP. Phú Quốc (Đề án).
Giá Bitcoin đã vượt mốc 94.000 USD vào chiều 23/4, tăng hơn 6,5% trong 24 giờ qua - vùng giá cao nhất kể từ cuối tháng 2/2025.
Phát hiện nơi "độc nhất vô nhị" 300 héc ta đất "vàng" ở núi Xuân Vân, ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định cùng Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đi khảo sát với ý định, ưu tiên xây dựng khu khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo và nhà ở cho chuyên gia.
Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc hạ huyết áp có biểu hiện choáng nặng, suy đa tạng. Đây là trường hợp đầu tiên dùng quá liều thuốc hạ huyết áp được cứu sống bằng kỹ thuật ECMO tại bệnh viện.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đã ký quyết định chính thức hợp nhất Báo Hòa Bình và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thành Báo Hòa Bình.
Trong hai ngày 22 và 23/4/2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX tổ chức Hội nghị lần thứ 30 (mở rộng), thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.