Uống nước lá tưởng vô hại để giải độc, người phụ nữ nhập viện cấp tốc
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thay cho khung cảnh những vườn cây cao su ảm đạm bị bỏ bê chăm sóc như nhiều năm trước, giờ đây không khí lao động tại những vườn cao su nhộn nhịp trở lại, báo hiệu loại cây được mệnh danh là “vàng trắng” một thời nay đã hồi sinh.
Cạo mủ cao su -Ảnh: Đ.V
Những người gắn bó lâu năm với cây cao su ắt hẳn thấm thía sự thăng trầm của loài cây được mệnh danh “vàng trắng” một thời này trong khoảng một thập kỷ qua.
Từ thời điểm hoàng kim khi giá mủ tăng cao kỷ lục ghi nhận được từ cuối năm 2009 đến năm 2010, đã giúp những hộ trồng cây cao su trong cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Trị nói riêng “mở mắt là thấy tiền triệu”.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012 trở đi, giá mủ cao su xuống thấp và kéo dài chu kỳ cả thập kỷ khiến người trồng lâm vào cảnh lao đao, bế tắc. Họ lưỡng lự, phân vân không biết nên duy trì hay chặt bỏ loại cây này vì “bỏ thì thương, vương thì nặng”. Cho đến từ đầu mùa khai thác mủ cao su năm 2021, giá mủ bắt đầu tăng cao.
Theo các chuyên gia dự báo, trong giai đoạn trung hạn từ 2021-2024, giá cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang giảm dần…
Nguyên nhân là do ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn cung cao su; nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển; việc Trung Quốc tăng cường dự trữ và dịch bệnh hoành hành cũng ảnh hưởng đến sản lượng cao su cung cấp ra thị trường.
Đây là những tín hiệu tích cực để người trồng cao su tập trung chăm sóc, phục hồi năng suất, hiệu quả của vườn cây nhằm nâng cao thu nhập và đưa cây cao su trở lại vị thế của một thời hoàng kim.
Theo đó, nếu như giai đoạn 2012-2020 giá mủ cao su khô chỉ đạt từ 25-30 triệu đồng/tấn thì hiện nay đã tăng cao ở mức từ 43-45 triệu đồng/tấn.
Giá mủ nước trước kia chỉ khoảng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg thì hiện nay ghi nhận đạt từ 15.000 - 17.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm đạt 20.000 đồng/kg. Tuy chưa thể đạt mức kỷ lục của thời vàng son song với người trồng cao su vốn gặp khó khăn trong suốt một thời gian dài, thì mức giá như trên đã là niềm mơ ước.
Anh Hoàng Công Mê Sang, chủ khu trang trại khoảng 5 ha ở vùng gò đồi Trằm Mang thuộc thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng tỏ ra rất phấn khởi khi nhắc đến tín hiệu vui từ cây cao su. Anh Sang cho biết, anh từng có thời gian 5 năm làm công nhân cạo mủ cao su ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thời điểm đó cũng là thời kỳ giá mủ cao su ở mức cao và người trồng cao su đổi đời nhanh chóng. Gia đình anh Sang có khu trang trại ở vùng đồi Trằm Mang, hồi trước chủ yếu trồng rừng nhưng khi nhận thấy cây cao su có tiềm năng lớn nên bàn với gia đình chuyển đổi một phần diện tích khoảng hơn 2 ha sang trồng loại cây này.
“Sau khi nghỉ làm công nhân cạo mủ cao su, khoảng 11 năm trước tôi về tiếp quản khu trang trại của ba tôi để lại. Ngoài 2 ha cao su đã khai thác cách đây 3 năm thì trang trại tôi còn trồng thêm cây ăn quả như dừa, ổi và trồng tràm.
Những năm trước, giá mủ cao su quá thấp cộng với bị hư hao do bão làm gãy khoảng 100 gốc khiến nhiều lúc tôi thấy nản vô cùng, có khi còn nghĩ đến chuyện chặt bỏ hết để chuyển sang cây trồng khác. May thay đợt này giá mủ tăng và dự báo sẽ ổn định trong một thời gian dài nên tôi và nhiều gia đình trồng cao su ở địa phương rất phấn khởi”, anh Sang nói.
Vừa tranh thủ dạo quanh vườn, anh Sang vừa cho biết, cao su cạo khoảng 2 nhát là anh đổ mủ và vận chuyển đi nhập bán cho thương lái đóng tại thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng.
“Cứ khoảng 4 ngày tôi chở một chuyến mủ đông đi bán, mỗi ngày bình quân tôi có thu nhập từ cao su khoảng 500- 600.000 đồng. Nhờ giá mủ cao nên gia đình tôi có thu nhập ổn định và có điều kiện tái đầu tư chăm sóc cho cây cao su để tăng năng suất mủ”, anh Sang nói thêm.
Ở vùng gò đồi thôn Xuân Lâm, ngoài gia đình anh Sang thì trước đây có khoảng 9 hộ trồng cây cao su. Tuy nhiên, những năm trước do giá mủ quá thấp cộng với vườn cây bị trâu bò phá nên nhiều hộ đã phá bỏ, hiện tại chỉ còn khoảng 4-5 hộ còn trồng cao su với tổng diện tích khoảng 10 ha.
Anh Hoàng Công Mê Sang, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) thu gom mủ cao su để vận chuyển bán cho thương lái -Ảnh: Đ.V
Vợ chồng anh Võ Hảo và chị Đoàn Thị Kim Cảnh ở thôn Trấm, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong tỏ ra phấn khởi vì giá mủ cao su tăng cao và vườn cao su của gia đình cho sản lượng mủ khá lớn nhờ được chăm sóc tốt.
Tranh thủ đổ mủ sau hai nhát cạo, chị Cảnh cho biết gia đình chị trồng 1,5 ha cao su từ năm 2009. Đợt này giá cao nên mỗi ngày bình quân gia đình chị có thu nhập khoảng hơn 800.000 đồng từ cao su. Những năm qua, thôn Trấm là địa bàn hiểm trở, đường giao thông đi lại khó khăn nên cuộc sống của người dân ảnh hưởng nhiều.
Nay đã có con đường bê tông mới được xây dựng nối từ đập tràn lên tận thôn Trấm nên việc đi lại thuận lợi, thương lái thu mua mủ cao su đã lên tận nơi nên bán được giá cao hơn, người dân rất phấn khởi.
Gia đình ông Ăm Hiếu ở thôn Đồng Tâm, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) thời gian qua cũng có thu nhập khá để trang trải cuộc sống nhờ giá mủ cao su tăng trở lại.
Ông Hiếu cho biết gia đình mình trồng được 4 ha cây cao su, hiện nay đã cho khai thác 2 ha, 2 ha còn lại sang năm khai thác.
“Tôi ở thôn có nhiều người miền xuôi lên lập nghiệp nên được họ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su rất thuận lợi. Hiện nay với 2 ha cao su đang khai thác, tính thấp nhất mỗi ngày gia đình tôi cũng có thu nhập khoảng 500-600.000 đồng. Có được thu nhập cao, vợ chồng tôi rất vui, đảm bảo được cuộc sống và chăm lo tốt việc học hành cho con cái”, ông Hiếu vui vẻ cho biết.
Chủ tịch UBND xã Hải Lâm Hoàng Tuấn Thám cho biết, khai thác thế mạnh về đất đai để phát triển kinh tế vùng gò đồi đã được địa phương xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Vì vậy những năm qua, địa phương đã khuyến khích, vận động và hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với những loại cây - con phù hợp để triển khai tại vùng gò đồi của xã. Bên cạnh rừng trồng, cây ăn quả thì cây cao su cũng được địa phương phát triển và xem là loại cây chủ lực.
Đến nay, toàn xã Hải Lâm phát triển được 31 ha cây cao su và phần lớn diện tích đã bước vào thời kỳ khai thác mủ. “Địa phương vận động Nhân dân tập trung chăm sóc, khai thác hiệu quả vườn cao su hiện có. Bên cạnh đó, hiện nay xã đang xúc tiến để thành lập tổ hợp tác thu mua mủ cao su nhằm giúp bà con ổn định đầu ra thuận lợi hơn”, ông Thám thông tin.
Anh Võ Hùng Phong, trưởng thôn Trấm, xã Triệu Thượng cho biết, hiện nay toàn thôn Trấm có khoảng 30 ha cao su, trong đó đa phần diện tích đã cho khai thác mủ. Theo anh Phong, thời điểm mới trồng khoảng từ năm 2009 trở đi, thôn có hơn 60 ha cao su, tuy nhiên vài năm sau do giá giảm quá thấp nên nhiều hộ chặt bỏ cây cao su chuyển qua trồng keo tràm.
“Những hộ chặt bỏ cây cao su để chuyển hướng qua cây trồng khác chủ yếu có diện tích nhỏ và sinh kế gia đình của họ hạn chế do không có rừng hoặc có ít đất canh tác hoa màu. Với những hộ giữ được vườn thì những năm trước đây cũng chỉ khai thác cầm chừng để mua phân bón chăm sóc duy trì vườn cây.
Nay khi giá mủ tăng, nhiều gia đình trong xã có thu nhập cao. Ở thôn còn nhiều khó khăn như Trấm thì việc người dân có được nguồn thu nhập khá như vậy sẽ giải quyết được rất nhiều việc quan trọng”, anh Phong phấn khởi.
Cở sở thu mua, sơ chế mủ cao su ở xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị)-Ảnh: Đ.V
Với thế mạnh về đất đai, khí hậu, những năm qua xã A Dơi, huyện Hướng Hóa đã phát triển mạnh cây cao su và đây cũng là địa phương có diện tích cây cao su khá lớn trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa.
Chủ tịch UBND xã A Dơi Hồ Xa Cách cho biết, sau nhiều năm phát triển (bắt đầu từ năm 2006), đến nay diện tích cây cao su của toàn xã đã đạt 600 ha, trong đó có 400 ha đã cho khai thác mủ.
Xã A Dơi phấn đấu những năm tới, mỗi năm sẽ chuyển đổi được khoảng từ 20 ha diện tích đất trồng sắn đã bị bạc màu sang trồng cây cao su.
“Trên cơ sở nhu cầu đăng ký của các hộ dân, xã sẽ tiếp nhận nguồn giống cây cao su được Nhà nước hỗ trợ để cấp cho bà con trồng. Ngoài ra, xã cũng đăng ký nguồn giống để hỗ trợ cho các hộ nghèo tại địa phương trồng để tạo sinh kế thoát nghèo. Hiện nay, tại địa phương cũng đã có một cơ sở thu mua, sơ chế mủ cao su nên tạo thuận lợi về đầu ra cho người dân”, ông Cách cho hay.
Thời gian qua, để phát triển cây cao su, xã A Dơi đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa tổ chức các lớp tập huấn chăm sóc, cách cạo mủ cao su. Mới đây, xã cũng đã có văn bản gửi UBND huyện xin thành lập hợp tác xã chuyên về cây cao su.
Bên cạnh đó, địa phương vận động người dân vay vốn, đầu tư cây giống cao su để sản xuất. Điều đáng mừng là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã ủng hộ chuyển đổi và tham gia sản xuất.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân 4 thôn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số của xã sinh sống để thực hiện chuyển đổi sản xuất. Trong đó mục tiêu phấn đấu là diện tích cao su mỗi hộ đạt khoảng 2 ha, từng bước xóa đói giảm nghèo và mở ra hướng làm giàu trong tương lai”, ông Cách thông tin thêm.
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Đà Nẵng mới thông báo kết quả thuê đất ngắn hạn để tổ chức chợ đêm Sơn Trà tại khu đất A2-4 và A2-5.
"Năm em 6 tuổi, mẹ em mất vì bị bệnh ung thư. Cuối năm ấy, em bị tai nạn giao thông, mất 1 chân. Với những gì đã trải qua, em mong sao sau này có thể mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo", sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học Phenikaa mơ ước.
Sau khi công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có việc đặt tên các xã mới theo tên huyện, thành phố, thị xã gắn với số thứ tự, ngày 22/4, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương đã chỉ đạo phải nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gắn với địa danh lâu đời, danh nhân tiêu biểu.
Đôi nam, nữ tử vong cùng chiếc ô tô bốc cháy trên đường phố; triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia giao dịch 600 tỷ đồng/tháng, rửa tiền hơn 500 tỷ đồng; công an công bố đặc điểm nhận dạng của đối tượng cướp ngân hàng ở Hà Nội... là những tin nóng 24 giờ qua.
55 ngày "chấn động địa cầu" tái hiện hành trình thần tốc, táo bạo và đầy cảm xúc của Quân Giải phóng từ Tây Nguyên đến Dinh Độc Lập – những mốc son làm nên Đại thắng Mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi 30 năm đấu tranh Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Biển Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon không đâu sánh bằng. Tuy nhiên không thể không kể đến cá bồng bồng - loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị, nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách sẽ khó có thể cưỡng được vị thơm ngon mà loại cá này mang lại.
Vườn cây cổ thụ-cây thanh trà ở ấp 4, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai của gia đình ông Nguyễn Hiệp và bà Trần Thị Nga. Vườn có 31 gốc cây cổ thụ đều trên hơn 30 năm tuổi. Những cây thanh trà cổ thụ này có tán cây xòe rộng, gốc cây to, bám đầy rong rêu.
Theo luật sư, nhóm côn đồ “bảo kê” ở bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 với chế tài nghiêm khắc...
Đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình cần sắp xếp, trong đó có 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn. Sau khi sắp xếp, sáp nhập, địa phương này sẽ còn 39 đơn vị hành chính cấp xã, (gồm 8 phường và 31 xã), giảm 86 xã, phường.
Dương Kinh ở Hải Phòng được xem là một trong các kinh đô của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, di tích kinh đô Dương Kinh nhà Mạc thuộc địa phận xã Kiến Hưng của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Những ngày này, nông dân trồng đậu phụng (đậu phộng, lạc) huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang thu hoạch đậu phụng vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Vụ đậu phụng này, nông dân vui vì trúng mùa, được giá.
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.