Cứ đêm đến là chồng lạnh nhạt, tôi tưởng anh chán tôi cho đến khi thấy dòng chữ và câu nói thành thật hài hước
Tôi bắt đầu để ý. Anh không ôm tôi như ngày trước.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thu gom rơm làm nghề mưu sinh
Ông Trần Văn Kim, 61 tuổi, thôn An Phú, xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương làm nghề thu gom rơm rạ đã 7 năm. Năm 2 vụ lúa, cứ sau khi người dân thu hoạch là ông Kim cùng với công nhân đi khắp các cánh đồng ở trong huyện, trong tỉnh, thậm chí cả ngoài tỉnh để thu gom rơm rạ.
Ông Kim ở xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đến với nghề dịch vụ thu gom rơm rạ xuất phát từ nhu cầu sản xuất của gia đình. Ảnh: Nguyễn Việt.
Ông Kim kể, cơ duyên đến với "nghề" thu gom rơm rạ này xuất phát từ nhu cầu cần rơm để phục vụ sản xuất nông nghiệp của gia đình. Bởi, trước đây gia đình ông Kim có nhiều diện tích trồng màu như cà rốt và các loại cây trồng khác. Không chỉ trồng ở địa phương, ông còn đi khắp nơi thuê ruộng, đất để sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, ông Kim cần một lượng lớn rơm rạ phủ lên mặt ruộng để giữ ẩm cho hạt nảy mầm và giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng, phát triển. Mỗi khi chuẩn bị mùa vụ cà rốt hay cây rau màu, ông Kim thường phải tất bật đi khắp nơi trong, ngoài huyện để xin rơm rạ của các hộ dân sau khi thu hoạch lúa để về phục vụ sản xuất, giữ ẩm cho cây trồng.
Ông Kim đầu tư xây dựng kho chứa rơm, máy cuộn rơm cho việc thu gom rơm thuận tiện hơn. Ảnh: Nguyễn Việt.
Không chỉ gia đình ông Kim mà nhiều hộ dân ở quê ông đều trồng cà rốt nên nhu cầu rất lớn về rơm rạ để phục vụ sản xuất cây cà rốt, rau màu. Vì vậy, cứ mỗi đến vụ cà rốt, rau màu, cũng như ông Kim, nhiều người dân quê ông cũng phải tất bật đi xin rơm rạ về phục vụ sản xuất.
Xuất phát từ nhu cầu đó, năm 2017 ông Kim chính thức bước vào "nghề" thu gom rơm rạ. Ông đầu tư máy móc, phương tiện, xây dựng nhà kho chứa rơm.
Cứ sau khi người dân thu hoạch lúa xong, ông Kim lại đến xin thu gom rơm rạ. Ban đầu ông thu gom rơm ở các xã trong huyện Cẩm Giàng. Dần dần, ông mở rộng thu gom rơm ở các huyện trong tỉnh, rồi sang các tỉnh lân cận. Thậm chí, ông còn đặt mua rơm ở tận các tỉnh miền Trung. Nguồn rơm thu được, ông mang về để phục sản việc sản xuất của gia đình và bán cho người dân quê ông để họ dùng vào việc trồng cà rốt, rau màu.
Xe chở rơm đến tận vườn, ruộng để nông dân dùng trong việc sản xuất rau màu, cà rốt. Ảnh: Nguyễn Việt.
Không dừng lại ở việc cung cấp rơm rạ cho người dân quê mình trồng rau, ông Kim còn cung cấp rơm cho các trang trại trồng nấm rơm, trang trại nuôi bò ở trong và ngoài tỉnh. Hiện ông đang cung cấp hàng trăm tấn rơm cho một trang trại nuôi bò lớn ở tỉnh Bắc Ninh làm thức ăn cho bò.
Hiện nay, mỗi năm ông Kim cung cấp cho nông dân trồng cà rốt, rau màu, làm thức ăn nuôi bò hơn 20.000 cuộn rơm, tạo việc làm cho từ 5 – 7 lao động.
Từ phụ phẩm bị đốt tại ruộng trở thành hàng hoá đa tầng, đa giá trị
Nói về giá trị của rơm rạ, một phụ phẩm sau thu hoạch lúa gắn bó với đời sống của người dân ở vùng nông thôn, ông Lê Quý Quỳnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cẩm Giàng cho biết, bao đời nay, rơm rạ thu được sau thu hoạch lúa được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất của người nông dân.
Ngày xưa, rơm rạ được người nông dân tận dụng để làm nhiều các công việc khác như làm nhà, làm chất đốt, nguyên liệu phủ mặt ruộng trong trồng cây rau màu, ủ với phân chuồng để làm phân bón ruộng, làm thức ăn cho trâu, bò. Do đời sống xã hội phát triển, người dân không còn dùng rơm rạ nên bà con thường đốt ngay tại ruộng.
Những khách hàng đặt hàng ở xa, ông Kim thường cuộn rơm và chở giao cho khách mua ngay. Còn lại ông cho chất vào kho để giao cho khách ở gần. Ảnh: Nguyễn Việt.
Ông Quỳnh cũng cho rằng, việc đốt rơm rạ tại ruộng gây ra khói mù mịt, tro bay lên ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, thậm chí những khu ruộng gần đường giao thông, khi người dân đốt rơm rạ, khói bay lên đường tiềm ẩn gây nguy cơ tai nạn giao thông.
Những năm gần đây, ở huyện Cẩm Giàng đã có nhiều nông dân làm dịch vụ gặt máy kết hợp thu gom rơm để bán cho những nơi người dân trồng cây rau màu vụ đông, trồng cà rốt, hành tỏi, trồng nấm, hay bán cho những trang trại chăn nuôi bò để làm thức ăn.
Ở Hải Dương những cây trông vụ đông như cà rốt, hành, tòi, rau củ, rau gia vị khi gieo hạt trồng thường được nông dân dùng rơm phủ lên mặt luống để giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho hạt dễ nảy mầm và sinh trưởng, phát triển. Ảnh: Nguyễn Việt.
Việc thu gom rơm để tái sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa đem lại giá trị kinh tế, vừa hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đốt rơm tại ruộng, góp phần đem lại môi trường trong lành cho người dân vùng nông thôn.
Ông Quỳnh cũng nói thêm, nhu cầu sử dụng rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Cẩm là rất lớn. Bởi trong huyện có một số địa phương như xã Đức Chính, Cẩm Văn… người dân trông cây cà rốt, rau màu với diện tích lớn nên sử dụng rơm rạ rất nhiều. Lượng rơm rạ sau thu hoạch lúa của các địa phương này không đủ cho người dân sử dụng trong việc trồng rau màu, cà rốt.
Những cánh đồng cà rốt ở Cẩm Giảng lên xanh tốt nhờ có lớp rơm giữ ẩm. Ảnh: Nguyễn Việt.
Vì vậy, mỗi khi vào vụ cà rốt, rau màu nông dân các địa phương này thường phải đi đến các địa phương khác trong và ngoài huyện để xin rơm, gom rơm mang về phục vụ sản xuất cây rau màu, cây cà rốt.
Ông Trần Văn Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Chính cho biết, trung bình mỗi sào cà rốt hay rau màu cần tới từ 1 – 1,5 tạ rơm. Mỗi hộ trồng cà rốt, rau màu ở Đức Chính thường sử dụng hàng tấn rơm/năm.
Trong khi đó, xã Đức Chính có hơn 300 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 30 ha cấy lúa, 290 ha trồng cà rốt, rau màu. Với 30 ha cấy lúa, không đủ cung cấp rơm rạ cho việc trồng cà rốt nên người dân phải đi xin rơm, mua rơm khắp nơi về phục vụ cho việc gieo trồng cà rốt, rau màu.
Ông Hiếu cũng cho biết, hiện tại ở địa phương có 5 – 6 hộ làm dịch vụ chuyên đi thu gom rơm để mang về cung cấp cho người dân địa phương dùng để phục vụ sản xuất cây rau màu, cà rốt.
Ông Trần Văn Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng nói về nhu cầu sử dụng rơm rạ trong sản xuất cây rau màu, cây cà rốt của người dân trong xã. Ảnh: Nguyễn Việt.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, Hải Dương là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất vụ đông lớn trong khu vực đồng bằng sông Hồng, với hàng chục nghìn ha.
Những năm gần đây, Hải Dương luôn duy trì diện tích canh tác cây vụ đông từ 21.000 - 22.000 ha. Hải Dương tập trung phát triển các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa quy mô lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao như: vùng hành, tỏi hơn 6.200 ha ở thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách; vùng cải bắp, su hào, sup lơ khoảng 4.100 ha ở các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, Thanh Miện và TP Hải Dương; vùng trồng cà rốt có diện tích gần 1.300 ha ở các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách và TP Chí Linh... Đây là những loại cây trồng cần sử dụng nhiều rơm trong quá trình sản xuất.
Nông dân trồng cà rốt ở Đức Chính chăm sóc diện tích cà rốt đang phát triển mạnh. Ảnh: Nguyễn Việt.
Ngoài ra, nông dân trong tỉnh Hải Dương còn sử dụng rơm làm nguyên liệu trong trồng nấm, làm thức ăn trong chăn nuôi trâu, bò, làm đồ thủ công mỹ nghệ…
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp, ở Hải Dương đã hình thành dịch vụ thu gom rơm rạ để phục vụ và đáp ứng nhu cầu này. Theo tìm hiểu, hầu như ở địa phương nào trong tỉnh Hải Dương cũng có người làm dịch vụ thu gom rơm rạ.
Từ phụ phẩm sau thu hoạch lúa và thường bị đốt bỏ ngay tại ruộng, vừa gây lãng phí, vừa gây ảnh hưởng đến môi trường, hiện nay nông dân ở Hải Dương đã đưa rơm rạ đã trở thành một hàng hoá hữu ích đa tầng, đa giá trị trong phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, góp phần bảo vệ môi trường.
Đồng chí Hoàng Thị Diệu Tuyết (SN 1950), nguyên Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã từ trần hồi 18 giờ 40 phút ngày 25 tháng 7 năm 2025 (tức ngày mùng 1 tháng 6 nhuận năm Ất Tỵ), hưởng thọ 76 tuổi.
Tôi bắt đầu để ý. Anh không ôm tôi như ngày trước.
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Thiên Khôi FC có chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước MyMy FC, qua đó giành tấm vé cuối cùng vào chơi trận chung kết của Vòng chung kết Giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Vương phu nhân tên thật là Lý Thanh La, là mẹ Vương Ngữ Yên vốn là chủ nhân của Mạn Đà sơn trang. Nhưng ít ai biết rằng bà còn là con gái của hai cao thủ võ lâm và bị họ bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên Lý Thanh La về làm dâu nhà họ Vương, trở thành Vương phu nhân...
Người sinh vào 4 tháng Âm lịch này dù trải qua vất vả vẫn kiên cường vươn lên, tiết kiệm được nhiều tiền, cuộc sống hạnh phúc viên mãn về sau.
Chiều 26/7, không khí tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường (Lai Châu) rộn ràng, ấm cúng hơn thường lệ. Hàng chục công nhân, đoàn viên công đoàn cùng nhau quây quần bên "Bữa cơm Công đoàn", chào mừng loạt ngày lễ lớn của đất nước và tổ chức công đoàn.
Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 4 học sinh dự thi, kết quả cả 4 học sinh đều đoạt huy chương, bao gồm 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 không chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức mà còn nhấn mạnh vai trò của từng hộ gia đình, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu nạn, cứu hộ. Từ việc tuyên truyền, giám sát đến xử lý tình huống, mỗi người dân đều là một "mắt xích" quan trọng trong mạng lưới an toàn cháy nổ.
Phát biểu với hãng tin RIA Novosti, ông Nikolai Patrushev – trợ lý thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và hiện là Chủ tịch Hội đồng Hải quân Nga – tuyên bố rằng Nga sẽ lập tức kích hoạt toàn bộ sức mạnh theo đúng học thuyết quân sự của mình để bảo vệ Kaliningrad.
heo tiết lộ, đội bóng giành được chữ ký của Đỗ Chung Nguyên có thể sẽ là CLB Ninh Bình - tân binh của V.League và có nguồn tài chính dồi dào. Theo chuyên trang chuyển nhượng uy tín Transfermarkt, Đỗ Chung Nguyên hiện được định giá 400.000 euro.
Cục Cảnh sát giao thông thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông và các Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông, hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông.
Mỹ công khai cáo buộc Trung Quốc tiếp tay cho cuộc chiến của Nga tại Ukraine trong khi Bắc Kinh tố ngược Mỹ đang “chuyển hướng trách nhiệm” và “kích động đối đầu”.
Tại tâm lũ, xã Mỹ Lý, Nghệ An nơi có 201 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập và 187 căn nhà bị hư hại. Bản làng từng rất trù phú giờ xác xơ, người dân trắng tay chỉ sau một cơn lũ. Kể với phóng viên Dân Việt, mắt ai nấy đều đỏ hoe.
Nhiều năm nay sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét luôn ở trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Nước tại các sông đều đen kịt, dòng chảy không được lưu thông, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt; Paqueta sắp được xóa tội cá cược; Barca nhảy vào cuộc đua giành Konate; Isak từ chối lời đề nghị “khủng” từ Al-Hilal; bạn gái Haaland được tặng túi xách 330.000 bảng.
“Cái đêm hôm ấy... đêm gì?” của Phùng Gia Lộc là tiếng kêu từ thẳm sâu làng quê Việt, phơi bày nỗi đau người nông dân giữa bóng tối cơ chế cũ – một tác phẩm khiến cả xã hội phải giật mình nhìn lại,” nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.
“Không nơi nào còn an toàn ở Ukraine”, Đại diện Liên Hợp Quốc (LHQ) báo động trước Hội đồng Bảo an, khi số dân thường thương vong tăng kỷ lục và hệ thống viện trợ nhân đạo đối mặt nguy cơ sụp đổ.
Ngày 26/7, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đến chuyến thăm và làm việc tại xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên. Đây là một trong những xã vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Suối khoáng Chánh Thắng ở xã Cát Tiến, tỉnh Gia Lai mới (trước sáp nhập thuộc xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cũ), cách trung tâm xã Cát Tiến hơn 10 km, ẩn mình giữa những cánh rừng, triền núi nối tiếp nhau trên dãy núi Bà, mời gọi những ai yêu thích thiên nhiên tìm về.
Từ ngày 21-25/7, rất nhiều biển số "ngũ quý", "sảnh tiến", "thần tài", "lộc phát" được đưa lên sàn đấu giá, trong đó có 12 biển số ô tô trúng giá tiền tỷ.
Bị phát hiện bán dâm tại cơ sở massage trong khách sạn Grand Vista, nữ nhân viên 30 tuổi khai mỗi tháng thu nhập 150-200 triệu đồng và chọn công việc này vì "không còn niềm tin vào đàn ông".
4 con giáp này đủ tự tin, lạc quan, có mối quan hệ rộng rãi, được giúp đỡ kịp thời để biến cơ hội thành tiền bạc, cuộc sống sung túc vào mùa thu.
Sáng ngày 26/7, tại Quốc lộ N2, xã Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp mới, sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang), Bộ Xây dựng phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, giai đoạn 1.
Chương trình truyền hình "Đoán sự thật" vừa công bố nhiều tài liệu, lời khai và phân tích mới về những giờ phút cuối cùng của Lý Tiểu Long.
Nhiều doanh nghiệp vận tải bày tỏ sự ủng hộ đối với việc CSGT tổng kiểm tra, xử lý phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm trên toàn quốc. Họ cho rằng việc này sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ các đơn vị làm ăn thiếu chuyên nghiệp, thường xuyên vi phạm quy định…
Sáng 25/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh-Nguyễn Văn Út chủ trì hội nghị tại trụ sở UBND tỉnh (cơ sở 2) để nghe các sở, ngành báo cáo tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (cũ).
Theo một số nguồn tin, CLB Công an TP.HCM đã đạt được thoả thuận với Hugo Alves - ngoại binh đến từ Bồ Đào Nha.
Năm 2024 Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cũ (trước sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng) nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thông qua mô hình, dự án "Nuôi thủy sản trên ruộng lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm".
Fitch Ratings đã đưa ra cảnh báo về những tác động tiêu cực tiềm tàng đối với đánh giá tín nhiệm của ngành ngân hàng Việt Nam nếu gỡ bỏ "room" tín dụng. Theo chuyên gia, lo ngại này xuất phát từ nguy cơ tăng trưởng tín dụng quá nóng trong bối cảnh bộ đệm vốn của các ngân hàng vẫn còn hạn chế.
Mong mỏi con khỏe mạnh, tăng cân, mẹ của A. liên tục bồi bổ cho con bằng đủ loại thuốc, từ loại kê đơn, không kê đơn đến thực phẩm chức năng dẫn tới cô bị hỏng hết chức năng thận. Ở tuổi 18, cô gái trẻ phải sống nhờ máy chạy thận.